Top 7 # Xem Nhiều Nhất Visa Du Học Úc Bị Từ Chối Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Maubvietnam.com

Bị Từ Chối Visa Du Học Canada

Thủ tục xin visa Canada là một trong những thủ tục khó, phức tạp và đòi hỏi sự tỉ mỉ, chuẩn bị kĩ lưỡng. Tuy nhiên, không phải học sinh nào cũng may mắn nhận được thư chấp thuận visa. Rất nhiều thư cũng như điện thoại về văn phòng AMEC nhờ tư vấn nên làm gì khi bị trượt? Có nên nộp lại ngay không? Chờ bao lâu thì nên nộp lại? AMEC xin chia sẻ một số ý kiến từ góc độ cá nhân như sau:

Những lý do dẫn đến trượt visa:

Các bạn đều nhận được thư từ chối với các lý do mà Lãnh sự quán đánh giá như:

Không chứng minh được lý do quay trở về;

Không đủ năng lực tài chính đảm bảo cho việc học và đi lại;

Giấy tờ không minh bạch, không đủ độ tin cậy

….

70% lý do trượt visa thường đến từ yếu tố tài chính

Cũng như thủ tục xin visa của Mỹ, Úc, hay các nước khác… Một bộ hồ sơ đòi hỏi sự thống nhất, logic giữa các yếu tố công việc, thu nhập, hình thức tích lũy tiết kiệm, tài sản đảm bảo. Có nhiều phụ huynh thắc mắc tại sao họ sở hữu công ty quy mô kinh doanh lớn, giấy tờ đầy đủ mà lại trượt visa. Trong khi hàng xóm chỉ kinh doanh hộ cá thể mà hồ sơ lại đỗ visa.

Thậm chí, AMEC đã tiếp nhận nhiều hồ sơ của các gia đình có kinh doanh hộ cá thể, tại những tỉnh bị đánh giá có tỉ lệ visa rủi ro, và vẫn thành công. Đó là sự kết nối chặt chẽ, thẩm định hồ sơ kỹ lưỡng, phân tích rất tỉ mỉ để tìm ra điểm mạnh của mỗi hồ sơ.

Tính trung thực luôn được đặt lên hàng đầu.

Thời đại 4.0, có vô vàn cách có thể kiểm tra được bộ hồ sơ của bạn có đủ độ tin cậy không.

Lấy ví dụ đơn giản: một gia đình ở tỉnh, nằm ở khu vực xã, thị trấn nhỏ. Phụ huynh cất công vào tận chúng tôi làm hồ sơ với suy nghĩ trong đó cơ hội đỗ visa cao hơn Hà Nội. Công ty tư vấn không rõ đã trao đổi với gia đình học sinh kỹ hay chưa. Có hướng dẫn gia đình nên cho thuê nhà làm văn phòng. Chưa nói đến Lãnh sự quán đánh giá, chỉ với câu hỏi đơn giản một ngôi nhà ở sâu trong thôn, xóm như vậy. Liệu thuê văn phòng có quá vô lý hay không?

Chủ động kết nối với đơn vị thực hiện hồ sơ du học

Chúng tôi muốn nói đến một yếu tố quan trọng khác. Phụ huynh học sinh khi làm hồ sơ phải có tính kết nối chặt chẽ với đơn vị hướng dẫn làm hồ sơ. Rất nhiều khách hàng bị trượt visa, tìm đến AMEC, chúng tôi hỏi các thông tin học tập cơ bản họ đều không nắm được. Tức là họ phó mặc cho đơn vị làm hồ sơ chọn trường, chọn ngành học. Quá nguy hiểm khi một bộ hồ sơ nộp lên Lãnh sự quán họ không biết mình nộp những gì.

Lời khuyên khi nộp lại visa.

Chúng ta hoàn toàn có quyền nộp lại để kháng nghị nếu như thấy chưa thỏa mãn với kết quả. Với nguyên tắc, khúc mắc ở đâu – giải quyết ở đó. Bạn bị đánh lỗi ở phần nào trong hồ sơ, bạn có thể giải trình lại, nộp bổ sung thông tin. Tất nhiên, khi nộp lại, độ khó sẽ là gấp đôi. Chỉ nên nộp khi bạn thấy kết quả trượt của mình do còn thiếu thông tin, giấy tờ. Còn với những trường hợp hồ sơ dựng, khai không trung thực, lời khuyên của chúng tôi là không nên nộp lại.

AMEC NÂNG TẦM ƯỚC MƠ CỦA BẠN!

[contact-form-7 404 “Not Found”]

Hoặc liên hệ Hotline:

AMEC Hà Nội (024)39411 891 – 39411890 – 39411892 hoặc 0914 863 466

AMEC Đà Nẵng (02)36 396 7776 hoặc 0916 082 128

AMEC Hồ Chí Minh (028) 6261 1177 – 6261 1188 – 6261 1199 hoặc 0909 171 388

Bị Từ Chối Visa Úc: Lý Do &Amp; Nên Làm Gì Khi Bị Trượt Visa Úc?

Làm gì khi bị từ chối visa Úc

Những lý do bị từ chối visa Úc dành cho tất cả các loại visa

Khai thông tin không chính xác.

Thiếu chứng cứ và khai thông tin mâu thuẫn

Những yêu cầu về sức khỏe. Khi đương đơn hoặc người phụ thuộc không đạt những yêu cầu về sức khỏe từ Bộ Nội Vụ.

Vấn đề về nhân thân, tiền án tiền sự.

Giấy tờ giả. Vấn đề này xảy ra rất nhiều trong các hồ sơ xin Visa, và hầu hết đều bị phát hiện.

Nguyên nhân rớt visa du lịch Úc

1. Lời khai không chính xác, sai lệch so với thực tế

Khi khai hồ sơ xin visa du lịch Úc, đương đơn phải nêu rõ mục đích đi chỉ là để du lịch, và sau chuyến đi sẽ quay trở về nước. Điều này ràng buộc đương đơn phải có những lý do cụ thể như: có gia đình ở quê hương, có công việc hoặc công ty cần phải tiếp tục điều hành, vv…

Ví dụ: Một trường hợp hồ sơ xin Visa du lịch bị từ chối vì công ty trung gian khai trong hồ sơ là đương đơn có công việc và đang đi làm. Nhưng thực tế là đương đơn đã về hưu.

Lưu ý: Khi hồ sơ bị từ chối có điều khoản 4020, thì người xin Visa đó sẽ hoàn toàn không được nộp bất kì loại Visa nào khác trong vòng 3 năm.

2. Đương đơn không khai trong hồ sơ về những trường hợp mà họ từng bị từ chối Visa trước đây

Đây là một lý do cũng khá phổ biến khi bạn bị từ chối visa du lịch Úc.

Quý vị phải đảm bảo rằng lời khai nhất quán với thông tin thực tế. Trước đây quý vị từng bị từ chối visa Úc nào, vào thời điểm nào và lý do gì, quý vị cần phải khai rõ, vì Bộ Nội Vụ luôn lưu giữ lại thông tin tên tuổi của các vị đã từng nộp xin Visa và có thể kiểm tra bất cứ lúc nào.

3. Bị từ chối visa du lịch Úc vì vấn đề về tài chính

Đây cũng là một lý do phổ biến để hồ sơ xin Visa du lịch Úc bị từ chối. Nếu trong giấy xác nhận của ngân hàng, có kê khai một khoảng tiền lớn vừa được gửi vào, Bộ Nội Vụ có quyền đặt nghi vấn và có quyền từ chối hồ sơ.

Số tiền tiết kiệm phải do tích lũy lâu năm, hoặc trong trường hợp đương đơn không đủ khả năng tài chính thì có thể nhờ sợ hỗ trợ từ người thân trong gia đình (ba mẹ, con cái, vv…) và khai trong hồ sơ là có người thân hỗ trợ tài chính.

Visa Vợ chồng, hôn thê Úc bị từ chối

Thiếu chứng cứ về mối quan hệ vợ chồng hoặc hôn thê.

Khai hồ sơ không chính xác, hoặc thông tin giả mạo.

Bạn phải cung cấp càng nhiều chứng cứ càng tốt về việc quý vị sống cùng nhà, cùng chia sẻ các vấn đề tài chính, công việc nhà.

Ví dụ: Cung cấp tất cả những giấy tờ, thư từ có tên của vợ/chồng và địa chỉ trên thư, chứng minh là cả hai cùng sống tại một địa chỉ; lời khai làm chứng của trên 2 nhân chứng trở lên; hình chụp của hai người trong các hoạt động bên ngoài xã hội (đi chơi, họp mặt gia đình, bạn bè, vv…).

Phải có lời khai viết thật đầy đủ về mối quan hệ của cả hai từ lúc bắt đầu cho đến hiện tại, và cả những cam kết trong tương lai.

Mối quan hệ phải được xã hội công nhận: Giấy đăng ký kết hôn, giấy chứng nhận mối quan hệ nếu chưa kết hôn, giấy khai thuế trong đó có khai cả phần thuế của vợ và chồng, giấy xin trợ cấp từ Centrelink (nếu có), vv…

Visa Lao động tay nghề, bao gồm visa 489, 189, 190

Không có  Thẩm định tay nghế (Skill Assessment). Nếu ngày nộp thẩm định tay nghề sau ngày nộp hồ sơ, chắc chắn hồ sơ sẽ bị từ chối.

Không có bằng tiếng Anh IELTS 6.0 tối thiểu trên tất cả các band, hoặc bằng PTE tương đương.

Không có “Employment Reference”, bao gồm giấy chứng nhận làm việc do tất cả những công ty đã đương đơn đã từng làm việc qua cấp.

Nguyên nhân visa Úc bị từ chối

Visa tốt nghiệp 485 Úc bị từ chối

Không xin giấy lý lịch tư pháp (Australian Federal Police Check) trước khi nộp hồ sơ.

Không gia hạn hoặc mua bảo hiểm mới trước khi nộp hồ sơ.

Phải học tại Úc ít nhất 2 năm.

Xin Thẩm định tay nghề đối với visa du học đã được cấp trước ngày 5 tháng 11 năm 2011. Những Visa sinh viên được cấp sau ngày này thì không cần phải xin Thẩm định tay nghề, nhưng phải từ bậc Đại học trở lên.

Visa Chủ lao động bảo lãnh, bao gồm 457, 186, 187

Không chứng minh được vị trí đương đơn xin là cần thiết cho công ty

Không giải thích được tại sao vị trí đó cần thiết và phù hợp với hoạt động của công ty

Visa du học sinh Úc bị rớt

Đi du học mà đương đơn khai

Không có kế hoạch học rõ ràng

Ví dụ: Đương đơn khai trong hồ sơ mục đích đi du học và mong muốn ở lại Úc để làm việc và xin thường trú, hồ sơ xin visa Úc bị từ chối ngay vì lý do này được xem là không thuần mục đích đi du học Úc.

Trước khi nộp hồ sơ, đương đơn đã học nhảy trường liên tục, chuyển ngành nhiều lần và vẫn không có kế hoạch cụ thể gì cho việc học của mình, thì khi nộp hồ sơ, khả năng cao sẽ bị từ chối.

Thậm chí là khi đương đơn đã xin được visa du học sinh tại Úc, nhưng lại chuyển trường liên tục và chuyển sang bậc học khác (từ Cử nhân xuống Diploma), thì khi đương đơn nộp đơn xin lại Visa khác, Bộ Nội Vụ có quyền từ chối hồ sơ.

Visa bảo lãnh cha mẹ hoặc người phụ thuộc trên 18 tuổi

Lý do sức khỏe không đạt yêu cầu.

Không chứng minh được sự phụ thuộc vào người bảo lãnh là thật sự

Cha mẹ hoặc người phụ thuộc mắc những căn bệnh thuộc vào danh sách Bộ Nội Vụ không đồng ý cấp Visa.

Người phụ thuộc phải đi học toàn thời gian, phụ thuộc vào người bảo lãnh về mặt tài chính, ăn, mặc, ở.

Có trường hợp hồ sơ được nộp năm người phụ thuộc 20 tuổi, nhưng mất 3 năm hồ sơ mới được xét xong, khi đó người phụ thuộc đã 23 tuổi, và hồ sơ hoàn toàn có khả năng bị từ chối.

Bị rớt visa bảo lãnh con sang Úc

Con dưới 18 tuổi được tính là người phụ thuộc hoàn toàn.

Người con trên 18 tuổi phải tiếp tục quá trình học toàn thời gian cho đến khi hồ sơ xét xong. Không được phép có khoảng thời gian nào nghỉ học và chỉ ở nhà hoặc đi làm.

Làm gì khi bị từ chối visa Úc

Sau khi bị từ chối visa Úc, nếu bạn cảm thấy việc đó không đúng, hoặc thấy hồ sự xin visa úc bị rớt một cách oan uổng thì đây là 2 phương án bạn nên làm để đòi lại quyền cho mình:

Khiếu nại vụ việc lên Tòa Di trú Liên bang Úc (Migration Review Tribunal) hoặc kiện lên các Tòa án Liên Bang khác (Magistrate Court, Federal Court, High Court).

Khiếu nại lên Bộ di trú hoặc yêu cầu can thiệp của Bộ trưởng Bộ di trú (Ministerial Intervention). Tất cả các trường hợp khiếu nại hoặc thưa kiện phải diễn ra trong khoảng thời gian nhất định sau thời điểm từ chối hoặc hủy visa. Do đó, nếu không hành động ngay, các bạn có thể sẽ không còn quyền khiếu nại nếu chậm trễ.

Quy trình khách án khi bị rớt visa Úc:

1. Kháng án lên AAT

AAT sẽ xem xét về luận điểm luật pháp và chứng cứ mới. Nghĩa là nếu quý vị có thêm các chứng cứ mới thì có thể trình ra ở thời điểm này. AAT sẽ đưa ra quyết định cuối cùng dựa trên những chứng cứ này.

Buổi kháng cáo sẽ do một người ủy viên của AAT làm chủ tọa. Đương đơn sẽ là người chịu trách nhiệm hoàn toàn trả lời các câu hỏi của ủy viên. Ở bước này, luật sư chỉ đóng vai trò hỗ trợ trong trường hợp thân chủ gặp khó khăn trong việc trình bày, hoặc khi có yêu cầu từ phía ủy viên.

Mục đích của việc kháng cáo là để người nộp đơn có cơ hội được giải thích những điểm chưa rõ ràng trong hồ sơ một cách thuyết phục, do đó việc chuẩn bị chứng cứ và trả lời một cách chân thực, rõ ràng là điều rất quan trọng trong giai đoạn này.

Những câu hỏi thường rất đơn giản với mục đích xem xét lời khai của đương đơn có phù hợp với chứng cứ đưa ra hay không, và họ cũng muốn xem xét biểu hiện của người đó có thẳng thắn, trung thực hay không.

Chẳng hạn ủy viên có thể cho mời người chồng lên đối chứng với người vợ đang ở Việt Nam, và hỏi những câu hỏi về cuộc sống hàng ngày. Nếu câu trả lời hai người khớp nhau thì đó sẽ là chứng cứ thuyết phục.

Nhiều trường hợp vì do quá hồi hộp mà người nộp đơn trả lời sai hoặc quên tất cả những gì đã chuẩn bị. Chúng ta có thể nói là quên, không nên bịa hoặc trả lời lòng vòng. Tuy nhiên vẫn là chấp nhận được nếu trả lời sai vài câu, nhưng toàn bộ phiên kháng án không có câu nào trả lời đúng thì không thể thuyết phục là do mình đã quên.

2. Kháng án lên Tòa Án liên bang

Trong trường hợp không thành công tại Ủy ban kháng cáo thì quý vị vẫn có thể tiếp tục kiện lên Tòa Án liên bang, gồm có 2 cấp, sơ thẩm và phúc thẩm.

Tòa án liên bang không xem xét chứng cứ mới mà chỉ xem xét quyết định của Ủy ban kháng án có sai lầm hay không. Nghĩa là quý vị không thể đưa thêm chứng cứ mới.

Ở cấp độ này, quý vị phải cần đến sự trợ giúp của luật sư hoặc trạng sư để thảo đơn và tranh tụng trước tòa

Nếu Tòa án xác nhận AAT đã làm sai, tòa án sẽ trả hồ sơ về lại cho MRT để một ủy viên khác xét lại hồ sơ. Nếu thắng kiện, hồ sơ sẽ được trả về Bộ di trú để yêu cầu xét lại hồ sơ.

Nếu thua ở Tòa sơ thẩm, quý vị vẫn có thể tiếp tục kiện lên Tòa phúc thẩm. Cấp cuối cùng là Tòa án tối cao, tuy nhiên cần phải có lý do đặc biệt.

Chi phí pháp lý cho việc kháng án là bao nhiêu?

Chi phí nộp đơn kháng cáo tại AAT là $1,671, nếu thắng kiện quý vị sẽ được trả lại 50%.

Tổng chi phí pháp lý ở tòa sơ thẩm bao gồm tiền đơn, tiền luật sư và án phí (nếu thua) trong khoảng gần $20,000.

Kháng cáo luật di trú là một quy trình tốn nhiều công sức và cả tiền bạc, cách tốt nhất hãy làm đúng luật ngay từ đầu, hoặc tìm đến sự trợ giúp hoặc tư vấn về luật pháp để tránh những rủi ro đáng tiếc.

Theo SBS Vietnamese

10 Lý Do Khiến Visa Du Học Úc Bị Từ Chối

Có nhiều học sinh liên hệ đến du học Inspirdo và chia sẻ rằng, tại sao du học Úc lại khó đến thế, tại sao xin visa du học Úc lại cực vậy, tại sao em muốn đi du học mà lại bị ảnh hưởng bởi người đi trước, họ làm điều không hay rồi ảnh hưởng đến những người đi sau như em? Có rất nhiều, rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc hồ sơ xin visa du học Úc của các em không thành công, vì du học Úc em cần chứng minh tài chính; em cần vốn tiếng anh tốt; một bộ hồ sơ học tập đẹp với một quyết tâm học tập đúng đắn – hợp lý. Khi du học Úc hay bất cứ quốc gia nào các em và bản thân gia đình các em cũng cần có sự chuẩn bị kỹ càng nhất có thể và đặc biệt tránh 10 điều sau – 10 lý do có thể khiến visa du học Úc của các em bị từ chối:

Du là du học Úc hay bất cứ quốc gia nào, hồ sơ của các em nếu bị trống năm dài đều bị đánh giá là hồ sơ xấu. Nếu không đưa ra được lý do thỏa đáng giải thích cho việc tại sao các em nghỉ học hoặc không tìm được việc trong thời gian dài khi sống tại đất nước mình, các em sẽ rất khó xin visa. Vì chính phủ Úc cho rằng ngay ở Việt Nam các em còn không có mục tiêu cụ thể, một con đường đi rõ ràng và quyết tâm thì liệu sang nước ngoài đơn thương độc mã không người hỗ trợ liệu các em có thể thích nghi và làm tốt được hay không.

Du học Úc sẽ bao gồm cả phỏng vấn sau khi hồ sơ đã được nộp, rất nhiều em trượt vì thể hiện không tốt trong buổi phỏng vấn này. Điều đáng buồn là nhiều em bị từ chối visa du học Úc chỉ vì sự thiếu hiểu biết của chính các em – người nộp đơn xin du học.

Nếu trong buổi phỏng vấn các em không thể nói về chương trình muốn học và giải thích tại sao, lộ trình học như thế nào, chi phí ra sao,… điều đó cho thấy các em có thái độ hời hợt trong việc học hoặc không thật sự muốn theo đuổi môi trường giáo dục Úc.

Khi bạn cố gắng thay đổi hoặc làm giả số liệu về thuế hoặc thông tin thu nhập cá nhân và nghĩ rằng những quan chức phụ trách vấn đề nhập cư của Úc không xác minh lại, bạn đã hoàn toàn sai. Mỗi thông tin bạn cung cấp đều sẽ được kiểm tra và nếu số liệu bạn cung cấp khác với số liệu họ tìm thấy, visa của bạn sẽ không được chấp nhận.

Các trường tại Úc hầu hết đều có khóa tiếng anh cho những học sinh chưa đủ trình độ tiếng anh. Tuy nhiên, nếu thời gian xin visa du học Úc khóa tiếng anh càng dài thì càng khó để đậu visa. Thông thường, để đậu visa du học Úc, các em cần đạt tối thiểu 5.0 IELTS và chứng chỉ được cấp chưa quá 2 năm.

Tất cả người xin visa du học Úc phải đáp ứng một số yêu cầu sức khỏe để đủ điều kiện nhập cảnh vào đất nước này. Những bài kiểm tra y tế và chụp X-quang được thực hiện bởi các bác sĩ uy tín do Cục quản lý xuất nhập cảnh Úc lựa chọn. Mức độ kiểm tra sức khỏe phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: các hoạt động bạn dự đinh làm tại Úc, thời gian lưu trú và quốc gia bạn ở trước khi đến đây.

Bị Từ Chối Visa Du Học Úc: Khi Nào Nên Nộp Lại?

Tính từ tháng 7/2014 tới tháng 6 năm 2015, Bộ Nhập cư và Bảo vệ biên giới của Australia DIBP đã từ chối 11.000 visa du học của “non-genuine students” – những du học sinh được cho là không có mục đích học tập thật sự, tăng 30% so với cùng kỳ trước đó, cao nhất trong mấy năm trở lại đây. Du học sinh Việt Nam đứng thứ 4 trong bảng danh sách bị từ chối này vì một số lý do sau:

– Lộ trình học tập không phù hợp

mà không làm rõ lộ trình học tập thì sẽ trượt visa. Lộ trình học tập được hiểu là trước đây + hiện nay + sắp tới bạn đã, đang và sẽ học gì? Lộ trình này có logic không? Có phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp của bạn không? Có khả thi so với học lực của bạn không? Có lãng phí thời gian không? Có thể hiện bạn có mục tiêu rõ ràng và định hướng rõ ràng không?… Một lộ trình học tập không hợp lý đồng nghĩa với động cơ du học không rõ ràng, ẩn chưa các mục tiêu khác ngoài du học, đồng nghĩa với kế hoạch học tập không khả thi. Và đương nhiên bạn sẽ bị từ chối visa.

– Không hoàn chỉnh yêu cầu hồ sơ và quy trình làm visa

Hầu hết với những bạn lần đầu tiên tự làm visa du học Úc sẽ gặp “bỡ ngỡ” trong quá trình làm hồ sơ. Bạn cần biết visa du học Úc có những loại nào, thời hạn của nó bao lâu cũng như những thay đổi trong luật visa du học Úc.

Để đủ điều kiện xin visa, sinh viên phải được ít nhất một cơ sở đào tạo của Úc chấp nhận và cấp thư mời. Cùng với đó, bạn cũng phải đáp ứng các yêu cầu của trường về điểm GPA, trình độ tiếng Anh, điều kiện tài chính, đủ sức khỏe cũng như có nhân thân tốt. Và quan trọng, bạn phải hoàn thành đầy đủ những yêu cầu hồ sơ mà bộ Di trú đưa ra.

Ngoài ra, nếu sinh viên tự tin với trình độ tiếng Anh và sự hiểu biết của mình, có thể vào trực tiếp trang web của bộ di trú Úc để tìm hiểu quy trình hồ sơ. Tuy nhiên, sẽ là khó khăn khá lớn nếu bạn chưa thực sự thành thạo tiếng Anh vào sợ mạo hiểm cho một quyết định lớn trong cuộc đời như thế này.

– Giả mạo hoặc che giấu thông tin

Nhiều học sinh vì không đáp ứng đủ các yêu cầu về hồ sơ (như không đủ điểm GPA, IELTS,…) hay lịch sử gia đình có những nhân thân (hoặc bản thân) có tiền án tiền sự, hoạt động không tốt,… và vì thế, nhiều trường hợp đã làm giả các giấy tờ cá nhân hoặc che giấu các sự thật của mình. Đây là lí do quan trọng khiến Lãnh sự từ chối hồ sơ visa của bạn.

– Hồ sơ tài chính không tốt

Có đủ điều kiện tài chính là điều kiện bắt buộc nếu bạn muốn du học Úc tự túc. Cho dù trường bạn định học không yêu cầu chứng minh tài chính đi chăng nữa, nhưng khi lãnh sự quán phỏng vấn bạn, bạn vẫn hoàn toàn có thể bị rớt visa nếu tài chính gia đình quá yếu.

Sử dụng bảo lãnh của người thân bên nước ngoài rất rủi ro trong xin visa. Lý do vì các quốc gia muốn bạn đi du học và mang ngoại tệ sang đó; chứ không phải là sử dụng nguồn tài chính tại nước đó để học tập. Không được phép thể hiện trong hồ sơ là tôi sẽ đi làm thêm, tôi có người nhà bên đó hỗ trợ tài chính… Ngoài ra, cá nhân đứng ra bảo lãnh nếu có vấn đề về thuế và nguồn gốc thu nhập, nợ chưa thanh toán… thì hồ sơ chứng minh tài chính sẽ bị mất điểm. Hồ sơ chứng minh tài chính du học Úc trong mọi trường hợp vẫn nên chứng minh bằng nguồn tài chính cung cấp từ Việt Nam. Các trường hợp rủi ro cao khi nghề nghiệp của bố mẹ không ổn định, gia đình không làm rõ được thu nhập ổn định hàng tháng… Tuy vậy, cũng không nên lo lắng quá về chứng minh tài chính. Hãy dành ra tối thiểu 3 tháng để chuẩn bị cho hồ sơ này. Hồ sơ sẽ tốt hơn nếu đáp ứng vượt yêu cầu của lãnh sự quán.

– Không có động lực học rõ ràng

Bạn không chứng minh được động lực học tập của mình khi du học Úc: như không biết mục đích học tập, không tìm hiểu kỹ về ngôi trường và quốc gia mình sắp theo học, không xác định được ý định khi quay trở về Việt Nam,… là một trong những lý do lớn nhất khiến nhiều học sinh rớt visa Úc hiện nay.

– Và…các tỉnh thuộc diện visa khó

Những sinh viên có hộ khẩu ở các tỉnh như Hải Phòng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình,… sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi xin visa du học Úc vì lãnh sự sẽ xem xét kĩ hơn về khả năng học tập, điều kiện tài chính, động lực học tập của các bạn. Chính vì thế, sinh viên có hộ khẩu ở những tỉnh này cần có hồ sơ xin visa “đẹp”, đầy đủ để con đường nắm bắt visa du học Úc trở nên ngắn hơn.

