Top 8 # Xem Nhiều Nhất Xin Học Bổng Harvard Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Maubvietnam.com

Học Bổng Môi Trường Tại Đh Harvard, Mỹ

Giới thiệu

Đại học Harvard, là một viện đại học nghiên cứu tư thục, thành viên của Liên đoàn Ivy, ở Cambridge, Massachusetts, Hoa Kỳ. Với lịch sử, tầm ảnh hưởng, và tài sản của mình, Harvard là một trong những viện đại học danh tiếng nhất thế giới

Thông tin học bổng

Tổ chức cấp : ĐH Harvard

Quốc gia: Mỹ

Ngành: Nghiên cứu môi trường

Bậc học:Tiến sĩ

Đối tượng: Sinh viên quốc tế

Giá trị học bổng:

-Học bổng trị giá $62,000/năm

-Bảo hiểm y tế

-Hoàn lại số tiền lên đến $2,500 cho các phụ phí đi lại

Thời hạn học bổng: Yêu cầu lựa chọn :

Ý nghĩa dự án: Tác động, ảnh hưởng của dự án nghiên cứu về vấn đề môi trường

-Tính đa dạng: Hội đồng xét duyệt sẽ chọn ra một nhóm nghiên cứu sinh vào năm 2016 cùng với những người được chọn trước đó, tạo ra nhóm nghiên cứu khoảng 13 người cả nam lẫn nữ có nguồn gốc sắc tộc khác nhau, tập hợp những sở trường, kỹ năng đa dạng.

-Nhóm nghiên cứu đủ tiêu chuẩn sẽ làm việc với với các giảng viên tại ĐH Harvard và ban giám sát taị các trường đào tạo khoa học, nghệ thuật. Họ là những chuyên gia trong ngành khoa học, kinh tế, luật, chính sách công, y tế công, y học, thiết kế, nhân văn. Đề tài nghiên cứu cũng phong phú, và đa dạng

-Khuyến khích dự án nghiên cứu liên ngành, mặc dù đây không phải là yêu cầu trong điều kiện học bổng

-Ứng cử viên tiềm năng nên bắt đầu sớm để xác định và thiết lập một mối quan hệ với một giảng viên trong khoa ở ĐH Harvard để lưu trữ các nghiên cứu của mình.Các giảng viên sẽ là người cố vấn và sẽ cung cấp không gian văn phòng và hỗ trợ hành chính cơ bản

Yêu cầu

-Ứng viên tham gia học bổng nên hoàn tất văn bằng trước đó của mình trong khoảng từ tháng 5/2015 đến tháng 8/2016

-Ứng viên có bằng Tiến sĩ hoặc tương đương trong bất kỳ lĩnh vực nghiên cứu đủ điều kiện, có thể đề xuất dự án nghiên cứu.

-Những người đã nhận được văn bằng hoặc đang theo học chương trình sau Tiến sĩ tại Harvard có thể đăng ký nhưng họ không được đề xuất tiếp tục làm việc với giáo sư hoặc nhóm nghiên cứu trước đó đến nay.

-ĐH Harvard khẳng định cơ hội tuyển dụng bình đẳng, khuyến khích phụ nữ và các dân tộc thiểu số ứng tuyển.

-Ứng viên có thể đã nhận được bằng cấp tại bất kỳ trường ĐH nào trên thế giới. Công dân nước ngoài đủ điều kiện có thể tham gia ứng tuyển, các nghiên cứu tại ĐH Harvard thường đòi hỏi trình độ Anh ngữ.

-Ứng viên được chọn cam kết làm việc đầy đủ ở ĐH Harvard trong vòng 2 năm

-Khu vực cư trú của chương trình học bổng là ở Cambridge. Bất cư chuyến đi nghiên cứu thực địa nào cũng phải lên lịch vào mùa hè hoặc kỳ nghỉ tháng 1.

