Top 7 # Xem Nhiều Nhất Xin Học Bổng Du Học Thạc Sĩ Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Maubvietnam.com

Kinh Nghiệm Xin Học Bổng Thạc Sĩ Canada

Tin tức du học Canada

Tìm thông tin học bổng

Bước đầu tiên từ kinh nghiệm của hầu hết mọi người là các bạn phải tìm hiểu thông tin về các chương trình học bổng thạc sĩ Canada để biết mình phù hợp với loại học bổng nào và bắt đầu chuẩn bị.

Học bổng có rất nhiều loại: Theo quốc gia/quốc tịch/khu vực, theo giá trị (một phần/toàn phần/học phí/sinh hoạt phí), theo cấp học (dự bị/đại học/cao học), theo ngành hay thậm chí là theo đối tượng và giới tính (dân tộc thiểu số, công dân các quốc gia đang phát triển, người có hoàn cảnh khó khăn, các bạn trẻ có xu hướng lãnh đạo và phụng sự xã hội…).

Canada có nhiều loại học bổng dành cho những đối tượng khác nhau nhưng nhìn chung, học bổng du học Canada có 3 loại chính sau đây:

Học bổng chính phủ Canada (Canadian government scholarships)

Học bổng phi chính phủ (Non-governmental scholarships)

Học bổng tại các trường đại học (University-specific scholarships)

Có những loại học bổng cho phép bạn học ở bất cứ quốc gia nào (ví dụ như Ford Foundation Fellowships), trong khi đó lại có những loại học bổng chỉ cho phép bạn học ở những học viện cụ thể (như World Bank Scholarships, ADB-JSP Scholarships).

Nếu bạn có thành tích học tập và năng lực chưa quá nổi trội, bạn nên tìm hiểu học bổng từ các trường có quy mô vừa phải, hoặc từ các tổ chức ưu tiên hỗ trợ cho các nước đang phát triển. Như vậy, khả năng nhận được học bổng của bạn sẽ cao hơn vì ở những trường có quy mô lớn thường mức độ cạnh tranh sẽ rất cao.

Bạn có thể tìm kiếm thông tin học bổng từ các nguồn: Trang chủ của các trường đại học, Boursesfrancophonie, Duhoc-canada, scholarships.gc.ca,… hoặc thậm chí từ các buổi hội thảo về du học.

Tự đánh giá bản thân và lựa chọn học bổng phù hợp

Điều bạn cần làm trong bước này là nghiêm túc đánh giá năng lực của bản thân. Từng bước trả lời một cách khách quan nhất các câu hỏi về bản thân:

Đâu là điểm mạnh?

Điểm yếu cần khắc phục là gì?

Ngành nghề nào phù hợp với khả năng, sở thích, kết quả học tập của bạn?

Sau đó, tổng hợp lại và so sánh với điều kiện nhận học bổng của các trường mà bạn muốn xin học.

Từ đó, bạn cần lên một bản kế hoạch rõ ràng, cụ thể nhằm bổ sung, hoàn thiện cho mình những kiến thức, kĩ năng còn thiếu cho quá trình xin học bổng du học thạc sĩ Canada.

Lưu ý: Một số trường hợp các bạn muốn lấy học bổng thạc sĩ nhưng lại không chú ý đến điều kiện du học là số năm kinh nghiệm làm việc. Nếu chưa đáp ứng được yêu cầu này, hãy tìm cho mình một công việc để tích lũy thêm kinh nghiệm.

Chuẩn bị hồ sơ

Tùy theo mỗi loại học bổng và yêu cầu của từng trường mà hồ sơ xin học bổng thạc sĩ Canada có những điều kiện và yêu cầu khác nhau, nhưng hầu hết các bộ hồ sơ đều cần có những giấy tờ cơ bản.

Nộp hồ sơ

Sau khi đã hoàn thiện bộ hồ sơ xin học bổng thạc sĩ Canada một cách chu đáo, hãy bắt đầu gửi hồ sơ của mình đến các trường phù hợp.

Lưu ý là thời gian các trường đại học Canada giành ra để bạn chuẩn bị hồ sơ thường khá dài. Vì vậy, đừng nên để đến những ngày cuối cùng của hạn mới nộp để đề phòng sai sót trong quá trình vận chuyển.

Chờ đợi kết quả và kiên trì theo đuổi mục tiêu

Đến đây, bạn đã được coi là hoàn thành các bước cần thiết để xin học bổng thạc sĩ Canada rồi. Bây giờ, nhiệm vụ của bạn là chờ đợi kết quả. Nếu bạn nằm trong danh sách được chọn, tổ chức cấp học bổng sẽ liên lạc với bạn trong thời hạn đã được hẹn trước theo thông tin trên giấy tờ.

