Top 9 # Xem Nhiều Nhất Xin Học Bổng Du Học Mỹ Như Thế Nào Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Maubvietnam.com

Du Học Mỹ: Xin Học Bổng Mỹ Như Thế Nào?

1. Yếu tố quyết định thành công: kế hoạch chuẩn bị hồ sơ năng lực bản thân

Việc thực hiện hồ sơ xin học bổng là cả một chặng đường dài chuẩn bị và quyết tâm theo đuổi. Sẽ không bao giờ là quá sớm để mỗi học sinh bắt đầu cuộc hành trình của mình. Thực tế cho thấy trình ôn luyện, chuẩn bị hồ sơ thường bắt đầu ngay từ đầu cấp 3, thậm chí nhiều học sinh đã bắt đầu làm quen với TOEFL, IELTS từ lớp 8, lớp 9. Khi số lượng hồ sơ từ Việt Nam ngày càng lớn và chất lượng cũng tăng cao, cuộc đua giành học bổng giá trị cao vào các trường top ngày càng trở nên khốc liệt.hơn. Nếu không thực sự quyết tâm, chắc chắn bạn sẽ khó có thể hoàn thành ước mơ của mình.

a. Điểm GPA: Bạn phải nỗ lực đồng đều trong tất cả các môn, trên cơ sở đó trội hơn một số môn thì càng tốt (phụ thuộc vào nghành học mà bạn chọn). Đó có thể là phao cứu sinh với một số trường hợp nếu nhà trường quan tâm tới khả năng vượt trội của học sinh. – Đối với các bạn muốn đăng kí vào các chương trình sau đại học thì kiến thức chuyên sâu rất quan trọng, cộng thêm đó là những kinh nghiệm làm việc và các công trình nghiên cứu được công nhận.

b. Tiếng Anh và chứng chỉ: Ngoại ngữ chính là chìa khóa cho việc xin học bổng, hãy có kế hoạch thi điểm cao TOEFL hoặc IELTS, thêm chứng chỉ SAT cho khóa học Cử nhân hoặc GMAT/GRE cho khóa học Thạc sĩ. không thể thiếu, dùng để phỏng vấn, viết bài luận, tìm hiểu thông tin cũng như trong qá trình học tập và sinh sống tại nước ngoài. Hầu hết các chương trình đào tạo nước ngoài đều yêu cầu học sinh phải có chứng chỉ tiếng Anh (Tiêu biểu là TOEFL, IELTS, SAT, GMAT/ GRE, v.v).

c. Hoạt động ngoại khóa: Bên cạnh các tiêu chuẩn về học lực và ngoại ngữ kể trên, một vấn đề vô cùng quan trọng tạo nên “điểm sáng” trong CV của học sinh khi nộp hồ sơ xin học bổng là các hoạt động ngoại khóa. Đặc biệt đối với các cơ sở đào tạo ở Mỹ, đây là một yếu tố không thể thiếu khi xét hồ sơ của sinh viên nước ngoài.

2. Có những loại học bổng nào

3. Những hỗ trợ từ EduViet Global

EduViet Global, với các chuyên gia tư vấn có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực xử lý hồ sơ xin học bổng với tỉ lệ thành công cao sẽ hướng dẫn và đưa ra các bí quyết giúp cho hồ sơ của bạn trở nên đặc biệt và thu hút hội đồng tuyển sinh nhất. Thể hiện cụ thể trong các khâu chính: Lập kế hoạch xây dựng hồ sơ năng lực, Hoàn thiện hồ sơ, Chọn lộ trình phù hợp, Gửi và Theo dõi hồ sơ.

Lập kế hoạch xây dựng hồ sơ năng lực

Đây là giai đoạn thường bị các ứng viên “bỏ quên” hoặc thực hiện không khoa học, đồng bộ nên đến khi cần nộp hồ sơ thì xảy ra rất nhiều trường hợp: GPA không đủ, chưa kịp thi chứng chỉ hoặc kịp thi nhưng vì vội vàng nên điểm không cao, hồ sơ CV không có điểm nhấn, …. Vậy EduViet sẽ tư vấn cùng lập 1 kế hoạch khả thi ngay từ khi bạn học lớp 10,11 hoặc đầu lớp 12.

