Top 4 # Xem Nhiều Nhất Xin Học Bổng Master Ở Mỹ Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Maubvietnam.com

Cậu Bé Mồ Côi Học Master Ở Mỹ

Vũ Như Tiến cùng em gái, Vũ Thị Thương (sinh viên trường ĐH Sư phạm Đà Nẵng) là niềm tự hào của mẹ Bảy, cái tên thân thương mà những trẻ mồ côi lớn lên từ nhà 12B trong làng S.O.S Đà Nẵng gọi cô Nguyễn Thị Bảy.

Tiến và Thương mồ côi cả cha lẫn mẹ, lớn lên trong sự đùm bọc của một số người bà con. Nhưng rồi, ở những năm 90 của thế kỷ trước, trong cái đói của người dân Điện Nam – Điện Ngọc, huyện Điện Bàn, Quảng Nam, hai anh em đành phải xin vào làng S.O.S, chỉ với mong muốn được ăn và tiếp tục học.

Cô Nguyễn Thị Bảy nhớ lại: “Thật bất ngờ, mới vào làng được 5 ngày, Tiến đã bỏ trốn, trở về Điện Nam không lời giải thích. Chúng tôi phải vào tận quê, nỉ non vận động, thuyết phục mãi em mới chịu quay về”.

Mẹ Bảy phải thầm cảm ơn chính mình bởi sự nhiệt tình vào tận quê lôi Tiến ra học, bởi sau đó, Tiến dường như lột xác hoàn toàn, chăm chỉ và sáng dạ.

Bà Amy Webber nói: “Tôi rất tò mò nên phải về tận làng S.O.S, đến tận quê Điện Nam của cậu Vũ Như Tiến cũng như gặp cho bằng được cô Nguyễn Thị Bảy, người mà Tiến hay kể khi ở Mỹ. Khi về đây, tôi nhận thấy những lời của Tiến quả không sai và tôi biết vì sao em lại có một nghị lực phi thường như vậy”.Bà Webber kể, trong số 70 sinh viên quốc tế (có 14 sinh viên học bổng S.O.S) ở ĐH Luther College thì Tiến thuộc tốp những người xuất sắc nhất.

Giờ đây, Tiến đã học xong chương trình đại học, được cấp bằng cử nhân CNTT ở Luther College, đang làm việc cho một ngân hàng ở Iowa và sắp tới, em sẽ tiếp tục ở lại Mỹ 2 năm để hoàn thành khóa học master (cao học) về Công nghệ sinh học.

Bà Webber cười vui: “Tiến kể với tôi nhiều chuyện, về vẻ đẹp Việt Nam, về tình yêu thương của thầy cô ở làng, nhưng có hai chuyện em giấu. Đó là chuyện em đã trốn khỏi làng S.O.S khi mới vào đây 5 ngày và ước mơ của em sau này. Em đang làm master, đang có công việc tốt ở một ngân hàng, nhưng tôi hiểu, trong suy nghĩ của Tiến, em chưa dừng lại ở đó”.

Lệch múi giờ giữa Mỹ với Việt Nam, nên chát với tôi vội vàng trên facebook, Tiến chỉ nói, rằng em chưa nghĩ đến một công việc ổn định thật sự ở Mỹ, dù mỗi giờ kiếm được 20 USD. Tiến nói em sẽ tiếp tục học xong master, nếu có điều kiện sẽ học lên nữa và sau đó trở về Việt Nam, trả nợ quê hương.

Không được xuất sắc sang Mỹ như anh trai, song em của Tiến, cô bé Vũ Thị Thương (1991) cũng là một trong 14 niềm tự hào trong lịch sử 20 năm của làng S.O.S Đà Nẵng. Sau 20 năm, với 343 lượt trẻ mồ côi được trung tâm nuôi dạy, chỉ có 14 em vào được đại học, mở cánh cửa tương lai bằng con đường học vấn.

Thương, đang học năm thứ 3 ĐH Sư phạm Đà Nẵng, kể: Em rất tự hào về anh trai mình, coi anh như tấm gương để phấn đấu. Thương nhớ lại, khi cả hai anh em mới sinh ra, ba bị bệnh qua đời, vài năm sau, cũng là một căn bệnh quái ác đã cướp đi vòng tay của mẹ. Hai anh em từ đó trở nên côi cút giữa đời.

Bà Amy Webber nhìn bức ảnh ngày mới vào làng của Vũ Như Tiến, rồi đem một bức ảnh mà, Tiến chụp chung với các bạn ở ĐH Luther College, nhận xét: “Trông tự tin hơn rất nhiều”.

