Top 11 # Xem Nhiều Nhất Viết Essay Xin Học Bổng Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Maubvietnam.com

Cách Viết Essay Xin Học Bổng

1. Hãy là chính mình chứ không phải là ai khác

Đầu tiên, một câu chuyện hay khi xin học bổng hay để tạo ảnh hưởng, truyền cảm hứng cho người khác, sẽ được viết bằng những trải nghiệm cuộc sống của bạn, những suy nghĩ thẳm sâu trong con người bạn, tính cách và những khát khao mạnh mẽ nhất.

Thứ hai, một câu chuyện hiệu quả sẽ dung hòa được những thứ bạn có và yêu cầu của trường.

Vì thế, bạn cần là chính mình, người đọc sẽ nhớ và ấn tượng về những điều đặc biệt, và chỉ khi là chính mình, bạn mới kể được những câu chuyện không ai khác có được, dưới góc nhìn cá nhân. Đồng thời, bạn cần hiểu rõ xem ngành học, trường học mong muốn điều gì ở sinh viên của mình để highlight những điểm đó trong essay của mình.

Tips: Khi bắt đầu viết, bạn đừng đọc essay mẫu, đặc biệt là essay của những người gần gũi hoặc có cùng mục tiêu với mình, bạn sẽ rất dễ bị “nhiễm” và bị ảnh hưởng, thậm chí không giữ được chính kiến và phong cách cá nhân. Bạn cứ brainstorm và thử viết nhiều lần nhất có thể rồi tham khảo các nguồn khác, sau khi hình thành khá chắc chắn ý tưởng để viết.

2. Giả như bạn chẳng có gì hay ho để kể thì sao nhỉ?

Thứ nhất, bạn chưa đủ hiểu bản thân và chưa nhận thức được về câu chuyện đặc biệt của mình.

Khi đó, một là dành thời gian suy nghĩ nhiều hơn về chính mình, về những mong muốn và lựa chọn trong quá khứ. Hai là hỏi những người thân thiết xung quanh, họ sẽ nhận xét về bạn; kể cho họ nghe những câu chuyện của bạn, họ sẽ nói điều gì khiến họ ấn tượng nhất và khiến bạn trở nên đặc biệt.

Thứ hai, thực sự bạn chẳng có chuyện gì để kể thật. Thì hãy quên học bổng nọ kia đi, hãy “lớn lên”, trải nghiệm và khám phá bản thân mình trước đã. Khi bạn còn chưa thuyết phục được bản thân mình thì làm gì có ai dại mà cho bạn mấy tỉ để đi học ở nước người ta không?

3. Kỹ thuật kể chuyện: Storytelling

– Google search sẽ cho bạn một đống các tips. Có câu chuyện thực sự hay và “significant to you” mới khó, còn kỹ thuật kể nó ra thì có thể luyện tập và áp dụng trong khoảng thời gian ngắn hơn.

– Chỉ khi nào bạn thực sự bắt tay vào viết, bạn đọc về kỹ thuật, công cụ nọ kia mới có ý nghĩa. Còn nếu không, bạn đọc xong để đấy cũng chẳng để làm gì.

4. Một số tips hay khi viết essay xin học bổng cực kỳ có “tâm”

– Đừng kể lể, trình bày thành tích trong essay, bạn chỉ nên kể 1-3 câu chuyện quan trọng và đặc biệt nhất, khai thác thật sâu vào những câu chuyện ấy. Tuy nhiên, trước đó, bạn cần tìm hiểu rất kỹ về ngành học, trường học của mình để hiểu xem Adcom cần tìm kiếm những ứng viên có tiêu chí như thế nào, như đã nói ở trên. Từ đó “match” những thứ bạn có trong câu chuyện và những thứ Adcom cần hoặc chọn ra những câu chuyện thể hiện con người bạn phù hợp với các tiêu chí của Adcom ngay từ đầu.

– Một câu chuyện ấn tượng là khi nó có những turning/twisting/changing/conflicting points và những unusual/extraordinary things. Bạn cần tìm ra những điểm đó, làm nổi bật chúng lên và xác định thật rõ ràng bạn muốn truyền tải thông điệp hay hình ảnh cá nhân gì của bạn. Đồng thời, đưa ra solution (nếu có), impacts của nó (đối với bạn, người xung quanh,…trong quá khứ, hiện tại, tương lai). Người đọc sẽ bám vào những “points/things” đó, kết nối chúng trong suốt câu chuyện và hình dung về con người bạn.