Sau khi đã xác định được khả năng của học sinh, bước quan trọng quyết định đến 60% thành – bại của một hồ sơ là tìm được những phương án phù hợp và đưa ra được một lộ trình chuẩn xác nhất. Chúng tôi luôn khuyến khích học sinh lựa chọn trường theo 3 cấp độ với tỉ lệ 3-4-3. Tức là trong tổng số 10 trường lựa chọn, học sinh nên chọn 3 trường có tiêu chuẩn cao hơn khả năng của mình một chút để thử sức, 4 trường vừa sức, và 3 trường an toàn. Với kinh nghiệm xử lý hồ sơ xin học bổng của mình, chúng tôi tin chắc rằng nếu lựa chọn theo cách này, tỷ lệ rủi ro sẽ được đẩy xuống mức thấp nhất và tối đa hóa cơ hội thành công của các bạn.

Các chuyên gia sẽ giúp bạn kiểm tra kĩ càng hồ sơ trước khi gửi và sẽ lựa chọn cho bạn thời điểm nộp hồ sơ phù hợp nhất. Hồ sơ nên được gửi đến trường trước deadline sớm hơn khoảng 2 tuần – tức là không quá sớm và không quá muộn. Bên cạnh đó, việc follow-up (theo dõi) thường xuyên theo dõi tình trạng hồ sơ sau khi hồ sơ đã gửi đi cũng là một yếu tố “ẩn” nhưng lại có tầm quan trọng không nhỏ. Thứ nhất, việc bạn thể hiện sự quan tâm của mình đối với hồ sơ được gửi đi sẽ khiến Hội đồng tuyển sinh tin rằng bạn hoàn toàn tự tin với hồ sơ của mình. Chưa kể, thực tế còn cho thấy nhiều học sinh trong quá trình trao đổi với trường còn được hưởng nhiều khoản ưu đãi lớn hơn đáng kể so với dự định ban đầu. Đối với nhiều bạn đã từng được học bổng đi Mỹ, họ cũng chỉ ra rằng liên hệ với các giáo sư trước và sau khi nộp hồ là điều hết cần thiết. Bạn nên nhớ các giáo sư có thể cho bạn biết rất nhiều thông tin nóng hổi và tư vấn cho bạn. Đặc biệt, việc theo dõi tình trạng hồ sơ còn giúp học sinh sớm phát hiện sớm nếu không may hồ sơ bị thất lạc, …

Để chia sẻ những vướng mắc của các bạn học sinh và phụ huynh học sinh trong quá trình làm hồ sơ săn học bổng Mỹ, Eduviet Global tổ chức khóa học “Bí quyết săn học bổng Mỹ” Chuyên gia giảng dạy: Ms. Mai Hương – Trưởng phòng Tư Vấn Du học EduViet Global. Ms.Hương đã có trên 10 năm kinh nghiệm trong nghề làm tư vấn giáo dục, chị đã giúp các bạn học sinh sinh viên Việt Nam săn được hơn 300 suất học bổng Mỹ và học bổng các nước khác thành công. THỜI GIAN – ĐỊA ĐIỂM: Khoá 1: Thứ Bảy (học 2 buổi sáng chiều) ngày 22/6/2013. Khoá 2: Thứ Bảy ((học 2 buổi sáng chiều) ngày 06/7/2013. HỌC PHÍ: 990.000 VNĐ/người/khoá Đặc biệt: Học phí 990.000 VNĐ chỉ còn 0 VNĐ cho 99 bạn đăng ký đầu tiên tham dự khoá học. ĐĂNG KÝ NGAY HÔM NAY ĐỂ LÀ 1 TRONG 99 NGƯỜI ĐẦU TIÊN

Hoặc gọi điện trực tiếp: 0987 39 31 32

Hoặc để được tư vấn cụ thể hơn về chương trình du học Anh và các thủ tục, quy định về visa du học, quý vị phụ huynh và các bạn học sinh vui lòng liên hệ:

Xin Học Bổng Như Thế Nào?

