Top 12 # Xem Nhiều Nhất Xin Học Bổng Du Học Nước Ngoài Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Maubvietnam.com

Chia Sẻ Cách Viết Essay Thuyết Phục Để Xin Học Bổng Du Học Nước Ngoài

Essay – Chìa khóa vàng để xin học bổng du học nước ngoài thành công

Trong quá trình đi tìm kiếm hay xin học bổng du học nước ngoài, chắc chắn bạn sẽ phải làm quen với Essay hay còn gọi là các Bài tiểu luận. Đây là một trong những dạng bài tập phổ biến ở trình độ cao đẳng, đại học cả trong nước và nước ngoài. Đối với những người đi đang đi săn học bộc thì viết essay còn là yếu tố quan trọng, có thể quyết định đến 50% sự thành công.

Hàng ngày, ban tuyển chọn ở các trường đại học nước ngoài nhận được hàng trăm hồ sơ xin học của các thí sinh trên toàn thế giới. Họ, những đối thủ của bạn có điều kiện, bằng cấp, chứng chỉ không thua kém gì bạn. Điều gì làm nên sự khác biệt, thuyết phục ban tuyển chọn trao học bổng cho bạn? Câu trả lời chính mà một bài tiểu luận thể hiện mục đích học tập của bản thân thật thuyết phục.

2 dạng viết essay SOP và PS

Trước hết, dù là SOP hay PS thì đều có những điểm giống nhau. Cả 2 điều là bài viết essay thể hiện mục đích học tập. Nội dung chính của chúng đều tập trung vào ứng viên, thuyết phục cho nhà tuyển sinh thấy rằng bạn là người xứng đáng và phù hợp với học bổng du học nước ngoài của họ. Do thời gian hạn hẹp, nội dung của 2 dạng bài luận này cần phải ngắn học và thuyết phục gây ấn tượng ngay từ những dòng đầu tiên.

Ngoài những điểm giống, chúng ta có thể phân biệt SOP và PS khác nhau ở những yếu tố như sau:

SOP là bài luận dành cho những người có trình độ Thạc sĩ hay Tiến sĩ. Ứng viên cần tập trung nội dung vào kinh nghiệm làm việc, quá trình nghiên cứu và cả phương hướng, dự định trong tương lai.

PS thường dành cho những người ở bậc học thấp hơn, phổ biến là Cử nhân hay các chương trình học bổng. Ứng viên nên chia sẻ về các câu chuyện của mình, thể hiện được tính cách, niềm đam mê và ước mơ về nghề nghiệp tương lai.

Thông tin bên trong một tiểu luận SOP sẽ mang nặng tính chuyên môn, báo cáo thành tích. Ngược lại, PS lại là dạng bài viết esay kể chuyện nhằm mục đích tạo ấn tượng và sự đồng cảm từ người đọc.

4 bước để có bài tiểu luận xin học bổng du học nước ngoài thuyết phục

Bước 1: Đọc và tìm hiểu kỹ về dụng ý của nhà trường trong lời nhắc trước khi viết essay

Các trường đại học hay tổ chức giáo dục cung cấp học bổng thường sẽ gửi lời nhắn gợi ý hay câu hỏi cho một vấn đề để xem cách thí sinh giải quyết trong bài luận. Ví dụ với câu hỏi: Mô tả về cuốn sách tạo cảm hứng của bạn, lý do tại sao? Bạn sẽ trả lời như thế nào? Đừng chọn bừa một cuốn sách để giới thiệu mà hãy suy nghĩ kỹ hơn về dụng ý của câu hỏi.

Nhà tuyển sinh sẽ không quá quan tâm cuốn sách bạn đọc là gì. Điều mà họ muốn là biết nhiều hơn về con người bạn. Họ muốn tìm động lực thúc đẩy hay câu chuyện mà bạn quan tâm. Sự thay đổi trước và sau khi bạn đọc cuốn sách, định hướng trong tương lai.

