Cập nhật nội dung chi tiết về Trung Quốc Cải Cách Tuyển Sinh Đại Học Theo Phong Cách Mỹ * mới nhất trên website Maubvietnam.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
“Áp dụng tốt cho những trường đại học nước ngoài”, một học sinh trung học năm nhất nói về quy trình tuyển sinh đại học được phác thảo trong những tài liệu cải cách. Cậu ta đã đúng. Tóm lại, cuộc cải cách này nhắm đến việc thiết lập một hệ thống tuyển sinh đại học theo phong cách Mỹ, nhưng áp dụng theo cách riêng của Trung Quốc.
Các trường đại học của Mỹ thường dựa vào nhiều tiêu chuẩn để đánh giá trình độ của học sinh nộp đơn dự tuyển, tiêu biểu là: điểm của các bài kiểm tra được chuẩn hóa (SAT hoặc ACT), học lực tại trường trung học (điểm trung bình GPA và bảng điểm), các bài tiểu luận, thư giới thiệu, và bất cứ bằng chứng bổ sung nào về tài năng đặc biệt hoặc kinh nghiệm của học sinh. Hệ thống của Trung Quốc từ trước đến giờ phần lớn vẫn luôn chỉ dựa vào điểm của những bài thi Gaokao. Hệ thống cải cách đã đột ngột mở rộng số lượng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng, bao gồm:
Điểm kiểm tra chuẩn hóa của các môn Toán, Trung văn, và Anh văn cộng thêm ba môn học do học sinh tự chọn, tương đương với các bài kiểm tra SAT hoặc ACT.
Quá trình học tập trong trường trung học được đánh giá bởi những bài thi chuẩn hóa sau khi hoàn thành từng khóa học. Tất cả các khóa học có trong chương trình học phổ thông đều được tính, trong khi theo cách làm cũ, kỳ thi Gaokao chỉ bao gồm một vài môn học. Cách làm mới sẽ cho thấy bức tranh toàn diện hơn về quá trình học tập, y như điểm trung bình GPA trong hệ thống của Mỹ.
Tuy nhiên, thay vào những bài tiểu luận và thư giới thiệu như trong hệ thống của Mỹ, hệ thống cải cách của Trung Quốc lại tính đến việc “đánh giá năng lực toàn diện” – một bộ hồ sơ quan trọng về các hoạt động thể hiện phẩm chất đạo đức (tình yêu dành cho Đảng, lòng yêu nước, lý tưởng, lòng trung thực và độ tin cậy, lòng tốt và sự thân thiện, tinh thần trách nhiệm, hiểu biết pháp luật và kỷ cương), học vấn, sức khỏe tinh thần và thể chất, năng khiếu/tài năng nghệ thuật, mức độ gắn kết với cộng đồng và xã hội.
Nhiều lựa chọn
Việc cải cách dự định đem lại nhiều lựa chọn hơn cho học sinh và các trường đại học, rất giống với hệ thống của Mỹ.
Lựa chọn môn thi: Cũng giống học sinh xin nhập học vào các trường đại học ở Mỹ có thể chọn các bài kiểm tra SAT II theo môn học hoặc các chương trình học AP khác nhau, hệ thống cải cách của Trung Quốc sẽ cho phép học sinh tùy chọn làm các bài kiểm tra ở ba môn trong tổng số sáu hoặc bảy môn học (tùy theo từng tỉnh), bên cạnh ba môn bắt buộc (Toán, Anh văn và Trung văn) để tính tổng điểm kiểm tra. Trong khi, theo hệ thống cũ, học sinh phải thi các môn giống nhau và theo đề bài chung do cấp tỉnh quyết định.
Hệ thống tuyển sinh cải cách của Trung Quốc cũng đặt ra nhiều tiêu chuẩn đánh giá, chứ không chỉ duy nhất dựa vào kết quả điểm thi đầu vào như trước, mang đến cho học sinh nhiều lựa chọn – từ lựa chọn môn thi, lựa chọn trường, đến lựa chọn hình thức tuyển sinh, giống như hệ thống tuyển sinh đại học ở Mỹ.Lựa chọn trường: Trong hệ thống giáo dục Mỹ, học sinh có thể nộp đơn vào nhiều trường đại học thuộc nhiều ngành và thứ hạng khác nhau. Hệ thống cải cách của Trung Quốc sẽ cho phép những lựa chọn tương tự; trong khi ở hệ thống cũ, học sinh cần nộp một danh sách thứ hạng ưu tiên các trường đại học mà họ lựa chọn cho từng hạng điểm (có tất cả ba hạng điểm). Trường đầu tiên trong hạng điểm mà học sinh đạt tiêu chuẩn được độc quyền xem xét hồ sơ. Nếu bị từ chối, hồ sơ sẽ được chuyển sang lựa chọn thứ hai, nhưng đến lúc ấy trường đại học tại nguyện vọng thứ hai có thể đã đủ chỉ tiêu tuyển sinh. Theo hệ thống mới, học sinh Trung Quốc có thể nộp hồ sơ vào nhiều trường đại học và có khả năng được nhận vào nhiều trường khác nhau.