Hơn một tuần trước, mình có đăng một status về lễ tốt nghiệp từ trường đại học Duke và niềm tự hào vì bố mình đã vượt một chặng đường dài từ Đăk Lăk sang Mỹ lần đầu tiên để chia sẻ niềm vui cùng mình. Dù không ngụ ý, rất nhiều bạn đã gửi tin nhắn cho mình và hỏi về cách mình đã xin học bổng đi du học như thế nào và họ có thể làm gì để chuẩn bị một bộ hồ sơ tốt nhất. Tình cờ VTC có chia sẻ lại một phần suy nghĩ của mình trong một bài báo khá hợp tựa đề.​

Mình không hay chia sẻ kinh nghiệm hay tips xin học bổng và làm hồ sơ du học cho các bạn khác vì mình thấy 2 điều. (1) Mỗi người có một hoàn cảnh và cách thức riêng mà nhiều khi không thể và không nên áp dụng con đường đi của một người sang một người khác mà có thể đảm bảo người thứ hai sẽ thành công giống hệt người thứ nhất. Ví dụ, khi mình nộp hồ sơ học bổng UWC, tiếng anh rất kém, còn khi nộp đại học, điểm SAT không cao (mình cảm thấy đã phải rất may mắn mới được 2 học bổng này). (2) Mình không tìm hiểu và biết nhiều về các tips nộp hồ sơ học bổng, nên cũng hạn chế không chia sẻ với mọi người.

Tuy nhiên, có một lời khuyên mà ai hỏi mình về xin học bổng du học hay làm hồ sơ, mình cũng đều nói. Hãy quan tâm nhiều hơn về việc bạn làm và làm vì đam mê, sở thích, thay vì làm để xây dựng một bộ hồ sơ đẹp. Cuối cùng thì tất cả những gì bạn làm sẽ tự động ráp lại thành một câu chuyện về bạn và nếu ban tuyển sinh nhìn thấy con người hoàn thiện của bạn và thích câu chuyện của bạn thì dù bộ hồ sơ của bạn có không hoàn hảo về ngữ pháp và câu văn, mình tin bạn sẽ vẫn được chọn. Nói vậy không có nghĩa là không nên dành thời gian để xây dựng một lá đơn xin học bổng ấn tượng. Một bộ hồ sơ hoàn hảo sẽ giúp việc kể câu chuyện của bạn được rõ ràng và thuyết phục hơn. Lời khuyên duy nhất của mình là viết đi viết lại nhiều lần (mình thường viết một ít mỗi ngày và liên tục suy nghĩ thêm khi đi tắm hay lúc nấu ăn), và nhờ nhiều người khác nhau cùng đọc. Nhưng tóm lại thì việc tập trung vào cái bạn làm vẫn quan trọng hơn nhiều, vì nó cung cấp “thịt” cho bức điêu khắc của bạn và không ai muốn có một bức điêu khắc chắp vá. Bộ hồ sơ nên là một điểm dừng trên con đường bạn đi thay vì là đích tới.

Khó để mà không lo lắng về bộ hồ sơ du học của mình, nhưng bạn có những gì bạn đã có và đã làm. Nếu bạn phải viết hồ sơ ngay bây giờ, thì hãy dành thời gian suy nghĩ và kết nối các việc mình đã làm để thấy được mình là con người như thế nào và muốn làm gì. Còn nếu bạn còn mấy năm nữa mới phải viết, hãy tạm thời quên về bộ hồ sơ đi, và tập trung làm những việc mình thích và đam mê. Đến lúc bạn phải viết, việc kết nối sẽ đơn giản hơn rất nhiều và đó là cách tốt nhất mà mình có thể nghĩ được để xin học bổng du học.

Bài báo trên VTC: http://hoc.vtc.vn/toi-da-xin-hoc-bong-du-hoc-nhu-24128.html

Hồ Sơ Xin Học Bổng Du Học Mỹ Như Thế Nào Là Chuẩn?

” Học bổng “, “Scholarship” là những từ khóa được tìm nhiều nhất trên Google từ Việt Nam trong lĩnh vực học thuật. Điều đó có thể nói lên hai điều: thứ nhất, sinh viên Việt Nam chúng ta vô cùng hiếu học và mong muốn được đi du học; thứ hai, có lẽ vì đất nước ta còn nghèo, và điều kiện kinh tế còn hạn hẹp, nên tài chính luôn là vấn đề các bạn quan tâm sâu sắc.

1. Đơn Xin Học Bổng

Điều trước tiên và quan trọng trong hồ sơ xin học bổng du học Mỹ của bạn đó chính là đơn xin học bổng. Bất kỳ trường học nào, tổ chức nào cấp học bổng đều có mẫu Đơn xin học bổng riêng của họ. Các bạn có thể download trên các website thông tin của trường hoặc tổ chức đó (thường là bằng tiếng Anh, Pháp, Đức, Trung Quốc …) rồi điền đầy đủ, chính xác thông tin mà nhà trường yêu cầu trên đơn.