Rồi bà chỉ vào người đứng trước Tiến, một cô gái Mỹ xinh đẹp: “Bạn gái của Tiến đấy”. Cô gái này cũng là một sinh viên xuất sắc của khoa CNTT, vì cảm mến nghị lực sống, tư duy sáng tạo và thái độ học tập, làm việc chăm chỉ của Tiến mà chuyển từ tình bạn sang tình yêu.

Theo bà Webber, dù Tiến đã hoàn thành xong khóa học 4 năm ở Luther College, nhưng bà vẫn quan tâm đặc biệt đến chàng sinh viên có đôi mắt sáng, tràn trề ý chí quyết tâm nên bà luôn theo dõi bước đi của cậu.Thiên đường của trẻ mồ côi

Bước vào làng S.O.S Đà Nẵng, tôi như tách hẳn với phố xá đông đúc bên ngoài. 16 nhà trong làng, mỗi nhà là một lớp học, như những biệt thự trong các khu nghỉ mát hiện đại. Khung cảnh thanh bình và thơ mộng, khó mà nghĩ rằng, nơi đây dành cho những trẻ mồ côi cơ nhỡ.

Cô bé Trần Thị Lý (16 tuổi) ở huyện Đông Giang, Quảng Nam mồ côi cha, vào làng từ lúc 6 tuổi. Giờ chỉ còn bà mẹ già ở miệt rừng núi Quảng Nam, thỉnh thoảng Lý về thăm mẹ. Lớn tuổi nhất trong nhà 12B nên Lý kiêm luôn cả việc trợ giúp mẹ Bảy nấu cơm, dọn dẹp.

Buổi trưa, món chính là cá ngừ, canh chua, Lý làm thoăn thoắt. “Em đang học lớp 10, thầy cô nhận xét em học khá. Nếu không vào đây, có lẽ bây giờ em vẫn là cô bé suốt ngày lên rừng làm rẫy, lăn lộn với nắng mưa để nuôi mẹ. Từ khi bố mất, mẹ đau yếu thường xuyên, không làm được việc gì cả” – Lý ngùi ngùi.

Cô Lê Thị Thu Hà – Phó GĐ làng S.O.S Đà Nẵng cho hay, hầu hết các em vào đây khi còn rất nhỏ nên không nhớ gì về quê hương bản quán hay người thân. Làng có hồ sơ chặt chẽ, làm công việc kết nối để một ngày nào đó, khi các em lớn khôn có thể quay về tìm nguồn gốc của mình.

Cậu bé Hồ Văn Hùng (12 tuổi), đen nhẻm, đôi mắt sáng là người dân tộc Cor (Trà Bồng- Quảng Ngãi), kể: Từ ngày em mất cả cha lẫn mẹ, phải sống nhờ tình thương của bà con trong bản. 5 tuổi, may mắn được các cô chú đưa vào làng. Giờ đây, mẹ Bảy là người mẹ thứ hai của đời em.

Cô Lê Thị Thu Hà nói rằng, niềm vui lớn nhất của mình trong hơn 20 năm công tác tại làng là nhìn những phận đời mồ côi được làng S.O.S nuôi dạy trưởng thành. “Ngoài 14 em đậu đại học, 22 em đậu cao đẳng và 41 em học trung cấp, số còn lại được đào tạo nghề, có công việc làm, thu nhập ổn định. Các em ra đời đều được chúng tôi dõi theo bước chân. Tôi mừng vì phần lớn đều thành đạt, có em là kỹ sư, nhà báo, và rất hạnh phúc trong cuộc sống” – cô Hà nói.

Theo: Tienphong

Kinh Nghiệm Học Master Ở Phần Lan

Thời gian qua mình bận quá nên không update blog được. Đến hôm nay cũng gần ngày các bạn lên đường qua Phần du học rồi nên nghĩ post liền bài này thôi. Vì mỗi chương trình master mỗi khác và có thể sẽ đòi hỏi phương pháp học khác nhau nên mình chỉ tóm tắt lại kinh nghiệm chung cho việc học thạc sỹ ở Phần Lan. Nói hoa mỹ hơn nó giống như chiến lược học thạc sỹ ở Phần Lan (hopefully :D). Hi vọng kinh nghiệm này sẽ phần nào giúp các bạn trong việc plan hai năm học của mình.