Lựa chọn quy trình tuyển sinh: Các trường đại học và cao đẳng tại Mỹ có nhiều cách thức tuyển sinh khác nhau: tuyển sinh sớm, tuyển sinh không hạn định thời gian, tuyển sinh định kỳ. Hệ thống cải cách tại Trung Quốc sẽ mở rộng các cách thức tuyển sinh do các trường đại học thiết kế để đem lại cho học sinh thêm nhiều lựa chọn.
Nhiều cơ hội
Khác với hệ thống của Mỹ cho phép học sinh tham gia kì thi SAT và ACT bao nhiêu lần và bất cứ lúc nào học sinh muốn, hệ thống cũ của Trung Quốc chỉ tổ chức kỳ thi tuyển sinh mỗi năm một lần, và kết quả thi chỉ có giá trị cho kỳ tuyển sinh của năm đó. Hệ thống cải cách nhắm đến việc cho phép học sinh thi mỗi môn hai lần (trừ môn Toán và Trung văn sẽ tiếp tục được tổ chức thi chỉ một lần mỗi năm). Kết quả thi cũng sẽ có giá trị trong vòng hai năm ở một số tỉnh.
Mỹ hóa nhưng vẫn giữ nguyên đặc điểm Trung Hoa
Trong khi tinh thần của cuộc cải cách Gaokao dường như đi theo khuôn mẫu của Mỹ, thì rõ ràng việc thực hiện lại phản ánh thực tế Trung Quốc. Ví dụ như, nạn sửa chữa làm sai lệch hồ sơ là một trong những mối lo ngại lớn nhất. Để chống lại các cách làm sai lệch hồ sơ có thể xảy ra, Trung Quốc phải có một hệ thống giảm thiểu khả năng giả mạo và đánh giá chủ quan. Kết quả là, hệ thống cải cách không coi trọng điểm số thời trung học vì chúng có thể bị thổi phồng bằng cách làm giả, hay những lá thư giới thiệu vì chúng đánh giá một cách chủ quan và dễ dàng bị thao túng, hay những bài tiểu luận và phát biểu cá nhân vì chúng có thể được thêu dệt dễ dàng. Vì thế thi cử vẫn là hình thức chính để đánh giá năng lực học sinh.
Ngay cả việc “đánh giá năng lực toàn diện” vốn mang tính chủ quan cũng cần tuân thủ một quy trình tỷ mỉ để đảm bảo tính khách quan và xác thực. Hướng dẫn của Bộ Giáo dục yêu cầu phải thực hiện các bước như sau:
Giấy tờ trung thực: Giáo viên hướng dẫn học sinh ghi lại trung thực những hoạt động mà học sinh đã tham gia và thu thập các giấy tờ xác nhận.
Kiểm thảo và phân tách: Vào cuối mỗi học kỳ, với sự giúp đỡ của giáo viên, học sinh sẽ lựa chọn những hoạt động quan trọng và tiêu biểu để làm đánh giá. Học sinh bắt buộc phải ký tên lên các giấy tờ nếu sử dụng chúng cho hồ sơ tuyển sinh đại học.
Công khai và được xác nhận: Những hồ sơ được chọn phải được trưng bày ở những nơi công cộng như lớp học hay công bố trên website của trường để xác thực. Giáo viên phải duyệt kỹ lưỡng để xác nhận các giấy tờ trong hồ sơ này và ký tên lên chúng.
Xây dựng hồ sơ năng lực: Bộ Giáo dục yêu cầu mỗi tỉnh phải xây dựng một hình thức chuẩn cho hồ sơ năng lực và yêu cầu các giáo viên cung cấp “những nhận xét khách quan và chính xác về khả năng của từng học sinh”. Bên cạnh đó, các trường cũng phải kiểm tra hồ sơ của từng học sinh.
Vì sao phải cải cách
Vòng cải cách Gaokao này là một phần trong công cuộc cải cách giáo dục toàn diện tại Trung Quốc nhằm nuôi dưỡng nguồn nhân lực sáng tạo phục vụ phát triển kinh tế của đất nước trong tương lai và giải quyết một số bức xúc chính đáng. Thông cáo của Quốc Vụ Viện tóm tắt những vấn đề chính của hệ thống Gaokao truyền thống như sau: + Tác động tiêu cực đến sự phát triển toàn diện của trẻ em; + Việc học hành trở thành gánh nặng quá mức; + Cơ hội không đồng đều trong giáo dục đại học; + Quá nhiều trường để lựa chọn ở bậc trung học cơ sở và tiểu học, gây phân tán. + Gian lận trong việc cho điểm cộng và vi phạm các quy định, chính sách trong khâu tuyển sinh.
Để giải quyết vấn đề cuối cùng, hệ thống Gaokao mới đã tái cấu trúc quyết liệt chương cho điểm cộng, vốn ban đầu được xây dựng nhằm công nhận những tài năng đặc biệt, khuyến khích các hành động mang tính phục vụ xã hội, và bù đắp cho những học sinh chịu thiệt thòi do những bất bình đẳng trong xã hội. Lấy ví dụ, hệ thống cải cách không còn cho điểm cộng cho những học sinh đoạt các giải thưởng ngoại khóa trong thể thao và nghệ thuật.
