Top 11 # Xem Nhiều Nhất Xin Học Bổng Ở Harvard Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Maubvietnam.com

Con Gái Người Lao Công Ở Sài Gòn Giành Học Bổng Của Đh Harvard

Buổi tối thứ bảy 16/7, căn nhà xập xệ rộng chưa tới 20 m2 trên đường Mai Thị Lựu (quận 1, TP HCM) của Trần Thị Diệu Liên – nữ sinh vừa đoạt học bổng trị giá hơn 300.000 USD (gần 7 tỷ đồng) của Đại học Harvard rộn rã tiếng cười. Gần một tháng nữa, Diệu Liên sẽ lên đường sang Mỹ làm thủ tục nhập học nên cả nhà tranh thủ thời gian quây quần bên nhau để chuyện trò.

Bố của Liên – ông Trần Văn Dư (52 tuổi) – cho biết, con gái vốn trầm tính, khiêm tốn và nỗ lực trong học tập. “Ngay khi cả nhà nhận được tin Liên đoạt học bổng Harvard, ai cũng mừng vui nhưng cháu dặn đừng cho ai biết”, ông Dư nói.

Hơn 20 năm trước, ông Dư từ Thái Bình vào Sài Gòn lập nghiệp với hai bàn tay trắng. Ông kết hôn với bà Nguyễn Thị Lộc (42 tuổi, quê Thanh Hóa) và hai năm sau đón con gái đầu lòng Trần Thị Diệu Liên. Năm Liên lên 3 tuổi, bà ngoại thương con cháu khó khăn, chưa có nhà nên cho vợ chồng ông Dư ở nhờ.

Ánh mắt đượm buồn xen lẫn niềm tự hào, ông Dư kể, từ hồi học mẫu giáo đến tận lớp 12, năm nào con gái đầu lòng cũng đạt danh hiệu học sinh giỏi. Mỗi năm học, cô bé mang nhiều tấm giấy khen và dán khắp nhà. Đến khi bức tường bé xíu của căn nhà không đủ chỗ dán nữa, ông Dư xếp những tấm giấy khen thành xấp đóng lên giá sách.

Vì vợ bận bịu công việc từ sáng đến tối nên mọi chuyện học hành của con cái, ông Dư đều theo sát, từ những đợt “săn” học bổng đến các cuộc thi, từ những thành công với những tấm giấy khen, phần thưởng đến những giọt nước mắt khi thua cuộc. “Lúc nào tôi cũng vui, chẳng màng đến thành tích, phần thưởng vì thấy con mình trưởng thành, nỗ lực. Cả đời vợ chồng tôi đã sống trong nghèo khổ nên ước nguyện là mong con học giỏi để thoát nghèo”, ông Dư thổ lộ.

Khác với nét điềm tĩnh của người cha, bà Lộc – mẹ của Liên – nước mắt lưng tròng khi kể về về con gái. Gần 20 năm nay, bà làm lao công cho một trường đại học tại TP HCM. Công việc vất vả, đi sớm về muộn, bà không có nhiều thời gian cho con cái. “Khi tôi về đến nhà thì lại luôn tay nấu cơm nước cho cả nhà. Liên và em gái thì đi học đến 8-9h tối mới về, lại cặm cụi học bài rồi cả nhà đi ngủ. Chỉ đến cuối tuần mẹ con mới có thời gian gần gũi”, bà Lộc kể.

Người mẹ cũng thú thật chẳng biết Đại học Harvard mà con gái đoạt học bổng ở đâu, như thế nào. Chỉ khi nghe nhiều người nói đó là trường hàng đầu thế giới, dành cho những sinh viên ưu tú thì bà òa khóc vì tự hào.

Chỉ tay về bức tường treo đầy bằng khen, huy chương của con gái, bà nói: “Mỗi lần mệt mỏi vì công việc hay tủi thân vì hoàn cảnh nghèo khó, nhìn lên bức tường này là tôi quên hết tất cả”. Nói đến đây, bà Lộc lại chực khóc.

Đưa tay lau những giọt nước mắt lăn dài trên má, người mẹ kể về những ngày thơ ấu nghèo khó của Liên. Nhà nghèo, chuyện ăn, học, quần áo của Liên lúc nào cũng thua thiệt chúng bạn ở Sài Gòn nhưng không lúc nào cô bé ca thán hay tự ti mà luôn năng nổ, học chăm.

