Top 10 # Xem Nhiều Nhất Xin Học Bổng Tiến Sĩ Ở Đức Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Maubvietnam.com

Một Số Chiến Lược Xin Học Bổng Tiến Sĩ Và Sau Tiến Sĩ Ở Nước Ngoài

Muốn có chiến lược tốt, bạn phải dựa trên những nguyên tắc căn bản tốt. Tuỳ vào hoàn cảnh, vị trí của các bạn mà sử dụng một hay nhiều nguyên tắc để hình thành nên các chiến lược khác nhau. Cốt lõi của những chiến lược tốt để tìm lab, xin học bổng, xin postdoc, theo tôi phải dựa trên những nguyên tắc sau:

Nguyên tắc 0: Đánh giá được bản thân

Việc đánh giá được mức độ cạnh tranh của bản thân trước mọi cuộc ganh đua là một điều quan trọng bậc nhất. Muốn đánh giá tốt bản thân mình, các bạn phải biết so sánh mình với người khác một cách hợp lý. Điều này tưởng chừng đơn giản, nhưng khá khó, vì dễ bị chủ quan. Một cách khách quan là bạn nên hỏi han một số anh chị/ bạn bè có kinh nghiệm, xin ý kiến về mức độ cạnh tranh của mình.

Các bạn nên nhớ khi đi xin vào bất kỳ một lab nào, điều quan trọng nữa [từ việc đánh giá tốt bản thân] là bạn phải biết cách “show off your skills”. Các Giáo sư (GS) mong muốn tìm người có kĩ năng [như viết code, scripts dùng thiết bị, lắp ráp, chế tạo dụng cụ], có khả năng tự nghiên cứu và trình bày tốt, có khả năng giao tiếp, trao đổi với đồng nghiệp và bạn bè.

Cách chứng minh tốt nhất cho điều này là bạn phải có kinh nghiệm nghiên cứu (công bố trên tạp chí, hội nghị quốc tế), và thư giới thiệu từ chính người hướng dẫn của bạn. Điểm số như GRE, Toefl, hay gì đó là quan trọng đối với trường nhận bạn; còn đối với GS, họ lưu ý nhiều tới những thông tin mà cho thấy rõ ràng kĩ năng và khả năng nghiên cứu tốt.

Nguyên tắc 1: Nghiên cứu kỹ lưỡng các lab trước khi bày tỏ ý muốn gia nhập

Nếu các bạn nghĩ càng gửi vào nhiều lab thì xác suất thành công của bạn càng cao, thì theo tôi là khá sai lầm. Điều này xuất phát từ nhiều yếu tố như thiếu kiên nhẫn, nóng lòng muốn xin được một vị trí, do đó gần như ai cũng mắc lỗi này lúc đầu. Lỗi này nhiều khi nghiêm trọng tới mức bạn được nhận vào một lab rất tệ, rất khó xin việc sau này. Vì thế việc dành thời gian tìm hiểu kĩ lưỡng về các trường, các khoa, các GS giúp bạn rất nhiều thứ:

(1) Rút gọn số lượng các trường mà bạn nghĩ là cạnh tranh được. Như tôi, tôi thường chọn 4-5 trường hay lab lúc đầu. Nếu thất bại, thì thử các lab tiếp theo, chứ không gửi đi một loạt 20 hay 50, thậm chí là 100 lab, hay công ty.

Với số lượng trên 20 hồ sơ bạn gửi đi, thì chắc chắn chúng sẽ đem lại cho bạn cảm giác thất bại rất lớn. Thay vào đó, gửi từng số nhỏ (4-5) một hay thậm chí là từng lab/trường/công ty trong từng tuần. Thường các lab sẽ trả lời sớm cho bạn biết, các trường hay công ty thì lâu hơn.

(2) Cho bạn thêm thời gian để hoàn thiện các yếu tố như Cover Letter, CV, Research Statements, v.v, sau một vài lần bị từ chối. Nếu làm liên tục trong vài tháng tới con số 20 hồ sơ mà đều bị từ chối thì bạn nên dừng lại. Vì có điều gì đó không ổn trong hồ sơ của bạn.

(3) Networking. Khi các bạn tìm hiểu kĩ, bạn sẽ tìm được thêm bạn bè, hay tìm được người để hỏi han, giúp bạn đánh giá tốt hơn về hồ sơ.

(4) Không nên gửi hồ sơ cho nó có vì điều này chỉ mang lại cho bạn cảm giác thất bại nhiều hơn, buồn chán nhiều hơn mà thôi.