Phản ứng của người dân
Nhìn chung, hệ thống tuyển sinh mới tạo ra được những phản ứng tích cực khắp Trung Quốc. Nhiều người hi vọng hệ thống này sẽ thật sự làm cho cả nền giáo dục trở nên tốt hơn. Tuy vậy lãnh đạo các trường, giáo viên, phụ huynh và học sinh vẫn còn nhiều lo ngại, hoang mang và hoài nghi trước quy mô quá lớn của những thay đổi. Giới truyền thông đã ghi nhận một số phản ứng tức thời, bao gồm:
Mối lo về việc không có sự phân cấp
Trong hệ thống mới, những bài thi của ba môn tùy chọn (trong tổng số sáu môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý và Chính trị) sẽ không tính kết quả bằng điểm mà bằng thang trình độ. Có 11 thang trình độ, mỗi thang chênh nhau 3 điểm. Một vài phụ huynh lo ngại rằng, để phân loại học sinh thuộc tốp đầu và tốp cuối, hệ thống 11 thang trình độ này sẽ không chính xác như hệ thống cho điểm cũ, và vì vậy sẽ không công bằng cho những học sinh được xếp hạng cao ở ba môn tính theo thang trình độ mà lại đạt điểm thấp trong ba môn tính điểm (Toán, Trung văn, và Anh văn), mỗi môn có thể đạt tối đa 150 điểm. Một bà mẹ ở Thượng Hải có con trai học xuất sắc môn Vật lý và Hóa học vô tỏ ra vô cùng lo lắng. Bà giải thích với tờ China Youth rằng, ngay cả khi con trai bà đạt trình độ A+ cho cả ba môn tùy chọn thì cũng chỉ cao hơn học sinh đạt trình độ A có chín điểm, và sẽ vẫn thua những học sinh giỏi các môn Toán, Trung văn hoặc Anh văn, vì những học sinh đó có thể đạt tới 450 điểm. Vì vậy bà đang cân nhắc việc cho con trai mình đi du học nước ngoài.
Xáo trộn trong các trường học
Lãnh đạo các trường và giáo viên đang hết sức lo lắng, làm cách nào tổ chức các lớp học và việc dạy học cho phù hợp với hệ thống mới này. Phần lớn các trường học ở Trung Quốc không có truyền thống cho phép học sinh tự chọn lớp hay chọn môn học. Vì vậy thiết lập một hệ thống hỗ trợ và xử lý lựa chọn của các học sinh ở những khóa học khác nhau sẽ là một thay đổi triệt để.
Cơ hội mới cho công ty dạy kèm
Hệ thống Gaokao cải cách có khả năng mở ra thị trường mới cho việc kinh doanh giáo dục. Nhiều công ty dạy kèm bắt đầu được thành lập, cung cấp các chương trình học phù hợp cho hệ thống Gaokao cải cách. Các phụ huynh cũng sẽ tìm kiếm những chương trình mới nhằm giúp con cái họ sẵn sàng cho những kỳ thi tuyển sinh cải cách, hoặc tìm đến những chương trình dạy tiếng Anh nếu họ quyết định con họ tốt hơn nên ra khỏi hệ thống mới này để du học nước ngoài.
* Tiêu đề do Tia Sáng đặt Nguồn: http://zhaolearning.com/2015/05/09/the-dawn-of-a-new-era china%E2%80% 99s-college-entrance-exam-transformation/
Năm 2014, thành phố Thượng Hải và tỉnh Chiết Giang bắt đầu thí điểm từng phần hệ thống tuyển sinh mới. Năm 2017, bắt đầu triển khai hệ thống tuyển sinh mới trên khắp cả nước. Năm 2020, triển khai tất cả những cải cách được đề xuất, hệ thống mới được thiết lập.Cách Tuyển Sinh Của Các Trường Đại Học Mỹ
Nước Mỹ có năm nghìn trường đại học thì cũng có xấp xỉ ngần đó cách tuyển sinh với các tiêu chí, cách thức tuyển chọn rất khác nhau. Nhưng vẫn có thể tìm ra một số điểm chung bởi công tác xét tuyển luôn là sự so sánh để chọn ra các ứng viên tốt nhất. Vậy trường đại học Mỹ so sánh những gì và như thế nào?
Các trường đầu bảng đòi hỏi rất nhiều thông tin trong bộ hồ sơ dự tuyển, như: điểm học bạ, điểm thi SAT hoặc ACT, hoạt động ngoại khóa… Các trường thứ hạng thấp hơn sẽ giảm dần tiêu chí để thu hút học sinh có năng lực phù hợp. Trường trung bình chỉ xét điểm học bạ, còn trường thứ hạng thấp chỉ yêu cầu học sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông.
Nhưng ngay cả với các trường trung bình và thấp, nếu học sinh muốn nhận được học bổng từ trường, đặc biệt là suất học bổng 100% học phí (full tuition scholarship), hoặc học bổng toàn phần gồm cả học phí và tiền ăn ở (full ride scholarship) thì các yêu cầu về hồ sơ và cách thức xét học bổng cũng không khác nhiều trường danh giá.
Do kỳ tuyển sinh xảy ra vào đầu năm lớp 12 (từ tháng 10 đến hết tháng 12 đối với trường đầu bảng) nên các trường yêu cầu học sinh cung cấp điểm tổng kết các năm lớp 9 đến 11. Nhà trường yêu cầu cung cấp điểm học sinh đã nhận được trong lớp 12 tính đến thời điểm nộp hồ sơ. Điểm học tập càng cao càng tốt nhưng như vậy chưa đủ.
