Top 7 # Xem Nhiều Nhất Xin Học Bổng Nước Ngoài Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Maubvietnam.com

Chia Sẻ Cách Viết Essay Thuyết Phục Để Xin Học Bổng Du Học Nước Ngoài

Essay – Chìa khóa vàng để xin học bổng du học nước ngoài thành công

Trong quá trình đi tìm kiếm hay xin học bổng du học nước ngoài, chắc chắn bạn sẽ phải làm quen với Essay hay còn gọi là các Bài tiểu luận. Đây là một trong những dạng bài tập phổ biến ở trình độ cao đẳng, đại học cả trong nước và nước ngoài. Đối với những người đi đang đi săn học bộc thì viết essay còn là yếu tố quan trọng, có thể quyết định đến 50% sự thành công.

Hàng ngày, ban tuyển chọn ở các trường đại học nước ngoài nhận được hàng trăm hồ sơ xin học của các thí sinh trên toàn thế giới. Họ, những đối thủ của bạn có điều kiện, bằng cấp, chứng chỉ không thua kém gì bạn. Điều gì làm nên sự khác biệt, thuyết phục ban tuyển chọn trao học bổng cho bạn? Câu trả lời chính mà một bài tiểu luận thể hiện mục đích học tập của bản thân thật thuyết phục.

2 dạng viết essay SOP và PS

Trước hết, dù là SOP hay PS thì đều có những điểm giống nhau. Cả 2 điều là bài viết essay thể hiện mục đích học tập. Nội dung chính của chúng đều tập trung vào ứng viên, thuyết phục cho nhà tuyển sinh thấy rằng bạn là người xứng đáng và phù hợp với học bổng du học nước ngoài của họ. Do thời gian hạn hẹp, nội dung của 2 dạng bài luận này cần phải ngắn học và thuyết phục gây ấn tượng ngay từ những dòng đầu tiên.

Ngoài những điểm giống, chúng ta có thể phân biệt SOP và PS khác nhau ở những yếu tố như sau:

SOP là bài luận dành cho những người có trình độ Thạc sĩ hay Tiến sĩ. Ứng viên cần tập trung nội dung vào kinh nghiệm làm việc, quá trình nghiên cứu và cả phương hướng, dự định trong tương lai.

PS thường dành cho những người ở bậc học thấp hơn, phổ biến là Cử nhân hay các chương trình học bổng. Ứng viên nên chia sẻ về các câu chuyện của mình, thể hiện được tính cách, niềm đam mê và ước mơ về nghề nghiệp tương lai.

Thông tin bên trong một tiểu luận SOP sẽ mang nặng tính chuyên môn, báo cáo thành tích. Ngược lại, PS lại là dạng bài viết esay kể chuyện nhằm mục đích tạo ấn tượng và sự đồng cảm từ người đọc.

4 bước để có bài tiểu luận xin học bổng du học nước ngoài thuyết phục

Bước 1: Đọc và tìm hiểu kỹ về dụng ý của nhà trường trong lời nhắc trước khi viết essay

Các trường đại học hay tổ chức giáo dục cung cấp học bổng thường sẽ gửi lời nhắn gợi ý hay câu hỏi cho một vấn đề để xem cách thí sinh giải quyết trong bài luận. Ví dụ với câu hỏi: Mô tả về cuốn sách tạo cảm hứng của bạn, lý do tại sao? Bạn sẽ trả lời như thế nào? Đừng chọn bừa một cuốn sách để giới thiệu mà hãy suy nghĩ kỹ hơn về dụng ý của câu hỏi.

Nhà tuyển sinh sẽ không quá quan tâm cuốn sách bạn đọc là gì. Điều mà họ muốn là biết nhiều hơn về con người bạn. Họ muốn tìm động lực thúc đẩy hay câu chuyện mà bạn quan tâm. Sự thay đổi trước và sau khi bạn đọc cuốn sách, định hướng trong tương lai.

Bước 2: Viết danh sách các từ khóa, ý chính trong nội dung bài essay

Bước 3: Tạo bản nháp trước khi viết essay xin học bổng du học nước ngoài

Không phải có nhiều người có thói quen lập dàn bài hay viết nháp cho một bài viết do sợ phức tạp, tốn thời gian. Tuy nhiên, đây lại là cách để giúp bạn sớm hoàn thành một bài tiểu luận mà không cần viết lại nhiều lần.

