Top 7 # Xem Nhiều Nhất Xin Visa Du Học Úc Dễ Hay Khó Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Maubvietnam.com

Xin Visa Du Học Úc Dễ Hay Khó

Câu 2: Tiếp nối về vấn đề xin visa du học Úc có khó khăn gì thì đối với trường hợp du học sinh có thân nhân ở Úc, có ảnh hưởng đến kết quả xét visa của du học sinh khôngAnh Nguyễn Bảo Anh – Giám đốc công ty tư vấn du học Tân Đại Dương trả lời:Điều này sẽ không ảnh hưởng tới kết quả xét Visa du học Úc của du học sinh. Tuy nhiên, du học sinh phải khai rõ có thân nhân ở Úc hay không. Viên chức Lãnh sự hiểu việc có thân nhân sống ở Mỹ là điều bình thường, đặc biệt là đối với người Việt Nam. Các bạn học sinh nên thành thật khai báo tình trạng người thân bên Úc, nếu bị phát hiện che dấu bất cứ thông tin gì sẽ bị từ chối cấp visa du học. Lãnh sự quán cũng sẽ không cấp visa cho các em sinh viên nếu họ nghĩ rằng bạn xin visa chỉ để qua đoàn tụ với gia đình ở Úc. Các em học sinh cần chứng minh được dù có người thân ở Úc, các bạn và gia đình vẫn hoàn toàn có khả năng chi trả cho các khoản tiền học trong quá trình học tập, kế hoạch học tập của các bạn sinh viên phải hết sức rõ ràng và thích hợp với năng lực của bản thân, học viên phải trình bày được dự định quay trở về Việt Nam ví dụ như có một kế hoạch nghề nghiệp rõ ràng trong tương lai

Câu 4: Cần lưu ý những gì khi xin visa du học Úc, và có thật sự là xin visa du học Úc tại một trong những trường ưu tiên sẽ không phải chứng minh tài chính không thưa anh Bảo Anh? Anh Nguyễn Bảo Anh – Giám đốc công ty tư vấn du học Tân Đại Dương trả lời: Hiện nay, Chính Phủ Úc cho phép những du học sinh đăng kí theo học chương trình cử nhân nâng cao trở lên tại một trong những trường ưu tiên được xét visa cấp độ 1, không chứng minh tài chính với Lãnh sự quán. Tuy nhiên, du học sinh cũng cần lưu ý khi xin visa du học Úc tại trường ưu tiên là phải chứng minh với trường dự định học là mình có đủ khả năng tài chính để theo học tại trường. Thông thường thì trường sẽ yêu cầu các bạn học sinh khai báo và kí tên xác nhận vào một tờ checklist trình bày rõ tài sản, của cải và khoản thu nhập. Các trường này sẽ đề nghị đại diện của mình – các công ty tư vấn du học – thay mặt trường kiểm chứng các thông tin được cung cấp từ phía học sinh và giữ lại bằng chứng sau khi kiểm tra xong. Mặc dù không bắt buộc chứng minh tài sản nhưng bộ phận xét visa/Bộ Di Trú Úc vẫn có quyền kiểm tra thông tin ứng viên visa của mình đã cam kết với trường trước khi quyết đinh cấp visa hay không. Nếu bị phát hiện khai khống hoặc đưa thông tin sai, các em sinh viên sẽ bị từ chối cấp visa ngay lập tức.

LƯU Ý: TÂN ĐẠI DƯƠNG CHỈ CÓ 2 CHI NHÁNH Ở TPHCM VÀ 1 CHI NHÁNH Ở NHA TRANG – KHÔNG CÓ CHI NHÁNH NÀO Ở HÀ NỘI

CÔNG TY TƯ VẤN DU HỌC HÀNG ĐẦU VIỆT NAM: TÂN ĐẠI DƯƠNG

Địa chỉ công ty tư vấn du học – CN Q. 1: Mặt tiền 148/1 Trần Quang Khải, P. Tân Định, Q. 1 (gần chợ và nhà thờ Tân Định) Tel: 08.3848 4879 – 0989 006 890 Địa chỉ công ty tư vấn du học – CN Quận 5: 902 Trần Hưng Đạo, P. 7, Quận 5 (kế Đống Đa Cinema) Điện thoại: 08.3838 2080 – 01665 157 271 CN Nha Trang: Số 7 Mê Linh, P. Phước Tiến, Tp Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa T: 058.3514036 – 097 860 4433 – 0936.483.620 (VP Nha Trang) Website: chúng tôi – chúng tôi – duhocsingapore.net

Phỏng Vấn Xin Visa Du Học Úc Khó Hay Dễ?