“Gặp phụ huynh khác hay hàng xóm, ai cũng khen con mình khiến tôi cảm thấy thơm lây. Mình làm lao công mà có con học giỏi nên ai cũng thương”, bà Lộc sụt sùi.

Người mẹ tâm sự, điều bà lo lắng nhất cho Liên lúc này là chuyện ăn ở, học hành của con gái ở xứ người. “Không biết thức ăn bên đó có hợp khẩu vị của cháu không. Thời tiết bên đó thì lạnh lắm, lỡ không may đau ốm không có ai bên cạnh thì sao. Rồi môi trường mới, bạn bè mới, không biết nó có hòa nhập được với người ta”. Nói rồi, bà thủ thỉ: “Còn một tháng nữa, tôi tranh thủ nấu cho cháu món bún mắm chứ qua đó thèm cũng không có”.

Thấu hiểu niềm tự hào của cha mẹ trước thành công của bản thân, song, Diệu Liên luôn từ tốn và kiệm lời khi nhắc về những thành tích của chính mình. Liên kể, hồi học cấp ba, em xin phép bố mẹ đi dạy tiếng Anh ở các mái ấm tình thương cho trẻ khuyết tật sau giờ trên lớp. Việc làm từ thiện này xuất phát từ lời căn dặn của bố mẹ là phải biết chia sẻ, thương yêu những người có hoàn cảnh kém may mắn hơn mình.

Hết lớp 12, Liên đậu vào ngành khoa học của một trường đại học tại TP HCM theo diện học bổng toàn phần. Lúc này, Liên tranh thủ đi dạy thêm tại các trung tâm ngoại ngữ, vừa kiếm thêm thu nhập phụ giúp bố mẹ, vừa trau dồi kỹ năng.

Em quyết định bảo lưu một học kỳ tại đại học này để theo đuổi học bổng du học – một “cuộc chơi” mà em từng thất bại trước đó. Đến tháng 4 vừa qua, Liên đã thành công khi Đại học Harvard gọi tên với học bổng toàn phần suốt bốn năm học trị giá gần 7 tỷ đồng.

Từng là học sinh chuyên Anh, giỏi ngoại ngữ nhưng đam mê lớn nhất của nữ sinh này lại là khoa học kỹ thuật. Từ nhỏ, Liên đã thích đọc sách về khoa học, những câu chuyện về các nhà khoa học vĩ đại của thế giới như Nobel, Edison, Newton… Liên sử dụng thành thạo các phần mềm đồ họa để giúp bố trong công việc thiết kế đồ họa.

Liên thổ lộ, con đường du học mà em quyết theo đuổi không phải là duy nhất để đến thành công. “Em đeo đuổi học bổng du học vì muốn khám phá thêm thế giới, học hỏi được nhiều điều mới lạ”, Liên nói.

Trước ngày sang Mỹ, hành trang lớn nhất nữ sinh này mang theo là nghị lực và tính tự lập được rèn luyện suốt mười mấy năm qua. “Điều làm em lo lắng nhất trước khi sang Mỹ du học là khả năng tiếng Anh của mình có đáp ứng nổi chương trình hay không vì những người bạn bên đó rất xuất sắc. Nhưng, em tự tin mình sẽ thành công”, Diệu Liên nở nụ cười .

Mạnh Tùng

Con Gái Chị Lao Công Ở Sài Gòn Nhận Học Bổng 7 Tỉ Của Harvard

Thông tin Trần Thị Diệu Liên (19 tuổi, sống tại chúng tôi được Harvard, đại học hàng đầu thế giới cấp học bổng hiếm trên 300.000 USD cho 4 năm học (khoảng 7 tỷ đồng, bao trọn các chi phí từ học tập đến sinh hoạt) mới đây…, khiến nhiều người bất ngờ xen lẫn ngưỡng mộ. Và câu chuyện về hành trình vươn mình ra thế giới của Liên, trong suốt 5 năm qua, có thể khiến bạn thêm tin rằng không tiền vẫn có thể du học, nếu động lực đủ mạnh.