Trong trường hợp đã đến thời hạn mà bạn vẫn chưa nhận được bất kỳ thông báo nào, bạn nên email trực tiếp cho nơi cấp học bổng để hỏi và cũng nên chuẩn bị sẵn sàng tinh thần để tiếp tục tìm hiểu và nộp hồ sơ cho những nơi khác.

Kênh Tuyển Sinh tổng hợp

Kinh Nghiệm Xin Học Bổng Thạc Sĩ Toàn Phần

Trích dẫn từ chia sẻ Kinh nghiệm Xin học bổng Thạc sĩ toàn phần từ giảng viên IELTS Vietop.

“Vừa qua mình đã dành được học bổng toàn phần Hornby Scholarship – một học bổng danh giá hệ thạc sĩ dành cho ngành TESOL. Học bổng này đài thọ học phí 100% tại University of Warwick (Top 9 UK) và cover hết 100% tiền học phí, ăn ở, tiền vé máy bay và xin visa.

Nếu bạn đọc các bài chia sẻ về cách xin học bổng toàn phần trên mạng, bạn sẽ thấy một công thức chung của “con nhà người ta” của những nhân vật dành học bổng toàn phần: học trường chuyên, GPA 3.9/4.0, sinh viên 5 tốt, giải nhất kì thì ABC, IELTS 8.5,…. Mình, mặt khác, không hề đúng với bất kì mô tả nào ở trên: mình không học trường chuyên, GPA không đến mức 3.9, và thực sự không tham gia quá nhiều hoạt động thời sinh viên.

Đây là năm thứ 3 mình săn học bổng. Mình nộp cho rất nhiều học bổng lớn nhỏ, bao gồm các loại học bổng 50% của các trường và học bổng chính phủ. Nhiều lần đỗ – trượt đã mang lại rất nhiều kinh nghiệm cho mình khi chuẩn bị hồ sơ săn học bổng – mình của năm đầu tiên săn học bổng đã rất ngây thơ! Đây là những điều mình thiếu lúc bấy giờ:

Vì vậy, trong 3 năm, mình bắt đầu quá trình ‘đắp’ hồ sơ. Trong suốt quá trình đó, mình đã:

Để làm được những việc trên, điều quan trọng nhất mình đã phải vất vả đối chọi là tâm lý sợ khó. Bốn điều mình liệt kê ở phía trên là những điều hoàn toàn mình không dám làm/ngại làm trước đây. Tuy nhiên, khi dấn thân vào làm thử thì cảm thấy rất ổn, và rất dễ!

B. Viết bài luận xin học bổng

Các tiêu chí quan trọng để bài luận xin học bổng của bạn nổi bật.

1. Ngữ pháp và từ vựng phải cực tốt và cực chính xác

Bạn không thể trông mong mình sẽ nhận được sự quan tâm của hội đồng xét duyệt nếu nó sai quá nhiều lỗi, hoặc quá khó hiểu. Bạn có thể check bằng Grammarly trước; sau đó, bạn có thể nhờ thầy/cô hoặc bạn bè giỏi tiếng Anh để kiểm tra phụ. Một điều quan trọng là bạn cần phải hoàn thành bài luận trước ít nhất 02 tuần, vì công tác nhờ vả người sửa bài dùm hoàn toàn không dễ dàng – không phải ai cũng rảnh ngay để giúp bạn! Nếu bạn nhờ kiểu “xem dùm mình vì ngày mai mình nộp rồi” thì chắc chắn bài sửa của bạn bè sẽ rất qua loa.

2. Thể hiện cực kì cụ thể các thành tựu của bạn

Bài luận xin học bổng là cơ hội để bạn “bán” bản thân: càng “khoe” nhiều càng tốt! Đừng ngại ngần trong việc nêu ra tất cả các thành tựu mà bạn có thể nhớ được. Bí quyết ở đây là “nổ trong sự khiêm tốn và trung thực”

3. Kế hoạch tương lai: cần chi tiết và cần khả thi!

Phần future plan, theo quan điểm của mình, là phần dễ khiến các ứng cử viên nộp học bổng ‘rơi đài’ nhất. Bạn mình đã trả lời “tôi sẽ về lại Việt Nam để dạy tiếng Anh” khi nhận được câu hỏi này – có cả trăm người trả lời tương tự! Cái mà hội đồng xét duyệt cần biết là tính khả thi và sự chi tiết trong kế hoạch của bạn. Để có một future plan thật chi tiết, bạn có thể trả lời những câu hỏi sau đây:

Trung tâm anh ngữ IELTS Vietop

Cách Xin Visa Du Học Thạc Sĩ Úc

Hồi đại học mình học ngành Information System ở trường Đại học Thương mại Hà Nội nên kế hoạch của mình là học cao học ngành Công nghệ thông tin, vì đây là một trong những ngành khuyến khích định cư và dễ dàng hơn để tìm việc làm tại Úc sau khi tốt nghiệp. Mình có bạn bè, người quen ở bang New South Wales nên có list ra một vài trường ở bang này như Western Sydney, Wollongong, Newcastle,… và quyết định chon trường Central Queensland ở campus Sydney bang New South Wales.

Lý do để mình chọn trường này có 3 lý do:

1 là đây là trường rất đa dạng ngành học, có cả ngành Công nghệ thông tin

2 là học phí rẻ hơn các trường khác ở New South Wales, khoảng 23.000 AUD

3 là yêu cầu đầu vào mình có thể đáp ứng được

Thế nhưng điều khiến mình gặp khó khăn nhất là khâu chứng minh tài chính vì hồi mình làm hồ sơ, Việt Nam vẫn thuộc level 3 trong khung xét duyệt visa, nên nếu apply vào các trường level 2 hay 3 thì đều phải chứng minh tài chính bình thường hết. Và nếu tự apply thì mình phải gửi hết toàn bộ hồ sơ thì trường mới duyệt, trong khi hồi tháng 8/2017, mình chưa hề thi IELTS và không hề có khái niệm gì về Conditional Letter và Unconditional Letter cả.

Sau đó mình đăng ký học và ôn thi IELTS, tháng 1/2018 mình đăng ký thi IELTS lần đầu tiên, chỉ được 5.0. Lúc đó thật sự hốt hoảng vì nếu không làm hồ sơ nhanh thì không thể kịp được kỳ nào trong năm 2018 cả, mà nếu làm hồ sơ thì không biết phải giải trình phần tài chính như thế nào trong khi mình đang rất bối rối vì điểm IELTS kém hơn hẳn mình tưởng.

Tất cả những gì mình làm là đưa cho Jellyfish Education những tài liệu giấy tờ sau:

Bảng điểm và bằng tốt nghiệp Đại học

Hộ khẩu

Giấy khai sinh

Sổ tiết kiệm của gia đình

Sổ đỏ nhà đất đứng tên bố mình

Xác nhận thu nhập và công việc của bố mẹ mình (sau đó Jellyfish hướng dẫn cách để giải trình tài chính và chứng minh đóng thuế thu nhập)

Sau khi đưa đầy đủ những giấy tờ họ yêu cầu, công việc của mình là chuyên tâm học thi IELTS để đạt đủ điều kiện vì đây là yếu tố bắt buộc. Khi ký hợp đồng du học, Jellyfish có chia sẻ cho mình lộ trình làm hồ sơ để mình nắm được quy trình và thời gian thì gồm những bước nào nên mình cũng share luôn cho các bạn khác nếu có dự định du học Úc hệ thạc sĩ sẽ nắm được mình cần phải làm những gì

Tất cả những gì mình làm hồ sơ tóm tắt trong nhật ký 8 phần sau:

Trước khi có chứng chỉ IELTS, bạn cần gửi cho trường học các tài liệu về quá trình học vấn, hộ khẩu, giấy khai sinh và các giấy tờ về chứng minh thu nhập đã được dịch thuật sang tiếng Anh. Nếu trường Đại học ở Úc nào đó bạn đăng ký mà chấp nhận bạn bước đầu, họ sẽ gửi Conditional Letter để bạn bổ sung những gì còn thiếu. Mình được nhận cái này nhanh lắm, giữa tháng 3/2018 đã nhận được thư mời xác nhận này rồi, vì mình thiếu IELTS nên chờ bổ sung thêm.

Cuối tháng 4 mình mới đăng ký thi IELTS, lần này thi thì vừa đủ 6.0, nhưng 1 band listening lại chỉ 5.0 nên bắt buộc phải học thi lại, nếu vậy thì không thể kịp nhập học kỳ tháng 7 nên mình quyết định đăng ký học 10 tuần tiếng Anh tại Úc. Mặc dù chi phí cao hơn so với học thi IELTS, nhưng việc học 10 tuần tại Úc gia đình mình đánh giá là cần thiết bởi đó là cách nhanh nhất để mình hòa nhập bước ban đầu tại Úc và học một số ngôn từ học thuật, phục vụ cho việc tiếp thu kiến thức khi học lên hệ thạc sĩ. Sau đó mình nộp bổ sung chứng chỉ IELTS để xin thư mời Unconditional Letter của trường Đại học Central Queensland.