2. Trượt Visa du học Úc: khi nào nên nộp lại? – Trường hợp xin visa tạm thời (du học, du lịch…)

Đương đơn không thể xin phúc khảo lại mà phải làm lại hồ sơ từ đầu và xin phỏng vấn lại. Thông thường khi visa bị từ chối đương đơn sẽ có thư của viên lãnh sự vì lý do gì hồ sơ bị từ chối, không đạt ở chỗ nào. Tuy nhiên, lý do thường mang tính chất chung chung, không nêu rõ khía cạnh lỗi hoặc thiếu sót cụ thể.

Với trường hợp lý do bị từ chối visa đương đơn cảm thấy không thỏa đáng, đương đơn có thể làm hồ sơ lại từ đầu và nộp xin visa lại kèm theo lá thư giải trình vì sao đương đơn thấy lý do bị từ chối visa lần trước là không thỏa đáng.

Với trường hợp lý do bị từ chối visa đương đơn cảm thấy thỏa đáng hoặc viên chức lãnh sự đã khẳng định rõ trong thư từ chối là họ không bằng lòng về vấn đề gì của hồ sơ dẫn đến quyết định từ chối là điều đúng đắn thì đương đơn không nên xin tái phỏng vấn lại nữa cho đến khi đương đơn đã có những nhân tố mới có thể làm thay đổi được quyết định của viên chức lãnh sự. Nếu mọi thứ đều được xác thực và vấn đề được giải quyết thì đương đơn sẽ được cấp visa cho lần nộp hồ sơ sau.

– Trường hợp xin visa định cư (diện bảo lãnh đoàn tụ gia đình)

Khi bị từ chối visa, đương đơn không cần phải làm lại hồ sơ mà người nhà của đương đơn ở nước ngoài sẽ khiếu nại lên tòa án xem xét lại quyết định của viên chức lãnh sự tại Việt Nam. Thời gian khiếu nại sẽ từ 60 đến 90 ngày.

Lưu ý: Không có một qui định nào về việc phải cách bao nhiêu thời gian thì đương đơn mới được nộp lại visa. Nhưng để lần nộp sau chắc chắn có được visa đương đơn nên tìm hiểu kỹ lý do bị từ chối và khắc phụ việc đó rồi mới nộp đơn lại. 3. Bí quyết để có được “tấm vé visa” du học Úc

– Không làm bất cứ giấy tờ giả nào: Điểm của bạn chỉ 5.5? Không lo, vì có trường nhận học sinh 5.5 vào học, bạn tuyệt đối không làm hồ sơ giả, vì như vậy là tự đẩy bạn vào ngõ cụt.

Cần phải có khả năng chứng minh được năng lực tài chính theo cách nào đó: sổ tiết kiệm, bất động sản, thu nhập…Đừng tin các công ty tư vấn du học nếu họ nói với bạn là không chứng minh tài chính hay đảm bảo visa 100%.

– Đừng đi du học khi mục đích không phải là du học: Khi bạn bỏ học hay trốn học là khi bạn bắt đầu cuộc sống bất hợp pháp ở nước ngoài. Ở Việt Nam, những người sống bất hợp pháp sống thế nào? Chui nhủi: không dám làm việc/ ăn/ chơi/ yêu…công khai. Ở nước ngoài, một người sống bất hợp pháp cũng vậy.

– Tìm đến các công ty tư vấn du học nghiêm túc: là một sự lựa chọn tốt nếu các bạn cần hỗ trợ về kiến thức, thủ tục du học,…. Có thể bạn vẫn nghĩ họ là “cò” du học, nhưng trên thực tế các công ty này được đào tạo bài bản, làm việc có trách nhiệm, có lương tâm và vì học sinh. Họ cũng là những người có kinh nghiệm, có thể giúp bạn tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn…một cách hợp pháp.

Hãy LIÊN HỆ MEGASTUDY và nhanh tay đăng ký để được tư vấn chi tiết và nhận nhiều ưu đãi.

CÔNG TY CỔ PHẦN DU HỌC VÀ ĐÀO TẠO QUỐC TẾ MEGASTUDY