Diệu Liên bộc bạch với Thanh Niên: “Nhập học Harvard ngành khoa học kỹ thuật vào tháng 8 tới là một quyết định có rất nhiều ý nghĩa với mình. Hơn hết, mình đã phá bỏ được nhiều định kiến và cho mọi người thấy rằng dù không có bệ phóng tài chính mạnh, giấc mơ du học vẫn có thể và giới tính không phải yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành học.

Thiếu tiền, thừa quyết tâm du học

Từ khi còn là học sinh lớp 9 trường THCS Trần Đại Nghĩa, Liên đã lên kế hoạch săn học bổng A*Star của chính phủ Singapore nhưng cô chỉ dừng lại ở vòng phỏng vấn. Sau đó, Liên vẫn nuôi giấc mơ du học ở Singapore, bậc đại học. “Rất ít trường ở nước ngoài có chính sách hỗ trợ tài chính toàn phần cho sinh viên. Đối với Liên lúc đó, Singapore chính là ‘cái phao cứu sinh’ cuối cùng”, 9X giải thích.

Hiểu hoàn cảnh gia đình nhưng Liên không lấy đó là lý do để biện hộ cho những thất bại. Liên kiên trì nộp đơn tham gia các chương trình học bổng, tích cực học hỏi kinh nghiệm từ anh chị đi trước. Và khi biết về sự tồn tại của những suất học bổng toàn phần tại xứ sở cờ hoa, giấc mơ du học Mỹ hình thành trong Liên.

Nửa năm sau ngày Liên nộp hồ sơ đến các trường đại học Mỹ, Harvard đã gọi tên em.

Diệu Liên có một sở thích đặc biệt là suy nghĩ. Cô dành hàng giờ để suy nghĩ về mọi việc xảy ra xung quanh mình Ảnh: NVCC

Có một điều từ Harvard khiến Liên ấn tượng, đó là việc cô nhận được một lá thư tay của một giáo viên trong ban tuyển sinh, gửi kèm với hồ sơ thông báo nhập học. Trong thư, vị này nhận định những điều Liên viết trong bài luận gửi đến Harvard là “chân thật” và khơi gợi được “xúc cảm đam mê”…

Lời khen ngợi này khiến cô gái Sài Gòn vô cùng hạnh phúc vì theo Liên: “Câu chuyện mình chọn để kể với ban tuyển sinh Harvard thể hiện chân thực con người của mình. Mình vui vì sự giản dị này được trân trọng”.

Diệu Liên tâm sự với PV: “Mình nỗ lực theo đuổi ước mơ du học nhiều năm liền không phải vì đây là con đường duy nhất để đến thành công, mà quan trọng hơn cả, du học giúp mình có những trải nghiệm đáng giá của tuổi trẻ, điều mà không phải ở đâu, với ai cũng có được”.

“Với những kiến thức được học trong những năm tới ở Harvard, mình hy vọng có thể giúp khoa học kỹ thuật của Việt Nam tiến xa hơn, để ngày càng nhiều những công trình nghiên cứu có cùng xuất phát điểm với nước ngoài”, cô nữ sinh 19 tuổi hy vọng.

Được biết ngoài Harvard, trong đợt này, Diệu Liên còn trúng tuyển một số đại học của Mỹ song cô không muốn tiết lộ vì lý do: “Số lượng trường bạn được nhận không chứng tỏ bạn là người giỏi”.

Nhìn vào thực tế, khi có quá nhiều bậc cha mẹ đặt gánh nặng điểm số lên vai con mà quên mất ý nghĩa thật sự của việc học, Liên cảm thấy sự “tự do” của mình thật may mắn.

Cũng chính nhờ việc không tạo cho mình áp lực phải thành công giúp Diệu Liên nhẹ nhàng bước qua những lần thất bại, chấp nhận nó như một phần của cuộc sống, trước khi chạm tay đến cửa Đại học Harvard.

Diệu Liên trải nghiệm cưỡi lạc đà trong chuyến thăm một trường Mỹ, có trụ sở ở Ả Rập Ảnh: NVCC

“Cách mà bạn tự vượt qua các vấn đề khúc mắc trong học tập chính là kỹ năng bạn cần có để giải quyết những khó khăn trong cuộc sống. Và nếu như bố mẹ cứ quen việc vẽ sẵn đường đi cho con, đến lúc đứng giữa ngã rẽ, bạn sẽ không có đủ sự độc lập để quyết định những vấn đề quan trọng trong đời”, Liên nêu quan điểm.

