Top 4 # Xem Nhiều Nhất Visa Du Học Đức Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Maubvietnam.com

Visa Du Học Đức 2022

Thông thường lịch hẹn lên Sứ Quán Đức sẽ vào khoảng từ 8h30 – 10h. Tuy nhiên, đi đâu cũng vậy, bạn nên đến sớm để có thời gian chuẩn bị, lên dây cót tinh thần, tốt nhất là nên đến sớm tầm 10 – 15 phút.

Lưu ý: Các bạn nhớ mang theo lịch hẹn để các bác bảo vệ kiểm tra và cho vào cổng nha!

Bạn nên ăn mặc lịch sự, gọn gàng để dễ gây thiện cảm.

Bạn cũng nên kiểm tra kĩ lại các giấy tờ tránh thiếu sót. Đối với Visa đi du học Đức thì Đại Sứ Quán thường yêu cầu một số giấy tờ sau:

– Đơn xin thị thực, Hộ chiếu, Ảnh cá nhân

– Giấy mời nhập học của trường Đại học/ Cao học

– Giấy chứng nhận trình độ tiếng Đức (tối thiểu B1) hoặc tiếng Anh

– Giấy đăng ký một khóa học tiếng Đức tại Đức và hoá đơn trả tiền (Nếu cần phải học một khoá tiếng Đức trước khi nhập học)

– Chứng minh tài chính: Hoặc Giấy bảo lãnh tài chính nếu bạn có thân nhân bên Đức. Hoặc Giấy tờ chứng minh đã mở một tài khoản 8.040 Euro tại Ngân hàng bên Đức

– Bảng tóm tắt quá trình học tập, công tác bắt đầu từ khi tốt nghiệp PTTH

…………

Lưu ý: Các bạn nên sắp xếp hồ sơ một cách khoa học, theo đúng thứ tự trong Check list do Đại Sứ Quán yêu cầu để tránh tình trạng gây mất thiện cảm với người nhận hồ sơ.

Lệ phí xin Visa: 75 Euro (nộp bằng tiền Việt)

II. Vào Sứ Quán

1. Bản thân:

– Wie heißen Sie? (Bạn tên là gì?) – Wie alt sind Sie? (Bạn bao nhiêu tuổi?) – Wo wohnen Sie? (Bạn sống ở đâu?) – Wo ist Ihre Hochschule / Schule? (Bạn học trường nào?) – Was haben Sie an der Universität studiert ? (Bạn học gì tại trường?) – Wo/ Wie lange haben Sie Deutsch gelernt ? (Bạn học tiếng Đức ở đâu, bao lâu?)

……. 2. Quá trình học tại Đức:

– Was möchten Sie in Deutschland studieren? (Bạn dự định học gì ở Đức?) – Warum möchten Sie in Deutchland Studieren ? (Tại sao bạn lai mong muốn học tập tại Đức?) – Wie lange/ Wo werden Sie in Deutschland studieren ? (Bạn sẽ học ở đâu tại Đức và trong bao lâu?) – Haben Sie die Absicht, in Deutschland zu bleiben ? (Bạn có dự định sẽ ở lại Đức không?)

– Haben Sie die Verwandschaft/Verwanste/Bekannte in Deutschland ? (Bạn có người thân ở Đức không?) – Was werden Sie machen , wenn Ihr Studienprogramm in Deutschland endet ? (Bạn sẽ làm gì khi chương trình học của bạn kết thúc?) ………

Một số lưu ý nho nhỏ nhưng vô cùng quan trọng:

– Các bạn nên chuẩn bị thật kỹ những câu hỏi trên để trả lời lưu loát nhất có thể, gây thiện cảm tốt cho người nhận hồ sơ.

– Nên có bằng tiếng Đức B1 với các kỹ năng trên 70 để khả năng đỗ Visa cao hơn. Có nhiều trường hợp bị từ chối Visa vì không có B1 hoặc các kỹ năng B1 không đủ 70.

– Thời điểm thích hợp nhất để Du học Đức là vừa thi ĐH xong hoặc học 2-3 học kỳ ở Việt Nam hoặc đã tốt nghiệp Đại học loại khá, giỏi ở Việt Nam.

– Trường hợp chuyển ngành học sẽ khó xin Visa hơn vì sẽ phải viết đơn giải trình với Sứ quán.

