Top 12 # Xem Nhiều Nhất Xin Học Bổng Trái Ngành Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Maubvietnam.com

Mình Có Thể Du Học Thạc Sĩ Trái Ngành?

Rất nhiều bạn đã hỏi mình liệu rằng các bạn có thể du học trái ngành bậc thạc sĩ được hay không ? Thật sự là hầu hết câu trả lời đều là được, chỉ một số trường sẽ yêu cầu bạn nên có một số môn tích lũy cần thiết.Team Sandla đã giúp mình dịch bài viết sau ra tiếng Việt, hy vọng sẽ có ích và giúp mọi người hiểu rõ hơn một chút về vấn đề trái nganh ở bậc cao học.

Đầu tư vào việc học đôi khi khiến bạn phải đau đầu. Nếu bạn có nhiều mối quan tâm về nhiều ngành khác nhau, bạn muốn thay đổi công việc, hoặc muốn theo đuổi một con đường nghề nghiệp khác với mức thu nhập tốt hơn, bạn có thể phải đối mặt với vấn đề liệu bạn có thể học một ngành khác với ngành bạn đã học ở Đại học?

Hãy nhìn lại thử xem bạn là ai khi học Đại học. Trong nhiều trường hợp, một sinh viên 18 tuổi chọn một ngành ngẫu nhiên bởi vì họ không biết ngành nào mình thích và cái mình muốn theo đuổi. Có lẽ, tấm bằng Đại học là kết quả của những áp lực từ gia đình, trường học hay là kết quả của một niềm-đam-mê-đã-từng. Khi đối mặt với thị trường việc làm khốc liệt hay một mục tiêu thực tế trong cuộc sống, bạn nhận ra bạn muốn thay đổi công việc của mình. Hoặc có thể một người đã đi làm muốn thay đổi sang muốn hướng khác hoàn toàn mới.

Việc nhìn nhận lại mục tiêu nghề nghiệp, đánh giá cuộc sống và sự trưởng thành của bạn thân nên được thực hiện một cách tích cực và triệt để. Báo The New York Times đã ghi nhận niềm đam mê và trải nghiệm là điều quan trọng hơn cả việc bạn học chuyên ngành gì. Do đó, nếu bạn tìm được đam mê trong lĩnh vực mới, tấm bằng Đại học của bạn có thể chả phải là trở ngại gì to lớn như bạn nghĩ. Trong nhiều trường hợp, lấy được tấm bằng Thạc sĩ trong một lĩnh vực mới là hoàn toàn có thể.

7 Kinh Nghiệm Cốt Lõi Để Giành Học Bổng Chevening Vương Quốc Anh

Trong một bài báo về giáo dục sau Đại học và mục tiêu nghề nghiệp, một blogger đã chỉ ra rằng rất nhiều chương trình sẽ nhận sinh viên đến từ nhiều chuyên ngành khác nhau. Thực thế, nhiều trường sẽ muốn một tổ hợp các sinh viên với kiến thức đến nhiều mảng bởi nghề nghiệp là điều không đồng nhất, người này khác người kia. Miễn là bạn đã hoàn thành bậc Đại học, hầu hết các trường sẽ chỉ yêu cầu bạn hoàn thành một vài tín chỉ tiên quyết để bạn có thể hoàn thành khóa học Thạc sĩ theo ngành bạn chọn. Vậy những điều kiện tiên quyết này là gì?

Phụ thuộc rất nhiều vào bản thân mỗi người

Câu trả lời phụ thuộc vào chương trình bạn chọn. Các trường về kinh doanh yêu cầu nhiều về kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm và những giải pháp marketing mang tính cải tiến. Nếu chuyên ngành ở Đại học của bạn là Văn học, bạn đã có sẵn kỹ năng giao tiếp tốt và có thể là làm việc nhóm tốt khi cộng tác vào các công trình nghiên cứu.