Nguyên tắc 2: Tránh ùa theo đám đông

Nếu các bạn hiểu Nguyên tắc 1, thì các bạn cũng sẽ thấy rõ tại sao bạn không nên ùa theo đám đông gửi hồ sơ cho một vài lab mới có tuyển dụng. Nếu bạn nghiên cứu kĩ lưỡng về lab đó, biết mình phù hợp thì gửi, còn nếu có cảm giác không hợp lắm, thì STOP. Việc “ùa theo đám đông” cũng chỉ đem lại cho bạn thêm cảm giác thất bại thôi.

Phần lớn các GS làm như sau: chỉ cần 30 giây là biết bạn có thích hợp với lab không, 20 phút để biết khả năng của các bạn tới đâu, rồi sẽ rút gọn tới 3-5 candidates; dành vài ngày suy nghĩ, rồi mới quyết định gửi email tới 1-3 người tốt nhất. Nên nếu các bạn gửi hồ sơ mà không chuẩn bị kĩ lưỡng, mà Ùa theo đám đông thì xác suất bị OUT rất cao.

Nguyên tắc 3: Viết CV thích hợp và Cover letter thật tốt

Nếu các bạn gửi hồ sơ sang Bắc Mỹ thì CV phải theo kiểu Bắc Mỹ. Trong CV làm rõ kinh nghiệm, kỹ năng, công bố trên tạp chí nào, hay đang trong tình trạng bình duyệt hay đang được viết.

Cover letter (thư giới thiệu) thì phải viết rõ ràng cho từng lab, đưa ngay ra thành tựu của mình, kĩ năng của mình, cho người đọc (GS) thấy là mình phù hợp với lab. Thư giới thiệu không được viết quá dài, nên khoảng 300-500 chữ.

Nếu bạn tìm hiểu kĩ lượng về lab đó, viết cũng sẽ dễ hơn, vì bạn phải chứng minh với lượng số chữ đó, bạn là người phù hợp với lab đó, để xin phỏng vấn (qua Skype, hay được mời trực tiếp).

Nguyên tắc 4: Be very nice (Dễ mến và lịch sự)

Trong bất kỳ tình huống nào, gặp mặt trực tiếp hay trao đổi qua email, bạn cũng phải biết dùng ngôn ngữ một cách lịch thiệp. Bạn viết cho sinh viên, postdoc trong lab đó thì bạn cũng phải lịch sự. Xin ý kiến của các anh chị có kinh nghiệm cũng phải lịch sự. Tôi hay mời cà phê cho ai giúp tôi cái gì đó, bạn cũng nên thử để cho thấy bạn nghiêm túc khi tiếp xúc hay xin ý kiến.

Nguyên tắc 5: Chủ động kết nối

Nếu bạn tham gia hội nghị, hội thảo, thì phải chủ động kết nối, viết email thật nice, thật lịch sự, để xin gặp, xin phỏng vấn trực tiếp. Bạn nên biết nhiều anh chị (rất giỏi) mà cũng phải làm như vậy, và nhiều người xin được vào làm Postdoc hay PhD ở những lab rất tốt nhờ gặp vài lần ở hội thảo hội nghị đó.

Nguyên tắc 6: Chuẩn bị và chuẩn bị

Nếu bạn thiếu bất kỳ kĩ năng nào như viết CV, Cover letter, Research Statement (báo cáo nghiên cứu), hay kĩ năng nghiên cứu, thì bạn phải dành đủ thời gian chuẩn bị tốt những gì bạn viết trước khi gửi hồ sơ đi. Nếu thời gian chuẩn bị là 2 năm, thì dành hẳn hai năm trước khi tin là mình cạnh tranh được. Vì một khi bạn chuẩn bị tốt, dù mất hai năm, nhưng bạn chỉ cần thành công một lần là đủ, với học bổng $20.000 – $30.000/năm cho PhD.

Nhớ điều này: “May mắn chỉ ở lại với những ai chuẩn bị nó tốt nhất”.

Nguyên tắc 7: Chấp nhận và hiểu rõ thất bại

Đôí với tôi đây là nguyên tắc quan trọng bậc nhất trong cuộc sống nói chung. Con đường mà chúng ta đi, đôi khi sẽ bị vấp ngã hay đầy rẫy sai lầm. Gần như không ai không thất bại khi tìm kiếm hướng đi, một giải pháp, một cuộc sống mới, một nghề nghiệp mới.

Chính những người không thất bại lại là những người khó học được bài học của thất bại là sự khiêm tốn, sự ham học hỏi và sự kiên trì. Chấp nhận và hiểu rõ thất bại mới giúp chúng ta thành công hơn, và gặt hái được những thành quả cuối cùng, quan trọng nhất. Thất bại mớí làm tôi hiểu rõ tầm quan trọng của 7 nguyên tắc trên.