Sau khi đã nộp hồ sơ, phỏng vấn, các bạn sẽ ra về và chờ kết quả từ Đại Sứ Quán Đức. Thông thường, thời gian xét Visa từ 4-6 tuần. Sứ Quán Đức sẽ liên lạc với bạn qua điện thoại nên các bạn chú ý để ý đến điện thoại của mình nha ^^

III. Nhận kết quả

Đầu tiên, phía Đức sẽ cấp cho bạn Visa du học tạm thời có thời hạn là 3 tháng. Sau khi tới Đức, AMEC sẽ hỗ trợ, hướng dẫn bạn về thủ tục gia hạn Visa tại Sở ngoại kiều nơi bạn lưu trú. Bạn phải đăng ký gia hạn Visa trong vòng 3 tháng sau khi tới Đức. Tùy theo kế hoạch học tập và chính sách của từng bang, Sở ngoại vụ Đức sẽ cấp Visa 6 tháng, 1 năm hoặc 2 năm cho bạn.

Cập nhật chính sách Visa Đức mới nhất với Amec:

[contact-form-7 404 “Not Found”]

Hoặc liên hệ Hotline:

AMEC Hà Nội (024)39411 891 – 39411890 – 39411892 hoặc 0914 863 466

AMEC Đà Nẵng (02)36 396 7776 hoặc 0916 082 128

AMEC Hồ Chí Minh (028) 6261 1177 – 6261 1188 – 6261 1199 hoặc 0909 171 388

​Đơn Xin Visa Du Học Đức

​Đơn xin visa du học Đức

Nếu bạn vẫn chưa biết cách xin visa du học Đức, những thông tin sau đây có thể giúp ích cho bạn rất nhiều trong việc chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cần thiết để thực hiện giấc mơ du học của mình.

I/ Đơn xin visa du học Đức

1. Sinh viên EU

Nếu bạn là một công dân của EU, khu vực Kinh tế châu Âu (EEA) hoặc Thụy Sĩ không cần phải có visa du học tại Đức.

2. Sinh viên ngoài EU

Nếu bạn không phải là công dân của EU, EEA hoặc Thụy Sĩ, bạn cần một visa để du học tại Đức. Có hai loại thị thực du học. Nếu bạn ghi danh vào một khóa học ngắn hạn, bạn có thể nộp đơn xin Schengen Visa phát hành cho một kỳ nghỉ tối đa là ba tháng và bạn chỉ có thể đặt một lần duy nhất mỗi sáu tháng. Đối với khóa học dài hạn, như thạc sĩ hoặc tiến sĩ, bạn sẽ cần Visa quốc gia. Hãy đến đại sứ quán Đức để được tư vấn về visa. Họ sẽ giúp bạn tìm loại visa phù hợp các yêu cầu nộp hồ sơ của visa đó.

3. Các loại visa

Có 2 loại visa phù hợp với nhu cầu đi du học là: Schengen visa (ngắn hạn) hoặc quốc gia (dài hạn):

– Schengen Visa

– Visa quốc tế

Nếu bạn muốn học đại học hoặc sau đại học ở nước ngoài, bạn phải nộp đơn xin visa dài hạn. Đây là một thị thực cho bất cứ học sinh nào muốn du học Đức hơn 90 ngày. Bước đầu tiên là đăng ký cuộc hẹn tại Đại sứ quán Đức. Sau đó họ sẽ cho bạn biết tài liệu chính xác mà bạn cần chuẩn bị cho cuộc hẹn.

4. Bạn cần những giấy tờ gì?

– Chứng nhận bảo hiểm sức khỏe.

– Để nộp đơn xin visa: Chứng nhận của ứng dụng bằng cách trường đại học của họ.

– Giấy thông báo nhập học từ trường đại học của bạn.

Từ năm 2008 chi phí trung bình cho bất kỳ loại visa đến Đức du học là khoảng 60 €. Bạn cũng cần chứng minh tài chính, có khoảng € 7908 trong tài khoản ngân hàng của bạn. Tư vấn ở đại sứ quán Đức sẽ giúp bạn hiểu chi tiết hơn về vấn đề này.

3. Frankfurt

Berlin là thành phố trung tâm, thủ đô nước Đức, nhưng giá cả khá rẻ cho chỗ ở và bữa ăn. Một trong những khía cạnh nổi bật nhất của Berlin là cuộc sống về đêm của nó. Tuy nhiên, văn hóa rực rỡ của nó, làm cho nhiều người nước ngoài đến và không muốn rời đi. Ở đây bạn có thể học tại Charite Universitatsmedizin Berlin, Đại học Tự do Berlin và Đại học Kỹ thuật Berlin.