– Sắp xếp câu chuyện của mình thật thông minh:

Viết thật nhiều lần để có cấu trúc bài viết và ngôn từ tốt hơn. Tốt hơn ở đây là theo nghĩa cô đọng, súc tích mà vẫn đầy đủ và nổi bật. Một cách mà nhiều người hay áp dụng là cứ viết tất cả ý tưởng có trong đầu, rồi dần dần rút ngắn nó lại, sắp xếp cho hợp lý hơn. Đó là cả 1 quá trình luyện tập, đặc biệt đối những ai không quen viết essay. Một cách nữa là đừng quên những lúc mình nhiều cảm hứng, bạn nên bắt tay vào viết ngay, đừng delay. Cảm xúc là một thứ cũng khá quan trọng khi viết và không nên bỏ phí nó. Một bài essay hay không có dưới 5 bản drafts.

– Tránh những từ ngữ mang lại cảm giác negative và những quan điểm dễ gây tranh cãi universally (tôn giáo, chính trị,…). Điều này hơi liều nếu như tay viết và quan điểm của bạn chưa thực sự sắc bén. VD: có 1 bài essay nổi tiếng vào Columbia viết về sự phản đối quyền tự do báo chí tại Trung Quốc (gần như bằng 0) và ý muốn thay đổi nó của người viết. Như vậy, trong bài sẽ có nhiều quan điểm tiêu cực về thực tế tại Trung Quốc, nhưng bản thân người viết có nhận thức cực kỳ rõ ràng và lập luận rất sắc bén. Nếu không thì điều này rất “risky” cho bạn.

– Bạn nên để ai đó review essay của bạn KHI VÀ CHỈ KHI bạn nghĩ nó tương đối hoàn chỉnh.

Bạn bè người thân. Họ là người hiểu bạn nhất

Expert về apply du học (nếu có). Họ có thể sửa cấu trúc, câu từ và cách thể hiện của bạn.

Không nên xin review khi nó còn là bản draft để tránh “đẽo cày giữa đường” và bị lạc hướng.

5. Một số bẫy khi viết essay xin học bổng – Hãy cẩn thận

– Bạn cần bỏ qua những assumption rằng: điều này tôi hiểu, tức là người khác cũng hiểu. Từ đó tránh những lỗi căn bản như từ viết tắt, không giải thích rõ ràng một sự vật, hiện tượng bạn đã gặp và hoàn cảnh của nó. VD: I’ve been working for IM organisation. (What is IM? I don’t know)

– Cần giải thích context của một sự việc để cho người đọc vừa đủ hiểu, nhưng tránh giải thích dài dòng. Bạn nên tập trung vào “what I think/learn from the situation and what I will do to change (if having)”.

– Humble AND confident, not fearful OR arrogant. Hãy tự tin nói những thành tích và sự ảnh hưởng của bạn (tránh dùng từ small product, little impact, I only want to be something to contribute a small part…).

Công Thức Vàng Viết Essay Xin Học Bổng

Bài essay xin học bổng chính là điểm nhấn giúp hồ sơ xin học bổng nổi bật lên trong số hàng trăm, hàng nghìn hồ sơ được nộp vào. Mặc dù thông tin về cách viết essay được chia sẻ khá nhiều trên mạng nhưng chúng đều khá rời rạc và có tính phiến diện. Vietint xin chia sẻ với các bạn “công thức vàng” viết một bài essay được đúc rút từ những quán quân săn học bổng đi trước dưới góc nhìn chuyên gia dày dặn kinh nghiệm.

Công thức vàng viết essay xin học bổng

– Bạn đã bao giờ gặp khó khăn hay vấp ngã trong cuộc sống chưa, bạn đã làm gì để vượt qua nó. Vấn đề ở đây không phải là bạn kể vanh vách những biến cố trong cuộc đời để làm khổ nhục kế với ban giám khảo, vấn đề là bạn đã vượt qua các biến cố như thế nào. Bạn đã rút ra bài học gì cho bản thân từ những biến cố đó.

– Những thành quả của bạn trong thời gian qua, không hẳn là thành tích nổi trội nhất, nhưng nó có ý nghĩa như thế nào đối với bạn.

– Bạn đã bao giờ phấn đấu hết mình cho một mục tiêu mà mình đặt ra chưa, dù thành công hay thất bại, bạn hãy cho ban giám khảo biết la bạn làm điều đó như thế nào?