Kinh Nghiệm Apply Học Bổng Hàn Quốc Của Tôi (Phần 1)

Trường có thể sẽ yêu cầu bạn hoàn thành một vài tín chỉ về marketing để bổ sung tín chỉ bạn còn thiếu nhưng thông thường những tín chỉ này có thể hoàn thành trong khi bạn học Thạc sĩ nên bạn không cần phải tốn thời gian quay trở lại Đại học để hoàn thành bằng cấp. Khi nói chuyện với trường mà bạn chọn theo học, hãy hỏi họ liệu bạn có thể học cao học với ngành khác với Đại học không bởi những người làm ở Văn phòng tuyển sinh có thể giúp bạn đi đúng hướng

Sandla.org (Tổng hợp và dịch)

Ứng Tuyển Như Thế Nào Khi Học Trái Ngành Và Hạn Chế Ngân Sách?

Theo một nguồn thống kê không chính thức, mỗi năm người Việt chi từ 3-4 tỷ USD cho du học

Mỗi năm Việt Nam có gần 100,000 du học sinh mới. Số lượng du học sinh Việt tại nước ngoài (tại mỗi thời điểm – concurrent) là hơn 165,000. Hơn 90% du học theo diện tự túc.

Như vậy, tính bình quân đơn giản, chi phí cho mỗi bạn đi du học 1 năm khoảng gần 40,000 USD!

Du học là một sự đầu tư lớn. Để hướng nghiệp hiệu quả, chọn đúng ngành, đúng trường cho gần 100,000 bạn mỗi năm không phải điều đơn giản. Người hướng nghiệp không chỉ đào tạo ngày 1, ngày 2, tập huấn chung chung, còn phải theo sát từng học viên trên cả hành trình để hỗ trợ hiệu quả.

Du học không chỉ đơn giản nhận được thư mời học, xin được visa, đặt chân ra nước ngoài là xong. Có chạy $$$ cho con vào trường xịn, không theo học được thì cũng … xịt. Không hướng ngay từ đầu, chỉ đi du học cho có, hoặc học ngành nào cũng được: các em không hứng thú, bỏ bê học hành, hoặc trầm cảm vì chạy theo lớp, không theo kịp các bạn học ở nước ngoài. Nhiều gia đình “vỡ mộng” vì sang thăm con mới biết, con đã trượt gần chục môn, tinh thần lao đao. Muôn vàn bể khổ, nếu các bạn chưa chuẩn bị sẵn tinh thần từ trước khi sang nước ngoài thì tỷ lệ rơi vào những hoàn cảnh khó khăn là khó có thể tránh khỏi.

Với tốc độ tăng trường 20%+ mỗi năm, khi khả năng hướng nghiệp cho học viên không theo kịp tốc độ phát triển này, thì càng ngày số lượng các gia đình “lãng phí nguồn vốn đầu tư” cho con / em du học ngày càng nhiều.

“Scholarships Game”

Điều đầu tiên bạn nghĩ trong đầu là cần xin học bổng, có học bồng thì mới đi du học được.

Hàng năm chỉ có dưới 10% các bạn nhận được học bổng (chắc là bao gồm cả học bổng toàn phần và bán phần, chứ 1 năm gần 10,000 sinh viên Việt Nam nhận học bổng toàn phần thì cao quá..)

Bạn để ý kỹ sẽ thấy, những người cấp học bổng cho bạn đều có 1 yêu cầu ràng buộc, kiểu như: cam kết thời gian làm việc sau khi tốt nghiệp, cam kết làm việc trong quá trình học, cam kết đóng góp cho cộng đồng / quảng bá về trường,…

Các bạn muốn không ràng buộc, thì đừng chọn những học bổng nào yêu cầu ràng buộc.

Khi học tại những quốc gia này, bạn có thể tìm thấy rất nhiều trường nằm trong danh sách các trường đại học hàng đầu thế giới (top 1% – top 250, top 4% – top 1000). Đức, Na Uy, Ý, Tây Ban Nha, Áo, Ba Lan đều sở hữu rất nhiều trường đại học danh giá.