Dựa vào dàn bài có sẵn, trước hết bạn hãy viết thật tự do những theo mạch suy nghĩ trong đầu. Dù có sai sót cũng không sao cả, hãy cứ viết ngay cả khi ý tưởng đó chưa thật sự phù hợp. Tiếp theo, bạn hãy đọc lại và chỉnh sửa những phần không cần thiết, tập trung vào những điểm quan trọng.

Bước 4: Sử dụng một thông điệp thật mạnh mẽ trong bài tiểu luận

Nếu các nội dung trong bài viết tiểu luận của bạn đủ gây sự chú ý, tạo ấn tượng nhưng không có một thông điệp thống nhất thì cũng không thể thuyết phục được nhà tuyển sinh.

Những Đất Nước Hàng Đầu Cho Việc Định Cư Nước Ngoài Và Xin Việc

Định cư ở nước nào dễ nhất? định cư ở nước nào tốt? hay du học nước nào thì dễ xin việc làm và định cư?… đó là những câu hỏi khiến rất nhiều người băn khoăn. Hôm nay ALT, sẽ giúp các bạn giải quyết phần nào những câu hỏi đó qua bài viết ” Những đất nước hàng đầu cho việc định cư nước ngoài và xin việc”.

Với những chính sách đổi mới từ Chính phủ, Canada với sự phát triển vượt bậc về kinh tế với hệ thống chính trị, văn hóa hàng đầu được xem là quốc gia có tỷ lệ du học sinh có việc làm và được chấp nhận định cư nhiều nhất sau khi tốt nghiệp.

Nếu chỉ tính lao động full-time, giai đoạn 2011 – 2020 Canada cần tới 6.5 triệu lao động mới và 2/3 trong đó tập trung tại nhóm có kỹ năng cao, yêu cầu tốt nghiệp cao đẳng, đại học. Tuy nhiên, dân số Canada chỉ đáp ứng được tối đa là 70%, phần còn lại được định hướng mạnh mẽ vào việc thu hút sinh viên quốc tế học tập và ở lại nơi đây. Những chính sách thu hút du học sinh quốc tế của Chính phủ Canada có thể kể đến như:

– Chấp nhận chi trả 90% học phí cho sinh viên quốc tế.

– Sinh viên được phép làm thêm 20 giờ/tuần và lên tới 40 giờ/tuần trong các kỳ nghỉ lễ.

– Sinh viên được ở lại tìm việc tối đa 3 năm sau khi học xong, trong khoảng thười gian đó, sinh viên hoàn toàn có thể xin đi làm thêm không giới hạn số giờ.

– Chính sách hoàn trả 60% học phí và miễn phí bảo hiểm y tế tại Manitoba và Saskatchewan.

Trung bình mỗi năm, một con số kỷ lục của các hồ sơ xin định cư được xét duyệt bởi bộ phận nhập cư của New Zealand. Trong đó, du học là con đường nhanh, dễ dàng và an toàn nhất để trở thành công dân quốc gia này. Bạn có thể đi theo lộ trình định cư New Zealand sau nhiều năm du như sau:

Sinh viên sau khi hoàn thành ít nhất Diploma level 5 và 6 sẽ được cấp thêm Working Visa 1 năm để ở lại tìm việc à Nếu có công việc ổn định và được công ty bảo lãnh sẽ xin thêm Working Visa 2 năm và trong thời gian này có thể nộp tiếp hồ sơ xin thường trú dân. Nếu được chấp thuận thì xin chúc mừng bạn đã hoàn thành mỹ mãn kế hoạch định cư nước ngoài của mình.

Với những điều kiện hoàn hảo từ chất lượng giáo dục đẳng cấp đến một môi trường sống an toàn, thân thiện, hài hoà, định cư Úc là một lựa chọn rất đáng để bạn xem xét nếu bạn thực sự muốn định cư và làm việc tại nước ngoài. Vậy bạn có thể đáp ứng được điều kiện này như thế nào?