Trường khuyến khích học sinh và giáo viên chủ nhiệm cung cấp thứ hạng (rank) của học sinh trong lớp, trong toàn khối càng tốt. Việc cung cấp không bắt buộc nhưng nếu học sinh không có, họ sẽ tìm cách phỏng đoán thông qua các thông tin khác trong hồ sơ.
Học sinh thủ khoa (valedictorian) thường nhận được sự ưu ái đặc biệt và việc nằm trong top 5% hoặc 10% của lớp là điều kiện quan trọng để vào được các trường danh giá. Theo quan điểm nhà tuyển sinh, cách cho điểm ở các trường khác nhau có thể khác nhau nên thứ hạng trong lớp sẽ cung cấp sự so sánh tốt hơn học sinh từ mọi miền đất nước.
Điểm các kỳ thi chuẩn hóa
Có hai kỳ thi quan trọng là SAT (còn gọi là SAT 1) và ACT. Học sinh chỉ cần thi một trong hai nhưng nhiều em thi cả hai và nộp cả hai điểm. Kỳ thi SAT nghiêng nhiều về đánh giá năng lực chung trong khi ACT đánh giá cả kiến thức các môn học. Thí sinh có thể thi SAT hoặc ACT nhiều lần và nộp điểm cao nhất đạt được.
Một số rất ít trường yêu cầu có điểm thi SAT 2 (đánh giá kiến thức) nếu học sinh chọn nộp điểm thi SAT 1. Câu hỏi đặt ra là điểm thi này có thể đánh giá học sinh công bằng không khi họ có thể chọn một trong hai kiểu thi và thi ở rất nhiều đợt?
Câu trả lời một lần nữa nằm ở việc so sánh thứ hạng. Cả SAT và ACT đều do các tổ chức tư nhân thực hiện với sự chuyên nghiệp cao. Các nhà khảo thí biết khá chắc chắn một câu hỏi họ đưa ra sẽ có bao nhiêu phần trăm học sinh có thể trả lời. Kỹ thuật “cân bằng” (equating) trong từng đợt thi sẽ đảm bảo tương quan giữa điểm thi và năng lực của thí sinh không đổi trong tất cả đợt thi.
Nhưng quan trọng hơn cả là ngoài điểm, học sinh còn nhận được thông tin “thứ hạng phần trăm” (percentile rank) tức là điểm của mình vượt trên bao nhiêu phần trăm thí sinh dự thi. Như vậy, đằng sau điểm thi là thứ hạng tương đối của thí sinh so với toàn thể học sinh không chỉ của năm đó mà của cả vài năm trước và vài năm sau. Nhờ vậy các nhà tuyển sinh có thể sử dụng điểm để so sánh học sinh mà không cần quan tâm em đó thi ở đợt nào, hình thức nào.
Các hoạt động ngoại khóa học sinh có thể liệt kê rất đa dạng, từ thể thao, nghệ thuật đến hoạt động chính trị, xã hội. Học sinh sẽ phải mô tả tỉ mỉ các hoạt động của mình, thời lượng dành cho ngoại khóa và thành tích nếu có. Từ mô tả này, các nhà tuyển sinh sẽ đánh giá sự nhiệt tình, tính sáng tạo và năng lực lãnh đạo của học sinh trong hoạt động ngoại khóa.
Học lực tốt nhưng ngoại khóa nghèo nàn chứng tỏ học sinh đó lười biếng hoặc chỉ vùi đầu vào học mà không quan tâm đến bên ngoài. Đây có thể là điểm liệt khiến hồ sơ bị loại dù điểm trên lớp và điểm thi tốt. Các nhà tuyển sinh quan tâm nhiều đến hoạt động ngoại khóa vì họ muốn cộng đồng học sinh của họ không chỉ học giỏi mà còn năng động, sáng tạo và có tố chất lãnh đạo. Họ hy vọng những học sinh đó sẽ thành công trong cuộc sống sau này vì lợi ích của cả sinh viên và nhà trường. Thành công của học sinh làm tăng danh tiếng của nhà trường và thu hút thêm học sinh tài năng vào trường.
Các trường đại học Mỹ tồn tại và phát triển không chỉ nhờ thu học phí hoặc nhận tiền từ chính phủ mà còn nhờ rất nhiều vào đóng góp thiện nguyện của nhà hảo tâm, trong đó cựu học sinh có vai trò quan trọng. Hoạt động ngoại khóa phục vụ cộng đồng rất quan trọng để học sinh nhận được học bổng lớn. Các đại học Mỹ tự trao cho mình sứ mệnh phát triển xã hội tốt đẹp hơn nên họ sẽ không trao học bổng cho những kẻ tài giỏi nhưng ích kỷ, chỉ tìm kiếm lợi ích cho bản thân.
Học sinh có thể phải viết một hoặc vài bài luận tùy yêu cầu từng trường. Đề bài có thể cố định (nhưng có tính mở rất cao) nếu nộp hồ sơ theo hệ thống Common Application hoặc thay đổi từng năm do nhà trường đề ra. Số lượng từ trong một bài viết thường được giới hạn. Mục đích của bài luận không chỉ chứng tỏ khả năng viết của học sinh mà còn để thể hiện em đó thế nào: tính cách, sự tinh tế, mức độ chín chắn, tầm suy nghĩ…
“Là chính mình” (be yourself) là lời khuyên chung nhất của các nhà tuyển sinh đối với học sinh. Những lời lẽ đao to búa lớn không giúp gây ấn tượng hơn và ngược lại sự khiêm tốn thái quá cũng làm mất điểm. Các bài luận sao chép sẽ giúp hồ sơ bị loại bỏ ngay lập tức, các bài viết dở mang lại điểm trừ cho hồ sơ.
Rất nhiều trường dùng chương trình máy tính xếp loại học sinh theo điểm trên lớp và điểm thi. Các yếu tố chính củng cố hay đảo ngược sự xếp hạng máy móc này chính là hoạt động ngoại khóa và bài luận. Nếu không có sự thay đổi nhiều về thứ hạng thì hoạt động ngoại khóa và bài luận sẽ giúp phân loại học sinh ngang nhau về năng lực học tập.
Có một số đồn đoán rằng các trường đầu bảng, nơi đào tạo nhiều nhà lãnh đạo của nước Mỹ và thế giới, coi bài luận quan trọng hơn cả điểm thi và điểm học vì họ cho rằng khả năng viết, biết cách kể một câu chuyện, biết cách thuyết phục người khác thông qua bài luận là tố chất quan trọng của một lãnh đạo. Liệu có thể nhờ viết hộ bài luận hay không?
Điều này hoàn toàn có thể xảy ra nhưng các nhà tuyển sinh sẽ có cách kiểm tra điều đó, dù không phải là tuyệt đối. Nếu bị phát hiện bài luận do người khác viết hộ, sự trừng phạt sẽ khá nặng. Văn hóa trung thực khá cao của nước Mỹ cũng khiến cho không nhiều người sẵn lòng viết luận hộ người khác. Viết sai về bản thân cũng là vi phạm và nếu bị phát hiện sẽ khiến học sinh bị hủy kết quả dù đã được nhận.
Các thư giới thiệu (thường là hai) từ giáo viên hoặc quan chức nhà trường giúp nhà tuyển sinh hiểu hơn về học sinh, đồng thời cũng giúp họ kiểm tra thông tin học sinh viết trong hồ sơ. Tuy vậy, họ không trông đợi người viết thư viết lại những gì đã có trong hồ sơ mà là những gì hồ sơ chưa thể hiện. Những lời lẽ tán dương không có dẫn chứng kèm theo sẽ không có tính thuyết phục.
Thư giới thiệu là nguồn thông tin bổ sung giúp nhà trường tin rằng mình nhận đúng người hoặc giúp nhà trường xem xét lại cách đánh giá đối với một học sinh. Bảng đánh giá học sinh đi kèm thư giới thiệu là sự tổng hợp cô đọng và rõ nét nhất tiêu chí mà các trường đại học quan tâm đến ở một học sinh.
Giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm được yêu cầu đánh giá học sinh, so sánh người đó với học sinh khác trong các tiêu chí như sự chín chắn, tính kỷ luật, tính ham hiểu biết, năng lực sáng tạo, khả năng làm việc nhóm, khả năng giao tiếp, khả năng lãnh đạo, sự quan tâm đến người khác. Sự so sánh không giới hạn trong lớp hay trong trường mà mở rộng ra cả cuộc đời người giáo viên.
Các mức đánh giá bao gồm từ “dưới trung bình” đến “hiếm có” (top 5% học sinh) và “cực kỳ hiếm” (chỉ gặp một hai lần trong đời).
Khả năng tài chính của gia đình ảnh hưởng rất lớn đến việc học sinh có thể theo học trường cao hay thấp bởi trường thứ hạng càng cao chi phí học tập càng cao. Nhưng nếu có năng lực vượt trội, học sinh nghèo vẫn có cơ hội được nhận vào trường tốt bởi đa số trường đại học Mỹ dùng học bổng và hỗ trợ tài chính để thu hút học sinh giỏi.
Các học bổng dựa trên kết quả học tập thuần túy thường có giá trị không quá 50% học phí. Hỗ trợ tài chính ở mức độ cao hơn sẽ đòi hỏi đánh giá ứng viên một cách toàn diện hơn. Hỗ trợ tài chính căn cứ cả vào tình hình tài chính của gia đình và chỉ dành cho học sinh xuất sắc nhưng gia đình có năng lực tài chính hạn chế. Ở chiều ngược lại, xin hỗ trợ càng nhiều ứng viên sẽ càng phải xuất sắc hơn để được trường nhận.
Phỏng vấn là công đoạn quan trọng để các trường hiểu rõ hơn về học sinh, xác nhận lại (một cách kín đáo) một phần trong số thông tin được khai trong hồ sơ. Trong đa số trường hợp, nó giống như buổi nói chuyện. Phỏng vấn qua Skype hoặc Viber được áp dụng nhiều trong thời gian gần đây.
Còn có một số yếu tố khác ảnh hường đến kết quả tuyển sinh như tính đa dạng mà nhà trường muốn hướng tới. Mức độ quan tâm của học sinh tới trường ít nhiều cũng có thể giúp một học sinh được nhận vào một trường đại học.
Gần đây có dư luận cho rằng kỹ sư tốt nghiệp từ Đại học Thái Nguyên làm việc không thua gì kỹ sư từ trường kỹ thuật hàng đầu của miền Bắc. Đây là điều khác thường bởi điểm đầu vào của Đại học Thái Nguyên khá thấp (14 điểm trong năm 2018). Phải chăng trường có chương trình đào tạo tốt?
Có một giả thiết hợp lý hơn là với điểm đầu vào không cao, vị trí trường không nằm ở thủ đô nên đa số học sinh vào đây từ các tỉnh, vùng nông thôn vốn quen lao động giúp gia đình ngoài giờ học. Lao động từ nhỏ mới là yếu tố giúp sinh viên của trường làm tốt khi bước vào đời.
Nếu xét điểm tổng thể gồm cả điểm thi và hoạt động ngoại khóa theo cách đánh giá của các trường đại học Mỹ (bao gồm cả lao động ngoài giờ học, làm công việc gia đình) thì có lẽ điểm đầu vào của Đại học Thái Nguyên không kém bất kỳ trường nào trong vùng.
Chúng ta từng bắt gặp nhiều bài báo nói rằng học sinh Mỹ học “dễ ợt”, học sinh Mỹ học kém về toán, học sinh Mỹ có điểm thi PISA thấp… Nhưng có một nghịch lý là bất chấp những “yếu kém” đó, nước Mỹ vẫn là cường quốc số một của thế giới. Cách tuyển sinh của các đại học Mỹ có thể là câu trả lời cho nghịch lý này: họ chú ý đến năng lực lãnh đạo của học sinh từ rất sớm.
Lãnh đạo cần được hiểu là người dẫn đầu xu thế, có ảnh hưởng lớn đến tập thể và xã hội chứ không nhất thiết phải là người chỉ huy. Không phải ai cũng trở thành lãnh đạo, nhưng hệ thống chọn lọc và bồi dưỡng sớm sẽ giúp những học sinh có tài năng lãnh đạo có cơ hội thể hiện và phát triển.
Nghịch lý nước Mỹ cũng cho thấy không phải điểm học, điểm thi mà các hoạt động ngoại khóa và bài luận mới là nơi người ta tìm thấy tố chất lãnh đạo của những người còn rất trẻ. Không có gì là hoàn hảo nhưng phương thức tuyển sinh của các trường đại học Mỹ đã góp phần làm nên một hệ thống giáo dục đại học hàng đầu thế giới và một nước Mỹ có tầm ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới.
Vũ Ngọc Hân
VnExpress
Cách Tra Cứu Các Trường Đại Học Trung Quốc Cấp Học Bổng
Hướng dẫn cách tra cứu các trường đại học Trung Quốc cấp học bổng chính phủ CSC.
Trước khi liệt kê danh sách các trường đại học ở bên dưới thì các bạn nên lưu ý rằng danh sách này chưa phải là danh sách đầy đủ nhất. Tuy nhiên nó cũng liệt kê khá chi tiết các trường đại học tốt để các bạn lựa chọn rồi.
Đại học Nam Khai – 南开大学 Đại học Sư phạm Thiên Tân天津师范大学 Đại học Công nghiệp Thiên Tân – 天津工业大学 Đại học Bách Khoa Thiên Tân – 天津理工大学 Đại học Tài chính và Kinh tế Thiên Tân – 天津财经大学 Đại học Thiên Tân – 天津大学 Đại học Y khoa Thiên Tân – 天津医科大学 Đại học Trung Y Dược Thiên Tân – 天津中医药大学 Học viện Ngoại ngữ Thiên Tân – 天津外国语学院 Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thiên Tân – 天津职业技术师范大学 Đại học Khoa học Kỹ Thuật Thiên Tân – 天津科技大学 Đại học Công nghiệp Hà Bắc – 河北工业大学
Đại học Phục Đán – 复旦大学 Bộ Y học Đại học Phục Đán – 复旦大学医学部 Đại học Đồng Tế – 同济大学 Đại học Giao Thông Thượng Hải – 上海交通大学 Đại học Bách Khoa Hoa Đông – 华东理工大学 Đại học Đông Hoa – 东华大学 Đại học Trung Y Dược Thượng Hải – 上海中医药大学 Đại học Sư phạm Hoa Đông – 华东师范大学 Đại học Ngoại ngữ Thượng Hải – 上海外国语大学 Học viện Âm nhạc Thượng Hải – 上海音乐学院 Đại học Thượng Hải – 上海大学 Đại học Tài chính và Kinh tế Thượng Hải – 上海财经大学 Đại học Sư phạm Thượng Hải – 上海师范大学 Học viện Thể dục Thượng Hải – 上海体育学院 Đại học Bách khoa Thượng Hải – 上海理工大学 Đại học Hàng hải – 上海海事大学 Đại học Chính trị Pháp Luật Hoa Đông – 华东政法大学 Đại học Kinh tế Thương mại đối ngoại Thượng Hải – 上海对外经贸大学
Đại học Trùng Khánh – 重庆大学 Đại học Tây Nam – 西南大学 Đại học Bưu điện Trùng Khánh – 重庆邮电大学 Đại học Y khoa Trùng Khánh – 重庆医科大学 Đại học Giao thông Trùng Khánh – 重庆交通大学
Đại học Công nghiệp Cáp Nhĩ Tân – 哈尔滨工业大学 Đại học Hắc Long Giang – 黑龙江大学 Đại học Lâm nghiệp Đông Bắc – 东北林业大学 Đại học Giai Mộc Tư – 佳木斯大学 Đại học Công trình Cáp Nhĩ Tân – 哈尔滨工程大学 Đại học Tề Tề Cáp Nhĩ – 齐齐哈尔大学 Đại học Trung Y Dược Hắc Long Giang – 黑龙江中医药大学 Đại học Nông nghiệp Đông Bắc – 东北农业大学 Đại học Sư phạm Cáp Nhĩ Tân – 哈尔滨师范大学
Đại học Cát Lâm – 吉林大学 Học viện Y học Đại học Cát Lâm – 吉大医学院 Đại học Sư phạm Đông Bắc – 东北师范大学 Đại học Sư phạm Cát Lâm – 吉林师范大学 Đại học Bách khoa Trường Xuân – 长春理工大学 Đại học Bắc Hoa – 北华大学 Đại học Diên Biên – 延边大学
Đại học Liêu Ninh – 辽宁大学 Đại học Y khoa Đại Liên – 大连医科大学 Đại học Bách khoa Đại Liên – 大连理工大学 Đại học Đông Bắc – 东北大学 Đại học Hàng hải Đại Liên – 大连海事大学 Đại học Y khoa Trung Quốc – 中国医科大学 Đại học Sư phạm Liêu Ninh – 辽宁师范大学 Đại học Sư phạm Thẩm Dương – 沈阳师范大学 Đại học Tài chính và Kinh tế Đông Bắc – 东北财经大学 Đại học Ngoại ngữ Đại Liên – 大连外国语大学 Đại học Hàng không Vũ trụ Thẩm Dương – 沈阳航空航天大学 Đại học Trung Y Dược Liêu Ninh – 辽宁中医药大学 Đại học Công nghiệp Thẩm Dương – 沈阳工业大学 Đại học Kiến trúc Thẩm Dương – 沈阳建筑大学 Đại học Giao thông Đại Liên – 大连交通大学 Đại học Kỹ thuật Công trình Liêu Ninh – 辽宁工程技术大学 Đại học Công nghệ Hóa dầu Liêu Ninh – 辽宁石油化工大学 Đại học Bách khoa Thẩm Dương – 沈阳理工大学
Đại học An Huy – 安徽大学 Đại học Khoa học Kỹ thuật Trung Quốc – 中国科学技术大学 Đại học Nông nghiệp An Huy – 安徽农业大学 Đại học Sư phạm An Huy – 安徽师范大学 Học viện Hợp Phì Đại học Công nghiệp Hợp Phì – 合肥工业大学合肥学院
Đại học Nam Kinh – 南京大学 Đại học Đông Nam – 东南大学 Đại học Hà Hải (Thủy lợi) – 河海大学 Đại học Giang Nam – 江南大学 Đại học Trung Y Dược Nam Kinh – 南京中医药大学 Đại học Y khoa Trung Quốc – 中国药科大学 Đại học Sư phạm Nam Kinh – 南京师范大学 Đại học Bách khoa Nam Kinh – 南京理工大学 Đại học Hàng không Vũ trụ Nam Kinh – 南京航空航天大学 Đại học Tô Châu – 苏州大学 Đại học Khoáng nghiệp Trung Quốc – 中国矿业大学 Đại học Nông nghiệp Nam Kinh – 南京农业大学 Đại học Thông tin và Công Trình Nam Kinh – 南京信息工程大学 Đại học Giang Tô – 江苏大学 Đại học Dương Châu – 扬州大学
Đại học Triết Giang – 浙江大学 Đại học Ninh Ba – 宁波大学 Học viện Mỹ thuật Trung Quốc – 中国美术学院 Đại học Sư phạm Triết Giang – 浙江师范大学 Đại học Bách khoa Triết Giang – 浙江理工大学 Đại học Công nghiệp Triết Giang – 浙江工业大学 Đại học Khoa học Kỹ thuật Triết Giang – 浙江科技学院 Đại học Sư phạm Hàng Châu – 杭州师范大学 Đại học Y khoa Ôn Châu – 温州医科大学 Đại học Hải dương Triết Giang – 浙江海洋大学
Đại học Sơn Đông – 山东大学 Đại học Hải dương Trung Quốc – 中国海洋大学 Đại học Dầu khí Trung Quốc (Hoa Đông) – 中国石油大学(华东) Đại học Thanh Đảo – 青岛大学 Đại học Khoa học Kỹ thuật Thanh Đảo – 青岛科技大学 Đại học Lỗ Đông – 鲁东大学 Đại học Sư phạm Sơn Đông – 山东师范大学
Đại học Vũ Hán – 武汉大学 Đại học Khoc học Kỹ thuật Hoa Trung – 华中科技大学Đại học Địa chất Trung Quốc – 中国地质大学 Đại học Sư phạm Hoa Trung – 华中师范大学 Đại học Bách khoa Vũ Hán – 武汉理工大学 Đại học Kinh tế và Pháp luật Trung Nam – 中南财经政法大学 Đại học Nông nghiệp Hoa Trung – 华中农业大学
Đại học Nông nghiệp Hoa Nam – 华南农业大学 Đại học Bách khoa Hoa Nam – 华南理工大学 Đại học Trung Sơn – 中山大学 Đại học Quảng Châu – 广州大学 Đại học Y khoa Nam Phương – 南方医科大学 Đại học Sán Đầu – 汕头大学 Đại học Sư phạm Hoa Nam – 华南师范大学 Đại học Ngoại ngữ Ngoại thương Quảng Đông – 广东外语外贸大学
Đại học Sư phạm Quảng Tây – 广西师范大学Đại học Quảng Tây – 广西大学 Đại học Y khoa Quảng Tây – 广西医科大学Đại học Dân tộc Quảng Tây – 广西民族大学
Đại học Giao thông Tây Nam – 西南交通大学 Đại học Tứ Xuyên – 四川大学 Đại học Tài chính và Kinh tế Tây Nam – 西南财经大学 Đại học Khoa học Kỹ thuật Điện tử – 电子科技大学 Đại học Trung Y Dược Thành Đô – 成都中医药大学
Đại học Công nghiệp Tây Bắc – 西北工业大学 Đại học Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm Tây Bắc – 西北农林科技大学 Đại học Giao thông Tây An – 西安交通大学 Đại học Trường An – 长安大学 Đại học Ngoại ngữ Tây An – 西安外国语大学 Đại học Sư phạm Thiểm Tây – 陕西师范大学 Đại học Dầu khí Tây An – 西安石油大学 Đại học Khoa học Kỹ thuật Điện tử Tây An – 西安电子科技大学
Đại học Bách khoa Côn Minh – 昆明理工大学 Đại học Sư phạm Vân Nam – 云南师范大学 Đại học Vân Nam – 云南大学 Đại học Tài chính và Kinh tế Vân Nam – 云南财经大学 Học viện Y Côn Minh – 昆明医学院 Đại học Dân tộc Vân Nam – 云南民族大学
Đại học Quý Châu – 贵州大学 Đại học Dân tộc Quý Châu – 贵州民族大学
Đại học Hà Bắc – 河北大学 Đại học Yến Sơn – 燕山大学
Đại học Ninh Hạ – 宁夏大学
Đại học Hải Nam – 海南大学
Đại học Trung Y Dược Sơn Tây – 山西中医药大学
Cách Xin Học Bổng Du Học Trung Quốc
Các loại học bổng du học Trung Quốc
Loại học bổng du học Trung Quốc phổ biến là học bổng toàn phần và học bổng bán phần được cấp cho từng hệ đào tạo.
Học bổng toàn phần
Học bổng này được miễn phí hoàn toàn về học phí, chi phí đăng kí, thực hành, thực tập và những chi phí về tài liệu học tập ở trường.
Du học sinh được hỗ trợ sinh hoạt phí và kí túc xá hàng tháng tùy vào từng chương trình học.
Được hưởng các chính sách về bảo hiểm Y tế dành cho du học sinh.
Học bổng bán phần
Được miễn phí đăng kí học, học phí và các phí thực hành, thực tập, chi phí tài liệu học tập.
Thời gian sinh viên được cấp học bổng chính là thời gian từ lúc bắt đầu đăng kí học đến lúc tốt nghiệp của sinh viên. Gồm cả thời gian đào tạo tiếng Trung và thời gian đào tạo kiến thức chuyên ngành.
Đối với những du học sinh nhận được học bổng nhưng phải bảo lưu kết quả chương trình học vì một số lý do thì sẽ ngừng hỗ trợ phí sinh hoạt hàng tháng. Sau đó sinh viên sẽ được hưởng tiếp học bổng sau khi quay trở lại học. Những sinh viên nghỉ học vì lý do bị kỉ luật thì sẽ ngừng cấp học bổng hẳn và cũng không được bảo lưu chế độ học bổng này nữa.
Là học sinh, sinh viên quốc tế không mang quốc tịch Trung Quốc.
Có đạo đức tốt và sức khỏe tốt khi đi du học tại nước ngoài.
Độ tuổi không quá 25 tuổi đối với du học đại học, 35 tuổi đối với chương trình Thạc sỹ, 40 tuổi đối với chương trình Tiến sỹ.
Đã tốt nghiệp THPT (đối với du học sinh học chương trình du học đại học) hoặc đã tốt nghiệp đại học (đối với sinh viên học chương trình du học sau đại học). Kết quả học tập tốt.
Biết tiếng Trung Quốc hoặc có chứng chỉ tiếng Trung
Sinh viên được cấp học bổng sẽ được đào tạo các chuyên ngành về Công nghệ thông tin, Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Thương mại, Công nghệ điện tử,… tùy vào từng trường đại học có đào tạo chuyên ngành đó hay không.
Liên Hệ Trung Tâm Tư Vấn Du Học & Đào tạo ngoại ngữ HALO EDUCATION
Địa chỉ: Phòng 704, Tòa nhà OCT 3A, Khu đô thị Resco, Phạm Văn Đồng, Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: 046 254 2237
Hotline: 0971 836 827 (Chị Dung)
Email: hotro@halo.edu.vn
Web: duhoctrungquochalo.com
xin học bổng du học trung quốc 2016
cách xin học bổng du học hàn quốc
cách xin học bổng du học úc
xin học bổng du học nhật bản
xin học bổng du học mỹ
xin học bổng du học anh
xin học bổng du học úc 2016
Bạn đang đọc nội dung bài viết Trung Quốc Cải Cách Tuyển Sinh Đại Học Theo Phong Cách Mỹ * trên website Maubvietnam.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!