Mặc dù được miễn giảm học phí, bạn vẫn phải chuẩn bị sẵn một khoản kinh phí để phục vụ sinh hoạt. Sinh hoạt phí trung bình tại các nước châu Âu khoảng 450 – 800 EUR/tháng (tương đương 12 – 22 triệu đồng, tùy thành phố và mức sinh hoạt của bạn)

Bạn có thêm 1 lựa chọn nữa ngoài việc đi làm thêm để bù vào tiền sinh hoạt, đó là ứng tuyển các học bổng sinh hoạt phí, chẳng hạn như học bổng Heinrich Boll nếu bạn học tại Đức; hoặc vác sách theo chân giáo sư hỗ trợ nghiên cứu / trợ giảng

Lưu ý: cẩn thận với áp lực bằng mọi cách kiếm tiền để có thể sinh sống ở nước ngoài. Rất nhiều bạn trẻ Việt Nam vướng phải “bẫy thu nhập” này, lao lực đi phục vụ nhà hàng,… để có tiền đi du lịch, sinh sống ở nước ngoài, đến nỗi muộn tốt nghiệp 1 – 3 năm. Đến khi bạn tốt nghiệp và phát triển sự nghiệp, bạn mới thấy đã lãng phí chi phí cơ hội lớn.

Học trái ngành ứng tuyển như thế nào?

Thảo theo học đại học ngành Mathematics programming tại Nga. Trước khi tốt nghiệp nửa năm, Thảo có hỏi tôi v/v nộp hồ sơ để theo học Thạc sỹ ngành Vật lý tại Đức. Mặc dù Vật lý và Toán học khá sát với nhau, nhưng khi rà soát thì các môn học tại đại học của Thảo chỉ đáp ứng dưới 40% yêu cầu của chương trình học.

Các trường ở Đức ngày càng khắt khe trong việc sàng lọc ứng viên dựa theo mức độ khớp về ngành học. Chẳng hạn bạn ứng tuyển Thạc sỹ Kinh tế tại Đức thì ít nhất các môn học bậc Đại học của bạn đáp ứng 50% trùng hợp với các môn học Thạc sỹ (tùy theo yêu cầu của từng trường).

Kết quả là, Thảo nhận được thư mời học của Tr. ĐH Tubingen (Top 10 Đức, Top 89 thế giới theo xếp hạng THE)

Nếu tôi là bộ phận tuyển sinh, biết về Thảo như thế, chắc chắn tôi cũng sẽ tuyển Thảo rồi.

Có nên học Thạc sỹ ngay sau khi tốt nghiệp đại học?

Các chương trình đào tạo Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh (MBA) đều yêu cầu ứng viên có ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm việc.

Sau hơn 100 học viên, chúng tôi nhận ra và thường xuyên tư vấn với học viên rằng, không chỉ quản trị kinh doanh, đối với tất cả các ngành khác, các bạn cũng nên dành thời gian trải nghiệm trước khi học lên cao.

Thời gian trải nghiệm có thể thông qua việc làm thực tế của các bạn, hoặc việc làm thực tập ngay khi các bạn đang học trong trường đại học. Kinh nghiệm thực chiến giúp bạn nhìn nhận rõ về bản thân, về ngành nghề trước khi bạn quyết định theo học lên cao.

Một yêu cầu gần như bắt buộc trong quy trình đồng hành của Ella, các bạn học viên cần tự nghiên cứu về ngành nghề, tiềm năng phát triển của ngành và tự tìm ra những từ khóa mình thấy hứng thú. Tiếp tục đào sâu, tận dụng mạng lưới có sẵn, Tư vấn viên Alumni sẽ giới thiệu cơ hội thực tập hoặc trải nghiệm phù hợp để bạn tìm hiểu về công việc, về chính mình.

Hướng nghiệp, định hướng du học, tìm ra điểm mạnh, xây dựng kế hoạch bản thân chưa bao giờ dễ. Bạn sẽ luôn cần người đồng hành, huấn luyện viên, tư vấn viên cá nhân theo sát hành trình của mình. Và đó là lý do Ella luôn nỗ lực để phát triển.