– Theo học các khóa học nghề, Đại học, Cao học tại hệ thống các trường ở Úc. Hãy ưu tiên chú trọng vào nhóm ngành mà xã hội đang rất cần như: Chăm sóc trẻ, chuyên viên công nghệ thông tin, kế toán viên, kỹ sư cơ khí, điện và xây dựng, nha khoa, giáo dục mầm non, ngành dịch vụ làm đẹp và dịch vụ du lịch khách sạn,…

– Tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa, chương trình cộng đồng, tìm kiếm việc làm thêm để gia tăng ấn tượng và tạo được sự chú ý.

– Tác phong làm việc chuyên nghiệp, có trách nhiệm cao, ứng xử tốt và tôn trọng các quy tắc xã hội.

Một Số Chiến Lược Xin Học Bổng Tiến Sĩ Và Sau Tiến Sĩ Ở Nước Ngoài

Muốn có chiến lược tốt, bạn phải dựa trên những nguyên tắc căn bản tốt. Tuỳ vào hoàn cảnh, vị trí của các bạn mà sử dụng một hay nhiều nguyên tắc để hình thành nên các chiến lược khác nhau. Cốt lõi của những chiến lược tốt để tìm lab, xin học bổng, xin postdoc, theo tôi phải dựa trên những nguyên tắc sau:

Nguyên tắc 0: Đánh giá được bản thân

Việc đánh giá được mức độ cạnh tranh của bản thân trước mọi cuộc ganh đua là một điều quan trọng bậc nhất. Muốn đánh giá tốt bản thân mình, các bạn phải biết so sánh mình với người khác một cách hợp lý. Điều này tưởng chừng đơn giản, nhưng khá khó, vì dễ bị chủ quan. Một cách khách quan là bạn nên hỏi han một số anh chị/ bạn bè có kinh nghiệm, xin ý kiến về mức độ cạnh tranh của mình.

Các bạn nên nhớ khi đi xin vào bất kỳ một lab nào, điều quan trọng nữa [từ việc đánh giá tốt bản thân] là bạn phải biết cách “show off your skills”. Các Giáo sư (GS) mong muốn tìm người có kĩ năng [như viết code, scripts dùng thiết bị, lắp ráp, chế tạo dụng cụ], có khả năng tự nghiên cứu và trình bày tốt, có khả năng giao tiếp, trao đổi với đồng nghiệp và bạn bè.

Cách chứng minh tốt nhất cho điều này là bạn phải có kinh nghiệm nghiên cứu (công bố trên tạp chí, hội nghị quốc tế), và thư giới thiệu từ chính người hướng dẫn của bạn. Điểm số như GRE, Toefl, hay gì đó là quan trọng đối với trường nhận bạn; còn đối với GS, họ lưu ý nhiều tới những thông tin mà cho thấy rõ ràng kĩ năng và khả năng nghiên cứu tốt.

Nguyên tắc 1: Nghiên cứu kỹ lưỡng các lab trước khi bày tỏ ý muốn gia nhập

Nếu các bạn nghĩ càng gửi vào nhiều lab thì xác suất thành công của bạn càng cao, thì theo tôi là khá sai lầm. Điều này xuất phát từ nhiều yếu tố như thiếu kiên nhẫn, nóng lòng muốn xin được một vị trí, do đó gần như ai cũng mắc lỗi này lúc đầu. Lỗi này nhiều khi nghiêm trọng tới mức bạn được nhận vào một lab rất tệ, rất khó xin việc sau này. Vì thế việc dành thời gian tìm hiểu kĩ lưỡng về các trường, các khoa, các GS giúp bạn rất nhiều thứ:

(1) Rút gọn số lượng các trường mà bạn nghĩ là cạnh tranh được. Như tôi, tôi thường chọn 4-5 trường hay lab lúc đầu. Nếu thất bại, thì thử các lab tiếp theo, chứ không gửi đi một loạt 20 hay 50, thậm chí là 100 lab, hay công ty.