Thời hạn nhận hồ sơ: Hạn chót là 13/01/2016

-Sơ yếu lý lịch (bao gồm danh sách các ấn phẩm )

-Đề xuất nghiên cứu chi tiết (tối đa 5 trang). Trong đó giải thích rõ lý do của việc tham gia ứng tuyển học bổng.

-3 ấn phẩm/bài viết mẫu

-3 thư giới thiệu trong đó 1 của cố vấn luận án.

-Thư hỗ trợ từ giảng viên

-Ứng viên gửi thư giới thiệu ở dạng file PDF nếu cần thiết có thể làm thành bản Word gắn liền với các email. Các cố vấn, giảng viên nên gửi thư của họ trực tiếp tới environmental_fellows-at-harvard.edu

Mẫu đơn: https://environment.harvard.edu/applicatio Xem thông tin chi tiết tại website: https://scholarship-positions.com/environmental-fellowship-program-at-harvard-university-in-usa-2016/2015/08/14/

● Học bổng toàn phần bậc sau đại học của Nhật Bản và World Bank, 2019 ● Học bổng Diploma hỗ trợ 100% chi phí, Singapore Institute of Management (SIM GE), Singapore, 2019 ● Học bổng Macquarie Vince-Chancellor, Đại học Macquarie North Ryde Campus, Úc, 2019 ● Học bổng cho sinh viên quốc tế, Đại học bang Lewis-Clark, Hoa Kỳ, 2019 ● Học Bổng Toàn Phần Bậc Đại Học Dành Cho HS/SV Việt Nam Từ Trường Đại Học Phụ Nữ Á Châu – Asian University For Women – AUW 2019 ● 50 Suất Học Bổng Quốc tế Từ Trường Đại Học Melbourne, Úc năm 2019 ● Học bổng nhập học của Đại học Otago tại New Zealand, 2019 ● Học bổng Lidcombe Catholic Club bậc Đại học và sau đại học tại Úc, 2019 ● Học bổng Quản lý tại Cao đẳng Quốc tế tại Úc, 2019 ● Học bổng quốc tế của Đại học Monash tại Úc, năm 2019

Chịu trách nhiệm nội dung bởi SanHocBong.net

Đang xử lý… Vui lòng chờ trong giây lát.

Học Bổng Toàn Phần Tại Trường Harvard Năm 2022

Bạn có muốn được học tại ngôi trường hàng đầu nước Mỹ là Harvard không? Đại học Harvard hiện đang cung cấp các học bổng toàn phần cho sinh viên hệ cử nhân và sau đại học để giúp các bạn sinh viên có cơ hội học tập tại giảng đường nổi tiếng nhất thế giới này. Để tạo ra một cộng đồng sinh viên quốc tế đa dạng hơn trong khuôn viên trường, các học bổng của đại học Harvard trang trải đầy đủ toàn bộ học phí, phí sinh hoạt, ăn ỏ cho các sinh viên quốc tế.

Đôi nét về trường Đại học Harvard

Đại học Harvard được thành lập năm 1636 tại Massachusetts, Hoa Kỳ. Đây là trường đại học lâu đời nhất ở Mỹ, là sự giao hòa của sự giàu có, quyền lực, uy tín và các tiêu chuẩn học thuật cao. Trường Harvard nằm trong khối Ivy League, một hiệp hội các trường đại học uy tín nhất Hoa Kỳ. Các thành viên khác của Ivy League bao gồm Yale, Cornell, Priceton, Columbia, Đại học Pennsylvania, Dartmouth và Brown.

Có rất nhiều bạn mong muốn được du học tại Mỹ vì thế nhận học bổng từ các trường Đại học sẽ là cơ hội hoàn hảo cho các bạn.

Nếu như chưa có học bổng, để được học tập tại ngôi trường này, các bạn sinh viên sẽ cần phải trả các khoản bao gồm: học phí, KTX, sinh hoạt, sách vở… lên tới 65,609$. Tổng phí này là rất cao so với khả năng trang trải các bạn sinh viên. Vì vậy, việc nhận học bổng sẽ giúp họ trang trải toàn bộ chi phí này. Thông tin chi tiết về học bổng như sau:

Đối tượng chương trình

Hệ Cử Nhân (Undergraduate programme)

Quyền lợi của học bổng

Học sinh đang học lớp 12 hoặc đã tốt nghiệp THPT, 17 – 25

Điểm trung bình GPA đều đạt trên 9.0

Có giấy chứng nhận học sinh giỏi quốc gia, cuộc thi Olympic quốc tế

Có các chứng chỉ tham gia hoạt động ngoại khóa, hoạt động xã hội.

Chứng chỉ Tiếng Anh IELTS tối thiểu 7.0 trở lên

Có điều kiện sức khỏe tốt

Tham gia các dự án nghiên cứu hay có các phẩm chất, tố chất lãnh đạo.

Application form với 3 bài essays

75$ phí nộp đơn

Điểm ACT 35 – SAT 2000+

Giấy chứng nhận tốt nghiệp

Giấy báo trúng tuyển đại học/ cao đẳng

Giấy khen cuộc thi học sinh giỏi cấp tỉnh, thành phố, quốc gia, giải thi cấp quốc tế

Giấy chứng nhận các hoạt động ngoại khóa, dự án nghiên cứu

Chứng chỉ Tiếng Anh (Ielts tối thiểu 7.0, TOFEL iBT 80

Giấy khai sinh bản sao công chứng

Motivation letter

2 thư giới thiệu (từ hiệu trưởng, trưởng khoa, hay giáo viên tiếng Anh, giáo viên chủ nhiệm..

Địa điểm đăng ký nộp hồ sơ

Tại tất cả các chi nhánh của HALO trên toàn quốc

Thời hạn đăng ký:

Đến hết ngày 30/9/hàng năm.

Công Ty Cổ phần Tập đoàn quốc tế HALO Website: duhochalo.com

VP HÀ NỘI 1

Nhà 3A-A12 – Khu Tập Thể Bộ Công An – Ngõ 57 Đường Nguyễn Khánh Toàn – Phường Dịch Vọng – Quận Cầu Giấy – Hà Nội SĐT: 0246.254.2237 – 0961.288.290 (Ms. Lan)

Email: hotro@halo.edu.vn

VP HÀ NỘI 2

Số 30, ngõ 12, Láng Hạ, Thành Công, Ba Đình, Hà Nội SĐT: 096 186 0002( Ms Giang)

VP HỒ CHÍ MINH

Số 220/64-66 Đường Xô Viết Nghệ Tĩnh ,phường 21,Quận Bình Thạnh ,Thành phố Hồ Chí Minh SĐT: 028 3514 0660 – 0 28 3 514 0668 – 0919 170 322- 0918 040 670

Bạn có thể tìm kiếm:

Học bổng toàn phần trường Harvard

Học bổng toàn phần trường Harvard

Học bổng toàn phần trường Harvard

Học bổng toàn phần trường Harvard

Bí Quyết Săn Học Bổng Đại Học Harvard Thành Công

Đại học Harvard là điểm đến lý tưởng giành cho các bạn du học Mỹ. Harvard là một trong những trường đại học lâu đời và uy tín nhất thế giới.

Tọa lạc tại Cambridge, Massachusetts, Harvard sản sinh ra các đời tổng thống, các CEO trong top 500 của Fortune, và những diễn viên đoạt giải thưởng hàn lâm mỗi năm. Chỉ tiêu đầu vào của Harvard rất nghiêm ngặt, và cuộc chiến hết sức khốc liệt.

Học sinh muốn đến Harvard phải có nền tảng học thuật vững chắc và thành tích ngoại khóa ở cấp 3, duy trì thành tích đó cho đến khi tốt nghiệp. Nếu bạn muốn đến Harvard, hãy thử những bước sau đây.

Duy trì điểm học tập cao: thông thường những sinh viên được đại học Harvard chọn là những người có điểm số trong tốp 10 – 15% cao nhất lớp. Nếu bạn muốn được chọn, bạn cũng nên phấn đấu để nằm trong hạn mức đó. Bên cạnh đó, điểm cao còn cho thấy ý chí học hành của bạn, không những ở 1 môn mà tất cả các môn.

Tuy nhiên nếu điểm không cao được như ý muốn, bạn có thể dựa vào thành tích khác để được xem xét. Giành điểm cao ở các bài kiểm tra SAT, ACT và AP. Đây là một trong những thành tích có thể thay thế điểm học tập ở trường.

Bạn phải thi sớm để có một bảng điểm đẹp, phòng điểm thấp thì có thời gian thi lại. Mọi thứ phải sẵn sàng trước khi hết hạn nộp đơn đến đại học Harvard.

Thành viên ban nhạc hay đội bóng của trường: bạn không cần phải là vận động viên Olympic hay nghệ sĩ nổi tiếng thế giới, nhưng việc tham gia thể hiện niềm đam mê với sở thích của bạn; sự siêng năng tập luyện.

Làm tình nguyện trong cộng đồng: hoạt động này giúp bạn phát triển tình cảm và lòng khoan dung. Dạo một vòng trên mạng là đã thấy có rất nhiều hoạt động phù hợp với bản thân, điều này cực kỳ dễ thực hiện.

Bước 3: Chuẩn bị một bộ hồ sơ hoành tráng để gửi đến đại học Harvard

Phải là chính mình: chỉ là những điều đặc biệt riêng của bạn.

Thể hiện cá tính mạnh mẽ: có thể kể chuyện để thể hiện khía cạnh đạo đức, sự sáng tạo, cách khắc phục khuyết điểm.

Ngắn gọn và kỹ lưỡng: phải súc tích trong câu chữ và đọc lại bài của mình, chỉnh sửa nhiều lần.

2) Thư giới thiệu của giáo viên: bạn nên tìm một đến 2 giáo viên viết cho bạn. Đặc biệt đó phải là người hiểu rõ và giới thiệu bạn một cách thông minh nhất.

3) Bổ sung những tài liệu cần thiết: các loại giấy chứng nhận hoạt động; bài hát bạn sáng tác, videoclip bạn từng làm…

4) Phải chắc rằng mọi thứ đã đầy đủ trước khi gửi đến đại học Harvard:

Đơn xin nhập học

Bài luận

Điểm SAT/ ACT

Điểm SAT II

Thư giới thiệu

Thành tích học tập

Hỗ trợ tài chính của bạn

Phí nộp đơn (vào khoảng $75)

Nộp đơn đúng hạn đến đại học Harvard.

Tham gia buổi gặp trao đổi với người đại diện ở khu vực.

Chờ đợi kết quả.

Cố gắng theo đuổi đam mê, đến lúc nào đó bạn sẽ thành công.

VĂN PHÒNG TẠI TP HCM Địa chỉ: 23 Phùng Khắc Khoan, Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.Email: Tuvan@goalevo.vn Hotline: 0909 570 799

Sư Thầy Giành Học Bổng Toàn Phần Đh Harvard

– Sinh năm 1991, đi tu từ năm 15 tuổi, sư thầy Thích Tâm Tiến vừa được hai trường đại học nổi tiếng là ĐH Harvard và ĐH Yale nhận vào học chương trình Thạc sĩ về tôn giáo (Master of Divinity).

Sư thầy Thích Tâm Tiến từng học sơ cấp và trung cấp Phật học ở Việt Nam, sau đó học cử nhân ở Thái Lan. Hiện tại, sư thầy đang theo học bậc Thạc sĩ ngành Triết học tôn giáo ở ĐH Naropa (Mỹ).

Yale đồng ý trao tặng sư thầy Tâm Tiến suất học bổng 50%, trong khi Harvard hỗ trợ tài chính 100% cho năm học đầu tiên. Những năm học sau, các trường sẽ xem xét kết quả học tập để quyết định có hỗ trợ tiếp hay không. Sư thầy Thích Tâm Tiến dự định sẽ chọn Harvard để theo học vào năm tới đây.

Qua mạng xã hội Facebook, sư thầy Thích Tâm Tiến (hiện đang tu ở chùa Hoằng Pháp, chúng tôi đã dành cho VietNamNet một cuộc trò chuyện để chia sẻ về con đường học tập và tu hành của mình.

Phóng viên: Để được nhận vào học những ngôi trường danh giá này, thầy đã phải đáp ứng những yêu cầu gì của trường?

Sư thầy Thích Tâm Tiến: Yêu cầu chung là bảng điểm cử nhân và Thạc sĩ tôi đang học, giấy giới thiệu của giáo sư, bài luận về mục đích học tập của mình, bài test GRE (Graduate Record Examinations), bài viết học thuật để chứng minh khả năng của mình. Đối với sinh viên quốc tế thì họ yêu cầu thêm điểm IELTS hoặc TOFEL.

Tôi thi IELTS lần đầu vào năm 2016 nhưng kết quả chưa được như mong muốn. Tôi thi lần thứ hai vào năm 2018, đạt 7.5 IELTS, dù chưa thực sự vừa lòng nhưng cũng đủ chuẩn để nộp hồ sơ.

Với hồ sơ của tôi, tôi không dám nói mình “mạnh”, mà là “lạ”. Chắc chị cũng biết, điều khác biệt quan trọng nhất đó là việc tôi là tu sĩ. Bài luận cá nhân cũng là nơi để tôi cho trường hiểu về bản thân mình và là chỗ để thể hiện sự khác biệt của mình với các ứng viên khác.

– Theo thầy, điều gì trong hồ sơ của thầy đã thuyết phục được ban tuyển sinh của Harvard và Yale?

Tôi nghĩ mỗi trường đều có những tiêu chí khác nhau. Ngoài việc phải có bảng điểm, bài viết học thuật tốt thì mục đích học tập rất quan trọng. Nó thể hiện được mình là ai, mình muốn gì, và yếu tố nào ở trường đó có thể giúp mình làm được điều mình muốn.

Một điều quan trọng nữa là mình phải cho họ biết sau khi học xong mình sẽ làm được gì cho bản thân, cho cộng đồng.

– Là người đi theo con đường tu hành, tại sao thầy quyết định đi du học – một con đường mà ít người trong giới đi theo?

Hiện nay, tu sĩ đi du học cũng nhiều lắm. Sư phụ tôi – Thượng toạ Thích Chân Tính, trụ trì chùa Hoằng Pháp luôn dạy các đệ tử rằng, một người xuất gia muốn giúp đỡ người, hoằng pháp độ sinh thì phải có 2 yếu tố, đó là tài và đức.

Tài có được là nhờ sự học hành, nghiên cứu và đức có được là từ sự tu tập của mình. Tôi được ảnh hưởng tư tưởng đó nên chọn việc du học để tìm hiểu nhiều điều mới mẻ, phương pháp hướng dẫn mọi người hiệu quả, học hỏi những tư tưởng mới từ những người bạn, giáo sư và từ chính môi trường văn hoá mà mình tiếp cận.

– Việc học tập sẽ giúp ích gì cho con đường tu hành của thầy?

Giúp ích rất nhiều! Không học làm sao biết cách nào là tốt, cách nào là không tốt. Người Việt Nam mình có câu “Tu không học là tu mù”. Tôi còn trẻ, còn có năng lượng, tại sao không sử dụng năng lượng và sức trẻ này để học được càng nhiều càng tốt, để phụng sự xã hội dễ dàng hơn.

Người trẻ mà sống ù lì, bị động, không cầu tiến thì phí quá. Tuổi trẻ chỉ đến một lần thôi, mỗi người nên tận dụng thời gian đó để khi về già mình không phải sống trong tiếc nuối.

Tôi không nói mình đã thành công. Mỗi việc mình làm, những điều mình học là một quá trình phấn đấu, vượt qua bản thân, để tiến đến những chân trời mới. Nếu trong thời gian đó, mình có tạo thêm được động lực cho ai, giúp đỡ được gì cho cuộc đời thì xem như mình cũng cảm thấy hạnh phúc rồi.

– Tu hành không phải là con đường được nhiều người trẻ chọn lựa. Có nhiều người tìm đến con đường tu hành sau khi họ đã trải qua một cú sốc tinh thần nào đó. Thầy có nằm trong những trường hợp này không?

Chị nói đúng một phần. Nhiều người gặp biến cố trong cuộc đời nên tìm về nương tựa cửa Phật. Tuy nhiên, phần lớn những người xuất gia tu hành đều có những ước mơ và hoài niệm lớn.

Nhiều người khi gặp tôi hay hỏi: “Ủa, thầy còn trẻ sao lại đi tu vậy? Có bị thất tình không?”. Tôi vừa buồn cười vừa thấy giận.

Tôi đi tu từ năm 15 tuổi. Lúc đó chưa biết yêu nên chuyện thất tình là không có. Gia đình tôi có truyền thống theo đạo Phật từ nhiều đời nên tư tưởng và tinh thần từ bi trí tuệ của đạo Phật phần nào thấm nhuần trong mỗi thành viên.

Tôi cũng từng sinh hoạt trong Gia đình Phật tử ở chùa dưới quê nên việc đi tu là một điều dường như đã được vun trồng từ những nhân duyên ấy.

Đi tu không phải là trốn vào chùa để xa lánh cuộc đời. Đi tu chính là con đường mà tôi chọn đi để tìm nguồn an lạc và mang niềm an lành đó đến với mọi người. Tôi luôn nghĩ rằng, đi tu là hi sinh niềm hạnh phúc nhỏ của cá nhân để mang niềm hạnh phúc lớn đến cho nhiều người. Ví dụ, nếu mình ở nhà, có gia đình thì mình chỉ có thể chăm sóc được một vài người trong gia đình, còn khi mình đi tu, mình có thể chăm sóc được nhiều người hơn.

– Thầy tìm thấy điều gì trên con đường tu hành mà trước kia thầy không có được?

Tôi thấy được niềm an lạc, hạnh phúc, tự do và sự gắn kết lớn đối với mọi người. Tôi chắc chắn rằng mỗi người sống trong cuộc đời đều có những trách nhiệm, công việc, và những mối lo. Người tu như tôi cũng vậy. Tuy nhiên, điều khác biệt có thể nằm ở chỗ, người tu – họ làm việc với tinh thần vô ngã phụng sự, không nghĩ đến điều lợi ích cho cá nhân. Họ làm với tinh thần tự nguyện, vì khi mình làm với sự tự nguyện thì mình cảm thấy rất an lành. Điều gì mà mình “phải” làm thì mình thấy rất khó chịu, đúng không ạ? Còn điều gì mình làm với sự tự nguyện thì nó nhẹ nhàng lắm!

– Việc tu hành có mâu thuẫn với việc thưởng thức những thú vui khác trong cuộc sống hay không, ví dụ như lướt Facebook, xem phim, nghe nhạc, chơi game, tám chuyện với bạn bè…, đặc biệt là với một thầy tu trẻ như thầy?

“Thưởng thức những thú vui” khác với việc “đắm chìm trong những thú vui”. Nếu chỉ là những thú vui bình thường như chị nói thì điều đó rất bình thường đối với người trẻ. Tuy nhiên, nếu để những điều đó trở thành thói quen lại là một việc khác.

Tôi không có nhiều thời gian để “thưởng thức” những điều đó. Tôi có sử dụng Facebook như là một phương tiện để kết nối với mọi người thôi. Thú vui của tôi là đọc sách, nghiên cứu và viết bài.

– Có thói quen, sở thích gì mà thầy đã rất tiếc nuối phải bỏ nó khi chọn theo con đường tu hành không?

Câu hỏi này khó quá! Trước khi đi tu, tôi sống ở một vùng quê nhỏ. Cuộc sống vốn dĩ bình yên. Lúc đó, tôi chỉ biết đi học rồi về nhà phụ giúp gia đình. Tôi không có sở thích gì hay thói quen gì để lại ấn tượng lớn đến nổi phải tiếc khi đi tu cả.

Tôi thấy đi tu như là mình bước lên một nấc thang mới trong cuộc đời. Ở đây mình nhìn thấy cuộc đời rõ hơn và đẹp hơn. Nếu mình đã ở một nơi an lành hơn thì mình đâu có tiếc gì quá khứ đâu, phải không ạ!

– “Nói chuyện với con rất khó” – nhiều phụ huynh đã than phiền như vậy. Nhiều đứa trẻ ngày nay không muốn nghe cha mẹ nói, chứ chưa nói đến chuyện chúng làm theo lời khuyên của cha mẹ. Thầy có lời khuyên gì cho các bậc phụ huynh trong việc giao tiếp với con cái không?

Chính con cái nói chuyện với cha mẹ mới rất khó. Cha mẹ muốn con cái lắng nghe mình mà có khi nào các bậc phụ huynh thực sự biết lắng nghe con cái hay chưa?

Mình muốn truyền thông với ai mình phải biết lắng nghe. Đó không chỉ là cuộc nói chuyện một chiều từ phía cha mẹ. Cha mẹ cần tập lắng nghe con cái mình tâm sự, để con giãi bày những suy nghĩ ngây thơ, để những điều đó được tiếp nhận và trân trọng bởi các bậc phụ huynh. Vì mình không lắng nghe con nên con mình tìm người khác, bạn khác, cách khác để “nói chuyện”.

Một phần nữa là do thời đại công nghệ thông tin phát triển nên con cái dễ dàng “khám phá” nhiều thứ mà cha mẹ cũng không hề biết.

Cha mẹ không hiểu thế giới của con và con cái cũng không hiểu thế giới của cha mẹ nên việc nói chuyện với nhau dĩ nhiên là khó rồi.

Cha mẹ thương con là điều không gì có thể chối cãi được. Hãy dùng tình thương đó tìm hiểu thế giới của con, lắng nghe con, và tôn trọng những lời các con tâm sự thì tôi nghĩ chắc chắn gia đình nào cũng sẽ hạnh phúc.

– Thầy thường khuyên các bạn trẻ điều gì trong những bài giảng của mình?

Tôi thường chia sẻ về ước mơ, hy vọng và sự cố gắng. Ước mơ không tốn tiền, tại sao không mơ lớn. Hơn nữa, mình còn trẻ, còn khoẻ, còn nhiều năng lượng, tại sao không dám dùng những cơ hội đó để làm một điều gì đó mà mình muốn.

Các bạn trẻ phải luôn biết vươn lên, đó là sứ mệnh của người trẻ. Đừng đợi đến khi mình cảm thấy có động lực rồi mới làm. Động lực không tự nhiên có. Khi mình làm, mình vượt qua được điều gì đó và chính nó sinh ra động lực để mình tiếp tục.

– Có những câu chuyện, tình huống nào mà thầy cảm thấy trăn trở, day dứt khi trò chuyện với các bạn trẻ không?

Mình thấy môi trường cho người trẻ phát huy chưa có. Người trẻ luôn bị “lép vế”. Nếu thực sự một xã hội muốn phát triển thì xã hội đó cần có sự thay đổi. Thay đổi trong tư tưởng, nhận thức, và nhân lực. Người trẻ là những người có thể làm được điều đó, nhưng họ chưa có “đất để dụng võ”.

– Theo thầy, những vấn đề phổ biến nhất mà các bạn trẻ Việt Nam đang gặp phải bây giờ là gì?

Sống ở Mỹ một thời gian mình thấy đa phần người trẻ Việt Nam rất tốt trên phương diện tinh thần. Tuy nhiên, sự Tây hoá đang ăn dần vào xã hội mà chúng ta lại không tiếp nhận có chọn lọc. Đâu phải cái gì “Tây” cũng tốt cả đâu. Chúng ta tiếp nhận lối sống của họ và cứ nghĩ rằng đó là “hiện đại hoá” bản thân nhưng thực chất chỉ là sự “copy” một cách tuỳ tiện.

Mình tiếp nhận cái tốt, áp dụng điều cần áp dụng và phải giữ được tinh thần của dân tộc mình. Việc các chùa tổ chức các khoá tu mùa hè cũng chính là cách mang các bạn trẻ trở về lại với những giá trị tốt đẹp đó của dân tộc ta. Nếu bạn trẻ nào đọc được những dòng này thì nên dành một khoảng thời gian chiêm nghiệm lại cuộc sống của bản thân hiện tại.

Tiếp xúc với các bạn trẻ, tôi cũng thấy các bạn “than” hơi nhiều. Nếu mỗi người nhìn lại cuộc sống của bản thân thì sẽ thấy mình còn nhiều hạnh phúc lắm. Đừng than vãn vì mình không có cái này hay cái kia. Hãy dùng những gì mình đang có để tiếp tục bước tiếp.

– Trong cuộc sống, ai cũng sẽ có lúc gặp phải những khó khăn, thử thách, thất bại. Những người trẻ là đối tượng rất dễ đau buồn, chán nản và có những cảm xúc, hành động tiêu cực khi đối diện với thách thức. Đạo Phật thì luôn dạy con người ta cách giải quyết vấn đề trong ôn hòa, nhẫn nại, kiên trì. Làm thế nào để chúng ta làm được điều này?

Khó khăn là một chất liệu của cuộc sống. Thất bại là một màu của cuộc đời. Nếu không có khó khăn, thất bại thì làm sao mình biết được cảm giác của thành công. Nếu không đói thì làm sao mình biết ăn ngon. Nếu không có khổ đau thì mình cũng sẽ chẳng bao giờ thấy được hạnh phúc.

Mình hãy nghĩ rằng những gì mình đang gặp phải chính là thử thách. Thử thách đến rồi đi, nhưng nếu mình bỏ cuộc thì thử thách đó là mãi mãi.

Với tôi, mỗi lần đối diện với thử thách, tôi thường ngồi thiền. Khi ngồi thiền thì tâm mình được bình an, mọi lo toan được lắng xuống và mình thấy được cuộc sống rõ hơn.

Tôi thường ngồi thiền mỗi đêm, để trước hết là lắng tâm và sau đó là suy nghĩ về một ngày vừa qua. Sau đó, nếu thực sự có khó khăn gì thì mình cũng phải đối mặt và chia nhỏ nó ra để làm.

Điều quan trọng nữa là mình cần phải biết cười. Khi gặp khó khăn chúng ta lại càng nên cười. Tôi thường nói đùa là “mình cười vào mặt nó”. Cười để mình biết được rằng bản chất của khó khăn đó cũng rất vô thường. Nó tới rồi nó cũng qua thôi. Cười để mình thấy rằng mình may mắn còn có được những thử thách để thử sức bản thân, mình còn sống để “chiến đấu” với sự lười biếng trong con người mình, và hơn hết, cười làm mình đẹp hơn!

Nghĩ về điều mình không thích, người mình không ưa, và cười về sự suy nghĩ đó thì mình sẽ thấy dễ chịu hơn.

Clip: Sư thầy Thích Tâm Tiến chia sẻ kinh nghiệm nộp hồ sơ xin học bổng