– Những đặc tính mà bạn cho là nổi trội nhất ở bạn.

– Bạn có tham gia hoạt động ngoại khóa hay không? Tại sao bạn tham gia các hoạt động đó? Điều này giúp ích gì trong cuộc sống cũng như học tập của bạn? Cho đến nay bạn vẫn tham gia công việc đó chứ?

– Bạn muốn trong tương lai bạn sẽ là gì? Bạn muốn trở thành ai? Bạn muốn sống ở nơi nào? Bộ phim, quyển sách,… yêu thích nhất của bạn là gì? Tại sao bạn lại thích chúng? Tất cả điều này sẽ giúp ban giám khảo nhận ra bạn là ai.

– Theo bạn phẩm chất nào của con người là quan trọng nhất? Vì sao?

– Cuối cùng, học bổng này sẽ có ý nghĩa như thế nào đối với bạn?

Nếu những câu hỏi trên vẫn chưa giúp bạn tìm được một đề tài thích hợp thì:

1. Hãy xin ý kiến từ phụ huynh, bạn bè, đồng nghiệp,…: Nếu bạn chưa thể định hình được tính cách và những điểm nổi trội của bản thân, hãy nhờ bố mẹ hay những người bạn viết hộ một danh sách năm điểm nổi bật mà họ nhận thấy ở bạn (có kèm thêm lý do vì sao họ chọn nó) .

2. Đừng bỏ quên thời thơ ấu: Có thể cơ quan xét học bổng không quan tâm đến thời thơ ấu của bạn, họ hứng thú với cuộc sống 2-4 năm gần đây của ứng viên hơn. Nhưng nếu chịu khó mường tượng về tuổi thơ của mình, bạn sẽ tìm được một vài chất liệu đáng giá cho bài viết.

Ví dụ như những ước mơ hiện nay của bạn bắt nguồn từ lúc nào, và bạn đã cố gắng thế nào để nuôi dưỡng và biến ước mơ đó thành sự thật.

3. Hình mẫu lý tưởng: Không phải ai cũng có một hình mẫu lý tưởng để hướng đến. Nhưng nếu bạn có một khuôn mẫu để phấn đấu, có thể lồng hình ảnh đó vào bài luận của bạn.

4. Xác định mục đích: Tại sao bạn quyết định dành 2-6 năm trong quỹ thời gian quí giá của mình để học tập tại trường đại học, cao học này? Bằng cấp quan trọng như thế nào với những mục tiêu bạn đặt ra?

Hãy nghĩ rộng ra khi nghĩ về mục tiêu cuộc sống của mình, vì hiếm ai hài lòng chỉ với một ngành nghề duy nhất. Việc học tập tại trường bạn mong muốn đáp ứng yêu cầu của bạn và sẽ mở cánh cửa cuộc sống của bạn như thế nào?

Bạn đã tìm được ý tưởng cho bài viết của mình, với những nguyên liệu như mục tiêu của cuộc sống, những kinh nghiệm sống, những khả năng khác nhau, nhu cầu tài chính… Nhưng chưa đủ, bạn còn cần thêm một đề tài hay để gắn kết những yếu tố đó thành một thể thống nhất. Hãy chọn lựa một đề tài độc đáo mà vẫn không đi lạc khỏi những ý tưởng ban đầu.

– Nếu bạn kể về một sự kiện quan trọng đã xảy ra trong cuộc đời bạn, lồng vào đó những kinh nghiệm sống động của bản thân.

– Nếu bạn đang có dự định biến bài luận của mình thành một bài thơ tự do 5 chữ, hãy cẩn thận. Trừ những học bổng với yếu tố sáng tạo được đặt lên hàng đầu, thể loại này bị xếp vào loại nghèo nàn thông tin và đương nhiên, bị đánh rớt không thương tiếc.

– Đừng nhắc đến điểm TOEFL hay điểm trung bình ở trường của bạn dù bạn tự hào về chúng đến mức nào đi nữa. Giám khảo đã nhìn thấy nó trong hồ sơ dự tuyển của bạn rồi.

– Nếu bạn nghĩ ra một đề tài nhưng loay hoay đã nhiều ngày mà vẫn không nghĩ ra được dẫn chứng sống động nào thì tốt nhất, bạn nên tìm một đề tài khác.

– Đừng quá ôm đồm vì bạn không thể truyền đạt hết đủ mọi loại thông tin trong giới hạn số chữ của bài viết. Tránh sa đà vào các các vấn đề chuyên môn.