Đăng ký nhiều môn học ở kỳ Autumn và năm thứ nhất

Một năm học ở Phần Lan chia làm 2 học kỳ: Autumn và Spring, mỗi học kỳ lại được chia làm 2 periods (7 tuần học). Việc đăng ký môn học thường sẽ theo Period I, II, III, IV. Môn học nhiều credits và đòi hỏi cả lý thuyết với thực hành có thể kéo dài cả 1 học kỳ. Những môn học Methodology có thể kéo dài cả năm. Khi bạn đi Orientation, những thầy cô phụ trách chương trình sẽ hướng dẫn cho bạn đăng ký học 1 vài môn compulsory (bắt buộc) làm nền tảng cho chương trình. Những môn này thường khá nặng và nằm ngay ở Period I nên các bạn chỉ có thể đăng ký thêm 1 course English & Finnish (bắt buộc cho international students). 10 credits ngoại ngữ bắt buộc (4 credits Finnish và 1 thứ ngôn ngữ khác tuỳ chọn).

Để tạo study plan cho mình và gửi cho programme coordinator, bạn nên vào trang web của trường download study guide để biết chương trình của mình gồm có major, minor, specialisation như thế nào, số lượng credits đòi hỏi như thế nào và các courses được offer ở những period nào. Đồng thời cũng chú ý đến lịch Exams để cân đối thời khoá biểu. Thường bên này cứ xong 1 period là lại nộp assignment và thi hết môn. Kỳ mùa thu thường khá căng thẳng vì là kỳ đầu tiên và cũng là kỳ bạn phải học nhiều nhất.

Việc học 90 credits coursework là hoàn toàn có thể trong năm đầu tiên nếu như bạn muốn để dành toàn bộ năm thứ 2 cho việc làm thesis và tìm việc thực tập hoặc đi học trao đổi. Nếu không muốn, năm đầu bạn có thể học từ từ và chỉ lấy 40 credits thôi để enjoy cuộc sống, con người, party của new students, tìm việc làm (chủ yếu là cleaning và factory)…

Thesis writing

Hỏi sinh viên học ở Phần Lan chắc chẳng ai trả lời thích phần này. Viết thesis ở đây được coi như 1 nghiên cứu riêng của bạn và đừng mong như ở VN chỉ cần copy paste là xong. Giáo sư sẽ track plagiarism rất cẩn thận và đọc rất kỹ luận văn của bạn. Nhưng trước khi để giáo sư đọc, bạn phải trải qua các thesis seminars, tìm topic, và viết research plan. Các công việc này sẽ kéo dài khoảng 1 kỳ. Sau khi có research plan khoảng 20 trang, bạn có thể bắt tay vào làm thesis thực sự và chẳng biết bao giờ kết thúc. Cộng thêm stress về tìm việc và tương lai, giai đoạn khó khăn nhất sẽ nằm ở đây. Nếu quyết tâm thì nó sẽ qua nhanh, còn chần chừ thì nỗi đau đã dài lại càng dài hơn. Chỉ cần đến trường và hỏi thăm sinh viên khoá trước, bạn sẽ nghe được cả tấn kinh nghiệm đau khổ của việc viết luận văn ở đây.

Cuối cùng, giờ này và 2 năm sau bạn sẽ không hình dung ra cuộc sống của mình tại sao lại thay đổi đến vậy, nhưng chắc chắn nếu bạn serious về việc đi du học và biết tận dụng những cơ hội đến với mình, bạn sẽ thấy không hối hận về những thay đổi đó. Năm đầu tiên có thể sẽ là năm đáng nhớ nhất, nhiều kỷ niệm nhất, vui vẻ nhất, hạnh phúc nhất và từ năm hai trở đi có thể bầu trời sẽ có nhiều mây và mặt trời lặn lúc 3h chiều là những điều mà bạn ghi dấu cho đến một ngày kia… tình yêu đến :D. Cheers!!!

Nguồn: Trang vivi

Kinh Nghiệm Xin Học Bổng Phd Ở Mỹ

Mình xin được chia sẻ một chút về việc xin học bổng PhD đi học ở Mỹ ngành Hóa. Mình nộp 5 trường (gồm UIUC, UMass Amherst, Arizona State Univ, Purdue Univ, và Oregon State Univ). Mình chọn trường thì cực đơn giản, mở google map lên xem thì trường ở vị trí nào thì chọn bang đấy rồi tìm các trường ở bang đó, tiếp theo xem ranking và yêu cầu của trường, và cuối cùng thì xem có giáo sư nào làm mảng mình thích không. Nếu đạt được tiêu chuẩn là yêu cầu ko quá cao (nhất về tiếng Anh), ranking tầm tầm top 100 và có giáo sư mình thích thì mình sẽ chọn để app. Quy trình tìm kiếm khá lâu, thỉnh thoảng mở ra tìm thì cũng ko mệt lắm.