Steve Jobs nói “stay hungry, stay foolish” có nghĩa chúng ta phải ham học hỏi (vì đói kiến thức chứ không phải vì no nê), phải chấp nhận sai lầm (vì không biết trước điều gì sẽ làm chúng ta trở nên ngốc nghếch lúc ban đầu) để trở nên khôn ngoan hơn nhờ học được bài học của sự thất bại.

TS. Ngô Anh Văn (Nghiên cứu sau tiến sĩ Đại học Calgary, Canada)

Học Bổng Tiến Sĩ &Amp; Sau Tiến Sĩ

Viện khoa học tính toán (INCOS) trực thuộc Đại học Tôn Đức Thắng (TDTU) đang tìm kiếm các ứng viên nghiên cứu sinh (NCS) (không phân biệt quốc tịch) cho 05 suất học bổng tiến sĩ ngành Khoa học tính toán thuộc các lĩnh vực nghiên cứu sau:

Tính toán hiệu năng cao (High Performance Computing, HPC);

Cơ học tính toán;

Tính toán trong xây dựng;

Cơ điện tử tính toán;

Vật lý tính toán;

Tối ưu hóa;

Trí tuệ nhân tạo;

Hóa học tính toán;

Vật liệu tính toán;

Và các chuyên ngành khoa học tính toán khác.

Để xác định các hướng nghiên cứu cụ thể, NCS cần liên hệ và trao đổi với người hướng dẫn phù hợp (theo danh sách bên dưới).

Giá trị học bổng: Trường đại học Tôn Đức Thắng có chính sách học bổng trình độ đào tạo tiến sĩ dựa trên cam kết công bố quốc tế ISI/SCOPUS của nghiên cứu sinh; Người học được nhận học bổng theo từng học kỳ vào tài khoản cá nhân của mình

Các loại hình học bổng và điều kiện cấp học bổng:

Học bổng toàn phần trong 3 năm học chương trình Tiến sĩ (100% học phí): NCS đăng ký công bố 02 bài báo ISI (tác giả thứ nhất hoặc tác giả gửi bài, theo quy định của TDTU) trước khi bảo vệ luận án.

Học bổng bán phần trong 3 năm học chương trình Tiến sĩ (50% học phí): NCS đăng ký công bố 01 bài báo ISI (tác giả thứ nhất hoặc tác giả gửi bài, theo quy định của TDTU) trước khi bảo vệ luận án.

Lưu ý: việc đăng ký chỉ tiêu công bố của NCS cần có sự chấp thuận của người hướng dẫn. Danh sách người hướng dẫn:

Các giáo sư, tiến sĩ thuộc Viện khoa học tính toán (INCOS), Đại học Tôn Đức Thắng (TDTU)

Các giáo sư, tiến sĩ khác thuộc Đại học Tôn Đức Thắng

Và các giáo sư cộng tác thuộc các Đại học khác trong và ngoài nước.

Kinh Nghiệm Học Bổng Tiến Sĩ Toàn Phần Ở Anh

– Undergraduate: BA in International Economics, Học viện Ngoại Giao Việt Nam (2:1)

– Kinh nghiệm làm việc: không đáng kể, vì mình chưa có 1 permanent job nào, chỉ là các job trong khoảng thời gian vài tháng giữa các bậc học (mình tốt nghiệp ĐH xong là học Ths, giờ là TS luôn).

– Về học bổng: Full PhD scholarship (full tuition fees + annual maintenance stipend + research training support grant) awarded by Sheffield University Management School.

Mình thành công học bổng tiến sĩ là vì..

Nhìn qua CV của mình thì có thể thấy đó là 1 CV rất bình thường, nếu đặt cạnh CV của các ứng viên khác thì nguy cơ chìm nghỉm rất cao. Vậy nên theo cá nhân mình, lí do mình thành công trong apply học bổng là vì:

Tìm hiểu về một số học bổng toàn phần ở Anh

Chọn trường

Ở Anh thì có 2 cách để có admission vào chương trình PhD. 1 là có ý tưởng cho 1 research của riêng mình, viết proposal rồi gửi đi các trường, Giáo sư nào thấy interest in topic của mình thì sẽ hẹn lịch phỏng vấn, ok thì sẽ có offer. Cách 2 là apply trực tiếp vào các funded projects. Trường hợp của mình thì mình làm theo cách 1, tức là viết 1 proposal rồi gửi đi các trường mà có giáo sư có research interests tương tự và trường có offer học bổng cho international students (mình đã lọc danh sách các trường qua web chúng tôi