Hoàn toàn ổn nếu bạn bàn về bộ môn sinh học trên phương diện một môn yêu thích của bạn, nhưng là sai lầm nếu bạn ngồi phân tích tỉ mỉ như sách khoa học về một động vật nào đó. Ban giám khảo sẽ nghĩ bạn đang cố tình phô diễn kiến thức.

– Những dòng đầu tiên luôn đóng vai trò quyết định. Đừng xem nhẹ cách mở đầu bài viết vì không giám khảo nào đủ kiên nhẫn đọc tiếp một bài luận có phần mở đầu chán ngắt. – Đề tài của bạn có thuộc dạng xưa như trái đất không?

Tuy nhiên, chọn một đề tài quen thuộc là một yếu điểm. Nếu câu trả lời của bạn đủ độc đáo và thông minh để bật ra khỏi hàng ngàn bài luận khác, bạn thậm chí còn có nhiều cơ hội ghi điểm hơn nữa kìa.

– Tránh xa những đề tài tôn giáo, chính trị hay xung đột, nếu bạn không muốn bài luận của mình trở nên đáng nhớ một cách tiêu cực.

– Trong trường hợp bạn thật sự muốn chọn một đề tài về hai chiều hướng suy nghĩ xung đột nào đó, hãy viết một cách khách quan nhất có thể, đừng tỏ ra quá kích động để bênh vực một bên nào cả.

Ấn tượng cuối cùng đọng lại về bạn là gì? Sau hàng loạt ý tưởng và cân nhắc, hẳn bạn đã có trong tay ít nhất 1-2 đề tài khả thi chỉ chờ bắt tay vào xào nấu.

Tuy nhiên vẫn còn một vài điểm cần lưu ý mà bạn không nên bỏ qua sau đây:

– Nếu bạn đang dự tính kể về những năm tháng tuổi thơ khốn khó, .., nói chung là những tấn thảm kịch của gia đình, thì hãy cẩn thận. Đừng quên mục đích chính của bài luận vẫn là bộc lộ những phẩm chất quí giá của bạn. Các vị giám khảo sẽ không vì mủi lòng trước những câu chuyện đầy nước mắt của bạn mà ban ngay một học bổng vô điều kiện.

Đừng để họ nhớ về bạn như một thí sinh tội nghiệp, trong khi bạn hoàn toàn có thể để lại ấn tượng về một thí sinh nghị lực và có phẩm chất dù trưởng thành trong hoàn cảnh khó khăn.

Tuổi thơ khốn khó có thể là phông nền làm bật lên những điểm mạnh của bạn, chứ không thể trở thành đề tài chính cho cả bài luận được.

– Nổi bật chưa có nghĩa là chiến thắng. Bạn có thể nổi bật giữa các thí sinh khác nếu bạn tự nhận mình là một cô gái châu Á đồng tính. Nhưng việc bạn có sống sót với sự nổi bật này hay không còn tùy thuộc vào cách xây dựng tình tiết trong bài luận: bạn đã làm thế nào trước dư luận xã hội và vượt qua khó khăn đến từ định kiến như thế nào?

– Không nên đề cập đến những khuyết điểm trừ trường hợp thật sự cần thiết. Bia rượu, thuốc lá, tiệc tùng…, dù bạn có hào hứng về những đề tài đó đến mấy thì cũng đừng lôi chúng vào bài viết. Bạn chỉ có một số chữ giới hạn để trình bày bài luận, tại sao lại phung phí chúng vào những câu chuyện chỉ làm bạn mất điểm?

– Bài luận không phải là hồi ký, nên bạn không cần phải nói thật đến từng milimet cuộc đời mình. Hãy chỉ đề cập đến những chi tiết cần thiết để làm nền móng xây dựng và làm nổi bật những phẩm chất, khả năng của bạn là đủ.

BƯỚC 3: VIẾT LUẬN MẤU CHỐT THÀNH CÔNG Ở ĐÂU?

Hãy tự hỏi vì sao những người cấp học bổng yêu cầu bạn viết luận? Bạn nên cài đặt sẵn hai mục đích sau: thuyết phục cơ quan cấp học bổng là bạn hoàn toàn xứng đáng với học bổng của họ, và chứng minh cho họ thấy họ có thể mong đợi ở bạn nhiều hơn những điểm số cao thể hiện trong học bạ, bạn thật sự thông minh, nhạy bén và đủ chuẩn.