Việc chọn 5 trường mình thấy là phù hợp với tình hình bản thân. Vì việc app khá tốn kém (nếu nhiều tiền m sẽ apply hẳn chục trường cho oách). 1 trường sẽ mất tầm 240$ (Gồm cỡ 75-90$ tiền fee apply, ~45$ tiền gửi bảo đảm hồ sơ, 25$ tiền gửi GRE, ~ 45$ tiền gửi điểm IELTS). Tuy nhiên, có nhiều cách để giảm số tiền đó. Ví dụ như 1 số trường như Arizona State, Oregon State, Wayne State, sẽ miễn phí fee apply. Ngoài ra mình thường gửi hồ sơ kèm với điểm IELTS bằng DHL, (đem hồ sơ của mình đến trung tầm như IDP và bảo họ cho vào cùng với bảng điểm IELTS khi họ gửi) như vậy tiết kiêm đc khá nhiều. Đại khai, cuộc apply này là 1 cuộc chơi khá tốn kém mà ko hiểu có thu được gì về không J))

Kết quả thu được là 2 trong số các trường đó nhận mình là UIUC, UMass Amherst. Sau rất nhiều đắn đó thì mình đã chọn UMass, cũng chả có lí do gì quá đặc biệt đơn giản là UMass cùng tốt (rank về Hóa của nó là 53 ở Mỹ theo USNews) và nhất là có vẻ là chỗ học hành nhẹ nhàng, vui vẻ và có thời gian chơi hơn là học ở UIUC (1 lí do chả có gì là yêu khoa học cả =))) ). Mặc dù, quyết định này cũng gặp nhiều chỉ trích phết nhưng mình cũng kệ thôi. Một điều học được sau vụ apply này là “the ONLY person whose opinion would matter is YOURS”

Các trường mình nộp có deadline khác tách nhau nên làm xong trường này m có thể là tiếp trường khác sớm nhất là 15/12 muộn nhất là 15/1. Nói chung mọi thứ khác đơn giản, chả cần công chứng dịch thuật gì nhiều, âu cũng là 1 khoản tiếp kiệm được kha khá. Mình thấy trong việc app thì có những thứ cần phải chú tâm chuẩn bị nhất gồm:

1. GPA

2. IELTS/ TOEFT

3. GRE

4. SOP

5. LOR

6. Kinh nghiêm nghiên cứu (đi thực tập, viết báo)

Mình sẽ nói qua từng thứ

Đầu tiền là GPA. Cái này thì mình thấy nên cố gắng cao nhất có thể và cần phải trên 3.2 vì 3.2 thường tiêu chuẩn min của hầu hết các trường. GPA thì phải cố gắng trong cả quá trình học nên điều mình thấy đó là cứ học tốt, môn nào cần cải thiện thì làm luôn chứ đừng nghĩ là đợi mấy năm cuối rảnh thì học vì thực tế nó chả rảnh đâu J))

Thứ hai là IELTS/ TOEFT. Mọi ng luôn khuyên đi Mỹ nên thi TOEFT nhưng do m học IELTS từ xưa nên thấy nó dễ hơn hẳn. Mà trình độ tiếng anh cũng gà nên chả muốn đổi. Dĩ nhiên là tiêu chuẩn TOEFT của các trường bao giờ cũng thấp hơn IELTS (khi đổi tương đương). Điểm của mình thì khá tệ (overall: 6.5, reading: 8.0, và 3 kĩ năng còn lại là 6.0) nên việc chọn trường mình cũng phải dè dặt vì đa số yêu cầu overall 7.0, may mà vẫn có vài trường yêu cầu 6.5. Tuy nhiên việc mình được UIUC (thường yêu cầu overall 7.0, speaking 8.0) là 1 điều siêu ảo diệu. Hồi đầu do điểm quá thấp nên mình đã định ko apply nhưng được một gs Scheeline cho 1 câu là “There is shame in being so afraid of failure that you don’t try to gain the opportunity to succeed”. Việc mình được trường UIUC thì tim chắc đó là nhờ sự hợp tác giữa trường KHTN và UIUC cũng như nhờ hai cái thư giới thiệu của 2 giáo sư ở trường UIUC. Nói chung, 1 điều mình học được là mọi thứ đều có ngoại lệ và nếu có quan hệ tôt thì sẽ là điều tuyệt vời nhất trên cả điểm thi cử.

