Top 8 # Xem Nhiều Nhất Visa Định Cư Việt Nam Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Maubvietnam.com

Các Loại Visa Định Cư Mỹ Tại Việt Nam

Theo Luật Di dân Hoa Kỳ, visa định cư bao gồm 4 loại: visa dành cho thành viên trực hệ, visa dành cho thành viên gia đình, visa làm việc và visa trẻ lai.

1. Visa dành cho thành viên trực hệ:

Vợ/ chồng của công dân Hoa Kỳ

IR-1/CR-1

Con đẻ hay con riêng của vợ/ chồng công dân Hoa Kỳ, còn độc thân, dưới 21 tuổi

IR-2/CR-2

Con nuôi của công dân Hoa Kỳ

IR-3

Con nuôi của công dân Hoa Kỳ (được nhận nuôi ở Hoa Kỳ)

IR-4

Cha/ mẹ đẻ hay cha/ mẹ kế của công dân Hoa Kỳ

IR-5

Hôn phu (hôn thê) của công dân Hoa Kỳ

K-1

Vợ/ chồng và con riêng của vợ/ chồng công dân Hoa Kỳ

K-3

2. Visa dành cho thành viên gia đình:

Có một số loại visa dành cho các thành viên trong gia đình của công dân Hoa Kỳ và của Thường Trú Nhân. Số lượng visa cấp cho các loại visa này bị giới hạn hàng năm. Hồ sơ được giải quyết căn cứ vào thứ tự ngày mở hồ sơ tại Sở Di Trú Hoa Kỳ. Ngày mở hồ sơ được gọi là ngày ưu tiên.

Con còn độc thân của công dân Hoa Kỳ

F-1

Vợ/chồng và con còn độc thân dưới 21 tuổi của Thường trú nhân

F-2A

Thị thực không định cư cho vợ/chồng và con độc thân dưới 21 tuổi của Thường Trú Nhân để đến Hoa Kỳ chờ giải quyết hồ sơ bảo lãnh định cư F2A.

V

Con còn độc thân trên 21 tuổi của Thường trú nhân.

F-2B

Con đã kết hôn của công dân Hoa Kỳ

F-3

Anh, chị, em của công dân Hoa Kỳ

F-4

3. Visa làm việc:

Đối với thị thực định cư để làm việc, công ty bảo lãnh ở Hoa Kỳ cần có một yêu cầu công việc đặc biệt để xin bảo lãnh định cư Mỹ cho đương đơn. Thị thực làm việc bao gồm 5 loại. Có thể cần phải có chứng nhận của Bộ Lao Động Hoa Kỳ và một hồ sơ bảo lãnh được mở tại Sở Di Trú Hoa Kỳ để đương đơn xin thị thực làm việc.

4. Visa trẻ lai:

Có hai loại chương trình mà trẻ lai có thể nộp đơn để được định cư tại Hoa Kỳ là: the Amerasian Immigration Act và the Amerasian Homecoming Act.

Chú thích:

IR-1/ CR-1: Người vợ/ chồng đã kết hôn hợp pháp với công dân Hoa Kỳ. Do đó, hồ sơ bảo lãnh chỉ được mở sau khi có giấy chứng nhận kết hôn. Người bảo lãnh phải từ 18 tuổi trở lên và có tình trạng lưu trú ở Hoa Kỳ.

IR-2/ CR-2: Con đẻ hay con riêng của vợ/ chồng công dân Hoa Kỳ, còn độc thân, dưới 21 tuổi.

+ Con riêng chỉ đủ điều kiện xin định cư nếu cuộc hôn nhân của cha/ mẹ với người bảo lãnh được thiết lập trước khi con riêng được 18 tuổi.

+ Mỗi đương đơn xin định cư phải được mở một hồ sơ bảo lãnh riêng.

+ Hồ sơ bảo lãnh không có đương đơn đi kèm.

IR-5: Cha/ mẹ đẻ hay cha/ mẹ kế của công dân Hoa Kỳ.

+ Công dân Hoa Kỳ bảo lãnh hồ sơ phải từ 21 tuổi trở lên.

+ Cha/ mẹ kế chỉ đủ điều kiện xin định cư khi cuộc hôn nhân của họ với cha/ mẹ của người bảo lãnh được thiết lập trước khi người bảo lãnh được 18 tuổi.

