Theo báo cáo, trong năm học 2016 – 2017, Việt Nam tiếp tục đứng thứ 6 trong danh sách các nước dẫn đầu về số lượng sinh viên du học tại Mỹ , với 22.438 sinh viên, tăng 1.035 sinh viên so với năm học 2015 – 2016, tức tăng gần 5%.
Trong tổng số 22.438 sinh viên Việt Nam du học tại Mỹ, 68% học đại học, 15,6% học sau đại học, 9% tham gia thực tập không bắt buộc, và 7,4 phần trăm còn lại theo học các chương trình khác. Điều đó có thể thấy sức hút của du học Mỹ chưa bao giờ là hạ nhiệt với du học sinh Việt Nam.
Hiện nay, số lượng du học sinh Mỹ từ bậc THPT cũng tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, với mức sống đắt đỏ tại Mỹ, để có thể theo học 1 trường THPT tốt tại Mỹ với chi phí học tập văn ở 1 năm sẽ rơi vào khoảng 50,000 USD – đây là mức chi phí khá lớn với hầu hết các gia đình Việt Nam. Vậy du học Mỹ từ THPT làm sao để tiết kiệm chi phí chính là bài toán vô cùng đau đầu. Qua bài viết này du học Edutime sẽ hướng dẫn các bạn những bước cơ bản để có thể apply thành công các chương trình học bổng THPT ở Mỹ tại các trường tư thục.
– Cách 1: Xin học bổng toàn phần ở 10 trường PTTH tư thục nổi tiếng nhất nước Mỹ: vì các trường này đã có sự liên hệ với các trường nỗi tiếng ở Việt Nam nên các bạn phải là thành viên của các trường này! Còn các yếu tố để họ tuyển chọn sẽ được chia sẻ ở phần tiếp sau của bài này.
– Cách 2: Xin học bổng với tỷ lệ hỗ trợ tài chính cao ở những trường thuộc loại second tier selective: Cũng giống như 10 trường nổi tiếng ở trên các tiêu chuẩn đưa ra cũng không kém phần khốc liệt, nhưng các bạn có thể tự mình liên hệ với trường, tự làm hồ sơ nhập học với trường, kể cả 10 trường nổi tiếng cũng được, nhưng khó có học bổng toàn phần, nếu bạn không nằm trong danh sách học sinh của những trường nổi tiếng ở Việt Nam. Thế thì tiêu chuẩn tuyển chọn của họ có những yêu cầu gì? Khó không? Làm cách nào để có những tiêu chuẩn đó?
Các loại kỳ thi kiểm tra nhập học vào PTTH: SSAT:(Secondary Standard admission test) Kỳ thi này do các trường thuộc loại independent private high school ưa dùng để tuyển học sinh vào PTTH của họ. Nó giống như một kỳ thi tốt nghiệp Phổ thông cơ sở ở Việt Nam vậy. Khó nhất vẫn là tiếng Anh, nhưng cũng không khó lắm. Chủ yếu là các bạn phải biết các thuật ngữ Toán, khoa học tự nhiên, kiến thức tổng quát… thực chất các đề thi không khó so với chương trình học ở lớp 8 Việt Nam. Cuộc thi này tổ chức trên toàn thế giới, các bạn có thể tham khảo và đăng ký ở website: http://www.ssat.org/
Cuộc thi này có 2 loại mức độ: Mức độ thấp: dành cho học sinh từ lớp 5 đến lớp 7 ở Mỹ, để các học sinh du học sớm bắt đầu từ cuối cấp 2 ở Mỹ và đầu cấp 3 ở Mỹ. Mức độ cao: dành cho học sinh từ lớp 8 đến lớp 11 ở Mỹ để dành cho các bạn muốn đi du học PTTH Mỹ ngay từ lớp 10 sang lớp 11 ở Mỹ, thì các bạn có thể chuẩn bị nó từ lớp 10, trước 6 tháng đi thi là bạn có thể lấy nó một cách dễ dàng, dĩ nhiên tiếng Anh của bạn phải tốt. Về nội dung thi gồm 2 phần chính là Essay và Multiple choice test (MCT) trong phần MCT gồm có Math, comprehension Reading và Verbal Section
Mathematics Section: Có 30 phút để các bạn trả lời nhanh cho 25 câu hỏi chủ yếu về căn bản đại số bậc nhất nếu là loại mức độ thấp, đại số bậc hai nếu là loại mức độ cao.
Verbal Section: Có thời gian 30 phút để các bạn trả lời 30 câu hỏi synonym và 30 câu hỏi dạng Analogy question.
Reading Comprehension Section: Bạn có 40 phút để đọc và thấu hiểu một cách nhanh chóng cho 7 đoạn văn ngắn, để trả lời các câu hỏi đặt ra sau đó.