Thứ ba là GRE. Mình là ng học siêu ít, tiếng Anh kém và cũng lười biếng nên hầu như m ít học từ của GRE general. Mình khá giỏi về phần đọc, nên thứ duy nhất mình học là phần reading của GRE general vì reading ko hẳn cần biết hết từ và nếu thông minh 1 tí là làm được. Phần toán thì khá dễ, nhưng cũng dễ sai nên mình phải làm khá cẩn thận vì đó là thứ duy nhất biết được là có thể điểm cao. Rốt cục điểm cũng ko quá tệ thâm chí hơn hẳn mình mong đợi J).

Verbal: 144 (percentile: 21%)

Math: 169 (percentile: 97%)

Analytical writing: 3.0 (percentile: 14%)

Nói chung vụ GRE này cũng là 1 điêu rất ảo diệu và mình thấy, 1 là học như 1 thằng điên và rất rất chăm thì điểm sẽ cao vụt, ko thì tốt nhất học vừa thôi và dành thời gian đó để làm việc khác chứ nếu học không tới nơi thì cũng chả khác gì học ít.

Về GRE Chemistry (mình được 830 (percentile: 83%) ), thì mình thấy cũng ko khó. Nó nằm trong phần lớn những gì đã học ở năm 2,3. Phần chiếm tỉ lệ lớn nhất là hữu cơ, ai học hữu cơ giỏi sẽ là lợi thế. Mình thì khá gà và ko thích hữu cơ cho lắm nên cũng ko làm tốt lắm. Phần nhiều thứ 2 là hóa lý. Mình thấy nếu học khá ở năm 2, 3 thì sẽ thi tốt, Lời khuyên với ai có dự định thi là nên thi ngay GRE chemistry sau khi học xong năm thứ 3. Khi đó vừa học đủ kiến thức, chưa quên nhiều, thi sẽ tốt nhất. Mình thi vào đợt năm 4 nhiều thứ chả nhớ gì phải đi đọc lại nhiều. Và cứ làm nhiều các đề trên mạng là ok :D. Đây là điểm duy nhất mình tự tin hơn người khác =)))

Thứ tư là SOP. Mình ko rõ nó đống vai trò quan trong không nữa, nhưng như mọi ng nói là rất quan trong. Cái này mình chỉ có 1 câu là chỉ nên nhờ 1,2 người sửa cho thôi. Càng nhờ nhiều càng bị sửa nhiều và không khác gì đẽo cầy giữa đường. Hãy là chính mình, 1 câu mày ngày xưa mình hay được nhận đấy là “bài viết quá bình thường, không thể hiện rõ mình là ai”. Và vì câu đó m hay nghĩ ra mấy câu chuyện nhạt nhẽo như kiểu bác em bị ung thư mất nên em muốn học về hóa để tìm thuộc chữa ung thư. Một câu chuyện quá nhạt và ko phải là mình. Nên hãy cứ viết theo những gì là chính bạn, kệ người khác. Chỉ cần 1 ai đó sửa về bố cục, viết ý cho gọn gàng và sửa tiếng Anh. Mình hồi đó nhờ thầy Phong, rất ổn vì thầy chấp nhận ý tưởng của mình và chỉ bảo nên viết cái này trước cái này sau thế thôi.

Cuối cùng là việc đi thực tập và viết báo. Việc này là để phục vụ cho việc làm đẹp hồ sơ, tạo kinh nghiệm và cũng như để xin đc LOR của giáo sư nước ngoài. Việc đi thực tập thì có ít suất nhưng không có nghĩa là khó chủ yếu là mình phải chủ động xin và để ý đến các kênh thông tin tránh đến sát deadline mới biết. Có 1 điều nên nhớ trong nhưng vụ apply thực tập là “người đầu tiên sẽ là ng được chọn”, nếu muốn xin gs nào nhận mình đi internship thì cứ mail hỏi càng sớm càng tốt, có thể được trả lời cũng có thể không vì gs khá bận nhưng hỏi cũng chả mất gì, cứ làm đi biết đâu lại được ;;). Về bài báo thì nên cố gắng có được 1 bài, dù viết ở VN cũng được, vì điều đó cũng khiến mình khác với những ng apply khác. Và có 1 bài dù hơi lởm nhưng còn hơn không có gì đấy là điều minh được gs ở UMass khuyên.