Tuy nhiên, đáng tiếc là không có một hướng dẫn chi tiết nào chính xác với tất cả bài luận, vì không có hai bài luận nào giống nhau hoàn toàn.

1. Trả lời câu hỏi: Một lời nhắc nhở có vẻ ngớ ngẩn, nhưng chỉ cần bạn sa đà vào những đề tài của mình mà quên trả lời câu hỏi đặt ra thì dù bài viết có hay đến đâu cũng đừng mơ ước gì đến học bổng nữa.

2. Cụ thể: Ngay cả những đề tài chán phèo cũng có thể trở nên hấp dẫn nếu bạn biết cách diễn đạt sáng tạo.

Ví dụ: Thay vì nói: Tôi đã phải tập luyện hàng tuần liền cho cuộc thi thể dục dụng cụ, hãy xào nấu lại thành Mỗi sáng, tôi đều đặn thức dậy vào lúc năm giờ sáng, đón xe buýt đến trung tâm thể thao và tập đến tối mịt, với mong ước đem được chiếc huy chương vàng thể dục dụng cụ về cho đội nhà.

3. Hãy là chính bạn: Có thể rất nhiều người từng đoạt giải trong những cuộc thi, nhưng cảm giác của mỗi người trong thời khắc đó là duy nhất. Hãy lồng cảm xúc và suy nghĩ của bạn vào những sự kiện quan trọng đã xảy ra, đó sẽ là thước đo chính xác nhất để giám khảo đánh giá tổng quát về bạn.

4. Từ ngữ dễ hiểu: Đa số sinh viên vẫn lầm tưởng sử dụng những từ ngữ bác học mới làm nổi bật được sự uyên bác của mình. Nhưng thực tế lại chứng minh ngược lại, những từ ngữ càng giản dị, gần gũi càng tạo nên sức hút.

5. Sử dụng ngôn ngữ giàu tính tượng hình: đây sẽ là công cụ đắc lực hỗ trợ bạn xuyên suốt bài viết.

Cách nhanh nhất để tiếp cận giám khảo và tấn công trực tiếp vào cả năm giác quan của họ.

6. Đầu tư cho phần mở đầu: Đây luôn là phần quan trọng nhất vì giám khảo tập trung nhất là trong 1-2 phút đầu.

Nếu họ đối mặt với một phần mở đầu quá nhàm chán thì chẳng có lý do gì để tiếp tục đọc những đoạn sau cả.

– Không kết luận trong phần mở đầu: Nếu bạn kết luận ngay từ mở đầu tức là bạn đã nói với giám khảo: Ông/bà không cần đọc tiếp nữa đâu!

– Giới thiệu gián tiếp: Không nhất thiết bạn phải nói ngay vào vấn đề chính từ câu đầu tiên. Hãy áp dụng một vài cách giới thiệu sáng tạo nào đó để phần mở đầu trở nên độc đáo và sinh động.

8. Sử dụng từ nối: Để tạo sự liền mạch cho bài viết (as a result…, while…, since…, etc.)

9. Kết luận xúc tích: Kết luận chính là cơ hội cuối cùng để bạn thuyết phục các vị giám khảo khó tính. Nhưng thậm chí trong phần kết luận bạn cũng không nên đưa ra bất kỳ điều gì để kết thúc vấn đề đặt ra.

Vì bài luận chỉ giới hạn trong khoảng 300 chữ, thì liệu bạn đã phân tích đầy đủ để có thể đi đến một kết thúc chưa!

Bạn nên chọn một trong những cách sau để đóng bài viết lại một cách đẹp mắt:

– Kết thúc bằng cách liên hệ với phần mở đầu để tạo tính cân bằng, lặp lại một câu ở phần mở đầu chẳng hạn.

– Vạch rõ, nhấn mạnh một vấn đề trọng tâm ở phần thân bài.

– Kết thúc bằng câu nói ý nghĩa của một người nổi tiếng. Tuy nhiên, hãy cân nhắc mạch văn. Câu nói phải được đưa vào thật tự nhiên, gượng ép sẽ khiến bài luận trở nên khập khiễng.

10. Bạn nên có một quãng thời gian nghỉ trước khi bắt tay vào viết. Thời gian này dành để suy nghĩ những ý tưởng độc đáo có thể làm sáng bài viết của bạn.

11. Đưa một người khác đọc bài viết của bạn, nhờ người đó nghĩ xem:

– Bài viết của bạn nói về vấn đề gì?