Trường gửi Unconditional Letter kèm yêu cầu đóng học phí, mình phải đóng 10 tuần học tiếng Anh là 4200 AUD và học phí của 1 kỳ đầu là 11.500 AUD.

Sau 1 tuần, tầm giữa tháng 5/2018 mình chính thức nhận được thư mời nhập học COE (Confirmation of Enrollment) từ trường Đại học Central Queensland

Khi hồ sơ đã nộp đủ thì đến 1 màn là phỏng vấn GTE, dù phỏng vấn bằng tiếng Việt mà cũng căng ra phết vì họ phỏng vấn qua điện thoại nhưng hỏi những câu hỏi rất khoai như là:

Ở Việt Nam em làm công việc gì? Đã tham gia vào dự án nào của Công ty? (và họ sẽ check xem chính xác là có dự án như thế không)

Lý do em lại sang Úc để học ngành này? Học ở Việt Nam cũng được mà tại sao lại phải sang Úc học?

Tại sao em phải học 10 tuần tiếng Anh vậy?

Mình có visa sau 12 ngày cả khám sức khỏe luôn, tầm giữa tháng 7/2018 thực sự là nhanh thần tốc vì khi phỏng vấn cũng sợ trượt vì họ khỏi không hề dễ dàng gì nên phải chuẩn bị kỹ tâm lý. Mình đặt vé máy bay và bay vào cuối tháng 7 vì đăng ký học 10 tuần tiếng Anh luôn thì mới kịp khai giảng kỳ phụ tháng 11/2018 của trường để học cao học ngành Công nghệ thông tin tại Central Queensland.

Bây giờ thì mình đang yên thân học kỳ đầu tiên của khóa cao học ngành Công nghệ thông tin rồi, nhìn chung thì tương đối khó nhằn vì toàn bộ là học bằng tiếng Anh, nhưng cũng may vì nhờ 10 tuần học tiếng ở bên này họ cũng dạy khá nhiều tiếng Anh chuyên ngành nên đọc tài liệu vẫn có thể hiểu được.

Còn về chỗ ở, ký túc xá thì mình có người quen tại Úc nên không cần Jellyfish tìm hộ, nhưng nếu bạn nào chưa tìm được nơi ở trọ trong lúc học tập tại Úc thì Jellyfish Education cũng hỗ trợ bạn tìm nhà đấy.

Du học Úc cùng Jellyfish Education Viet Nam

Website: https://webduhoc.org.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/australia.va.newzealand

Kinh Nghiệm Xin Học Bổng Đi Du Học Ở Pháp, Trình Độ Thạc Sĩ Và Tiến Sĩ

Với các bạn sinh viên dược, Pháp là một trong những điểm đến lý tưởng cho việc tiếp tục trau dồi kiến thức ở những bậc học sau Đại học. PharmSchoolar xin giới thiệu bài viết của bạn Tống Phước Bảo Việt – người đã hoàn thành khóa học thạc sỹ và hiện đang theo tiếp chương trình tiến sĩ tại Pháp. Những bạn nào quan tâm có thể liên lạc qua email (được cung cấp ở cuối bài viết) để hỏi thêm bạn Việt

Lúc học phổ thông, không giỏi ngoại ngữ nên chưa bao giờ mình có ý định sẽ học lên thạc sĩ và cũng không nghĩ rằng mình sẽ có cơ hội đi du học.

Lên đại học, điểm phẩy của mình nằm trong nhóm trung bình khá, và khó có ai nghĩ rằng với số điểm này sẽ được nhận học bổng du học.

Cuối năm 2 đại học, bắt đầu học tiếng Pháp theo phong trào, vì trong lớp ai cũng học hai ngoại ngữ trở lên. Nhưng không ngờ mình bắt đầu thích tiếng Pháp và tiếng Pháp theo mình từ đó. Có lẽ vì khi mình học ngôn ngữ Pháp, mình có cơ hội học được văn hóa của một đất nước cụ thể ( Pháp) ( Mình nghĩ rằng nhiều nước sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ chính quá nên không biết học văn hóa của nước nào, dẫn đến không có đam mê tiếng Anh). Từ đó mình tham gia vào rất nhiều hoạt động, cuộc thi bằng tiếng pháp và có lẽ đây là điểm nhấn của mình trong CV và là nguồn động lực của mình để quyết tâm đi du học Pháp.

a.Không bao giờ từ bỏ hy vọng chỉ vì điểm số ở trường, vì điểm số chỉ là một tiêu chí xét duyệt học bổng thôi. Tất nhiên điểm số càng cao thì sẽ là một lợi thế, nhưng không phải là điều bắt buộc.