Chốt lại một điều cuối cùng sau những gì viết lan man ở trên thì mình có một vài lời khuyên cuối đấy là

“Mọi những chia sẻ kinh nghiệm kiểu này chỉ đúng với cái thằng viết, còn lại hầu hết khó áp dụng vợi người khác, mỗi người có 1 thế mạnh cũng như điểm yếu riêng, hồ sơ các thứ cũng khác nhau nên hãy đọc và tự tìm ra cách riêng của bản thân mình. Trong vụ apply này thì chả có gì đúng có gì sai cả, mỗi ng có 1 cách riêng nên đừng vì mấy lời nhận xét chia sẻ này nọ làm ảnh hưởng đến bạn, thích thì hãy làm. Vài cuối cùng đừng nhìn vào thành tích của người khác và nghĩ mình ko bằng, 1 điều mình học được sau 5 năm học là ở đời ng ta chỉ cần người phù hợp không cần người giỏi nhất”

Tác giả: Phạm Gia Bách

Điều Kiện Ngoại Ngữ Của Chương Trình Master Ở Đức

Hầu hết các trường công lập ở Đức đều miễn phí học Master, từ kỳ mùa đông 2013/2014 chỉ còn các trường ở bang Niedersachsen thu thôi. Mức thu học phí chỉ giao động ở mức 500 – 600 Euro/ Kỳ.

I. Yêu cầu về ngoại ngữ

Đa số hệ Master ở các trường dậy bằng tiếng Đức, tuy nhiên ngày càng nhiều ngành được mở bằng tiếng Anh. Hoặc song song tiếng Đức và tiếng Anh

1. Với những người học bằng tiếng Anh.

Trình độ tiếng tối thiểu cũng phải 550 điểm Toefl hoặc 6.0 IELTS… Tùy từng trường và ngành cụ thể sẽ có những yêu cầu về trình độ tiếng anh khác nhau.

Tiếng Đức là không bắt buộc, tuy nhiên để dễ dàng hội nhập và thuận lợi cho việc xin visa và mai sau. Bạn cũng nên đi học tiếng Đức ở Việt Nam, ít nhất là 400 tiết.

Điều kiện để được vào học các khóa học Master ở Đức thường là DSH 2 hoặc TestDAF 4. Cũng có 1 số trường, ở 1 số ngành chỉ nhận DSH 1 hoặc TestDAF 3. Nhưng cũng có 1 số ngành yêu cầu tiếng Đức rất cao, ở mức DSH 2 gut hoặc thậm trí là DSH 3.

Việc học tiếng Đức ở Việt Nam hiện nay, ngày càng dễ dàng, nhưng để đạt được DSH 2 hoặc TestDAF 4 ngay tại Việt Nam là rất khó.

Tuy nhiên các trường thường cấp Zulassung có điều kiện cho các bạn, hoặc chỉ yêu cầu bạn có tiếng Đức khoảng 400 – 600 tiết thôi. Họ chưa yêu cầu bạn phải trình bằng tiếng DSH hoặc TestDAF vội, và bạn vẫn được cấp Zulassung để sang Đức học tiếng. Thường thì quá trình học tiếng này kéo dài khoảng trên dưới 1 năm ở Đức. Có những trường hợp chỉ 6 tháng đã đỗ, những cũng có những trường hợp phải mất 2 năm mới xong. Nhưng người 6 tháng đã đỗ là họ học tiếng Đức ở ViệtNamrất nhiều và khả năng học tiếng Đức của họ cũng tốt nữa. Cũng có những trường hợp sau 2 năm học không nổi tiếng nên phải về ViệtNamhoặc tính đường khác để ở lại Đức.

Tiền học phí tiếng Đức cũng có nhiều loại, phụ thuộc vào khóa học mà bạn lựa chọn. Khóa tiêu chuẩn ( khoảng 20 tiết 1 tuần) thì cũng độ trên dưới 300 Euro 1 tháng. Có 1 số trường mở các khóa DSH miễn phí, nhưng bạn phải thi đỗ đầu vào mới được học. Ví dụ như ở Tu Dresden, FH Coburg, Tu Gießen …

Nguồn : DHDĐể biết thêm thông tin chi tiết mời các bạn liên hệ:Công ty tư vấn du học Âu Mỹ (Amec)Số 30, Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà NộiĐT: 04 39411891 – 39411892

Fax: 04 39411892 – Email: amec-edu@fpt.vn

Website: chúng tôi c.com.vn – www.duhocduc.edu.vn