Cập nhật nội dung chi tiết về Vẽ Tranh An Toàn Giao Thông mới nhất trên website Maubvietnam.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Vẽ tranh an toàn giao thông đã là một trong những đề tài phổ biến hiện nay. Đây được xem như một trong các hành động thiết thực để kêu gọi mọi người chấp hành tốt luật lệ khi tham gia giao thông. Mỗi bức tranh còn là sự đề cao ý thức tự giác chấp hành để bảo vệ chính mình và mọi người. Bạn cũng muốn thực hiện vẽ tranh về đề tài này? Bạn đang băn khoăn khi chưa có ý tưởng gì độc đáo? Vậy thì đừng bỏ qua những thông tin của bài viết sau.
Tranh vẽ về đề tài an toàn giao thông ở mọi nẽo đường
Một số đề tài vẽ tranh về an toàn toàn giao thông độc đáo
Vẽ tranh đã uống rượu bia không lái xe
Uống rượu bia khi tham gia giao thông là một trong những hành vi sai trái rất phổ biến. Điều này không chỉ gây nguy hiểm cho người lái xe mà còn rất nhiều người đang tham gia giao thông.
Bức tranh biếm họa không đi xe khi đã uống rượu
Chính vì vậy ý tưởng này được lựa chọn rất nhiều khi vẽ tranh an toàn giao thông. Bạn có thể sử dụng những nét vẽ của mình để cảnh báo về sự nguy hiểm của hành động này. Đó có thể là những tai nạn do uống rượu gây ra hoặc hành vi đúng đắn khi đã uống rượu thì sẽ gọi xe về để đảm bảo an toàn.
Tranh vẽ hành vi cấm khi tham gia giao thông
Lạng lách, đánh võng, vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm,… là những hành vi vi phạm pháp luật khi tham gia giao thông. Đây là hành động vô cùng nguy hiểm và cũng là để tài được nhiều người lựa chọn khi vẽ về an toàn giao thông.
Tranh vẽ về hành động vi phạm giao thông cũng sẽ là đề tài thú vị
Những bức tranh này đem đến ý nghĩa cần ngăn chặn để hành động này để không gây ảnh hưởng cho cộng đồng. Hơn thế, các tranh vẽ về hành vi cấm cũng sẽ giúp người xem thấy được độ nguy hiểm nếu không chấp hành luật an toàn giao thông.
Vẽ tranh tình nguyện viên hỗ trợ giao thông hay chiến sĩ mùa hè xanh
Những người tình nguyện viên trong màu áo xanh không chỉ là tuổi trẻ, nhiệt huyết mà còn là mong muốn để thay đổi ý thức người tham gia giao thông. Dù trời nắng nóng hay mưa gió họ vẫn cùng cảnh sát giao thông giúp cho các tuyến đường thông thoáng để việc đi lại của người dân được dễ dàng và an toàn hơn.
Tranh vẽ cảnh báo chấp hành quy định của đường sắt
Tranh an toàn giao thông không chỉ là đường bộ mà còn là đường sắt. Những tai nạn đường sắt diễn ra rất thương tâm và cũng cần cảnh báo đối với với người.
Đây cũng sẽ là chủ để thú vị khi vẽ tranh an toàn giao thông. Bạn có thể gửi gắm thông điệp chỉ cần chờ vài phút để bảo vệ an toàn cho chính mình. Đằng sau thanh chắn có thể tử thần đang đợi bạn. Ý nghĩa của những bức tranh này cũng sẽ giúp nâng cao ý thức của người dân nhiều hơn.
Tranh vẽ an toàn giao thông đường thủy
Chỉ đơn giản là bức tranh nhắc nhở mọi người luôn chú ý mặc áo phao cũng đã giúp truyền đi những thông điệp ý nghĩa. Bởi hiện nay có rất nhiều vụ tai nạn đường thủy thương tâm chỉ bởi vì mọi người không chú ý đến việc mặc áo phao khi ngồi trên tàu, thuyền.
Lưu ý khi vẽ tranh an toàn giao thông
Không chỉ vẽ tranh về đề tài an toàn giao thông mà bất kỳ một bức tranh nào đều cũng cần có những chú ý để có thể tạo nên sự hoàn chỉnh giúp truyền thông điệp tốt nhất. Bạn cần có ý tưởng chi tiết trước khi bắt tay vào việc vẽ tranh.