Chuyện Về Những Du Học Sinh Việt Tại Úc: Trái Ngọt Hay Trái Đắng Là Do Ý Chí, Nghị Lực

Đầu tiên là chia sẻ của Phan Thế Hoàng, một du học sinh Việt Nam tại Úc.

Hoàng kể, khoảng một tiếng sau khi tan trường lúc 3 rưỡi chiều, Hoàng đã có mặt ở nhà hàng nơi cậu làm quản lý để điều hành công việc cho tới tận 11 giờ đêm, rồi lại trở về trường để học bài và tự nghiên cứu cho tới 2 gờ, thậm chí 4 giờ sáng hôm sau mới về nhà để 7 giờ sáng thức dậy chuẩn bị cho ngày lên lớp mới. Đấy là lịch trình dày đặc và có phần quay cuồng của Hoàng.

Được biết, Phan Thế Hoàng, vừa hoàn thành chương trình Tiến sỹ ngành cơ khí ở Đại học Wollongong.

Nói về những ngày “oai hùng” đó của mình khi vừa làm chủ một nhà hàng vừa đi học, Hoàng vẫn cảm thấy “sướng” và may mắn hơn nhiều so với các du học sinh Việt Nam khác hay như chính bản thân cậu những năm đầu mới bước chân sang Úc.

Năm 2013, với điểm tốt nghiệp thủ khoa Đại học Bách khoa Sài Gòn, Hoàng nhận được học bổng đặc cách sang làm Tiến sỹ cơ khí ở Đại học Wollongong.

Theo đó, dù có tiền học bổng và bố mẹ hỗ trợ, song như bao du học sinh khác Hoàng cũng lao đi làm thêm từ lau chùi, chạy bàn, chuyển hàng…để có tiền trang trải chi phí sinh hoạt và nhất là tích lũy kinh nghiệm làm việc cho bản thân.

Dù biết ngành cơ khí không phải quá khó để xin việc ở Úc, nhưng sau khi học xong Hoàng phát hiện ra sở trường, niềm đam mê của mình là kinh doanh và được làm việc với con người chứ không phải những cỗ máy vô tri.

Được biết, ngay từ khi còn ngồi trên giảng đường Đại học Wollongong, Hoàng đã thể hiện được vai trò lãnh đạo của mình với tư cách là Chủ tịch Hội sinh viên Việt Nam tại Đại học Wollongong.

Theo đánh giá của Hiệu Phó trường Đại học Wollongong, Giáo sư Paul Gollan, trường rất tự hào và đánh giá cao những hoạt động của Vgong, một trong những câu lạc bộ sinh viên năng động và có hiệu quả trong việc kết nối các sinh viên Việt Nam tại Úc.

Theo ông, để có được những thành tựu này là nhờ vai trò dẫn dắt rất lớn từ những sinh viên giỏi, chịu khó, đầy nhiệt huyết như Phan Thế Hoàng.

Cũng là du học sinh nhưng Nguyễn Cương không được may mắn như Hoàng.

Anh sang Úc du học tự túc ngành công nghệ thông tin từ năm 2008. Thời điểm mới sang, theo Cương vì chưa quen biết nhiều, không có kinh nghiệm, tiếng Anh chưa rành lắm nên ngoài giờ đi học chỉ làm thêm những việc vặt vãnh được trả công rất thấp như làm vệ sinh, giao sách báo, bán đồ vặt ở những lễ hội…

Cương chia sẻ, dù số tiền không phải là nhỏ so với mức chi phí ăn uống cho một sinh viên trong một tuần, song ở Úc, đĩa bò bít tết cho suất trưa của một người ở một nhà hàng chưa phải hạng sang cũng có giá trên 30 AUD.

Bạn Nguyễn Cương – du học sinh Việt Nam ở Sydney.

Việc tiết kiệm đối với các du học sinh Việt Nam khi đặt chân tới “sứ xở chuột túi” là điều hiển nhiên.