Đối với tất cả các bạn sinh viên chuẩn bị du học Úc, việc phỏng vấn xin visa chính là vòng quan trọng nhất và được quan tâm hàng đầu. Vậy vòng phỏng vấn visa du học Úc sẽ diễn ra khi nào, như thế nào, gồm những nội dung gì và bạn cần làm gì để chuẩn bị tốt cho buổi phỏng vấn này?

1. Khi nào bạn được mời phỏng vấn?

Thông thường vòng phỏng vấn visa Úc sẽ diễn ra từ sau một đến hai tuần sau khi bạn nhận được thông báo đi khám sức khoẻ từ Lãnh sự quán Úc. Tuy nhiên, để đỡ mất thời gian bạn có thể sắp xếp đi khám sức khoẻ trước khi nộp hồ sơ xin visa Úc.

Không phải hồ sơ nào cũng bị phỏng vấn, vì vậy bạn có thể nhận visa Úc mà không trải qua một trong những vòng căng thẳng và nhiều lo lắng nhất này. Ngày, giờ phỏng vấn sẽ không được báo trước, bạn nên luôn mở máy điện thoại và chuẩn bị tâm thế bình tĩnh, sẵn sàng trong giai đoạn có thể diễn ra phỏng vấn.

2. Ai sẽ là người được phỏng vấn?

Thông thường người đứng đơn xin visa du học sẽ là người được gọi phỏng vấn, nhưng trong một số trường hợp du học sinh nhỏ hơn 18 tuổi, thì phụ huynh học sinh sẽ là người được Văn phòng thị thực liên hệ phỏng vấn.

3. Những nội dung nào bạn sẽ được hỏi khi phỏng vấn?

Các câu hỏi phỏng vấn xin visa du học Úc đa phần sẽ xoay quanh các nội dung về thông tin trường học, kế hoạc học tập, thông tin nhà ở, chứng minh tài chính của gia đình….

Một trong những yếu tố quan trọng quyết định của cuộc phỏng vấn là kế hoạch phát triển sau khi tốt nghiệp. Bạn cần thể hiện rõ ý định quay về quê nhà để làm việc và phát triển sự nghiệp, thay vì các kế hoạch ở lại Úc làm việc dù hiện tại, Úc đang khuyến khích chính sách ở lại 2 năm làm việc để lấy kinh nghiệm sau khi tốt nghiệp.

4. Cần chuẩn bị gì để vượt qua vòng phỏng vấn?

Như đã nói ở trên, không phải hồ sơ xin visa Úc nào cũng cần phải phỏng vấn, do vậy, bạn hãy chuẩn bị một bộ hồ sơ thật đầy đủ, chi tiết, mạch lạc và kín kẽ.

Tập trả lời rành mạch các câu hỏi phỏng vấn, cũng như các thông tin chứng minh tài chính của gia đình, v..v.. Vì nội dung phỏng vấn sẽ được ghi âm lại nhằm mục đích phục vụ quá trình xét visa Úc cho hồ sơ của bạn, bạn nên trả lời các câu hỏi một cách mạch lạc, từ tốn, hãy bình tĩnh và thể hiện thái độ tự tin, để nhân viên phỏng vấn thấy là bạn đã có sự chuẩn bị kĩ càng.

Xin Visa Du Học Pháp Dễ Hay Khó?

Việc cấp visa cho một người sang Pháp học không đơn giản như “dán tem lên một chiếc phong thư” – ông Eric Marsault (Tổng phụ trách bộ phận visa của Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam) khẳng định khi đối thoại với những bạn trẻ có nhu cầu sang Pháp du học.