+ Nếu đã được xin làm con nuôi hợp pháp, người bảo lãnh có thể không bảo lãnh được cho cha/ mẹ đẻ.

+ Mỗi đương đơn xin định cư phải có một hồ sơ bảo lãnh riêng.

K-1: Hôn phu/ hôn thê của công dân Hoa Kỳ. Công dân Hoa Kỳ có thể nộp đơn xin bảo lãnh cho hôn phu/ hôn thê nếu:

+ Cả hai đều có tình trạng hợp pháp để kết hôn;

+ Đương đơn phải kết hôn với người bảo lãnh trong vòng 90 ngày kể từ ngày người hôn phu/ hôn thê đến Hoa Kỳ với visa hôn phu/ hôn thê

+ Người hôn phu/ hôn thê sẽ chuyển sang tình trạng lưu trú lâu dài ở Hoa Kỳ sau khi kết hôn với người bảo lãnh; và

+ Người bảo lãnh và hôn phu/ hôn thê phải gặp gỡ trực tiếp trong vòng 2 hai năm vừa qua.

+ Con riêng còn độc thân, dưới 21 tuổi của hôn phu/ hôn thê của Công dân Hoa Kỳ có thể xin thị thực K-2 theo hồ sơ bảo lãnh K-1. Tên của (những) người con phải được ghi trong hồ sơ bảo lãnh.

+ Con của người hôn phu/ hôn thê của Công dân Hoa Kỳ (K-2) có thể đi cùng với cha/ mẹ (K-1) hay đi theo sau trong vòng một năm kể từ ngày cha/ mẹ (K-1) được cấp visa.

K-3: visa dành cho vợ/ chồng của Công dân Hoa Kỳ. Trước tiên, người bảo lãnh cần mở một hồ sơ bảo lãnh định cư (Mẫu đơn I-130) cho mỗi đương đơn, sau đó mới mở thêm một hồ sơ bảo lãnh K-3 (Mẫu đơn I-129F) cho vợ/ chồng và con còn độc thân, dưới 21 tuổi của K-3.

+ Đương đơn sẽ xin visa K-3 và visa phải được cấp tại nước mà người bảo lãnh kết hôn với đương đơn xin visa

+ Con của K-3 có thể đến Hoa Kỳ bằng thị thực K-4 với điều kiện đương đơn chính đã có thị thực K-3 hay đang giữ tình trạng K-3.

+ Không cần phải mở riêng một hồ sơ bảo lãnh (Mẫu đơn I-129F) cho con. Người con có thể cùng hồ sơ với đương đơn chính của hồ sơ bảo lãnh K-3.

F-1: Đương đơn loại visa này phải giữ tình trạng độc thân. Nếu như đương đơn kết hôn, loại visa sẽ chuyển thành diện F3 (Con đã kết hôn của công dân Hoa Kỳ).

F-2A: Vợ/ chồng và con còn độc thân, dưới 21 tuổi của Thường Trú Nhân. Hồ sơ bảo lãnh có thể bao gồm vợ/ chồng và con của Thường Trú Nhân. Tuy nhiên, khi người bảo lãnh nhập tịch Hoa Kỳ, mỗi người con sẽ cần có một hồ sơ riêng. Khi nhập quốc tịch, người bảo lãnh cần gửi bằng chứng nhập tịch của mình đến Trung tâm Thị thực Quốc gia (NVC) hay Lãnh sự quán.

V: Vợ/ chồng và con độc thân, dưới 21 tuổi của Thường Trú Nhân có thể xin thị thực diện V với các điều kiện:

+ Hồ sơ bảo lãnh định cư (mẫu I-130) được mở trước hay vào ngày 21 tháng 12 năm 2000.

+ Hồ sơ bảo lãnh mở đã được 3 năm trở lên;

+ Hồ sơ chưa đến lượt giải quyết;

+ Đương đơn chưa được phỏng vấn hay chưa được xếp lịch phỏng vấn xin visa định cư;

+ Hồ sơ bảo lãnh chưa được chuyển đến Đại sứ/ Lãnh sự quán Mỹ;

+ Đương đơn hội đủ điều kiện để xin visa định cư.

F-2B: Con còn độc thân, trên 21 tuổi của Thường Trú Nhân. Hồ sơ bảo lãnh sẽ không còn hiệu lực nếu như đương đơn kết hôn trước ngày người bảo lãnh nhập tịch Hoa Kỳ.