Bước 2: Viết danh sách các từ khóa, ý chính trong nội dung bài essay

Bước 3: Tạo bản nháp trước khi viết essay xin học bổng du học nước ngoài

Không phải có nhiều người có thói quen lập dàn bài hay viết nháp cho một bài viết do sợ phức tạp, tốn thời gian. Tuy nhiên, đây lại là cách để giúp bạn sớm hoàn thành một bài tiểu luận mà không cần viết lại nhiều lần.

Dựa vào dàn bài có sẵn, trước hết bạn hãy viết thật tự do những theo mạch suy nghĩ trong đầu. Dù có sai sót cũng không sao cả, hãy cứ viết ngay cả khi ý tưởng đó chưa thật sự phù hợp. Tiếp theo, bạn hãy đọc lại và chỉnh sửa những phần không cần thiết, tập trung vào những điểm quan trọng.

Bước 4: Sử dụng một thông điệp thật mạnh mẽ trong bài tiểu luận

Nếu các nội dung trong bài viết tiểu luận của bạn đủ gây sự chú ý, tạo ấn tượng nhưng không có một thông điệp thống nhất thì cũng không thể thuyết phục được nhà tuyển sinh.

​Kinh Nghiệm Tìm Học Bổng Nước Ngoài

Ngoài học bổng theo các đề án của Việt Nam, học bổng hiệp định giữa Việt nam và các nước, hàng năm, nhiều trường ĐH và các chính phủ nước ngoài cấp khá nhiều học bổng cho ứng viên Việt Nam. Học bổng có thể là học phí hoặc bao gồm cả sinh hoạt phí. Nhiều sinh viên Việt Nam đã nhận được các học bổng này. Thế nhưng, họ cũng từng “trầy vi tróc vảy” trước khi nhận được học bổng.

Rớt năm lần bảy lượt

Mai Thị Thanh Chung (giảng viên Trường ĐH Kinh tế – ĐH Đà Nẵng) đang theo học thạc sĩ quản trị kinh doanh tại ĐH Waikato, NewZealand. Chung nhận được học bổng của chính phủ New Zealand sau phòng sơ tuyển và phỏng vấn. Trước khi nhận học bổng này, Chung đã nhiều lần nộp hồ sơ cho các loại học bổng khác nhau nhưng đều bị rớt.

Từ kinh nghiệm của mình, nếu kỹ năng viết hồ sơ của mình chưa tốt thì nên chọn loại học bổng có thêm phần phỏng vấn, tránh học bổng chỉ xét trên hồ sơ. Hồ sơ viết chưa tốt nhưng khi phỏng vấn, mình sẽ có thêm cơ hội để trình bày thêm quan điểm, mục tiêu và động cơ của mình đối với học bổng.

MAI THỊ THANH CHUNG

khi tìm học bổng, điều quan trọng là mục tiêu học tập phải rõ ràng và trong sáng. Không ít bạn vì muốn nhận học bổng mà chọn đại ngành học nào đó, bài luận thể hiện rất hay nhưng khi phỏng vấn lại trả lời không logic nên bị đánh rớt. Một điểm cần lưu ý khi phỏng vấn là cần trả lời thành thật, động cơ học tập, mình đã chuẩn bị những gì cho khóa học đó, người phỏng vấn sẽ nhận ra điểm sơ hở, thiếu logic nếu bạn trả lời không thật.

VÕ ĐĂNG KHOA

“Có thể mình chưa đủ yêu cầu về thâm niên công tác hoặc viết hồ sơ chưa đủ sức thuyết phục nơi cấp học bổng. Rớt nhiều lần cũng cho mình kinh nghiệm viết bài luận, hồ sơ tốt hơn” – Chung cho biết. Bùi Lê Diễm Trang, giảng viên Trường ĐH An Giang, đang làm nghiên cứu sinh theo học bổng của chính phủ New Zealand – cho biết trước đó đã nộp hồ sơ học bổng bậc thạc sĩ của các chính phủ khác nhau, học bổng của các trường nhưng bị rớt nhiều lần trước khi thành công ở Úc.