Hannover không phải là một thành phố đắt đỏ, được xem là nơi bình yên, gần gũi với thiên nhiên. Tuy vậy, cuộc sống về đêm của Hannover khá là nhộn nhịp. Hannover được biết đến với các hội chợ lớn như CeBIT và có ga trung tâm (Hauptbahnhof) phục vụ di chuyển đến các thành phố lớn và xung quanh khu vực, và có các nhà hàng, cửa hàng mở cửa hàng ngày trong tuần. Nếu bạn quyết định sinh sống ở đây, bạn có thể chọn trường Y Hannover là điểm đến du học.

III. Chi phí du học Đức

Hầu hết các trường đại học của Đức đều được hỗ trợ học phí, do đó bạn chỉ phải trả một khoản phí quản lý mà thường tốn khoảng 100-200 EUR / năm. Phí này bao gồm các dịch vụ của Tổ chức Sinh viên và việc ghi danh của bạn. Tuy nhiên, có những trường hợp ngoại lệ. Nếu bạn không hoàn thành khoá học đúng thời hạn hoặc bạn học tại Bremen, Lower Saxony, Saarland, Saxony, Saxony-Anhalt hoặc Turingia, bạn sẽ không được miễn học phí.

Quá Trình Xin Visa Du Học Đức

Xin Visa du học Đức

Để xin Visa du học Đức, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các thủ tục, giấy tờ để hoàn thiện hồ sơ trình lên ĐSQ Đức, quá trình ấy bao gồm những lưu ý sau…

Xin Visa du học Đức cần những gì?

1. Hồ sơ xin Visa du học Đức bao gồm những gì?

++ Tờ khai xin cấp Visa dài hạn

Cần khai đầy đủ 02 bản (có thể khai bằng tiếng Đức hoặc tiếng Anh).

++ 02 ảnh 3×4 mới chụp

Ảnh được chụp trực diện khuôn mặt, không trải qua photoshop, phông nền trắng.

++ Hộ chiếu

++ Bảng tổng hợp quá trình học tập và công tác của các bạn (Tính từ thời điểm tốt nghiệp THPT đến khi nộp hồ sơ).

++ Chứng minh tài chính

** Trường hợp du học tự túc

Mang theo giấy chứng nhận có tài khoản tại một ngân hàng Đức với số tiền tối thiểu là 7.020 Euro. Tài khoản này phải là tài khoản phong tỏa (Sperrkonto), mỗi tháng chỉ được rút tối đa 670 Euro phục vụ cho cá nhân.

** Trường hợp có người quen bảo lãnh bên Đức

Người bảo lãnh phải cam kết với Sở Ngoại kiều chịu tất cả các phí tổn cho người đặt đơn trong suốt thời gian du học.

Giấy cam kết này có 2 loại: Theo mẫu thống nhất toàn Liên bang và được Sở Ngoại kiều xác minh về khả năng tài chính hoặc cam kết bảo lãnh không theo mẫu có chứng thực chữ ký, chứng nhận thu nhập của 3 tháng gần nhất và hợp đồng thuê nhà của người bảo lãnh.

++ Chứng nhận được cấp học bổng từ trường đại học ở Đức, đơn vị cấp học bổng cho các bạn (nếu có).

++ Bản chính chứng chỉ APS

Chứng chỉ này không cần thiết đối với trường hợp bạn đi du học Master tại Đức hay đã tốt nghiệp một trường đại học ở Việt Nam và đi du học cao học tại Đức.

++ Một trong những giấy tờ:

+ Giấy báo nhập học ngành đăng ký tại một trường ở Đức đã nhận các ban, có điều kiện kèm theo (bedingter Zulassungsbescheid).

+ Giấy chứng nhận đăng ký trước một suất học tại một trường đại học/cao đẳng Đức (Studienplatzvormerkung).

+ Giấy chứng nhận (thông báo cuối cùng) của Cơ quan thẩm định hồ sơ xin học đại học/ cao đẳng (ASSIST-Bescheinigung – endgültige Mitteilung).

++ Tùy theo từng trường hợp sẽ phải nộp chứng nhận đã đăng ký khóa học tiếng Đức bổ sung (3 tháng) trước khi vào học đại học kèm theo chứng nhận đã trả tiền học phí cho khóa học tiếng này.