Với số lượng trên 20 hồ sơ bạn gửi đi, thì chắc chắn chúng sẽ đem lại cho bạn cảm giác thất bại rất lớn. Thay vào đó, gửi từng số nhỏ (4-5) một hay thậm chí là từng lab/trường/công ty trong từng tuần. Thường các lab sẽ trả lời sớm cho bạn biết, các trường hay công ty thì lâu hơn.

(2) Cho bạn thêm thời gian để hoàn thiện các yếu tố như Cover Letter, CV, Research Statements, v.v, sau một vài lần bị từ chối. Nếu làm liên tục trong vài tháng tới con số 20 hồ sơ mà đều bị từ chối thì bạn nên dừng lại. Vì có điều gì đó không ổn trong hồ sơ của bạn.

(3) Networking. Khi các bạn tìm hiểu kĩ, bạn sẽ tìm được thêm bạn bè, hay tìm được người để hỏi han, giúp bạn đánh giá tốt hơn về hồ sơ.

(4) Không nên gửi hồ sơ cho nó có vì điều này chỉ mang lại cho bạn cảm giác thất bại nhiều hơn, buồn chán nhiều hơn mà thôi.

Nguyên tắc 2: Tránh ùa theo đám đông

Nếu các bạn hiểu Nguyên tắc 1, thì các bạn cũng sẽ thấy rõ tại sao bạn không nên ùa theo đám đông gửi hồ sơ cho một vài lab mới có tuyển dụng. Nếu bạn nghiên cứu kĩ lưỡng về lab đó, biết mình phù hợp thì gửi, còn nếu có cảm giác không hợp lắm, thì STOP. Việc “ùa theo đám đông” cũng chỉ đem lại cho bạn thêm cảm giác thất bại thôi.

Phần lớn các GS làm như sau: chỉ cần 30 giây là biết bạn có thích hợp với lab không, 20 phút để biết khả năng của các bạn tới đâu, rồi sẽ rút gọn tới 3-5 candidates; dành vài ngày suy nghĩ, rồi mới quyết định gửi email tới 1-3 người tốt nhất. Nên nếu các bạn gửi hồ sơ mà không chuẩn bị kĩ lưỡng, mà Ùa theo đám đông thì xác suất bị OUT rất cao.

Nguyên tắc 3: Viết CV thích hợp và Cover letter thật tốt

Nếu các bạn gửi hồ sơ sang Bắc Mỹ thì CV phải theo kiểu Bắc Mỹ. Trong CV làm rõ kinh nghiệm, kỹ năng, công bố trên tạp chí nào, hay đang trong tình trạng bình duyệt hay đang được viết.

Cover letter (thư giới thiệu) thì phải viết rõ ràng cho từng lab, đưa ngay ra thành tựu của mình, kĩ năng của mình, cho người đọc (GS) thấy là mình phù hợp với lab. Thư giới thiệu không được viết quá dài, nên khoảng 300-500 chữ.

Nếu bạn tìm hiểu kĩ lượng về lab đó, viết cũng sẽ dễ hơn, vì bạn phải chứng minh với lượng số chữ đó, bạn là người phù hợp với lab đó, để xin phỏng vấn (qua Skype, hay được mời trực tiếp).

Nguyên tắc 4: Be very nice (Dễ mến và lịch sự)

Trong bất kỳ tình huống nào, gặp mặt trực tiếp hay trao đổi qua email, bạn cũng phải biết dùng ngôn ngữ một cách lịch thiệp. Bạn viết cho sinh viên, postdoc trong lab đó thì bạn cũng phải lịch sự. Xin ý kiến của các anh chị có kinh nghiệm cũng phải lịch sự. Tôi hay mời cà phê cho ai giúp tôi cái gì đó, bạn cũng nên thử để cho thấy bạn nghiêm túc khi tiếp xúc hay xin ý kiến.

Nguyên tắc 5: Chủ động kết nối

Nếu bạn tham gia hội nghị, hội thảo, thì phải chủ động kết nối, viết email thật nice, thật lịch sự, để xin gặp, xin phỏng vấn trực tiếp. Bạn nên biết nhiều anh chị (rất giỏi) mà cũng phải làm như vậy, và nhiều người xin được vào làm Postdoc hay PhD ở những lab rất tốt nhờ gặp vài lần ở hội thảo hội nghị đó.