Chúng ta đều biết Úc là một đất nước phát triển, có mức thu nhập bình quân cao gấp vài chục lần so với Việt Nam.

Thế nên không ngạc nhiên khi một cuộc khảo sát mới công bố cho thấy, có tới 14% sinh viên các trường Đại học ở Úc năm 2017 (tức cứ trong 7 sinh viên thì có 1 em) thường xuyên phải nhịn ăn, hoặc giảm đi tất cả các nhu cầu thiết yếu trong sinh hoạt vì không đủ khả năng chi trả. Trong số này phần đông là du học sinh quốc tế.

Và để có tiền trang trải đủ chi phí cũng như tích lũy kinh nghiệm, khi sang Úc du học các bạn du học sinh phải đi làm thêm.

Được biết, hiện cả Hoàng và Cương đang chờ để được xét trở thành công dân Úc.

Cương và Hoàng chỉ là những ví dụ nhỏ cho rất nhiều trường hợp du học sinh Việt Nam “có công mài sắc, có ngày nên kim” để thành danh trên đất Úc.

Nhưng trong khoảng 30.000 du học sinh Việt Nam ở Úc không phải ai cũng được như vậy.

Theo đó nếu không có sự chịu khó, ý chí và nghị lực, nhiều bạn khi bước chân sang môi trường mới này, trước bước ngoặt lớn của cuộc đời, đã phải bỏ cuộc.

Đã từng có trường hợp một số bạn gia đình có điều kiện cho sang Úc du học, nhưng với bản tính ham ăn chơi, thích đàn đúm, ngại học, không thích đi làm thêm… nên dễ sa cơ lỡ bước, nghiện ma túy, phải về nước khi chương trình học còn dở dang.

Cũng có trường hợp du học sinh thấy ở Úc dễ kiếm việc, dễ kiếm tiền nên dành phần lớn thời gian của mình để đi làm thêm lấy tiền tự trang trải chi phí cho mình và gửi về Việt Nam đỡ cho gia đình…mà quên mất việc chính sang đây là học. Và vì thế vi phạm quy định về thời gian làm thêm đối với sinh viên quốc tế vốn không được quá 20 giờ/tuần.

Đấy là chưa kể đến trường hợp có những bạn vì muốn kiếm được nhiều tiền đã bị dụ dỗ làm những việc phạm pháp.

Trước đó, theo thông báo của Chính phủ Úc, bắt giữ nhiều vụ người Việt ở trái phép hay tham gia các hoạt động phạm pháp, đặc biệt buôn bán và trồng cần sa.

Thống kê cho thấy trong số này có hơn 2.300 người Việt Nam đang lưu trú bất hợp pháp (quá hạn visa) với nhiều người trong số này là sinh viên.

Trước tình hình này, Bộ Nội vụ Úc cũng phải từng đưa ra giới hạn đỏ về cấp visa du học cho những sinh viên đến từ một số tỉnh cụ thể của Việt Nam do những hình ảnh xấu mà đa số du học sinh những tỉnh đó gây ra ở Úc.

Thế nên mới có chuyện, Úc là chân trời mới với những cơ hội ngang bằng cho tất cả. Với những ai có ý chí, nghị lực, biết làm chủ, chiến thắng được chính mình thì sẽ thu được những trái ngọt.

Còn ngược lại thì chính những du học sinh và gia đình họ phải nhận trái đắng từ việc du học ở nước ngoài.

Video: Ảnh hưởng covid 19 Gần một triệu người Úc bị mất việc làm

Định Cư Úc Thông Qua Mua Trái Phiếu Chính Phủ

Không cần áp lực kinh doanh, Trái phiếu Chính phủ Úc là giải pháp tối ưu cho cả gia đình muốn lấy quyền định cư vĩnh viễn và trở thành người có quốc tịch Úc

Tài sản đầu tư của nhà đầu tư được đảm bảo an toàn tuyệt đối, và đặc biệt hiệu quả nhất là trong thời kỳ có các biến động kinh tế. Nhà đầu tư sẵn sàng mua trái phiếu trị giá 1,5 triệu AUD, tương đương khoảng 24 tỷ VNĐ, hoàn tiền sau 4 năm và nhận lãi suất từ Kho bạc Nhà nước Úc.