2. Những lưu ý quan trọng trong quá trình xin Visa du học Đức

++ Khi đi phỏng vấn xin Visa du học Đức, bạn nên đến sớm để có thời gian chuẩn bị và ổn định tâm lý (tốt nhất là nên đến sớm tầm 10 – 15 phút). Ăn mặc gọn gàng, lịch sự và chuẩn bị đủ những giấy tờ cần thiết.

++ Nên chuẩn bị thật kỹ những câu hỏi phỏng vấn xin Visa du học Đức để trả lời lưu loát nhất có thể, gây thiện cảm tốt cho người phỏng vấn của bạn.

Ngoài ra, trong quá trình phỏng vấn xin Visa, nếu bạn là người có chút khiếu hài hước, biết tạo không khí vui vẻ thì cũng là điểm cộng rất lớn giúp bạn được cấp Visa du học.

++ Nên có bằng tiếng Đức B1 với các kỹ năng trên 70 để khả năng đỗ Visa cao hơn. (Có nhiều trường hợp bị từ chối Visa vì không có B1 hoặc các kỹ năng B1 không đủ 70).

++ Thời điểm thích hợp nhất để du học Đức là vừa thi xong đại học hoặc khi bạn đã học từ 2 đến 3 học kỳ hoặc đã tốt nghiệp đại học loại khá, giỏi ở Việt Nam (Trường hợp chuyển ngành học sẽ khó xin Visa hơn vì sẽ phải viết đơn giải trình với ĐSQ).

++ Thông thường, thời gian chờ xét Visa là từ 4 – 6 tuần. ĐSQ Đức sẽ liên lạc với bạn trực tiếp qua điện thoại nên các bạn chú ý để ý đến điện thoại của mình.

[Góc bạn đọc tham khảo]

1. Du học Đức cần điều kiện gì?

2. Tổng hợp tất cả các chi phí du học Đức

Bảo Hiểm Xin Visa Du Học Đức

Bảo hiểm du học bảo hiểm bắt buộc đối với du học sinh tại Đức

Học tập ở một môi trường quốc tế năng động là hành trang vững chắc cho tương lai tươi sáng mà bất cứ bạn trẻ nào cũng đều mơ ước. Nhưng hành trình đó có thể bị ảnh hưởng bởi những rủi ro không lường trước:

Ốm đau làm gián đoạn quá trình học tập 

Tai nạn khi đang chơi thể thao.

Trách nhiệm pháp lý công cộng có thể làm cản trở việc học tập

Theo yêu cầu của đại sứ quán các quốc gia tiếp nhận du học, học sinh phải thỏa mãn nhiều điều kiện khắt khe. Để đáp ứng nhu cầu học tập chính đáng và ngày càng đông đảo, các thủ tục đăng ký du học thường được các công ty tư vấn du học hướng dẫn và hoàn thiện. Ngoài các điều kiện đăng ký đặc thù của từng trường quốc tế, các học sinh tại Việt Nam đều cần phải tham gia Bảo hiểm y tế du học trước khi làm thủ tục xin cấp Visa với mức trách nhiệm bảo hiểm tối thiểu 30.000 Euro đối với các trường thuộc Châu Âu và 50.000 USD đối với các trường đại học không thuộc Châu Âu. Thời hạn tối thiểu cho một đơn bảo hiểm du học phải từ 6 tháng. Sau khi hết hạn bảo hiểm, học sinh sẽ được yêu cầu tiếp tục mua bảo hiểm cho khoảng thời gian học tập còn lại.

Nếu bạn muốn học tập tại Đức thì bắt buộc bạn phải có bảo hiểm y tế cho dù bạn nhận trợ cấp du học, có học bổng hoặc có hợp đồng lao động. Bạn phải có bảo hiểm ngay từ đầu bạn đặt chân đến Đức. 

Bất kỳ ai muốn học tại Đức, đều phải có bảo hiểm. Nếu bạn không có chứng nhận, rằng bạn đã đóng bảo hiểm, không trường đại học nào tại Đức nhận bạn vào học. Nếu bạn đã tham gia bảo hiểm du học Châu Âu (Schengen) của Bảo Minh tại Việt Nam, bạn chắc chắn sẽ được bảo hiểm cả ở Đức. Vì Đức là thành viên của liên minh Châu Âu và thuộc khối Schengen.