Nguyên tắc 6: Chuẩn bị và chuẩn bị

Nếu bạn thiếu bất kỳ kĩ năng nào như viết CV, Cover letter, Research Statement (báo cáo nghiên cứu), hay kĩ năng nghiên cứu, thì bạn phải dành đủ thời gian chuẩn bị tốt những gì bạn viết trước khi gửi hồ sơ đi. Nếu thời gian chuẩn bị là 2 năm, thì dành hẳn hai năm trước khi tin là mình cạnh tranh được. Vì một khi bạn chuẩn bị tốt, dù mất hai năm, nhưng bạn chỉ cần thành công một lần là đủ, với học bổng $20.000 – $30.000/năm cho PhD.

Nhớ điều này: “May mắn chỉ ở lại với những ai chuẩn bị nó tốt nhất”.

Nguyên tắc 7: Chấp nhận và hiểu rõ thất bại

Đôí với tôi đây là nguyên tắc quan trọng bậc nhất trong cuộc sống nói chung. Con đường mà chúng ta đi, đôi khi sẽ bị vấp ngã hay đầy rẫy sai lầm. Gần như không ai không thất bại khi tìm kiếm hướng đi, một giải pháp, một cuộc sống mới, một nghề nghiệp mới.

Chính những người không thất bại lại là những người khó học được bài học của thất bại là sự khiêm tốn, sự ham học hỏi và sự kiên trì. Chấp nhận và hiểu rõ thất bại mới giúp chúng ta thành công hơn, và gặt hái được những thành quả cuối cùng, quan trọng nhất. Thất bại mớí làm tôi hiểu rõ tầm quan trọng của 7 nguyên tắc trên.

Steve Jobs nói “stay hungry, stay foolish” có nghĩa chúng ta phải ham học hỏi (vì đói kiến thức chứ không phải vì no nê), phải chấp nhận sai lầm (vì không biết trước điều gì sẽ làm chúng ta trở nên ngốc nghếch lúc ban đầu) để trở nên khôn ngoan hơn nhờ học được bài học của sự thất bại.

TS. Ngô Anh Văn (Nghiên cứu sau tiến sĩ Đại học Calgary, Canada)

‘Chìa Khóa’ Săn Học Bổng Chính Phủ Nước Ngoài

Sẵn sàng du học – Để nhận học bổng của đại học và chính phủ nước ngoài, ứng viên phải có quá trình chuẩn bị lâu dài về nhiều mặt, nhất là bài luận.

Theo chị Trần Thị Dung – nhận học bổng thạc sĩ ngành chính sách và thực tiễn về người khuyết tật tại ĐH Flinders, Úc, săn học bổng là một quá trình lâu dài, không phải ngày một ngày hai có thể đạt được.

Người muốn xin học bổng cần phải kiên trì theo đuổi mục tiêu, tìm hiểu và nắm rõ các thông tin về học bổng như tiêu chí lựa chọn, yêu cầu tiếng Anh…

“Ngoài những tiêu chí căn bản để xét hồ sơ ứng viên như năng lực chuyên môn, năng lực học thuật, kinh nghiệm làm việc… ứng viên sẽ được đánh giá dựa trên phẩm chất cá nhân như khả năng lãnh đạo và có tiềm năng trở thành người có đóng góp và ảnh hưởng đến cộng đồng trong tương lai.

Do đó, các bạn nên tận dụng các cơ hội tham gia và các hoạt động xã hội càng nhiều càng tốt”, chị Dung nhắn nhủ.

Chị Nguyễn Thị Hoàng Dương – nhận học bổng toàn phần bậc phổ thông tại New Zealand, học bổng ĐH và sau ĐH tại Úc, học bổng tiến sĩ và sau tiến sĩ tại ĐH Cambridge (Anh Quốc) chia sẻ: “Mẹ mình là giáo viên nên luôn quan tâm và muốn mình học tốt tất cả các môn chứ không thiên về môn học nào. Đây là điều rất quan trọng khi tìm học bổng cũng như khi học ở nước ngoài.