Tương tự, Nguyễn Thị Hiền làm việc cho một tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam trước khi nhận được học bổng thạc sĩ tại New Zealand. Hiền cho biết trước đây từng nộp hồ sơ học bổng của chính phủ Úc nhưng đã rớt.

Hiền chia sẻ: “Có thể do mình chuẩn bị hồ sơ chưa kỹ, lần này mình đã dồn sức chuẩn bị hồ sơ và đã có kết quả”. Trong khi đó, Võ Đăng Khoa – tốt nghiệp ngành dược Trường ĐH Y dược chúng tôi – đang theo học thạc sĩ sức khỏe tại ĐH Canterbury – cho biết không dưới 6 lần nộp hồ sơ học bổng nhưng đều rớt.

“Có thể học bổng đó không ưu tiên cho khối doanh nghiệp tư nhân trong khi mình đang làm việc ở đó nên ít được ưu tiên hơn. Cứ thấy có học bổng là mình nộp hồ sơ. Hơn nữa, kỹ năng viết của mình lúc đó chưa tốt nên bài luận chưa thể hiện được hết mong muốn cũng như mục tiêu bản thân, chưa thuyết phục được nơi cấp học bổng”. Kho nói thêm.

Trao đổi với nhiều người đã từng nhận được học bổng ở nước ngoài, một điểm chung chúng tôi ghi nhận được đó là: chưa tìm hiểu kỹ các tiêu chí của học bổng cũng như bài luận chưa thể hiện hết bản thân, còn mâu thuẫn trong các dữ kiện (nhất là đối với học bổng của các chính phủ). Nơi cấp học bổng phải cảm nhận được người nộp đơn có mục tiêu học tập, có giá trị thế nào với mục tiêu học bổng – điều này thể hiện trong các bài luận và khi phỏng vấn.

Nguyễn Hữu Cát Thư – người nhận học bổng toàn toàn phần của Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ) chia sẻ: có nhiều bạn học tốt, siêng năng – nhất là các bạn ở tỉnh, nhưng ít có cơ hội tiếp xúc, được tư vấn đầy đủ nên thể hiện bài luận chưa tốt, chưa thể hiện hết khả năng của bản thân từ đó dẫn đến cơ hội học tập của các bạn ít hơn. Hiện tụi mình cũng đã hỗ trợ nhiều bạn học sinh về vấn đề này.

Phải có quá trình chuẩn bị

Theo những người đã nhận được học bổng, đây là thành quả của một quá trình. việc tìm hiểu kỹ

Xem xét nhiều yếu tố

Nói về tiêu chí xem xét học bổng của chính phủ New Zealand, bà Kristy Peleneur – Giám đốc chương trình học bổng – Bộ ngoại giao và thương mại New Zealand – cho biết, chính phủ New Zealand và các bộ phận tại Việt Nam cùng làm việc với nhau để biết những ngành nào cần để đóng góp vào sự phát triển của Việt Nam.

Ở các nước Đông Nam Á, các lĩnh vực này bao gồm cơ sở hạ tầng, thiên tai thảm họa, kinh tế nông nghiệp, nước sạch, an toàn thực phẩm…

Khi xét hồ sơ, những bạn chọn các ngành này sẽ được ưu tiên hơn các bạn chọn những lĩnh vực không ưu tiên.

Tuy nhiên, điều quan trọng là các bạn thuyết phục được ban tuyển chọn, các bạn có thể thực hiện ước mơ một cách hợp lý, đóng góp thực tiễn cho sự phát triển của quốc gia mình sau khi học xong.