F-3: Con đã có gia đình của công dân Hoa Kỳ . Vợ/ chồng và con còn độc thân dưới 21 tuổi của đương đơn được xin visa định cư theo hồ sơ bảo lãnh của đương đơn.

F-4: Anh, chị, em của công dân Hoa Kỳ.

+ Người bảo lãnh (công dân Hoa Kỳ) phải từ 21 tuổi trở lên.

+ Vợ/chồng và con độc thân dưới 21 tuổi của đương đơn được xin visa định cư theo hồ sơ bảo lãnh của đương đơn.

Có Được Miễn Visa Đối Với Người Việt Nam Định Cư Tại Nga?

Việt Nam thực hiện chính sách miễn thị thực cho công dân thuộc 22 nước trên thế giới, trong đó có Nga. Người Nga nhập cảnh Việt Nam sẽ được miễn thị thực vậy thì người Việt Nam định cư tại Nga thì như thế nào, có được miễn thị thực khi nhập cảnh vào Việt Nam không?

Hỏi:

Chào Admin!

Trọng Trần (Sevastopol, Nga)

Đáp:

Chào anh Trọng Trần!

Cảm ơn anh vì từ một đất nước xa xôi đã nhớ và gửi thư về cho chúng tôi. Về trường hợp của anh, các chuyên viên về xuất nhập cảnh của Visatop xin được giải đáp như sau:

Hiện nay, chính phủ Việt Nam đang áp dụng chính sách miễn visa cho công dân Nga đến Việt Nam du lịch trong vòng 15 ngày. Anh là người Việt Nam, định cư tại Nga và đã có quốc tịch Nga thì đương nhiên cũng thuộc đối tượng được miễn visa khi nhập cảnh vào Việt Nam.

Lưu ý: Để được áp dụng chính sách miễn thị thực thì hộ chiếu phải còn thời hạn sử dụng ít nhất 06 tháng và phải cách thời điểm xuất cảnh Việt Nam lần trước ít nhất 30 ngày.

Quy trình cấp giấy miễn thị thực đối với người nước ngoài

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Hồ sơ bao gồm:

– 01 Tờ khai đề nghị cấp Giấy miễn thị thực (Mẫu NA9).

– Một trong những giấy tờ, tài liệu chứng minh là người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc các giấy tờ được cấp trước đây dùng để suy đoán về quốc tịch gốc hoặc gốc Việt Nam.

– Giấy bảo lãnh của Hội đoàn người Việt Nam định cư ở nước đương sự cư trú hoặc công dân Việt Nam đảm bảo đương sự là người Việt Nam định cư ở nước ngoài (trường hợp không có giấy tờ chứng minh là người Việt Nam định cư ở nước ngoài).

– Giấy tờ chứng minh quan hệ vợ, chồng, con với người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc công dân Việt Nam (giấy đăng ký kết hôn, giấy khai sinh, giấy xác nhận quan hệ cha, mẹ, con và các giấy tờ có giá trị khác theo quy định của pháp luật Việt Nam).

– Hộ chiếu nước ngoài hoặc người chưa được cấp Hộ chiếu thì phải có giấy tờ thường trú do nước ngoài cấp (kèm theo bản sao để cơ quan có thẩm quyền lưu).

– Trường hợp không có giấy tờ quy định nêu trên, thì người đề nghị cấp giấy miễn thị thực có thể xuất trình giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp nếu trong đó ghi có quốc tịch gốc hoặc gốc Việt Nam.

Bước 2: Người Việt Nam định cư ở nước ngoài đề nghị cấp giấy miễn thị thực cho bản thân và thân nhân nộp hồ sơ tại trụ sở của Cục Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an

– Cán bộ quản lý xuất nhập cảnh tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì in giấy biên nhận trao cho người nộp.

+ Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ làm lại cho kịp thời.

– Thời gian tiếp nhận hồ sơ: từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần (ngày lễ nghỉ).

Bước 3: Nhận Giấy miễn thị thực tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ở Cục Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an

Người nhận đưa giấy biên nhận, giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu cho cán bộ trả kết quả kiểm tra, đối chiếu, nếu có kết quả thì yêu cầu người đến nhận kết quả nộp lệ phí và ký nhận.

Thời gian trả kết quả: từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần (ngày lễ nghỉ).

Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở Cục Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an

Thời hạn giải quyết: Không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

Đối tượng thực hiện: Người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài là vợ, chồng, con của công dân Việt Nam hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Cơ quan thực hiện: Cục quản lý xuất nhập cảnh

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy miễn thị thực.

Chusc anh thành công và sớm gặp lại gia đình tại Việt Nam!

Người Việt Nam Định Cư Ở Nước Ngoài Mua Nhà Ở Tại Việt Nam

Theo những thông tin bạn trao đổi, Luật Việt An xin tư vấn sơ bộ cho bạn như sau:

Căn cứ pháp lý:

Luật Quốc tịch 2008 sửa đổi 2014;

Luật nhà ở 2014;

Luật Đất đai 2013;

Nghị định 99/2015/NĐ-CP về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật nhà ở;

Căn cứ vào khoản 3 Điều 3 Luật Quốc tịch quy định về người Việt Nam định cư ở nước ngoài như sau:

” Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài “.

Theo đó, bạn là người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Về quyền sử dụng đất, Khoản 1 Điều 186 Luật Đất đai 2013 và Khoản 2 Điều 7 Luật nhà ở 2014 quy định, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng có quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở thì có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

Điều kiện sở hữu nhà ở đối với người nước ngoài tại Việt Nam:

Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải có giấy tờ theo quy định sau đây:

Trường hợp mang hộ chiếu Việt Nam thì phải còn giá trị và có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu;

Trường hợp mang hộ chiếu nước ngoài thì phải còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu và kèm theo giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam do Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan quản lý về người Việt Nam ở nước ngoài cấp hoặc giấy tờ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam;

Hình thức: mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản (sau đây gọi chung là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản); mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật;

Theo Điểm b Khoản 2 Điều 119 Luật Nhà ở năm 2014, người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở (trong đó có giao dịch tặng cho nhà ở) theo quy định của pháp luật Việt Nam, phải thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật này và không bắt buộc phải có đăng ký tạm trú hoặc đăng ký thường trú tại nơi có nhà ở được giao dịch.

Với nội dung yêu cầu tư vấn của bạn, Luật Việt An xin tư vấn như sau: Căn cứ pháp lý: Luật Đất đai 2013; Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một

Căn cứ pháp lý: Luật nhà ở 2014; Luật đất đai 2013; Luật quốc tịch Việt Nam 2008. Bộ luật dân sự 2015. Lời đầu tiên, Luật Việt An trân trọng cảm ơn sự

Với nội dung yêu cầu tư vấn của bạn, Luật Việt An xin tư vấn như sau: Căn cứ pháp lý: Luật đất đai 2013; Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật

Căn cứ pháp lý: Luật đất đai 2013 Bộ luật dân sự 2015 Theo thông tin bạn cung cấp, bố bạn khi mất không để lại di chúc vì vậy di sản sẽ được chia theo

Căn cứ pháp lý: Luật đất đai Luật nhà ở Theo quy định tại Điều 5 Luật đất đai có quy định về quyền sở hữu đất như sau: Điều 5. Người sử dụng

Người Việt Nam Ra Nước Ngoài Định Cư, Quyền Sở Hữu Nhà Ở Tại Việt Nam

Thứ nhất, về vấn đề bạn còn có quốc tich Việt Nam hay không?

Do việc bạn ra nước ngoài định cư đã diễn ra trong một thời gian dài, trong thời gian này đã có sự thay đổi của quy định pháp luật về quốc tịch, từ Luật quốc tịch 1998 đến Luật Quốc tịch 2008 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Quốc tịch 2008. Vì vậy, tùy vào từng thời điểm sẽ áp dụng văn bản pháp luật phù hợp.

Theo thông tin bạn đưa ra, bạn ra nước ngoài được 13 năm (tức là ra nước ngoài định cư vào năm 2002), lúc này Luật Quốc tịch 1998 vẫn đang còn hiệu lực, chiếu theo Luật Quốc tịch 1998 thì bạn vẫn có quốc tịch Việt Nam.

Tuy nhiên từ thời điểm 01-07-2009 Luật Quốc tịch 2008 có hiệu lực pháp luật nên từ thời điểm này sẽ áp dụng quy định của luật này. Cụ thể: Theo Điều 13 Luật Quốc tịch 2008 có quy định:

Điều 13. Người có quốc tịch Việt Nam

1. Người có quốc tịch Việt Nam bao gồm người đang có quốc tịch Việt Nam cho đến ngày Luật này có hiệu lực và người có quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật này.