Các bạn hãy làm tốt những gì các bạn đang làm trong hiện tại bởi thành tích mà các bạn đạt được bây giờ sẽ là yếu tố quyết định cho ngày mai”.

Trong khi đó Phạm Ngọc Hải – nhận học bổng thạc sĩ chuyên ngành kinh tế phát triển và quốc tế (ĐHQG Úc) năm 2016, lưu ý điều kiện tiếng Anh là một trong những yêu cầu khi các bạn nộp hồ sơ.

“Các bạn nên kiểm tra kỹ xem mình thuộc nhóm ứng viên nào để biết được điểm IELTS mà mình cần phải có để có được kế hoạch chuẩn bị phù hợp.

Các bạn không phải nộp điểm IELTS tại thời điểm nộp hồ sơ cũng nên xây dựng kế hoạch ôn tập để chuẩn bị cho bài thi IELTS mà các bạn sẽ phải tham dự nếu các bạn vượt qua được vòng hồ sơ”, Hải nói.

Võ Đăng Khoa – đang theo học thạc sĩ sức khỏe tại ĐH Canterbury, cho biết mình không dưới 6 lần nộp hồ sơ học bổng nhưng đều rớt.

“Có thể kỹ năng viết bài luận của mình lúc đó chưa tốt nên bài luận chưa thể hiện được hết mong muốn cũng như mục tiêu bản thân, chưa thuyết phục được nơi cấp học bổng”, Khoa nói.

Theo Khoa, mục tiêu trong bài luận phải rõ ràng, phải nói được ý nghĩa của ngành học đối với mình, những kỹ năng bản thân, làm sao để hồ sơ mình không gượng ép.

Một số bạn vì muốn có học bổng mà “chọn đại” ngành học nào đó để nộp hồ sơ nên từ bài luận và phỏng vấn, người ta sẽ nhận ra sự không logic trong mục tiêu của bạn nên bị rớt.

Một điểm cần lưu ý khi phỏng vấn là cần trả lời thành thật, động cơ học tập, mình đã chuẩn bị những gì cho khóa học đó, người phỏng vấn sẽ nhận ra điểm sơ hở, thiếu logic nếu bạn trả lời không thật.

Theo chị Trần Thị Dung, đối với học bổng chính phủ, khi viết hồ sơ các bạn nên chọn lọc và chỉ đưa những thông tin có thể làm nổi bật được điểm mạnh của các bạn và sự cần thiết phải đi học để về đóng góp cho Việt Nam.

Ở khía cạnh trình bày bài luận, anh Phạm Ngọc Hải cho biết một số bạn có tham khảo bài luận của một số ứng viên đã được học bổng của những năm trước, điều này không nên bởi lẽ có thể bạn sẽ bị ảnh hưởng bởi lối viết, cách triển khai bài luận của họ, vô hình chung điều này sẽ hạn chế sự sáng tạo cũng như điểm khác biệt thuộc về “cá nhân” trong cách triển khai bài luận cá nhân của bạn.

“Không nên viết các ý quá chung chung. Để người đọc có thể hiểu rõ ý tưởng, mình đã triển khai ý theo mô tuýp một câu giới thiệu ý sau đó là một câu diễn giải và cuối cùng có thể là một ví dụ.

Rớt học bổng chưa hẳn không tốt

Mai Thị Thanh Chung – học thạc sĩ quản trị kinh doanh tại ĐH Waikato theo học bổng của chính phủ NewZealand, gợi ý: nếu kỹ năng viết hồ sơ của mình chưa tốt thì nên chọn loại học bổng có thêm phần phỏng vấn, tránh học bổng chỉ xét trên hồ sơ.

Hồ sơ viết chưa tốt nhưng khi phỏng vấn, mình sẽ có thêm cơ hội để trình bày thêm quan điểm, mục tiêu và động cơ của mình đối với học bổng.

Việc rớt nhiều học bổng cũng không hẳn là điều xấu bởi qua mỗi lần như vậy chúng ta sẽ tích lũy được thêm nhiều kinh nghiệm trong việc chuẩn bị hồ sơ cũng như bài luận để có thể ứng tuyển vào các học bổng tốt hơn.

Thái Hải (SSDH) – Theo Báo Tuổi Trẻ