Bên cạnh đó, ban tuyển chọn cũng nhìn vào kỹ năng của ứng viên chẳng hạn kỹ năng học, tự chủ. Chẳng hạn những bạn chứng minh mình làm việc, sống xa gia đình sẽ được ưu tiên hơn những bạn đang sống cùng cha mẹ.

học bổng cũng sẽ giúp gia tăng cơ hội cho ứng viên. Lê Thị Tâm – học bổng ĐH và sau ĐH tại Úc – nói: “Học bổng là thành quả của một quá trình, tức là mình phải có kết quả tốt trong một thời gian dài. Điều này có nghĩa nếu muốn có học bổng thì cần chuẩn bị trước đó khá lâu, hoặc mình phải có nền tảng chắc.

Thêm vào đó, người trao học bổng cần phải thấy “giá trị sử dụng” của người nhận. Do đó, người tìm học bổng cần phải “khoe” giá trị của mình. Đừng nghĩ mình chỉ cần giỏi là được – mình cần phải biết “khoe” cái giỏi của mình cho người ta thấy và quan trọng hơn là cái giỏi của mình có giá trị như thế nào đối với người trao học bổng cho mình”.

Tương tự, Trần Duy Cảnh – người nhận học bổng của ĐH quốc gia Singapore – cho biết đã tìm tiểu kỹ và chuẩn bị trước một năm khi nộp đơn học cao học vào ĐH Quốc gia Singapore.

“Khó khăn lớn nhất lúc bấy giờ là vấn đề đầu vào của ĐH này đòi hỏi rất là cao, chưa kể phải qua hai vòng phỏng vấn, xét duyệt hồ sơ và một bài kiểm tra đầu vào. Cũng may là từ trước đó mình đã tìm hiểu và chuẩn bị rất kỹ về tiếng Anh trong khoảng thời gian dài nên mọi việc đều được thuận lợi” – Cảnh nói.

Nguyễn Thị Hoàng Dương nhận học bổng toàn phần bậc phổ thông tại New Zealand, học bổng ĐH và sau ĐH tại Úc, học bổng tiến sĩ và sau tiến sĩ tại ĐH Cambridge (Anh Quốc).

Dương chia sẻ kinh nghiệm: “Mẹ là giáo viên nên luôn quan tâm việc học của và muốn mình học tốt tất cả các môn chứ không thiên về môn học nào. Đây là điều rất quan trọng khi tìm học bổng cũng như khi học ở nước ngoài.

Các bạn hãy làm tốt những gì các bạn đang làm trong hiện tại bởi thành tích mà các bạn đạt được bây giờ sẽ là yếu tố quyết định cho ngày mai. Tôi rất thích câu: bạn có thể làm việc chăm chỉ mà không có kết quả nhưng bạn không thể nào đạt được kết quả nếu bạn không làm việc”.

Tương tự, Bùi Lê Diễm Trang cho biết: trước khi nộp hồ sơ học bổng, nhất là học bổng tiến sĩ, ứng viên cần có quá trình chuẩn bị, có thực tế, có nghiên cứu trước vấn đề, học bổng tiến sĩ chỉ là bước phát triển thêm nghiên cứu đã có, như thế sẽ dễ thuyết phục người cấp học bổng.

“Ngoài bảng điểm tốt ứng viên phải viết được bài luận thuyết phục. Trong lĩnh vực mình dự định xin học bổng, mình đã làm, đã học được gì và sẽ làm gì trong tương lai, mục đích cần được nêu cụ thể, phương hướng tương lai. Nhiều bạn viết chung chung sẽ khó thuyết phục được người trao học bổng” – chị Trang nói thêm.

Không chỉ có kết quả học tập tốt, tiếng Anh của người tìm học bổng – nhất là kỹ năng viết bài luận cũng phải được rèn luyện. Võ Đăng Khoa chia sẻ: cần phải rèn luyện kỹ năng viết bài luận để thuyết phục người cấp học bổng. Mục tiêu trong bài luận phải rõ ràng, phải nói được ý nghĩa của ngành học đối với mình, những kỹ năng bản thân, làm sao để hồ sơ mình không gượng ép.