Score: Cách chấm điểm: Số điểm sẽ bằng số câu hỏi mà bạn được hỏi và trả lời đúng. Bạn sẽ bị trừ đi ¼ điểm nếu bạn có 1 câu hỏi trả lời bị sai. Bạn sẽ không được thưởng cũng như không bị trừ điểm khi bạn bỏ câu hỏi đó mà không trả lời khi thấy không chắc chắn là mình sẽ trả lời đúng. Điểm cho SSAT bậc cao từ lớp 8 đến lớp 11 là thang điểm tính cao nhất là 800 và thấp nhất là 500. Còn cho SSAT loại bậc thấp từ lớp 5 đến lớp 7 cao nhất là 710, thấp nhất là 440. Bạn không lấy được điểm cao nhất dĩ nhiên là bạn không bao giờ được nhận vào học high school, và dĩ nhiên phải thi lại. Điểm SSAT của bạn càng cao thì cơ hội học bổng của bạn ở các trường PTTH tư thục nổi tiếng càng cao. Còn một điều cần lưu ý nữa là điểm SSAT sẽ được đánh giá theo % đạt được ở mỗi section mà bạn làm, từ đó sẽ có sự đánh giá khả năng của bạn ở mỗi phần mà khi bạn gửi đến một trường tư thục nào đó để xin nhập học và họ sẽ xem xét những con số, tỷ lệ khô khan này mà có thể chấp nhận bạn hay không được nhập học ở trường của họ vì mỗi trường có 1 chiến lược tuyển người khác nhau cho mỗi section
HSPT: High school Placement Test: Cũng là một kỳ thi giống như SSAT nói ở trên, nhưng lại được các trường PTTH tư thục thuộc các hiệp hội tôn giáo áp dụng để tuyển học sinh hơn. Chỉ có cái khác là đề thi là do mỗi trường tự cho lấy, còn SSAT thì có đề thi chung của hiệp hội các trường cho ra chung và thi trên toàn nước Mỹ và cả thế giới như là thi Toefl. Bạn có thể tham khảo cho loại thi này ở trên trang web sau: http://www.ivywest.com/hsptinfo.htm
ISEE: Independent School Entrance Examination: Cũng là một kỳ thi tuyển sinh vào cấp 3 PTTH tư thục Mỹ, cũng do các trường independent và private tổ chức. Cuộc thi kéo dài 3 giờ đồng hồ, không khác gì SSAT.
Bạn có thể tham khảo nó trong trang web sau: http://www.ivywest.com/iseeinfo.htm
Một số trường thuộc loại tuyển sinh khó (first tier) sẽ có những yêu cầu các bạn những cuộc thi khó hơn như: PSAT, SAT, ACT và điểm Toefl cao.
Bao nhiêu điểm PSAT thì các bạn được bước vào vòng bán kết để được xét học bổng? Cái này tùy bang, tùy vùng, ví dụ như năm 2007 thì ở Mississippi thì 204 điểm, trong khi ở Massachusetts thì là 224 điểm. Nhưng bấy nhiêu đó cũng chưa đủ mà đối với du học sinh còn phải có điểm Toefl, GPA (Grade Point Average) và extra-curricular activities nữa! Tới đây thì các bạn thấy rõ ràng rằng để săn học bổng một trường PTTH tư thục ở Mỹ không chỉ công sức của bản thân các bạn mà còn sự đầu tư lâu dài của gia đình bạn nữa phải không? Nhưng không có phần thưởng nào đến với bạn là dễ dàng hết các bạn ạ, người khác làm được thì bạn làm được
Recommendation letter (thư giới thiệu): Đối với người Mỹ, sự tiến cử của giáo viên dạy bạn rất là quan trọng, họ không cần đến con dấu đỏ chót như ở nước mình, họ chỉ cần nội dung lá thư và chữ ký của giáo viên đã và đang dạy bạn tiến cử bạn là học sinh ưu tú của trường là đủ uy tín để bạn có thể kiếm học bổng!. Họ quen cách sống và làm việc trên những sự việc cụ thể, nên họ không chỉ đánh giá bạn qua những con số khô khan, thiếu sinh động qua học bạ, qua điểm thi của SSAT hay qua Toefl, điều họ cần là con người của bạn nữa, thật cụ thể, không được phép chung chung như những lời phê trong học bạ hằng năm của thầy cô giáo Việt Nam vẫn thường thấy như là: Giỏi, ngoan, hiền, đạo đức tốt. Recommendation letter là một phần tuyệt đối bí mật đối với bạn và nó cũng gần như là 50% trọng lượng để bạn nhập học hay có được học bổng ở bất kỳ cấp bậc học nào ở hệ thống giáo dục Mỹ từ tiểu học, đến trung học, đại học và sau đại học.
