Các học bổng này thường là từ:
(1) Dự án của công ty cho trường. Hai bên hợp tác và họ cần sinh viên làm cho họ, bởi vậy các khóa master cũng thường thiên về research hơn là taugh course.
(2) Dự án châu Âu (EU projects) do trường/thầy kéo về.
(3) Các quỹ nghiên cứu từ UK, ví dụ EPSRC Doctor training centres (thường ít cho sinh viên international)
(4) Học bổng của trường
Hầu hết các học bổng đều là học bổng toàn phần hoặc gần toàn phần. Mình nói học bổng gần toàn phần là vì có những HB họ cho mình học phí UK/EU (thấp hơn học phí cho sinh viên international), nhưng tiền sinh hoạt phí theo EU nên khá cao, chi tiêu tiết kiệm có thể bù bớt sang cho học phí. Một số HB khác thì mức tiền bạn được nhận có thể thấp hơn.
Ở dạng này, do được làm việc, hợp tác với các công ty nên các bạn có thể coi mình đã có một chút kinh nghiệm đi làm trong thời gian đi học. Điều này là một điểm cộng vì nó sẽ khiến các công ty competitors làm cùng lĩnh vực để ý đến bạn sau khi ra trường.
Kinh nghiệm của anh chị đi trước chia sẻ thì quy trình tuyển chọn khá giống với quy trình tuyển dụng, nhưng đơn giản hơn. Tức là sau khi nộp hồ sơ, thầy sẽ shortlist và mời đi phỏng vấn.
“Lần mình đi phỏng vấn thì có thêm một bạn nữa. Hai candidates cùng được mời đến công ty một hôm, ăn trưa với nhóm rồi thay nhau được gọi vào phỏng vấn. Thầy hướng dẫn trực tiếp mình sau này cũng đến công ty và cùng 2-3 staffs của công ty để phỏng vấn.“
Nội dung phỏng vấn gồm có presentation, hỏi đáp về các điểm trong CV của mình và hỏi về background chính mà sau này sẽ cần cho quá trình làm PhD.
Cảm nhận của mình thì họ ko yêu cầu quá cao về Tiếng Anh, miễn là đủ yêu cầu cho đầu vào khoá học. (Thực sự ngày ấy tiếng Anh mình kém hơn bạn cùng phỏng vấn với mình, nhưng mình được nhận thay vì bạn ấy). Tuy nhiên họ lại để ý nhiều đến CV và background của ứng viên.
Công việc nghiên cứu trong quá trình làm PhD đem lại cho bạn nhiều kỹ năng khác biệt. Làm PhD đem lại cho bạn cơ hội giao lưu, trao đổi và tạo network với nhiều chuyên gia học thuật.
Làm PhD khá hay được du lịch (free) khi bạn tham dự các hội thảo chuyên ngành, các cuộc họp project…
Phổ nghề nghiệp có xu hướng hẹp lại, nhưng không có nghĩa là nó đóng kín mọi con đường. Tỷ lệ thất nghiệp chung của PhD không hề cao hơn các bằng cấp khác (cùng với thu nhập không tệ); chỉ một thiểu số tốt nghiệp PhD có thể kiếm các vị trí permanent trong academics (làm tenured scientist, lecturer, professor,…), nhưng không có nghĩa là đa số còn lại là thất nghiệp (mà họ có thể hướng ra các công việc đòi hỏi các kỹ năng ở một nhà nghiên cứu.
Nghiên cứu (trong quá trình làm PhD) mang tính tự do cao (kỹ năng quan trọng để phát triển PhD là có critical thinking tốt cộng với óc phân tích và sáng tạo). Môi trường học thuật cũng là một môi trường rất ngang bằng (nhất là ở UK) ít phân biệt đẳng cấp. Cách đối xử giữa đồng nghiệp, giáo viên hướng dẫn – sinh viên khá văn minh, bình đẳng và ít kỳ thị.
Niềm vui của việc làm PhD là tìm ra tri thức mới thông qua hoạt động nghiên cứu. Ttrong khi theo học tiến sĩ hay sau khi tốt nghiệp, thí sinh có thể sẽ gặp gỡ và làm việc với những người thông minh nhất trên hành tinh này. Thí sinh sẽ tiếp cận và tiến dần đến những lí tưởng và ý tưởng không nằm trong tầm tay của mình, và để làm việc đó, thí sinh sẽ cảm thấy tri thức mình trưởng thành thêm. Thí sinh sẽ giải quyết nhiều vấn đề mình chưa bao giờ gặp trước đó. Thí sinh sẽ khám phá các khái niệm chưa bao giờ được nghe đến. Thí sinh sẽ phát hiện những nguyên lí có thể làm thay đổi xã hội và con người.
Khánh Ngọc (SSDH)