9X thừa nhận, cơ hội du học và khả năng tiếng Anh có quan hệ mật thiết với nhau, song không phải ai cũng đó đủ tiềm lực tài chính để nâng cao trình độ trong các trung tâm Anh ngữ quốc tế. Cách duy nhất để “sống sót” trong tập thể ai cũng giỏi tiếng Anh đó là tìm được động lực để phấn đấu.

“Một người bạn của mình đã từng nói, nếu không đặt bản thân vào tình huống sống chết thì bạn sẽ không có động lực để học tiếng Anh và trường hợp của mình gần giống như vậy. Khi xung quanh mình là những bạn không chỉ rất xuất sắc mà còn có tinh thần cầu tiến cao, mình phải luôn cố gắng không ngừng để không bị tụt lại phía sau. Bởi, sự học như chèo thuyền ngược dòng, không tiến ắt phải lùi. Tiếng Anh là một quá trình ghi nhớ và tích lũy và sự tích lũy của mình hình thành một cách tự nhiên như thế”.

Đối với Liên, ngoài việc học ở trường thì việc trải nghiệm cuộc sống cũng quý giá và quan trọng không kém.

Sau khi tốt nghiệp cấp 3, Liên nộp đơn xin thực tập và làm việc bán thời gian cho các công ty ở các lĩnh vực khác nhau để có thêm trải nghiệm với các ngành nghề. Hiện tại, 9X đang thực tập toàn thời gian ở một công ty phần mềm và tham gia các dự án nhỏ về giáo dục, khoa học trước khi bước chân vào Harvard tháng 8 tới.

Dù với thành tích xuất sắc về nghiên cứu khoa học kỹ thuật trong nước lẫn quốc tế, Liên được tuyển thẳng vào một trường đai học trong thành phố vào năm 2015, song nữ sinh lại quyết định tạm gác việc học một năm để “gap year”.

Học Bổng Báo Chí Nieman Tại Harvard, Usa 2022

Harvard University

Tổ chức Nieman trao tặng đến 12 học bổng cho các nhà báo để theo học hai học kỳ tại đại học Harvard. Công dân Mỹ và sinh viên quốc tế có thể đăng ký vào học bổng Nieman. Mục tiêu chính của quỹ là cung cấp cơ hội giáo dục và đào tạo chất lượng cao, toàn diện tương thích với sự thay đổi nhu cầu của học sinh. Nhiệm vụ của tổ chức là thúc đẩy và nâng cao chất lượng ngành báo chí. Để đăng ký vào chương trình học bổng này ứng viên phải viết, đọc và nói tiếng Anh lưu loát.

Bậc học: Ứng viên tự chọn khóa học riêng để theo học tại tại Đại học Harvard. Một số dùng một năm học để học sâu hơn về lĩnh vực họ yêu thích trong khi số người khác tìm cách mở rộng kiến thức của mình trong trong nhiều lĩnh vực hoặc chuẩn bị cho một công việc mới. Nghiên cứu sinh được yêu cầu hoàn thành công việc học trong một lớp của mỗi học kỳ. Họ kiểm tra các khóa học khác tại Đại học Harvard và trong các lớp ở trường đại học, cũng như các lớp học tại Trung tâm MIT cho ngành Truyền thông đại chúng, Phòng thí nghiệm Truyền thông MIT và trường Fletcher cho ngành Luật và Ngoại giao tại Đại học Tufts.

Ngành học: Theo học Ngành báo chí toàn thời gian hai năm tại đại học Harvard.

Đối tượng học bổng: Ứng viên Mỹ và ứng viên quốc tế đều có thể đăng ký vào học bổng Neiman.

Đối tượng học bổng: Công dân Mỹ và ứng viên quốc tế đều có thể đăng ký học bổng này.

Yêu cầu:

Các ứng viên phải đáp ứng các tiêu chí sau đây để có đủ điều kiện đăng ký học bổng Nieman:

– Trong thời gian hai năm trước khi nộp đơn, người nộp đơn không nên tham gia vào một học bổng hoặc nghỉ việc kéo dài 4 tháng hoặc lâu hơn.