Một bức tranh nên sử dụng từ 5-7 màu là được để có thể tạo nên sự hài hòa. Bạn cũng cần tìm hiểu trước về quy tắc phối màu hoặc sử dụng màu tương phản để bức tranh được đẹp nhất.
Đề Thi An Toàn Giao Thông
Phòng GD&đT yên dũng
đề thi an toàn giao thông đường bộ
I. trắc nghiệm.Câu 1: Đường bộ gồm những loại đường nào?a/ Đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ;b/ Đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ;c/ Đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, các công trình, thiết bị phụ trợ đường bộ khác.
Câu 2: Phương tiện giao thông đường bộ gồm những phương tiện nào?a/ Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ;b/ Phương tiện tham gia giao thông đường bộ;c/ Phương tiện tham gia giao thông đường bộ và các phương tiện khác tham gia giao thông đường bộ.Câu 3: Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (gọi là xe thô sơ) gồm những phương tiện nào?a/ Xe đạp, xe xích lô, xe súc vật kéo;b/ Xe đạp, xe máy điện, xe xích lô, xe lăn chuyên dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo;c/ Xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.Câu 4: Người tham gia giao thông gồm những thành phần nào?a/ Người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ, người đi bộ trên đường bộ;b/ Người điều khiển, dẫn dắt súc vật;c/ Cả a và b.
Câu 5: Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy phải làm gì?a/ Phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách;b/ Không phải đội mũ bảo hiểm;c/ Chỉ đội mũ bảo hiểm khi có lực lượng cảnh sát giao thông tuần tra kiểm soát trên đường.
Câu 6: Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải làm gì? a/ Phải đội mũ bảo hiểm nhưng không cần cài quai đúng quy cách;b/ Phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách;c/ Chỉ người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.
Câu 7: Người đi bộ phải đi như thế nào theo đúng quy định của pháp luật?a/ Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường;b/ Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ đi theo ý thích miễn là cảm thấy an toàn;c/ Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải tự chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi đi trên đường.
Câu 8: Người điều khiển giao thông gồm những thành phần nào?a/ Cảnh sát giao thông, Lực lượng Dân quân tự vệ, tình nguyện viên;b/ Cảnh sát giao thông; người được giao nhiệm vụ hướng dẫn giao thông tại nơi thi công, nơi ùn tắc giao thông, ở bến phà, tại cầu đường bộ đi chung với đường sắt;c/ Cả a và b.Câu 9: Người điều khiển xe thô sơ tham gia giao thông phải có điều kiện nào?a/ Có sức khỏe bảo đảm điều khiển xe an toàn; b/ Hiểu biết quy tắc giao thông đường bộ;c/ Cả a và b.Câu 10: Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy được chở một người và một trẻ em bao nhiêu tuổi ?a/ Trẻ em dưới 13 tuổi ;b/ Trẻ em dưới 14 tuổi; c/ Trẻ em dưới 15 tuổi.Câu 11: Người điều khiển xe đạp được chở một người và chở thêm một trẻ em dưới mấy tuổi?a/ Trẻ em dưới 7 tuổi; b/ Trẻ em dưới 8 tuổi;c/ Trẻ em dưới 9 tuổi.Câu 12: Người đủ bao nhiêu tuổi thì được lái xe gắn máy có dung tích xi – lanh dưới 50 cm3a/ Đủ 15 tuổi; b/ Đủ 16 tuổi; c/ Đủ 17 tuổi.
Câu 13: Người đủ bao nhiêu tuổi thì được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồia
Bài Tự Luận Về An Toàn Giao Thông
BÀI TỰ LUẬN VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG
Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống ngày càng đi lên bao nhiêu thì các phương tiện giao thông hiện đại càng phổ biến bấy nhiêu kéo theo đó là sự đông đúc trên đường phố cùng với tai nạn giao thông ngày càng tăng lên đáng kể. Vì vậy, vấn đề an toàn giao thông thực sự là một vấn đề quan trọng của nhân loại.