2. Xin học bổng thạc sĩ ở Pháp

Để xin được học bổng thì tiêu chí đầu tiên là bằng ngoại ngữ. Để đi du học Pháp, thường các trường yêu cầu bằng từ B1 trở lên nhưng như mình nêu ở trên, do điểm số của mình không được cao nên mình quyết tâm lấy bằng B2 để có một lợi thế khi xét học bổng. Tất nhiên để học lấy bằng ngoại ngữ thì rất tốn thời gian nên mình đã quyết tâm lấy bằng trước năm cuối đại học, để sau đó dành toàn bộ thời gian cho việc làm hồ sơ học bổng.

Ngay từ giữa năm 4 đại học, mình đã tìm hiểu nhiều nguồn học bổng khác nhau và quy trình để xin từng học bổng. Năm của mình chỉ có 6 học bổng phổ biến:

a. Học bổng Eiffel: rất khó để xin được vì yêu cầu điểm số cao, hồ sơ hoàn hảo và phải do giáo sư của trường bên Pháp nộp hồ sơ. Mình không đạt tiêu chí nào cả nên thôi, bỏ qua.

b.Học bổng Eramus: phải học từ Master 1 và phải học ở nhiều nước khác nhau, và điều này đòi hỏi tiếng Anh. Mình dốt anh văn, nên thôi, cũng bỏ qua.

d. Học bổng AUF: dành cho sinh viên khối Pháp ngữ thuộc AUF. Do mình học anh văn chuyên ngành ở Đại học và chỉ bắt đầu học tiếng Pháp theo phong trào ở trung tâm nên thành ra mình là dân ngoại đạo không thuộc khối pháp ngữ và mình không có thể apply cho học bổng này. Để apply hb AUF, bạn cần đăng kí học bổng và tham gia làm khóa luận tốt nghiệp bằng tiếng Pháp. Mình không làm ( thật ra là không đủ điều kiện làm) khóa luận, nên coi như không xét tới hb này.

f.Học bổng các trường ở Paris, mình không tìm hiểu kỹ

Sau khi đã có bằng ngoại ngữ, tìm hiểu học bổng và các giấy tờ cần thiết, trước khi bắt đầu năm cuối đại học, mình đã đem tất cả các hồ sơ, giấy tờ đi dịch sang tiếng Pháp (khoảng 3-4 bộ). Như vậy thì yên tâm mỗi khi cần sẽ có sẵn giấy tờ để nộp rồi.

3. Xin học bổng Tiến sĩ ở Pháp

Có 3 nguồn khác nhau để làm tiến sĩ ở Pháp :

a.Có sẵn kinh phí ở lab: cần liên hệ lab để xin làm PhD và thường phỏng vấn trực tiếp với người hướng dẫn đề tài. Năm mình học thạc sĩ, mình không biết có trường hợp này nên mình không tìm hiểu.

c.Các nguồn học bổng, mình đăng kí duy nhất học bổng của đại sứ quán Pháp ở Việt Nam. Bạn có thể apply khi bạn đang học thạc sĩ ở Pháp hoặc sau khi đã về Việt Nam.

Để xin học bổng tiến sĩ thì hồ sơ của bạn phải thật sự nổi bật và mình nghĩ nếu mình xin trực tiếp khi mình học thạc sĩ ở Pháp thì khả năng đậu học bổng là không có ( vì điềm số, thi lại và các điều kiện khác đều thua rất nhiều người). Nên mình đã tìm kiếm cơ hội cho riêng mình bằng cách :

-Mình rất thích viết luận bằng tiếng Pháp nên mình đã tham gia cuộc thi viết luận do đại sứ quán Pháp tổ chức, và may mắn lọt vào vòng phỏng vấn. Mình tham gia ngày hội giáo dục Pháp ngữ do CampusFrance tổ chức với tư cách là phiên dịch. Đây là một điểm nhấn nữa.

Như vậy, từ một bộ hồ sơ ít điểm nổi bật, mình đã tìm được những điểm mạnh cho hồ sơ của mình và mình đã đạt được học bổng đại sứ quán Pháp ở Việt Nam cho trình độ tiến sĩ.

Đây chỉ là những kinh nghiệm cá nhân của bản thân mình, có thể có nhiều sai sót về thông tin, mong các bạn thông cảm.

Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp phân vùng Languedoc Roussillon

Email: baovietvn2000@gmail.com