Chuẩn bị sớm

mình chuẩn bị hồ sơ, tập trung vào viết research proposal khá sớm, từ tháng 8/2014. Đến tháng 10 thì mình đã hoàn thành xong hồ sơ và gửi đi các trường, đến tháng 11 mình bắt đầu phỏng vấn với profs các trường và đến tháng 12 thì có offer. Sau khi có offer thì tiến hành apply học bổng. Việc chuẩn bị sớm đã giúp mình có nhiều thời gian chau chuốt cho bài luận xin học bổng và chuẩn bị cho buổi interview học bổng hơn

Chuẩn bị research proposal

Về research topic thì mình khuyên là các bạn nên nghĩ 1 vài topic và research methods, sau đấy liên hệ với các thầy đã từng dạy mình để tham khảo ý kiến xem topic và methods của mình có khả thi không trước khi bắt tay vào viết proposal. Việc viết proposal cũng sẽ tốn kha khá thời gian để hoàn thành và chỉnh sửa. 1 lưu ý nhỏ nhưng nhiều bạn hay quên đó là bên cạnh check lỗi chính tả, ngữ pháp, các bạn cần chú ý check cả citation và references (để cho chắc chắn thì nên dùng citation và references theo Harvard style).

Phỏng vấn học bổng

Nguồn: Theo Scholarshipplanet

Học Bổng Tiến Sĩ Jds

V/v Học bổng tiến sĩ JDS – Nhật Bản niên khóa 2021-2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo về việc Chính phủ Nhật Bản cấp viện trợ không hoàn lại để thực hiện Chương trình Học bổng Phát triển nguồn nhân lực cho Việt Nam (JDS) năm 2020, bậc tiến sĩ cho khóa 2021 – 2024 như sau:

1. Thông tin về Chương trình học bổng JDS

Học bổng JDS bậc tiến sĩ dành cho các ứng viên đã tốt nghiệp thạc sĩ của chương trình JDS hiện đang công tác tại các cơ quan nhà nước của Việt Nam để theo học chương trình tiến sĩ giảng dạy bằng tiếng Anh trong thời gian 03 năm tại các trường đại học của Nhật Bản cho các ngành học sau: Tăng cường hệ thống kinh tế thị trường (Kinh tế công, Quản trị công), Giao thông/Phát triển đô thị, Năng lượng, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Môi trường, Ứng phó với Biến đổi Khí hậu và Thảm họa Môi trường, Tăng cường hệ thống luật pháp và Tăng cường năng lực hành chính công. Chương trình đào tạo sẽ trang bị những kỹ năng phân tích và quản lý hiện đại cho cán bộ để có thể thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước trong các lĩnh vực. Chương trình dự kiến tiếp nhận tối đa 03 nghiên cứu sinh bậc tiến sĩ cho khóa 2021-2024.

2. Đối tượng và điều kiện dự tuyển

– Tốt nghiệp thạc sĩ của chương trình JDS, hiện đang công tác tại các cơ quan nhà nước, các trường đại học và cao đẳng công lập trên cả nước và các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước (trong đó có ít nhất 06 tháng làm việc toàn thời gian tại cơ quan hiện tại có đóng bảo hiểm xã hội); đủ sức khỏe đi học tại nước ngoài;

– Không quá 45 tuổi tính đến ngày 01/4/2021;

– Được cơ quan phê duyệt cho tham dự khóa học tiến sĩ trong vòng 3 năm tại Nhật Bản (từ tháng 8/2021 đến tháng 10/2024);

– Được các giáo sư tại các trường đại học tại Nhật Bản chấp nhận hướng dẫn đề tài trong suốt khóa học tiến sĩ;

– Cam kết hoàn thành chương trình đào tạo và trở về phục vụ tại cơ quan cử đi học hoặc theo yêu cầu của Nhà nước. Những người không hoàn thành chương trình đào tạo, tự bỏ học, bị buộc thôi học hoặc sau khi tốt nghiệp không trở về nước phục vụ, không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của người được cấp học bổng phải đền bù kinh phí đào tạo theo quy định của chính phủ Việt Nam;

– Đối với các trường hợp chưa hoàn thành nghĩa vụ của người được cấp học bổng đã nêu trong Cam kết của Chương trình JDS bậc thạc sĩ nhưng được cơ quan chấp thuận nộp hồ sơ dự tuyển và theo học bậc tiến sĩ, sau khi hoàn thành bậc học tiến sĩ phải quay về cơ quan cử đi học và tiếp tục thực hiện nghĩa vụ đã nêu trong các Cam kết của cả hai bậc học theo quy định của JDS;