An toàn giao thông là cụm từ dùng để chỉ các hành vi văn hóa khi tham gia giao thông bao gồm việc chấp hành luật giao thông và phải có ý thức trách nhiệm khi tham gia giao thông. Không chỉ là một thuật ngữ pháp luật, an toàn giao thông còn là sự an toàn đối với người tham gia giao thông trên mọi phương tiện.
Hiện nay, mỗi ngày chúng ta có thể thống kê được rất nhiều những vụ tai nạn giao thông để lại nhiều hậu quả đáng buồn. Tại sao việc an toàn giao thông lại khó đến vậy? Nguyên nhân điều này là do đâu? Đó là do người dân không chỉ chủ quan mà còn thiếu ý thức trách nhiệm trong khi tham gia giao thông, chỉ chấp hành luật khi thấy có công an giao thông, nếu sơ hở là sẵn sàng vượt đèn đỏ, phóng nhanh, lạn lách, đánh võng, không đội mũ bảo hiểm,… Rất nhiều xe lưu thông trên đường mà không bao giờ dùng tới xi nhanh, đèn hiệu, còi,… Nhất là tình trạng người tham gia giao thông có nồng độ cồn vượt quá mức quy định ảnh hưởng đến sự tỉnh táo của tay lái và gây tai nạn. Những tai nạn gây ra hầu hết đều là do sự vô ý thức của chính người dân và đã thiệt hại rất nhiều về người và của.
Không ít những trường hợp mà mẹ mất con, con mất cha, gia đình đau xót, cá nhân mất mát sau những tai nạn như vậy, người còn sống cũng ít nhiều để lại những hậu di chứng về sau. Đó đều là mất mát do tai nạn giao thông gây nên.
Để lại nhiều hậu quả đau lòng như vậy, rõ ràng an toàn giao thông đóng một vai trò quan trọng cho cá nhân và cho xã hội. Việc chấp hành các nội dung trong điều luật về an toàn giao thông sẽ góp phần giảm thiểu số vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra một cách đáng kể. Tai nạn giảm thiểu, số người chết và bị thương do những tai nạn gây ra cũng giảm theo và bớt đi phần nào những nỗi đau đớn mất mát mà gia đình và cá nhân phải chịu đựng khi có một người vì tai nạn giao thông mà mất đi sinh mạng hoặc di tật cả đời.
Thêm vào đó, giảm thiểu tai nạn giao thông cũng là giảm thiểu chi phí do việc này gây ra. Đối với một xã hội mà an toàn giao thông được giữ vững, luật giao thông được chấp hành, người tham gia giao thông có ý thức và an toàn thì nhất định là một xã hội ngày càng đi lên. Mỗi chúng ta để thực hiện được an toàn giao thông thì cần tự xác lập cho mình ý thức trách nhiệm về việc chấp hành những quy định khi tham gia giao thông. Quy định được đặt ra không chỉ để chấp hành mà là những quy chuẩn nhất định để bảo vệ sự an toàn của chúng ta vì vậy hãy chấp hành nó là vì sự an toàn của chính mình, đừng đối phó hay chống đối, điều này không có ích lợi cho ai cả. Những điều như không vượt đèn đỏ, tốc độ đúng quy định, không dùng đồ uống có cồn khi tham gia giao thông,… cần được nghiêm túc chấp hành để tạo nền móng cho một xã hội văn minh, an toàn.
Nhưng ngày nay, không thiếu những hành vi coi thường luật giao thông để rồi gây ra những hậu quả đáng tiếc cho gia đình và xã hội. Những hành vi ấy nhất định cần có biện pháp xử lí đích đáng. “Phía trước tay lái là cuộc sống”. Hãy nhớ khẩu hiệu đó và luôn có ý thức trách nhiệm giữ an toàn giao thông cho người khác ở mọi lúc mọi nơi.