– Ứng cử viên tự đề cử cho học bổng Nieman bằng cách gửi một đơn đăng ký và giấy tờ cần thiết. Không giới hạn tuổi tác hay điều kiện học tập tiên quyết, và không bắt buộc có bằng đại học.

– Sau khi thí sinh đã được chọn, họ phải thỏa thuận bằng văn bản tôn trọng tất cả quy định rời đi được thực hiện với nhà tuyển dụng của họ; để không đi làm trong thời gian nhận học bổng, trừ khi được sự chấp thuận của người phụ trách Nieman; và để hoàn thành công việc trong ít nhất một khóa học cho mỗi học kỳ và tôn trọng các cam kết với giảng viên là một điều kiện của việc đăng ký lớp học. Ứng viên cũng phải cư trú ở khu vực Cambridge thời gian học tập và tham gia vào tất cả các chương trình của tổ chức Nieman.

Yêu cầu nhập học

Yêu cầu tiếng Anh: Tất cả các ứng viên tiềm năng phải nói, đọc và viết tiếng Anh lưu loát.

Những giấy tờ cần thiết:

Các ứng cử viên cho chương trình học bổng toàn thời gian phải nộp các thông tin sau đây theo đơn đăng ký: hai bài luận; một hồ sơ theo chuẩn và kế hoạch học tập; bản sao mẫu công việc và ba thư giới thiệu. – Ứng viên cho học chương trình học bổng cho Knight Visiting Nieman phải hoàn thành một đơn đăng ký sắp xếp hợp lý chỉ yêu cầu thông tin về tiểu sử, lý lịch và một đề xuất dự án.

Hạn chót nộp hồ sơ:

Đối với học sinh quốc tế: 1-12-2016

Phương thức nộp hồ sơ:

Ứng viên phải hoàn thành đơn đăng ký online

Cô Gái Tự Thân Giành Học Bổng Harvard

Trần Thị Diệu Liên có vẻ ngoài chững chạc hơn tuổi 19. Cựu học sinh chuyên Anh trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP HCM) vừa được Đại học Harvard trao học bổng trị giá 302.920 USD (gần 6,8 tỷ đồng) cho 4 năm học. Tháng 8 này, Liên sẽ lên đường sang Mỹ.

Hai lần nộp hồ sơ du học thất bại

Đại học Harvard – ngôi trường mơ ước của bao người không phải là đích đến đầu tiên của Diệu Liên, bởi nghĩ đó là “ước mơ gì đó rất xa xôi”. Trước khi nhận được học bổng toàn phần, Diệu Liên từng hai lần thất bại khi nộp hồ sơ du học. Từ khi còn học THCS Trần Đại Nghĩa, Liên đã thử sức với học bổng ASTAR của Chính phủ Singapore nhưng chỉ dừng chân tại vòng phỏng vấn.

Thất bại chưa dừng lại, năm lớp 12 Liên tiếp tục nộp hồ sơ du học nhưng kết quả không được như mong muốn. Động lực vẫn rất lớn nên cô quyết định dành ra một năm, vừa chuẩn bị hồ sơ du học tiếp, vừa làm những gì mình thích.

Một lần dự hội thảo du học của VietAbroader, tổ chức phi lợi nhuận của học sinh, sinh viên Việt du học tại Mỹ và nhiều nước khác, Liên được nghe đàn anh chia sẻ về thất bại và quá trình phấn đấu ra sao để thực hiện tiếp ước mơ. Điều đó tạo thêm cảm hứng và quyết tâm cho Diệu Liên thực hiện “giấc mơ Mỹ”.

Liên cho rằng có thể điểm SAT không cao chính là một yếu tố. “Điểm SAT của em là 2.000, thời gian đó em đã cố gắng rất nhiều rồi nhưng không lên được”, Liên chia sẻ và quyết tâm thay đổi phương pháp học. Coi chất lượng hơn số lượng và mỗi lần làm xong Liên đều lấy sổ tay ghi lại kinh nghiệm, dạng bài mình làm qua.

Trần Hoàng Kim, cựu sinh viên Đại học Brigham Young University (Mỹ) đánh giá điểm SAT 2000 vẫn kêu thấp là điều không tưởng được. “Điểm tối đa của kỳ thi SAT là 2400, Diệu Liên nói điểm em ấy không cao thì quả là khiêm tốn”, Kim nói và cho biết bản thân cậu vượt qua kỳ thi SAT với số điểm 1500 và điểm trung bình của học sinh Mỹ khoảng 1400.