2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày Luật này có hiệu lực thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam và trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực, phải đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để giữ quốc tịch Việt Nam.

Tại điều 26 Luật Quốc tịch 2008 cũng có quy định về các căn cứ mất quốc tịch Việt Nam bao gồm:

1. Được thôi quốc tịch Việt Nam.

2. Bị tước quốc tịch Việt Nam.

3. Không đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật này.

4. Theo quy định tại khoản 2 Điều 18 và Điều 35 của Luật này.

5. Theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Căn cứ theo quy định trên, trong thời hạn 5 năm tính từ thời điểm 01-07-2009 mà bạn không bạn không đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để giữ quốc tịch Việt Nam thì theo điều 26 thì bạn sẽ rơi vào trường hợp mất quốc tịch Việt Nam.

Tuy nhiên, từ ngày 26/06/2014 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Quốc tịch 2008 có hiệu lực pháp luật. Trong đó, tại Điều 1 theo Điều 1 Luật quốc tịch sửa đổi bổ sung 2014 sửa đổi Điều 3 luật quốc tịch 2008 có quy định:

1. Người có quốc tịch Việt Nam bao gồm người đang có quốc tịch Việt Nam cho đến ngày Luật này có hiệu lực và người có quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật này.

2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày Luật này có hiệu lực thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam.

Luật sửa đổi đã bãi bỏ căn cứ việc mất quốc tịch do không đăng kí sau 5 năm kể từ ngày luật 2008 có hiệu lực. Như vậy, áp dụng vào trường hợp của bạn, tính từ 01-07-2009 đến 26/06/2014 là chưa hết 5 năm thì luật sửa đổi đã có hiệu lực. Như vậy, bạn vẫn mang quốc tịch Việt Nam theo Luật Quốc tịch 2008 nên sẽ vẫn mang quốc tịch Việt Nam theo Luật sửa đổi 2014.

Vì vậy, hiện tại bạn là người mang hai quốc tịch Việt Nam và Mỹ.

Thứ hai, về việc sở hữu nhà ở Việt nam, theo phân tích ở trên, bạn hiện tại vẫn mang quốc tịch Việt Nam nên bạn có toàn bộ quyền và nghĩa vụ của một công dân Việt Nam.

Thứ ba, trường hợp bạn hỏi về người nước ngoài có được sở hữu nhà ở Việt Nam.

Luật Nhà ở 2014 quy định về trường hợp người nước ngoài sở hữu nhà ở Việt Nam.

Điều 159. Đối tượng được sở hữu nhà ở và hình thức sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài

1. Đối tượng tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:

b) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức nước ngoài);

c) Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.

2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua các hình thức sau đây:

b) Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.

Điều 160 quy định về điều kiện tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam như sau:

3. Đối với cá nhân nước ngoài quy định tại điểm c khoản 1 Điều 159 của Luật này thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam và không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của pháp luật.

4. Chính phủ quy định chi tiết giấy tờ chứng minh đối tượng, điều kiện tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

Nếu người nước ngoài đáp ứng các điều kiện trên thì sẽ được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

Cá nhân nước ngoài sở hữu nhà ở Việt Nam thời hạn 50 năm theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 161 Luật nhà ở 2014 và có thể được gia hạn theo quy định của Chính Phủ.

Hai vợ chồng bạn thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam nên khi được cấp giấy chứng nhận cả hai vợ chồng đều được đứng tên.

Trường hợp bạn đứng tên căn nhà và tôi muốn ủy quyền lại cho chị bạn thì bạn làm hợp đồng ủy quyền cho chị bạn, hai bên thỏa thuận về các quyền và nghĩa vụ cụ thể trong hợp đồng. Nếu không muốn ủy quyền bạn có thể làm hợp đồng cho thuê nhà. Trong hợp đồng bạn có thể thỏa thuận các quyền nghĩa vụ giữa các bên. Sau đó bạn mang hợp đồng công chứng, từ thời điểm công chứng, hợp đồng có hiệu lực pháp luật.

Trân trọng! CV: Thùy Dương – Công ty Luật Minh Gia.