Nước Nào Có Nhiều Học Bổng Nhất Cho Sinh Viên Nước Ngoài?

Bạn đang muốn đi du học nhưng băn khoăn không biết nên đi du học nước nào có nhiều học bổng nhất để tiết kiệm chi phí. Vì thông thường các chi phí sinh hoạt và học tập ở đây tương đối đắt đỏ.

Mặt khác, bạn còn phải chứng minh được tình hình tài chính của gia đình thông qua nhiều yếu tố khác nhau thì mới có cơ hội thực hiện ước mơ của mình. Vậy đi du học nước nào có nhiểu học bổng nhất?

Trong những năm gần đây, đi du học đang là một hướng đi mới mà rất nhiều các phụ huynh quan tâm, với mong muốn con em của mình sẽ có một tương lai tốt đẹp hơn.

Nước nào nhiều học bổng nhất hiện nay

Vương quốc Anh

Đây là quốc gia có rất nhiều học bổng để thu hút các du học sinh. Nổi bật trong đó là học bổng toàn phần Gates Cambridge của trường đại học Cambridge và học bổng Clarendon của trường đại học Oxford. Với các chính sách như vậy , nên Anh là sự lựa chọn hàng đầu của các du học sinh. Nếu bạn tự tin vào khả năng của bản thân, với kết quả học tập xuất sắc, thì hãy thử sức mình.

Canada là có chất lượng giáo dục rất tốt và được đánh giá cao. Tuy nhiên trong những năm trở lại đây, với sự chênh lệch về đội ngũ lao động nên quốc gia này thực hiện rất nhiều chính sách thu hút các du học sinh. Trong đó, có rất nhiều các chương trình học bổng dành cho sinh viên quốc tế. Tiêu biểu trong đó là học bổng đại học British Columbia.

Thụy Sỹ là một quốc gia không chỉ chú trọng phát triển về kinh tế mà còn cả giáo dục. Vì vậy khi theo học quốc gia xinh đẹp này bạn sẽ có cơ hội được học tập trong một môi trường giáo dục chất lượng và hiện đại. Đối với các sinh viên quốc tế, bạn sẽ có cơ hội tiếp cận với nhiều chương trình học bổng , tiểu biểu trong đó là học bổng đại học Lund.

Hà Lanlà một quốc gia có rất nhiều các học bổng danh giá như Maastricht University, Leiden University, University of Groningen… VÌ vậy chọn quốc gia này để đi du học là sự lựa chọn tuyệt vời.

Nước nào nhiều học bổng nhất châu Á

Nhắc đến chất lượng giáo dục thì trong những năm trở lại đây, châu Á có nền giáo dục phát triển vượt bậc, thu hút rất đông các bạn du học sinh đến học tập và nghiên cưu. Nổi bật trong đó có thể kể đến các quốc gia như Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc…

Chính phủ cũng như nhiều trường đại học ở các quốc gia này cũng có rất nhiều các chương trình học bổng hấp dẫn để tạo điều kiện cho sinh viên quốc tế theo học phát triển tài năng. Tiêu biểu trong đó là Nhật bản.

Du học sẽ là một cánh cổng mở ra một tương lai tốt đẹp dành cho các bạn. Tuy nhiên, bạn còn có quá nhiều các thắc mắc để giải đáp , hãy ghé trung tâm tư vấn Du học OEC Global Education.

Nơi đây sẽ tư vấn hoàn toàn miễn phí về chương trình du học, học bổng, điều kiện visa… qua hotline 0909832799 – 0988636927. Với hơn 30 năm kinh nghiệm, du học OEC Global Education tự hào đã giúp chắp cách giấc mơ du học của nhiều học sinh, sinh viên Việt Nam.