BIỂU PHÍ BẢO HIỂM DU HỌC NƯỚC NGOÀI PHẠM VI TOÀN CẦU

Đơn vị tính: USD

Ghi chú:

– Toàn bộ số tiền được nêu tại Quy tắc bảo hiểm đều là khoản tiền bằng đô la Mỹ và ghi bằng tiền Việt Nam đồng theo tỷ giá công bố của Ngân hàng Nhà nước vào thời điểm thanh toán hoặc nộp phí bảo hiểm

– Biểu phí gia đình áp dụng cho một gia đình bao gồm vợ, chồng và một người con dưới 18 tuổi. Biểu phí cá nhân sẽ áp dụng cho những người con còn lại.

THỦ TỤC MUA BẢO HIỂM DU HỌC TOÀN CẦU

1. Khách hàng tải về Giấy yêu cầu bảo hiểm du học toàn cầu

2. Điền thông tin đầy đủ vào Giấy yêu cầu và gửi vào hòm mail: baominhtructuyen@gmail.com (trong mail để lại số điện thoại và địa chỉ nhận hợp đồng bảo hiểm/giấy chứng nhận bảo hiểm)

3. Trường hợp cần gấp, Quý khách vui lòng liên hệ số:  ngay sau khi gửi Giấy yêu cầu để được xử lý kịp thời. Thời gian thông thường để hoàn thiện hợp đồng không quá 4 tiếng.

BẢNG QUYỀN LỢI BẢO HIỂM DU HỌC TOÀN CẦU

MỤC A: TAI NẠN CÁ NHÂN Đơn vị tính: USD

Phổ thông 50.000 Cao cấp 100.000 Thượng hạng 150.000

Quyền lợi 1: Tử vong do tai nạn 50.000 100.000 150.000

Quyền lợi 2: Thương tật toàn bộ vĩnh viễn và thương tật bộ phận vĩnh viễn do tai nạn 50.000 100.000 150.000

Quyền lợi 3: Gấp đôi số tiền Bảo hiểm khi sử dụng phương tiện vận tải công cộng. Số tiền BH sẽ gấp đôi nếu người được BH bị tai nạn khi đang sử dụng phương tiện vận tải công cộng với lịch trình cụ thể (quyền lợi này không áp dụng đối với trẻ em dưới 18 tuổi và người lớn trên 70 tuổi) không có 200.000 300.000

Quyền lợi 4: Trợ cấp học phí cho trẻ phụ thuộc Là số tiền sẽ được trả cho mỗi người con hợp pháp (còn phụ thuộc, dưới 23 tuổi, đang còn theo học tại một trường chính thức) khi người được bảo hiểm chính chết do tai nạn (tối đa 4 người con). 500 500 2.500

MỤC B: CHI PHÍ Y TẾ Phổ thông Cao cấp Thượng hạng

Quyền lợi 5: Chi phí y tế cho tai nạn và ốm đau, chi phí nha khoa do tai nạn

5.1 Chi phí điều trị nội trú: Giới hạn chính áp dụng đối với các chi phí điều trị nội trú, phẫu thuật, xe cứu thương và nhân viên y tế đi kèm, xét nghiệm…Đây là giới hạn cho tất cả các chi phí phát sinh theo phần này. 50.000 70.000 100.000

5.2 Chi phí điều trị ngoại trú: Chi phí điều trị ngoại trú, bao gồm chi phí khám bệnh, thuốc kê theo đơn của bác sĩ điều trị, chụp X-quang, xét nghiệm theo chỉ định. Mức miễn thường 50USD cho một lần điều trị. 2.500 3.500 5.000

5.000 7.000 10.000

5.4 Chi phí điều trị tiếp theo: Chi phí y tế phát sinh trong lãnh thổ Nước xuất hành trong vòng 90 ngày kể từ khi trở về Nước xuất hành 8.000 10.000 12.000

Quyền lợi 6: Trợ cấp nằm viện Trả phụ cấp 50USD cho một ngày nằm viện ở nước ngoài. 500 700 1.000

Quyền lợi 7: Chi phí cho thân nhân đi thăm Chi phí đi lại (vé máy bay khứ hồi) cho một người thân trong gia đình đi thăm khi Người được bảo hiểm phải nằm viện trên 5 ngày hay ở trong tình trạng không thể qua khỏi hay bị chết. 3.500 5.000 7.000

Quyền lợi 8: Đưa trẻ em hồi hương Chi phí đi lại và ăn ở cần thiết phát sinh thêm cho một trẻ em dưới 14 tuổi để đưa trẻ em đó về Việt Nam hoặc Quê hương. 3.500 5.000 7.000