Bằng mọi gía các bạn phải làm research trên trang web của trường những cụm từ: Admission policies and requirements, financial aid for international students, scholarship for international students, deadline of admission, application form for financial aid, …Một lời khuyên chân thành là bạn cứ làm research thật nhiều rồi bạn sẽ có những kinh nghiệm quí báu cho sau này khi đã được học bổng sang Mỹ bạn sẽ thấy những ngày tháng cần cù trên net để nghiên cứu các website của các trường sẽ được đền bù xứng đáng! Vì cách học của Mỹ là tự học và tự tìm tài liệu để phục vụ chuyện học chứ không phải thầy cầm tay chỉ việc.
4. Hồ sơ nhập học THPT ở Mỹ Hồ sơ xin nhập học của một trường PTTH Mỹ ngoài thư bạn viết để hỏi thông tin ra, bạn nên vào trang web của trường vào phần Admission để in tất cả những mẫu đơn ra và điền vào. Nếu bạn đã được nhà trường gửi cho thì bạn có thể photo nó ra nhiều bản để điền nháp trước khi điền chính thức vào đó và nộp cho trường qua đường bưư điện. Dù sao, thì hồ sơ bao gồm như sau:
– Đơn nhập học (Application form):
– Đơn bổ sung (Supplemental form): Vì thường thì đơn nhập học không đủ chỗ để các bạn có thể thể hiện hết những gì tốt đạp của mình có để Adcom (Admission Committee) biết, nên các bạn cần sơ lược và bổ sung lý lịch học tập của bạn khi bạn thấy cần bổ sung, đặc biệt chú ý những mặt mạnh của bạn, không ngần ngại và phải trung thực, có cái gì tốt về học tập, thể dục thể thao, tham gia cán bộ lớp, phong trào xã hội, câu lạc bộ ở nhà văn hóa thanh-thiếu niên đều ghi hết vào, không bỏ sót cái gì cả.
– Bảng điểm (Transcription): Tùy theo yêu cầu của trường mà bạn đi dịch và công chứng bảng điểm của bao nhiêu lớp, trường mà trước đó bạn học ở Việt nam., số lượng bảng điểm. Nếu bạn sang học lớp 9 ở Mỹ, thì nộp bảng điểm các năm trước đó của cấp 2. Tốt nhất là dịch cả học bạ. Nếu học lớp 10 thì dịch cả học bạ cấp 2 ở Việt nam. Nếu trường bạn có dịch vụ dịch thuật thì chỉ cần trường dịch và đóng dấu có chữ ký hiệu trưởng là đủ không cần công chứng nhà nước.
– Giấy khen, bằng khen, các giải từ trường đến quận, thành phố, nhà nước, quốc tế: Có cái gì thì dịch và photo công chứng hết, không nên bỏ sót bất cứ cái gì, kể cả các cuộc thi vẽ tranh hay đàn, hát của thời thiếu niên, cũng như các giấy khen mà cơ quan bố mẹ bạn cho giải học sinh ngoan gì đó cũng ghi vào hết.!
– Thư giới thiệu (Recommendation letter): thường cần 2-4 thư, một số trường có sẳn mẫu thư giới thiệu, các bạn chỉ cần download và in ra đưa cho thầy giáo chủ nhiệm hoặc thầy cô nào qúi bạn nhất nhờ họ điền và ký vào. Nhưng thường các mẫu này không nói hết một cách chi tiết về bạn, bạn nên nhờ thầy giáo viết thêm 1 lá thư nhận xét về bạn và đem cho hiệu trưởng ký và đi công chứng, dán nó lại bằng bì thư của trường bạn, vì về nguyên tắc bạn không được xem thư này.
– Điền vào đơn School and Student Service for financial aid: Bạn có thể lấy form từ trang web của trường, form này gọi là form SSS, nó dùng cho trung học khác với International Student Financial Aid Application (ISFAA) của đại học, nhớ đọc kỹ và điền thật chính xác và cẩn thận vì những câu hỏi rất logic với nhau, nếu bạn đã dối thì phải dối cho cặn kẽ, nếu không khéo thì thế nào cũng bị lòi ra cái nói dối.
– Chứng minh tài chính: Để có financial aid bạn phải chứng minh khả năng tài chính gia đình không đủ để bạn ăn học ở trường bạn nộp hồ sơ. Điều này xãy ra khi bạn phải thật xuất sắc, nhà trường phải nhìn thấy bạn sẽ là người mang về cái gì đó cho trường khi bạn là thành viên của họ.
– Chứng nhận lương: thông qua chứng minh tài chính bạn phải có cái này.
– Giấy tờ thuế.
– Chứng nhận sổ tiết kiệm.
– Giấy khám sức khỏe.
– Các loại giấy tờ khác: Vì còn là trẻ vị thành niên nên các bạn còn một số hợp đồng với nhà trường mà người đỡ đầu phải ký là: hợp đồng chi trả các phí, hợp đồng cam kết cho ở homestay, hợp đồng cho phép bạn sử dụng xe máy, học lái xe và hợp đồng bảo hiểm các loại…