Điều này cũng dễ hiểu khi một người được cấp visa vào Pháp thì có thể nhập cảnh 26 quốc gia châu Âu nằm trong khối Schengen.

Các bậc phụ huynh và các em học sinh được tư vấn trực tiếp trong Ngày hội giáo dục đại học Pháp.

Các bước nộp đơn xin visa sinh viên và visa trao đổi du học Pháp

Nộp hồ sơ xin visa học sinh, sinh viên vào Pháp là một thủ tục hành chính cần thiết. Tổng phụ trách bộ phận visa của Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam cho biết, thủ tục gồm 4 bước.

Đầu tiên, bạn phải qua được vòng phỏng vấn tại Campus France Vietnam.

Sau đó, nộp hồ sơ yêu cầu cấp thị thực tại Trung tâm TLScontact. Hồ sơ sẽ được xét duyệt bởi Đại sứ quán Pháp. TLScontact không đóng bất kỳ vai trò quyết định nào trong việc duyệt cấp thị thực.

Hồ sơ xin thị thực bao gồm:

* Danh sách các giấy tờ cần cung cấp đối với thị thực dài hạn sinh viên

* Danh sách các giấy tờ cần cung cấp để xin thị thực dài hạn dành cho sinh viên tuổi vị thành niên (chưa đủ 18 tuổi tính đến ngày khởi hành đi Pháp)

* Mẫu tờ khai xin thị thực dài hạn điền một cách rõ ràng, có ghi ngày tháng năm và ký

* Mẫu tờ khai OFII trong đó phải điền phần đầu của tờ khai, là “RUBRIQUES A REMPLIR LORS DE LA DEMANDE DE VISA” (phòng Lãnh sự sẽ điền các ô ở giữa trang: “CADRE RESERVE AU CONSULAT” và trả lại đương đơn cùng với hộ chiếu). Giấy này bắt buộc phải mang theo khi sang Pháp.

Giấy chứng nhận khác (tuỳ trường hợp) :

* Giấy phép của cha mẹ

* Giấy chứng nhận bảo lãnh

* Giấy cam kết bảo lãnh tài chính

Lệ phí hồ sơ: Số tiền đồng Việt Nam tương đương 50 Euros theo tỷ giá quy đổi vào ngày nộp hồ sơ (tỷ giá quy đổi được niêm yết cạnh cổng vào Đại sứ quán). Đương sự phải mang đúng số tiền cần nộp vì phòng Lãnh sự không trả lại tiền lẻ thừa.

Tiếp theo, Đại sứ quán Pháp sẽ xem xét hồ sơ visa trong thời gian từ 10 – 15 ngày.

Cuối cùng, người xin cấp thị thực quay trở lại Trung tâm TLScontact để nhận hồ sơ.

Ông Eric Marsault, Tổng phụ trách bộ phận visa của Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam nhấn mạnh, xin visa cũng giống như khi bạn muốn sang thăm nhà một người nào đó, họ sẽ chỉ cho bạn vào nhà khi họ thực sự tin tưởng bạn.

Do đó, hồ sơ xin visa phải đáp ứng được các tiêu chí như đảm bảo các thông tin trung thực, có mục đích rõ ràng, không có các yếu tố thiếu minh bạch; đảm bảo điều kiện tài chính có thể chi trả cho toàn khóa học (nghĩa là bạn sẽ không phải nghỉ học để đi làm); chứng minh được mình đủ nhận thức, văn minh để không làm thiệt hại về lợi ích của đất nước bạn đến và đảm bảo không trốn ở lại sau khi hết hạn visa.

Đông đảo phụ huynh, học sinh tham dự đang lắng nghe về visa du học Pháp.

Những điều thắc mắc về visa du học Pháp Xin visa chính xác bao lâu thì được?

Điều đó còn tuỳ thuộc vào tình hình từng thời điểm. Thời hạn nộp visa ở Lãnh sự quán (LSQ) Pháp sớm nhất là 90 ngày và muộn nhất là 15 ngày trước ngày khởi hành.

Có những yêu cầu cụ thể như thế nào để qua vòng phỏng vấn?

Vòng phỏng vấn chỉ diễn ra tại Campus France, ở LSQ không có phỏng vấn. Đại sứ quán (ĐSQ) sẽ dựa vào đánh giá, ý kiến đề xuất của Campus France để xem xét hồ sơ.

Trong trường hợp nhận được giấy nhập học nhưng không xin được visa thì phải làm thế nào?

Nếu không may hồ sơ chưa đầy đủ, bị từ chối visa thì bạn phải chuẩn bị lại giấy tờ. Ngay khi bạn cảm thấy hồ sơ minh bạch, rõ ràng thì bạn cứ nộp lại càng sớm càng tốt.

Đại sứ quán cũng rất hiểu tâm trạng của nhiều sinh viên Việt Nam bối rối nên chưa chuẩn bị hồ sơ được đúng yêu cầu nên khuyên các bạn phải chuẩn bị kĩ, cẩn thận, tránh sai sót để đỡ mất thời gian.

Nếu bị từ chối visa một số lần thì liệu có bị từ chối vĩnh viễn?

Trong trường hợp visa của bạn bị từ chối, bạn hoàn toàn có thể nộp đơn xin visa lại. Cái quan trọng chính là thông tin chính xác. Điều đó sẽ làm cho các viên chức lãnh sự xem xét cấp visa.

Bao giờ phải xin cấp visa lại?

Thời hạn ĐSQ Pháp tại Việt Nam cấp visa học sinh, sinh viên tối đa là 12 tháng. Sau đó, muốn gia hạn visa thì phải làm thủ tục đó tại Sở cảnh sát địa phương nơi sinh viên đó đang theo học.

Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể gia hạn thêm từ một đến hai năm. Nếu vẫn tiếp tục theo chương trình đang học, thủ tục khá đơn giản. Nhưng nếu muốn chuyển sang ngành học khác, thủ tục sẽ phức tạp hơn.

“Làm thế nào để biết phải xin visa loại nào?

Phụ thuộc vào thời gian mà bạn dự tính học ở đây mà sẽ quyết định việc bạn sẽ phải nộp hồ sơ xin thị thực nào.

Nếu bạn tham gia khóa học ngắn hạn dưới 3 tháng như các khóa tiếng Pháp hoặc một kỳ học ngắn hạn thì bạn nên nộp đơn xin visa Schengen (Court séjour pour etude). Tuy visa này miễn phí nhưng bạn sẽ không thể xin gia hạn.

Visa dài hạn tạm thời (Visa de long séjour temporaire pour études) sẽ cho phép bạn ở lại Pháp và học tập trong sáu tháng.

Nếu bạn định học một khóa dài hạn ở Pháp như để lấy bằng chẳng hạn và kéo dài trên 6 tháng thì bạn sẽ cần visa dài hạn (Visa de long séjour pour études).

Nếu trường đại học mà bạn ứng tuyển yêu cầu bạn đến dự thi để được đánh giá thì bạn sẽ cần xin loại visa thi đầu vào (Visa de court séjour étudiant concours). Khi bạn làm tốt ở kỳ thi đầu vào, bạn có thể sẽ được nộp hồ sơ xin phép được lưu trú một năm.

“Chúng tôi sẽ đảm bảo việc xin visa diễn ra nhanh chóng và khi rời khỏi Đại sứ quán, các bạn đều cảm thấy nơi đó rất nồng hậu và hiếu khách.

Đối với visa dành cho sinh viên đi học tại Pháp, ngoài được đi làm thêm tối đa 20 giờ/ tuần thì các bạn còn được tận hưởng những hỗ trợ về nhà ở.

Chúng tôi cũng hy vọng rằng các bạn học sinh, sinh viên sẽ có quyết định sáng suốt khi lựa chọn học tập ở Pháp với một chương trình học, hệ thống trường học nổi tiếng được thế giới công nhận”, ông Eric Marsault – Tổng phụ trách bộ phận visa của Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam chia sẻ.

Hồng Vân

Xin Visa Du Học Pháp Dễ Hay Khó

Hoàn toàn là không phải vậy! Sự thật là nhân viên thị thực sẵn sàng cho bạn miễn là bạn có đủ đáp ứng cũng như yêu cầu đã được ra. Thông tin không chính xác và các thông tin bạn nghe từ các nguồn không đáng tin cậy. Từ đó nghĩ rằng xin visa du học là rất khó các bạn hãy yên tâm đi, đơn giản hơn bạn nghĩ rất nhiều. Du học Pháp dễ dàng hoặc khó khăn là tùy thuộc vào khả năng của bạn.

Những câu hỏi mà nhân viên phỏng vấn sẽ tập trung vào các điểm mấu chốt sau: Những người lãnh đạo sẽ là người đưa ra quyết định – đồng ý hay không? Và chính họ sẽ là người cung cấp thêm giấy bổ sung hoặc giấy hộ chiếu thay thế? Tất cả những điều này hoàn toàn dựa trên câu trả lời của bạn, kỹ năng của bạn và trực tiếp trả lời câu hỏi của họ. Điều này có nghĩa là bạn nên nói với những kiến thức mà mình biết, sử dụng các tài liệu kỹ thuật và các câu trả lời logic và mạch lạc.

Sinh viên du học tại Pháp

Những sai lầm là điều không thể tránh khỏi bởi họ cũng chỉ là con người. Tuy nhiên, nhìn chung, họ sẽ cố gắng hết sức để đưa ra quyết định quan trọng – cho bạn và những người khác – trong khoảng thời gian ngắn nhất. Trên thực tế, mục tiêu của chính phủ Pháp là thu hút số lượng du học quốc tế đến học tại trường đại học / cao đẳng của nước mình nhiều nhất có thể. Do đó, trong quá trình chuẩn bị cho visa phỏng vấn đại học, một cuộc nói chuyện ngắn ngủi sẽ xác định bạn đang đi du học ở Pháp hay không.

Xem xét kĩ các tiêu chí và suy nghĩ xem bạn sẽ kể câu chuyện riêng của bạn như thế nào cho hợp lý, tránh tình trạng “học thuộc lòng” (Các nhân viên lãnh sự sẽ rất khó chịu nếu bạn trình bày lí do đi học ở Pháp vì “nước Pháp có hệ thống giáo dục tiên tiến bậc nhất trên thế giới”, hay đại loại như vậy).

Hãy kể cho họ nghe lí do tại sao bạn lại chọn đi du học ở Pháp, bản thân bạn sẽ được lợi như thế nào từ trải nghiệm quý giá có thể thay đổi cả cuộc đời này và các kế hoạch của chính bạn là gì.

Bạn chỉ cần chứng minh cho nhân viên lãnh sự thấy bạn đáp ứng đủ 3 điều kiện:

– Đầu tiên, bạn là một người học sinh thực thụ (có nghĩa là bạn không hề có ý định sử dụng visa không định cư để nhập cư vào Pháp). – Thứ hai, bạn có khả năng chi trả cho việc học tập của mình.

Sinh viên đi phỏng vấn nên mặc trang phục lịch sự và giữ thái độ thoải mái và bình tĩnh. Các bạn nên nhìn thẳng vào mắt nhân viên lãnh sự, và chuẩn bị trả lời rành mạch tại sao bạn lại chọn học trường đó.

Ví dụ, trong rất nhiều điểm nổi bật của Cao đẳng Pierce như giáo dục chất lượng cao, sĩ số lớp nhỏ, học phí thấp, hỗ trợ cá nhân và hỗ trợ hồ sơ chuyển tiếp lên đại học, bạn nên giải thích tại sao trường đó lại phù hợp và đặc biệt với bạn.

Một điều cũng rất quan trọng là giải thích tại sao bằng cấp Pháp sẽ giúp bạn, gia đình, cộng đồng và đất nước của bạn khi bạn quay trở về nước sau khi hoàn thành chương trình học. Và bạn nên chuẩn bị sẵn sàng trình bày kế hoạch nghề nghiệp tương lai rõ ràng sau khi trở về nước.

Chuẩn bị kĩ kiến thức để phỏng vấn xin visa