Thiếu tiền, thừa khát vọng nên… chọn Harvard

Sau hai lần thất bại, Liên quyết định nộp hồ sơ vào Harvard bởi ngôi trường nổi tiếng có khoản hỗ trợ tài chính và học bổng lớn nhất trong số đại học Mỹ, không quan tâm tài chính mà chỉ chú ý thực lực của thí sinh nộp đơn.

Để chuẩn bị cho quá trình du học, học sinh Việt Nam thường chọn theo các trung tâm tư vấn để được hỗ trợ. Diệu Liên tự mình làm tất cả, chuẩn hồ sơ, viết luận, xin học bổng. Theo Liên, không có một công thức nào cho bộ hồ sơ du học. Trong bài luận, Liên có gì nói đó, không cố đánh bóng bản thân. Có thể sự chân thật trong bài luận về tình yêu, đam mê dành cho khoa học kỹ thuật đã gây ấn tượng với trường.

“Bạn có thể biến thành người khác trong bộ hồ sơ hoặc bài luận nhưng không thể là người khác trong 4 năm, 6 năm. Vậy nên hãy cứ thành thật”, Liên viết và quan niệm thứ hạng chỉ là những con số, quan trọng là trải nghiệm mình có được khi vào đại học Mỹ. Ngoài Harvard, Diệu Liên còn trúng tuyển một số đại học của Mỹ, song cô chỉ cười không nhắc đến vì không muốn có sự so sánh.

Làm những gì chưa bao giờ làm

Có một câu nói mà Diệu Liên rất thích, đó là “Trước khi làm những gì mình chưa đạt được thì phải làm những gì mình chưa bao giờ làm”. Trong một năm chuẩn bị hồ sơ vào Harvard, Diệu Liên dành ra một năm đi dạy ở mái ấm mồ côi, trải nghiệm nghiên cứu khoa học tại một trường đại học của TP HCM.

Dành nhiều năng lượng để suy nghĩ theo hướng tích cực khiến Diệu Liên có thêm động lực, niềm tin sau mỗi lần thất bại. Có những thứ mình thiệt thòi hơn người khác nhưng lấy hoàn cảnh ra để trả lời cho việc không làm được chỉ là lời biện hộ. Nhiều người nghĩ phải có tiền mới có thể nộp đơn vào đại học Mỹ, nhưng Diệu Liên là minh chứng cho việc tài chính không mạnh vẫn làm được điều đó.

“Em hy vọng câu chuyện của mình là một làn sóng nhỏ góp vào con sóng lớn, giúp các bạn tự tin hơn với ước mơ. Sự giúp đỡ luôn có ở quanh, chỉ là mình chịu lên tiếng hay không”, Liên nói và tin rằng thất bại là một cái duyên để tạo ra bước ngoặt cuộc đời. Nếu không có hai lần thất bại khi nộp hồ sơ du học thì em chẳng vào được Đại học Harvard.

Viet​Abroader ​là tổ chức phi lợi nhuận được thành lập vào năm 2004 tại New York (Mỹ) và điều hành bởi học sinh Việt Nam trong, ngoài nước. Mục tiêu là tạo cơ hội phát triển cho giới trẻ Việt Nam ở 3 mảng trọng tâm: Tài nguyên du học, Phát triển kỹ năng giới trẻ – cộng đồng, Kinh doanh – nghề nghiệp.

Mùa hè 2016, VietAbroader thực hiện bốn dự án: hội thảo du học tổ chức trên 6 tỉnh thành cả nước gồm các buổi tọa đàm chia sẻ kinh nghiệm nộp đơn tuyển sinh và trải nghiệm cuộc sống du học từ các du học sinh đang học tại Mỹ; trại hè tân sinh viên YOFO tại Hà Nội và TP HCM giúp các tân sinh viên chuẩn bị cho cuộc sống du học và hội nhập; hội thảo nghề nghiệp tìm hiểu chuyên sâu về các ngành nghề đang có nhu cầu tuyển dụng cao và cuộc thi thử thách lãnh đạo iLead Challenge gây quỹ cộng đồng.

Theo vnexpress