Lợi ích của chương trình

Với chương trình định cư Úc thông qua mua trái phiếu chính phủ, cả gia đình nhận visa định cư Úc, con cái học miễn phí từ lớp 1 đến hết lớp 12. Đồng thời, gia đình được quyền mua và sở hữu vĩnh viễn bất động sản Úc đã sử dụng.

Đây là chương trình định cư Úc lâu đời và đã có lịch sử nhiều trường hợp thành công. Sau khi nhận visa định cư thì gia đình có thể nhận quốc tịch Úc sau 5 năm định cư.

Khi nào được hoàn tiền đầu tư trái phiếu và hình thức nhận lãi suất ra sao?

Trái phiếu chính phủ Úc đáo hạn cố định sau 4 năm kể từ ngày phát hành chứng chỉ đầu tư. Lãi suất của trái phiếu là cố định trong 4 năm, được Kho bạc Nhà nước niêm yết và xác định vào ngày phát hành. Chính phủ Úc sẽ tự động trả lãi suất vào tài khoản ngân hàng Úc của nhà đầu tư, mỗi 6 tháng 1 lần.

Nhà đầu tư có thể coi đây như một khoản tiết kiệm bằng AUD với kỳ hạn 4 năm vừa giúp nhà đầu tư nhận visa định cư mà vừa có lãi suất.

Ai được phép đứng tên sở hữu trái phiếu Úc?

Kho bạc Úc cho phép tối đa 2 người, từ 18 tuổi trở lên được đứng tên sở hữu trái phiếu. Người đứng đơn chính của hồ sơ định cư Úc sẽ ghi tên đầu tiên và sau đó là thành viên phụ thuộc trong gia đình.

Nếu hồ sơ bị từ chối, nhà đầu tư có được hoàn tiền đầu tư?

Nếu Bộ Di trú Úc không cấp quyền định cư cho nhà đầu tư và gia đình, Kho bạc Úc sẽ mua lại trái phiếu và hoàn 100% số tiền. Nhà đầu tư không có rủi ro về vốn.

Điều kiện cơ bản để tham gia chương trình là gì?

Để tham gia chương định cư Úc thông qua mua trái phiếu chính phủ, nhà đầu tư cần đáp ứng các yêu cầu:

Dưới 55 tuổi

Tổng tài sản (gồm bất động sản, sổ tiết kiệm, cổ phần công ty,…): Từ 40 tỷ VNĐ trở lên

Có ít nhất 3 năm sở hữu doanh nghiệp hoặc 3 năm kinh nghiệm đầu tư.

Với chính sách an sinh xã hội hàng đầu, chăm sóc sức khỏe miễn phí và hỗ trợ giáo dục, Úc là địa điểm đầu tư định cư lý tưởng của các doanh nhân Việt Nam.

Khi trở thành thường trú nhân Úc, các doanh nhân sẽ được đi lại tự do trên 153 nước. Điều này sẽ tạo ra điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập, mở rộng quy mô kinh doanh sang nhiều nước trên thế giới. Nếu chính thức trở thành công dân Úc, các doanh nhân và người thân có thể tự do đi lại ở cả những quốc gia khó xin visa như Anh, châu Âu, Hàn Quốc, Canada, Nhật Bản.

Mọi thắc mắc về định cư Úc xin vui lòng liên hệ:

Email: info@mapleleafvn.com

Website: www.mapleleafvn.com

Hotline: 0993 971 000 – 0286 286 3010

Tầng 5, A.M Tower, 56 Nguyễn Đình Chiểu, Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí MinhTầng 8, Hoà Bình Tower, 106 Hoàng Quốc Việt, Quận Cầu Giấy