Đối với những trường hoặc tổ chức chấp nhận Đơn xin học bổng gửi qua email, bạn nên nhanh chóng gửi ngay mẫu đơn mà mình đã hoàn thành tới hộp thư điện tử của nhà trường. Bạn đừng quên in sẵn mẫu đơn đó ra vài bản để lưu giữ và gửi kèm với hồ sơ cá nhân qua đường bưu điện.

2. Hồ Sơ Xin Học Bổng Không Thể Thiếu Các Chứng Chỉ SAT (GMAT/GRE) Hay IELTS

Bên cạnh bảng điểm, thì bạn cũng cần hoàn thành những chứng chỉ quốc tế. Vì đây là điều kiện tiên quyết để bạn có thể theo học các chương trình tại nước ngoài hay không. Nếu bạn nộp hồ sơ xin học bổng bậc Đại học thì bạn cần thi SAT, còn với hồ sơ xin học bổng sau Đại học, bạn cần thi GMAT (dành cho các ngành quản lý, kinh doanh) hoặc GRE (dành cho các ngành khoa học). Để chuẩn bị những chứng chỉ này cần thời gian khá lâu để học và thi, thường là hơn 1 năm. Vì vậy, bạn cần xác định mình cần có những giấy tờ gì khi ứng tuyển để có sự chuẩn bị tốt nhất.

3. Hoạt Động Ngoại Khóa

Học sinh, sinh viên Việt Nam ta rất thông minh và nhanh nhạy, vì thế sau rất nhiều năm kinh nghiệm xin học bổng du học Mỹ, giờ đây các diễn đàn và trang mạng đều có một lời khuyên sắt đá cho các bạn muốn xin học bổng là cần phải có thật nhiều hoạt động ngoại khóa.

Nhưng sự thật thì không hoàn như vậy. Những người xét duyệt học bổng muốn bạn tham gia các hoạt động ngoại khóa để bạn phát huy được các tố chất cá nhân của mình, và để họ có thể phát hiện ra một tiềm năng nào đó của bạn. Bạn ghi ra quá nhiều hoạt động, người ta sẽ không thể biết bạn thực sự muốn làm gì, hay bạn chỉ muốn làm cho vui và đẹp hồ sơ thôi.

4. Thư Tiến Cử (Hay Còn Gọi Là Thư Giới Thiệu)

Thư giới thiệu thể hiện cái nhìn khác quan nhất từ người khác về bạn. Đây không chỉ là bức thư đơn thuần chia sẻ con người bạn mà còn là cái nhìn toàn diện hơn về khả năng, ưu điểm, cá tính của bạn mà bảng điểm không thể thể hiện được.

Bạn có thể tìm đến thầy cô chủ nhiệm, các giảng viên hỗ trợ bài nghiên cứu của bạn hoặc quản lý, đồng nghiệp tại nơi bạn đã làm việc để nhờ họ viết thư. Tốt nhất thì người viết thư nên là người bạn đã từng làm việc cùng, và người đó hiểu rõ năng lực, nguyện vọng của bạn để có cách viết phù hợp và lời tiến cử cũng đáng tin cậy hơn.

5. Công Trình Nghiên Cứu

Ngoài ra, một số trường và tổ chức còn yêu cầu các ứng viên khi nộp hồ sơ xin học bổng phải có một lá thư viết tay trình bày tại sao bạn lại muốn nhận được học bổng của họ. Các bạn nên viết ngắn gọn, súc tích, rõ ràng, mạch lạc, giới hạn trong 1 trang A4 là đủ. Khi viết, các bạn đặc biệt chú trọng đặt vấn đề học tập với mục đích phục vụ lợi ích cộng đồng lên trên bởi vì hầu hết các trường đều không muốn trao học bổng cho những bạn chỉ thích phấn đấu cho riêng cá nhân.

Giang Nguyễn : Tôi Đã Xin Học Bổng Du Học Mỹ Như Thế Nào ? ( Phần 1)

Tôi viết bài này kể về chính câu chuyện của mình và muốn gửi tới các bạn trẻ một lời nhắn nhủ rằng chúng ta hay ước mơ, nuôi dưỡng ước mơ và có kế hoạch thực hiện ước mơ, cánh cửa đại học Mỹ mở ra với tất cả mọi người, không phân biệt sang hèn, cao thấp, chỉ cần bạn có quyết tâm bạn sẽ thành công…

Cái ngày cả nước sống bằng “tem phiếu”, Mẹ tôi lang thang khắp phố Tràng Tiền, lẻn vào ngách, ngõ con phố này để buôn tem phiếu. Những tấm tem phiếu dùng để mua gạo, mua thịt, mua xà-phòng, hay mua bất cứ thứ hàng hóa nào mà Nhà Nước cho phép. Mẹ tôi mua, đem cả mì gạo ở quê mang ra đổi. Bà đem ra chỗ khác, bán kiếm lời. Nghe nói Mẹ kiếm bội tiền và ra chợ Đồng Xuân mua quần áo cho chúng tôi. Có lần Bà trông thấy người ta thì thầm gì đó, tiến gần lại nghe thì hóa ra gặp được mấy bà buôn vải lậu, đang rỉ tai nhau là sắp có “Phòng Thuế” đến kiểm tra, chị em giấu hết hàng đi. Ngày đấy dân buôn sợ phòng thuế lắm. Sợ hơn cả dân mình ra đường sợ Cảnh Sát Giao Thông (mong các chú đừng trách tội người viết mà chỉ lấy ví dụ cho sinh động thôi ạ). Từ ngày ấy Mẹ tôi chuyển sang buôn vải. Thế là một thời kỳ thịnh vượng của gia định bắt đầu. Buôn vải lãi lắm, nhưng nếu Phòng Thuế bắt là mất tất. May mà Bố tôi làm Công An (C500), cứ hễ Mẹ bị bắt, là Bố lại lên xin

. Anh em trong ngành nể nhau, cho qua. Mẹ tôi thoát được nhiều lần, nhưng cũng nhiều lần trắng tay về nhà. Đêm đến tôi nghe thấy Mẹ khóc. Tôi ngủ riêng từ 4 tuổi. Mò sang giường Mẹ. Ôm lấy Bà và nói “sau này con lớn, con sẽ làm Công An, để chả ai bắt được Mẹ nữa No.7, Alley 39/35 Hao Nam Street, O Cho Dua Ward, Dong Da District, Hanoi, Vietnam Email: IvyleagueVietnam@gmail.com Fanpage: https://www.facebook.com/IvyLeagueVietnam/ Ai cũng bảo tôi thông minh từ bé. Nhưng bảo học là lười.

Tôi đến lớp không bao giờ nghe giảng. Chỉ mang vở ra vẽ. Lúc thì vẽ cô giáo có ria mép. Lúc thì vẽ bạn Quản Ca sinh gái ngồi bàn đầu. Rồi xé sách giáo khoa gấp máy bay. Có lần tôi trèo lên nóc nhà giám hiệu, phi cái máy bay giấy bay lượn một hồi lâu mới rơi xuống đất. Tôi cứ thầm ước sau này tôi cũng bay cao, bay xa. Tóm lại, tôi học “dốt”. Dốt vì chả học bài bao giờ. Tết đến, tôi đi mua thuốc pháo về nhà cuốn pháo. Sách giáo khoa, vở sạch chữ đẹp, báo, giấy, trong nhà có bao nhiêu, tôi mang ra cuốn pháo hết. Pháo nguy hiểm, năm nào cũng có vụ nổ chết người. Bạn tôi có thằng cụt bàn tay vì đổ xi pháo (nấu xi rồi đổ vào ngòi pháo)

. Pháo đổ xi thường nổ đanh và to. Trẻ con rất thích. Người lớn thì sợ vì đã biết thế nào là nguy hiểm. Tóm lại, tôi học dốt. Không bao giờ học, tôi lại thích đi học vẽ vì có lần tôi gặp mấy anh chị trường Đại Học Mỹ Thuật về làng tôi thực tập vẽ tranh phong cảnh. Làng tôi đẹp, mấy mái nhà ngói lút sâu trong rừng dừa. Mẹ tôi bảo Phim Vĩ Tuyến 17 là quay ở làng tôi vì lúc đó lấy bối cảnh là Miền Nam Kháng Chiến. Có ông Thầy dạy vẽ trong làng, Mẹ tôi bảo đến đấy mà học vẽ, học truyền thần để sau này kiếm lấy cái nghề mà sống. Tôi lại lao vào vẽ, suốt ngày đi vẽ, lúc nào cũng vẽ. Màu, mực, bút, tẩy, giấy bày khắp nhà. Được cái Bố Mẹ tôi chiều “cậu ấm”, cứ mặc kệ, chả ép tôi học “toán, lý hóa, văn…”. Vì tôi bảo tôi ghét mấy thứ đó. Chả có ý nghĩa gì cả. Học như khoai. Cô giáo thì là bạn Mẹ, nên năm nào tôi cũng lên lớp. Vèo cái đã đến năm cuối cấp 2, ôn thi vào cấp III trường huyện. Hôm đi thi, chả hiểu sao có thằng bạn vừa quen lúc ngôi đợi gọi tên vào phòng “ném bài” cho thế là đỗ. Vào cấp III thế là xong.

Cả máy lớp kéo ra xem, thì hóa ra một bạn xinh lắm “kiêu kiêu” khi bọn tôi ghẹo, “xòe” ra nhà xí. Nhìn bạn ấy mà thương, tóc tai, tay chân, trên má cũng dính một ít. Vừa đi vừa khóc ra bãi lấy xe đạp phóng về. Từ hôm sau chả thấy kiêu nữa, dịu dàng hẳn. Học hay đi Bộ Đội? Thấy tôi học chả nên thân, Mẹ tôi bảo thôi học lên lớp hết cấp rồi đi Bộ Đội. Tôi thấy mấy anh cạnh nhà, đi Bộ Đội về, đen nhẻm, có anh còn bị ghẻ.

Nghĩ đi Bộ Đội cũng khổ, nhưng làm gì còn đường nào? Năm ấy lớp 11, thằng bạn nối khố nói với tôi “đi học tiếng Anh không? Bố tao bảo xin cho vào làm khách sạn.” Tôi về hỏi Bố tôi, con đi học tiếng Anh Bố ạ. Bố tôi bảo “học được thì ấm vào thân. Bây giờ Mỹ dỡ cấm vận rồi. Tao vừa thấy vô tuyến đưa tin Tổng Thống Bin-Cờ-Lin-Tơn nói…” Thế là cuộc đời bắt đầu thay đổi từ đây hay sao, giờ tôi cũng không biết rõ nữa. Định mệnh hay sao. Chỉ biết là tôi thích thú vì tiếng Anh là môn tôi ghét và sợ. Có ông Thầy dạy thì chả dạy, toàn dọa, làm tôi lại càng chả muốn học. Nhớ mãi mỗi lần đi muộn, muốn vào lớp thì phải nói bằng tiếng Anh. Trong mấy đứa, tôi chả nói được nên đứng ngoài cửa sổ. Cô bạn lớp trưởng beo béo viết mấy chữ vào tờ giấy ném ra cho tôi. Tôi đọc to và chả hiểu sao Thầy cho vào lớp. Hóa ra, bạn tôi viết “Mây Ai Cà Mín”.

Mãi sau tôi mới biết câu đó là “May I come in?” Từ hôm đó, tiết tiếng Anh nào tôi cũng nói câu này, Thầy hài lòng lắm. Có lần gọi tôi lên trước lớp kiểm trả bài cũ, hỏi tôi “con khỉ tiếng Anh là gì”, tôi bảo em chưa học đến. Thầy cho hẹn tiết sau trả lời. Tôi cũng thoát. Tôi và thằng bạn đạp xe ra trung tâm học Sờ-Chiêm-Lai A (Streamline A). Hôm đầu vào lớp, tôi choáng lắm. Thầy toàn nói tiếng Anh. Bây giờ nghĩ lại tôi thấy người Thầy ấy phát âm cũng được. Từ vựng phong phú ra phết. Dạy bọn tôi quả Kiwi, quả ổi, quả bưởi. Tôi học các câu hỏi, chào, thời tiết, sở thích. Có lần thầy hỏi ai đặt một câu theo mẫu “have you got” tôi xum phong và nói “Have you got a girl friend?” Cả lớp cười ầm ĩ. Thấy bảo hay. Và thế là từ hôm ấy tôi có hứng học hẳn. Về nhà đêm nào cũng đọc oang oang cả nhà. Bố Mẹ tôi thấy vui vui vì 16 năm qua mới thấy tôi học. Bố tôi ra trường Sư Phạm Ngoại Ngữ mua cho tôi băng cát-xét giáo trình Sờ-Chiêm-Lai A, B, C. Tôi nghe có 1 tháng hết cả ba giáo trình. Từ vựng và bài khóa được dịch sẵn tiếng Việt. Tôi cứ thế học thuộc lòng. Nghe đến đâu học đến đó. Chả hiểu sao cái đầu “bã đậu” của tôi dạo này nó lại nhiều “óc đậu” thế, tôi thuộc hết cả. Có cuốn ngữ pháp của tác giả “Nguyễn Khuê”, tôi đọc nát ra.