MỤC C: TRỢ CỨU Y TẾ Phổ thông Cao cấp Thượng hạng

Quyền lợi 9: Vận chuyển khẩn cấp Vận chuyển khẩn cấp Người được bảo hiểm tới cơ sở y tế gần nhất có khả năng cung cấp dịch vụ y tế thích hợp. 50.000 70.000 100.000

Quyền lợi 10: Hồi hương Chi phí đưa Người được bảo hiểm về Việt Nam hoặc Quê hương (bao gồm cả chi phí cho thiết bị y tế di động và nhân viên y tế đi kèm). 50.000 70.000 100.000

Quyền lợi 11: Vận chuyển hài cốt/mai táng Vận chuyển hài cốt của Người được bảo biểm về Việt Nam hoặc Quê hương hoặc mai táng ngay tại địa phương. 50.000 70.000 100.000

Quyền lợi 12: Bảo lãnh thanh toán viện phí Bảo lãnh thanh toán viện phí trực tiếp cho bệnh viện trong trường hợp nhập viện. bao gồm bao gồm bao gồm

MỤC D: HỖ TRỢ DU LỊCH Phổ thông Cao cấp Thượng hạng

Quyền lợi 13: Thiệt hại hành lý và tư trang: Mất mát hay hỏng hành lý và tư trang do bị tai nạn, cướp, trộm cắp hay do vận chuyển nhầm. Giới hạn cho một hạng mục là 250USD . 1.000 1.500 2.500

Quyền lợi 14: Hỗ trợ du lịch a. Thông tin trước chuyến đi b. Thông tin về đại sứ quán c. Những vấn đề dịch thuật d. Những vấn đề về pháp luật e. Thông tin về người cung cấp dịch vụ y tế bao gồm bao gồm bao gồm

Quyền lợi 15: Hành lý bị trì hoãn: Thanh toán chi phí mua các vật dụng thiết yếu cho vệ sinh cá nhân thiết và quần áo vì lý do hành lý bị trì hoãn 400 550 800

Quyền lợi 16: Mất giấy tờ thông hành: Chi phí xin cấp lại hộ chiếu, visa đã bị mất cùng chi phí đi lại và ăn ở phát sinh do việc xin cấp lại các giấy tờ đó. Giới hạn bồi thường tối đa một ngày là 10% của mức giới hạn cho của quyền lợi này. 1.500 2.000 3.000

Quyền lợi 17: Cắt ngắn hay hủy bỏ chuyến đi Tiền đặt cọc không được hoàn lại cho chuyến đi và chi phí đi lại tăng lên vì cắt ngắn hay hủy chuyến do Người được bảo hiểm bị chết, ốm đau thương tật nghiêm trọng, phải ra làm chứng hay hầu toà hoặc được cách ly để kiểm dịch. 4.500 6.000 9.500

Quyền lợi 18: Lỡ nối chuyến Thanh toán 100 USD cho mỗi 6 tiếng liên tục bị lỡ nối chuyến 200 200 200

Quyền lợi 19: Trách nhiệm cá nhân Bảo hiệm trách nhiệm pháp lý của Người Được Bảo Hiểm đối với thiệt hại thân thể hay tài sản của bên thứ ba gây ra do lỗi bất cẩn của Người Được Bảo Hiểm (quyền lợi bảo hiểm này không áp dụng cho việc sử dụng hay thuê xe cộ có động cơ). 50.000 70.000 100.000

Quyền lợi 20: Bắt cóc và con tin Thanh toán 150 USD cho mỗi 24 tiếng Người được bảo hiểm bị bắt cóc làm con tin xảy ra trong chuyến đi nước ngoài 2.000 3.000 5.000

Quyền lợi 21: Hỗ trợ tổn thất tư gia vì hoả hoạn Thanh toán cho các tổn thất hoặc thiệt hại đối với tài sản trong gia đình gây ra bởi hoả hoạn xảy ra trong thời hạn bảo hiểm 1.000 3.000 5.000

Quyền lợi 22: Bảo hiểm trong trường hợp bị khủng bố Toàn bộ các quyền lợi từ 1 – 20 của chương trình bảo hiểm đều được áp dụng khi chúng xảy ra bởi các hành động khủng bố khi người được bảo hiểm ở nước ngoài bao gồm bao gồm bao gồm

TẢI VỀ TÀI LIỆU THAM KHẢO BẢO HIỂM DU HỌC NƯỚC NGOÀI: