Theo kinh nghiệm của ThinkEdu, xin visa du học Úc lần 2 dù không có những thay đổi về hồ sơ nhưng khả năng được cấp visa khó hơn lần đầu tiên rất nhiều, vì giống như các bạn đã bị đánh dấu vào hồ sơ lưu trữ vậy. Do đó các bạn nếu không muốn bị đánh trượt lần nữa thì cần phải rút kinh nghiệm từ thất bại trước và có những chuẩn bị kỹ càng nhất.
Biết rõ lý do vì sao hồ sơ lần một bị từ chối
Có rất nhiều lý do khiến bạn bị trượt visa, ví dụ như: không vượt qua được vòng phỏng vấn, lộ trình học tập không phù hợp, hồ sơ chưa đủ các giấy tờ cần thiết, những thông tin khai báo không chính xác, không đủ điều kiện tài chính…. Chỉ cần gặp phải một trong số những vấn đề trên thì không được cấp visa là điều hiển nhiên.
Vậy tại sao lại cần phải biết nguyên nhân khiến hồ sơ xin visa du học Úc của bạn bị từ chối? Đó là bởi vì hiểu rõ vấn đề nằm ở đâu sẽ giúp bạn có thể tránh gặp phải lỗi đó trong lần xin visa thứ 2.
Thông thường Đại sứ quán sẽ có thông báo vì sao hồ sơ của bạn bị từ chối, tuy nhiên thông tin lại khá chung chung không chi tiết. Vậy nên với những bạn tự làm thủ tục xin visa sẽ khá khó khăn để biết rõ ngọn ngành của vấn đề. Chính vì vậy nên ThinkEdu khuyên các bạn nên tìm đến những người đã có kinh nghiệm xin visa du học Úc hoặc các đơn vị tư vấn du học chuyên nghiệp để nâng cao tỉ lệ đỗ visa. Đồng thời còn giúp tiết kiệm tối đa chi phí chuẩn bị hồ sơ và tránh lãng phí thời gian.
Chuẩn bị hồ sơ xin visa lần 2 như thế nào?
Như đã nói ở trên thủ tục xin visa lần 2 không có gì khác so với lần đầu tiên. Tuy nhiên quy trình xem xét sẽ khắt khe hơn rất nhiều, vậy nên nếu bạn muốn sang Úc du học thì cần phải lưu ý những điểm sau:
Thứ nhất: Tìm một người có kinh nghiệm hỗ trợ xin visa
Trong lần thứ 2, tất cả các loại giấy tờ trong hồ sơ nộp lên Đại sứ quán sẽ phải xin lại hoàn toàn. Vậy nên ThinkEdu khuyên các bạn nên tìm một người đã có kinh nghiệm xin visa du học Úc thành công để hỗ trợ. Họ không chỉ biết được cần phải chuẩn các loại giấy tờ gì, mà còn biết phải chuẩn bị như thế nào để có thể qua cửa xét duyệt hồ sơ, hơn thế nữa mối quan hệ với Đại sứ quán có thể giúp quá trình xét duyệt hồ sơ đơn giản và rút ngắn hơn rất nhiều.
Thứ hai: Nghiêm túc chuẩn bị cho kế hoạch du học
Nghiêm túc mà ThinkEdu nhắc đến ở đây không phải là chuẩn bị tất cả các giấy tờ cần thiết để được cấp visa. Nghiêm túc ở đây có nghĩa là các bạn cần phải lên kế hoạch du học rõ ràng, chuẩn bị cho mình những kiến thức cần thiết, có lộ trình học tập và chuẩn bị cho tương lai cụ thể…. Điều này không chỉ giúp các bạn nâng cao tỉ lệ đậu visa mà còn giúp các bạn định hướng cho tương lai của mình, cố gắng để có được cuộc sống tốt đẹp hơn so với khi theo học trong nước.