Có lần cao hứng tôi xé luôn một trang từ điển mang theo để học thuộc. Thế mà thuộc hết, dù chả hiểu gì mấy. Có nhiều từ đến hôm nay vẫn nhớ. Đậu đại học và làm giảng viên Tôi thi đỗ hai trường đại học điểm khá cao. Cả họ nhà tôi đến ăn cỗ mừng nhâp học. Vào trường, tôi thấy đời thênh thang quá. Cánh cổng đại học mơ ước đây rồi. Vào lớp, tôi sốc. Nghe chả hiểu gì cả. Đọc thì tàm tạm. Nói thì trung bình. Làm thế nào đây? Tôi chả có chút cảm hứng gì ngồi trên lớp. Như tra tấn. Học thế nào đây, nhìn vào cái gì cũng toàn từ mới, chả hiểu. Thằng bạn tôi nó bảo trên thư viện học hay lắm. Có CNN. Tôi leo lên đó với nó, lần đầu tiên trong đời tôi biết đến Kênh Truyền Hình CNN. Nhìn các news ankor (phát thanh viên thường trú) và news correspondents (phát thanh viên trực tuyến) thật hiện đại, nói hay qua, phát âm chuẩn tiếng Anh Mỹ.

Tôi nhận ra đây là nguôn học liệu quý báu. Thế là ngày nào tôi cũng lên thư viện ngồi nghe. Chả hiểu gì cả. Tôi thu âm mang về nhà nghe. Tôi có anh bạn học trường ngoại giao, rất giỏi tiếng Anh. Cuốn tuần tôi lại đạp xe vào tận nhà anh, nhờ nghe giúp, nhờ sửa bài viết, và học lỏm được chữ nào hay chữ ấy. Nhờ anh tôi mới biết thu VOA (Đai phát thanh Tiếng Nói Hoa Kỳ) và BBC (Kênh phát thanh của Công Ty Phát Thanh và Truyền Hình Anh Quốc). Tôi thu vào các băng cát-xét và nghe đi nghe lại. Đêm nào cũng thức đến 1h sáng để thu bằng được Bài Xã Luận (Editorial) để sang hôm sau có tư liệu nghe. Tôi chép ra vở, nhưng không nghe hết vì vướng từ mới nhiều. Có lần tôi đi mua sách cũ ở số 80 Bà Triệu, tôi nhìn thấy đống báo cũ toàn là the Economist, the Times, the Far Eastern Economic Review, the Newsweek….có 2,000 đồng một quyển.

Tôi đỗ đại học là nhờ nó. Tôi gọi nó “bằng Anh”. Tôi được phân vào Tổ Thực Hành Tiếng. Dậy vui nhưng chán vì chả thấy tiến bộ gì nhiều. Sau một năm, nhà trường phân tôi lên Tổ Phiên Dịch. Tôi sướng như phát điên. Vì hồi đó có giáo viên trẻ nào mà được dậy biên-phiên dịch đâu. Dịch khó lắm. Đó chính là thời gian tôi rèn luyện, tu dưỡng bản lĩnh. Tôi đi dịch nói kiếm tiền. Dịch cabin được trả nhiều tiền lắm.

Tiền có bao nhiều, tôi mua sách, mua đĩa Toefl về luyện để xin học bổng đi Mỹ. Tôi thích Mỹ từ nhỏ. Ngày xưa hồi những năm 80, có đoàn khách Mỹ về thăm làng tôi, tôi chạy theo gọi “Liên Xô”, một bác da trắng mắt xanh to cao quay lại nói với tôi “No, U.S.A”, rồi cho tôi một bức ảnh Quốc Hội Mỹ (sau này tôi mới biết). Tôi chạy về hỏi Bố tôi U.S.A là gì, Bố tôi bảo là nước Mỹ (giặc mà con). Tôi bảo, bố có ghét giặc không? Bố tôi bảo “chiến tranh qua rồi, ghét gì nữa. Tao thích mặc áo Na-Tô.” Trên áo Na-Tô có in chữ U.S.A.

( Còn tiếp )