Đề Thi Giao Lưu Tìm Hiểu An Toàn Giao Thông Lớp 4
(Em hãy khoanh tròn vào 1 đáp án đúng nhất trong số các phương án trả lời)
2. Theo em, chơi đùa trên hè phố có an toàn không?
A. An toàn, vì trên hè phố không có phương tiện giao thông qua lại.
B. Chỉ những nơi có hè phố rộng mới an toàn.
C. Không an toàn, vì em có thể va vào người đi bộ, cây cối hoặc mải chơi chạy xuống lòng đường rất dễ xảy ra tai nạn.
3. Khi gặp biển nào xe đạp không được đi vào? 4. Em hãy cho biết hệ thống báo hiệu đường bộ được chia làm mấy nhóm?
A. 5 nhóm: Nhóm biển báo cấm, nhóm biển báo nguy hiểm, nhóm biển hiệu lệnh, nhóm biển chỉ dẫn và nhóm biển phụ.
B. 3 nhóm: Nhóm biển báo cấm, nhóm biển báo nguy hiểm và nhóm biển phụ.
C. 4 nhóm: Nhóm biển báo cấm, nhóm biển báo nguy hiểm, nhóm biển hiệu lệnh và nhóm biển chỉ dẫn.
5. Em có nên sử dụng ô khi đi xe đạp không?
A. Không nên sử dụng, vì ô có thể che khuất tầm nhìn và điều khiển xe bằng một tay có thể gây mất thăng bằng.
B. Nên sử dụng vì ô giúp chúng ta che mưa, che nắng.
C. Chỉ nên sử dụng khi đi chậm và đường vắng người.
B. Đi với tốc độ vừa phải, luôn quan sát tránh các chướng ngại vật trên đường.
C. Đi xe dàn hàng ngang, lạng lách, đánh võng trên đường.
7. Khi đi xe đạp tới ngã ba, ngã tư mà gặp đèn vàng, em sẽ hành động như thế nào?
A. Nhanh chóng đi qua ngã ba, ngã tư trước khi chuyển sang đèn đỏ.
B. Dừng lại trước vạch dừng và chờ cho đến khi đèn xanh mới đi tiếp.
C. Đi chậm qua ngã ba, ngã tư và chú ý quan sát an toàn.
8. Em hãy cho biết làm thế nào để đi xe đạp qua đường an toàn tại nơi đường giao nhau không có tín hiệu đèn?
A. Quan sát an toàn để chắc chắn không có xe nào đang đến gần rồi nhanh chóng qua đường.
B. Giảm tốc độ, nhấn chuông báo hiệu cho các phương tiện khác biết rồi nhanh chóng qua đường.
C. Giảm tốc độ, ra tín hiệu cảnh báo an toàn, quan sát an toàn ở mọi phía để chắc chắn không có xe nào đang đến gần thì mới đi qua nhưng vẫn chú ý quan sát an toàn.
9. Em nên lựa chọn mũ bảo hiểm như thế nào để có thể bảo vệ phần đầu của mình?
A. Mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng và vừa với cỡ đầu của mình.
B. Mũ bảo hiểm người lớn và đảm bảo chất lượng.
C. Mũ bảo hiểm nào cũng được, miễn là vừa với cỡ đầu của mình.
10. Em hãy cho biết, hành vi nào không an toàn khi ngồi trên xe máy, xe đạp?
A. Ngồi thẳng lưng, ôm eo người lái xe, hai đùi khép nhẹ, hai bàn chân đặt lên thanh để chân phía sau.
B. Thường xuyên kể chuyện cười và trêu đùa người lái xe, và thỉnh thoảng đứng lên thanh để chân để quan sát thật kỹ đường phía trước.
C. Ngồi ổn định trên xe.
11. Người ngồi trên xe đạp được thực hiện các hành vi nào sau đây?
A. Mang, vác vật cồng kềnh B. Bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khácC. Không hành vi nào
12. Người điểu khiển xe đạp được chở bao nhiêu người khi tham gia giao thông?
A. Chỉ được chở một người B. Chỉ được chở một người, trừ trường hợp chở thêm một trẻ em dưới 07 tuổi thì được chở tối đa hai người.. C. Chỉ được chở tối đa một người lớn và một trẻ em.
PHẦN B: VIẾT (Từ 10 đến 15 dòng): Sau khi học giáo trình “An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ”, em đã làm gì để bản thân vận dụng những kiến thức đã học và giúp người thân, bạn bè tham gia giao thông an toàn?
Bạn đang đọc nội dung bài viết Vẽ Tranh An Toàn Giao Thông trên website Maubvietnam.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!