– Ngành học đăng ký dự tuyển phải phù hợp với công việc hiện tại, được cơ quan phê duyệt trong công văn cử đi dự tuyển;

– Đối với trường hợp tốt nghiệp đại học, thạc sĩ ở nước ngoài nhưng không do Bộ Giáo dục và Đào tạo cử đi học hoặc tốt nghiệp các chương trình đào tạo đại học, thạc sĩ phối hợp với nước ngoài thực hiện tại Việt Nam cần có giấy chứng nhận văn bằng tương đương do Cục Quản lý chất lượng – Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp;

– Không xét tuyển ứng viên thuộc các trường hợp sau:

+ Đã từng được cơ quan Nhà nước cử đi học ở nước ngoài nhưng không hoàn thành khóa học hoặc không thực hiện việc báo cáo tốt nghiệp theo quy định;

+ Đang làm việc tại cơ quan trong nước nhưng không có văn bản của cơ quan trực tiếp quản lý đồng ý cử dự tuyển;

+ Đã được cấp học bổng đi học đại học/sau đại học ở nước ngoài, hiện có các ràng buộc về nghĩa vụ, trách nhiệm hoặc thuộc diện bồi hoàn kinh phí đào tạo.

3. Các tiêu chí tuyển chọn

– Khả năng lãnh đạo, khả năng đóng góp cao cho đất nước sau khi tốt nghiệp;

– Năng lực và thành tích tốt trong học tập và công tác;

4. Hồ sơ và quy trình đăng ký

Văn phòng Dự án JDS gửi thông báo tuyển sinh, bộ hồ sơ dự tuyển và tài liệu hướng dẫn tuyển sinh cho cựu du học sinh JDS qua email. Ứng viên nộp hồ sơ giấy trực tiếp tại văn phòng hoặc qua đường bưu điện về địa chỉ: Trung tâm Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICE), Văn phòng Dự án học bổng JDS tại Việt Nam (Tầng 3, tòa nhà Việt – Nhật (VJCC), Trường Đại học Ngoại Thương, 91 Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội, ĐT: 024 3934 7711/12, Email: j ds.vietnam@jice.or g).

Trước khi gửi hồ sơ giấy, ứng viên phải quét (scan) lưu lại toàn bộ hồ sơ sang các files định dạng PDF (mỗi loại tài liệu quét thành 01 file riêng dung lượng không quá 1 MB) để đăng ký trực tuyến trên hệ thống online của Cục Hợp tác quốc tế – Bộ Giáo dục và Đào tạo tại địa chỉ sau: http://tuyensinh.vied.vn/. Mọi vấn đề về kỹ thuật, ứng viên vui lòng liên hệ qua email: hotrodangky@vied.vn.

Thời hạn nộp hồ sơ giấy và hồ sơ online: Trước 17:00 ngày 18 tháng 01 năm 2021 (thời hạn nộp hồ sơ giấy tính theo dấu bưu điện chuyển hồ sơ đến Văn phòng Dự án học bổng JDS nếu nộp hồ sơ qua đường bưu điện).

Hồ sơ hợp lệ là hồ sơ có đủ các giấy tờ quy định đối với học bổng dự tuyển, được nộp trong thời hạn quy định của Thông báo tuyển sinh (bao gồm cả hồ sơ online và hồ sơ giấy). Người khai hồ sơ dự tuyển không đúng và người xác nhận sai sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam.

5. Chế độ Học bổng a) Trong quá trình tuyển sinh ở Việt Nam:

– Miễn phí thi TOEFL ITP và kiểm tra sức khỏe do JICE tổ chức;

– Hỗ trợ phí đi lại và lưu trú cho các vòng tuyển sinh (chỉ dành cho các ứng viên khu vực ngoài Hà Nội)

b) Sau khi trúng tuyển:

– Miễn phí xin visa;

– Học phí tại các cơ sở giáo dục sau đại học Nhật Bản;

– Vé máy bay khứ hồi Việt Nam ↔ Nhật Bản;

– Sinh hoạt phí hằng tháng tại Nhật Bản;

– Trợ cấp ban đầu cố định để mua máy tính, học liệu;

– Hỗ trợ tìm nhà ở và miễn phí tiền đặt cọc nhà ở tại Nhật;

– Chi phí tham dự hội thảo trong nước Nhật và quốc tế;

– Chi phí vận chuyển đồ đạc về Việt Nam sau khi học xong

6. Dự kiến tiến độ tuyển sinh

Ban Hợp tác quốc tế trân trọng thông báo đến cán bộ quan tâm dự tuyển./.