Những Đất Nước Hàng Đầu Cho Việc Định Cư Nước Ngoài Và Xin Việc

Định cư ở nước nào dễ nhất? định cư ở nước nào tốt? hay du học nước nào thì dễ xin việc làm và định cư?… đó là những câu hỏi khiến rất nhiều người băn khoăn. Hôm nay ALT, sẽ giúp các bạn giải quyết phần nào những câu hỏi đó qua bài viết ” Những đất nước hàng đầu cho việc định cư nước ngoài và xin việc”.

Với những chính sách đổi mới từ Chính phủ, Canada với sự phát triển vượt bậc về kinh tế với hệ thống chính trị, văn hóa hàng đầu được xem là quốc gia có tỷ lệ du học sinh có việc làm và được chấp nhận định cư nhiều nhất sau khi tốt nghiệp.

Nếu chỉ tính lao động full-time, giai đoạn 2011 – 2020 Canada cần tới 6.5 triệu lao động mới và 2/3 trong đó tập trung tại nhóm có kỹ năng cao, yêu cầu tốt nghiệp cao đẳng, đại học. Tuy nhiên, dân số Canada chỉ đáp ứng được tối đa là 70%, phần còn lại được định hướng mạnh mẽ vào việc thu hút sinh viên quốc tế học tập và ở lại nơi đây. Những chính sách thu hút du học sinh quốc tế của Chính phủ Canada có thể kể đến như:

– Chấp nhận chi trả 90% học phí cho sinh viên quốc tế.

– Sinh viên được phép làm thêm 20 giờ/tuần và lên tới 40 giờ/tuần trong các kỳ nghỉ lễ.

– Sinh viên được ở lại tìm việc tối đa 3 năm sau khi học xong, trong khoảng thười gian đó, sinh viên hoàn toàn có thể xin đi làm thêm không giới hạn số giờ.

– Chính sách hoàn trả 60% học phí và miễn phí bảo hiểm y tế tại Manitoba và Saskatchewan.

Trung bình mỗi năm, một con số kỷ lục của các hồ sơ xin định cư được xét duyệt bởi bộ phận nhập cư của New Zealand. Trong đó, du học là con đường nhanh, dễ dàng và an toàn nhất để trở thành công dân quốc gia này. Bạn có thể đi theo lộ trình định cư New Zealand sau nhiều năm du như sau:

Sinh viên sau khi hoàn thành ít nhất Diploma level 5 và 6 sẽ được cấp thêm Working Visa 1 năm để ở lại tìm việc à Nếu có công việc ổn định và được công ty bảo lãnh sẽ xin thêm Working Visa 2 năm và trong thời gian này có thể nộp tiếp hồ sơ xin thường trú dân. Nếu được chấp thuận thì xin chúc mừng bạn đã hoàn thành mỹ mãn kế hoạch định cư nước ngoài của mình.

Với những điều kiện hoàn hảo từ chất lượng giáo dục đẳng cấp đến một môi trường sống an toàn, thân thiện, hài hoà, định cư Úc là một lựa chọn rất đáng để bạn xem xét nếu bạn thực sự muốn định cư và làm việc tại nước ngoài. Vậy bạn có thể đáp ứng được điều kiện này như thế nào?

– Theo học các khóa học nghề, Đại học, Cao học tại hệ thống các trường ở Úc. Hãy ưu tiên chú trọng vào nhóm ngành mà xã hội đang rất cần như: Chăm sóc trẻ, chuyên viên công nghệ thông tin, kế toán viên, kỹ sư cơ khí, điện và xây dựng, nha khoa, giáo dục mầm non, ngành dịch vụ làm đẹp và dịch vụ du lịch khách sạn,…

– Tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa, chương trình cộng đồng, tìm kiếm việc làm thêm để gia tăng ấn tượng và tạo được sự chú ý.

– Tác phong làm việc chuyên nghiệp, có trách nhiệm cao, ứng xử tốt và tôn trọng các quy tắc xã hội.