– Bạn đã sử dụng động từ ở thể chủ động nhiều nhất có thể chưa?

– Cấu trúc câu của bạn có đa dạng không? Hay chỉ toàn những câu hoặc ngắn ngủn hoặc dài thượt?

– Bạn sử dụng từ nối có ổn không?

– Ngôn ngữ của bạn có hình tượng và khiến bài viết dễ hiểu, sinh động hơn không?

– Có lỗi chính tả nào không?

– Phần hay nhất là phần nào?

– Phần tệ nhất là phần nào?

– Ấn tượng đọng lại là gì?

– Phần nào vẫn chưa rõ ràng và cần được viết lại?

– Phần nào dư thừa cần bỏ đi?

– Bài viết nói lên được gì về bạn?

– Nó có độc đáo không?

12. Đừng quên xem lại: Không nhà văn lớn nào có thể hoàn thành tác phẩm ngay khi đặt bút chấm dứt nó, họ đều phải xem đi xem lại nhiều lần, và bạn cũng vậy.

Thủ tục này là cần thiết để phát hiện và thay thế những từ ngữ chưa phù hợp, gạt bỏ những câu văn vô nghĩa, kiểm tra sự liên kết của các liên từ, và cơ bản là không mắc lỗi ngữ pháp hay chính tả nào.

– Hãy để đề tài được phát triển tự nhiên, đừng gò ép nó trong một giới hạn nhất định được đặt ra.

– Đừng ngại tốn thời gian cho việc chỉnh sửa. Bạn cần sắp xếp lại các chi tiết bổ trợ, xóa bỏ những phần không cần thiết và làm rõ nghĩa thêm một vài điểm quan trọng.

Bạn có thể cầu viện đến bộ phận chuyên gia tư vấn du học của Vietint để giúp bài viết của mình được phát triển hoàn thiện cả về liên từ, cấu trúc ngữ pháp, phong cách, thậm chí âm điệu.

Đây cũng là một lựa chọn đáng cân nhắc để có được một bài viết đáng nhớ. Đặc biệt là hoàn toàn miễn phí!!

Đến với triển lãm du học tại Vietint, các bạn có cơ hội gặp gỡ đại diện các trường từ Anh, Úc, Mỹ, Canada tại Việt Nam, tiếp cận và giành học bổng từ 50%-100% và làm hồ sơ du học, xin học bổng hoàn toàn miễn phí. Đặc biệt, bạn sẽ nhận ngay hỗ trợ tài chính LỚN NHẤT từ trước tới nay

Dành cho học sinh, sinh viên tham dự triển lãm bao gồm:

– Tặng gói hỗ trợ lệ phí visa trị giá 10 TRIỆU ĐỐNG

– Miễn phí tư vấn hồ sơ visa, chọn trường, ngành, quốc gia du học

– Miễn phí sửa bài luận xin nhập học, học bổng, SOP

– Miễn phí làm thủ tục hồ sơ xin visa, xin thư mời, xin học bổng của trường

Kinh Nghiệm Viết Bài Essay Xin Học Học Bổng

Trong hồ sơ xin học bổng của bạn, sơ yếu lý lịch, đơn xin học bổng, bảng điểm, chứng chỉ bằng cấp cũng như thư giới thiệu đều là những tài liệu khách quan mà bạn phải cung cấp cho trường Đại học nơi bạn muốn xin học bổng. Sơ yếu lý lịch gồm những thông tin về quá trình học tập và làm việc của bạn. Đơn xin học bổng đã có mẫu đơn sẵn cho bạn điền vào. Bảng điểm, văn bằng, chứng chỉ là những bằng chứng cho thấy trình độ học vấn, hoa trái của những nỗ lực học tập của bạn trong quá khứ, còn thư giới thiệu (reference letter) hay thư tiến cử là do người khác viết, thường là những điều hay, về bạn.

Duy chỉ còn có bài Tiểu luận trình bày mục tiêu xin học bổng của bạn là hoàn toàn trong tay bạn, tuỳ thuộc 100% vào khả năng trình bày một cách thuyết phục của bạn. Vì vậy mà nó rất quan trọng. Các phần khác của hồ sơ xin học bổng cũng rất quan trọng nhưng bạn không được quên là còn có hàng trăm ứng sinh khác cũng nộp những sơ yếu lý lịch với những bằng cấp, chứng chỉ không thua gì bạn. Vậy bạn phải thuyết phục ban tuyển chọn là nếu họ trao học bổng cho bạn, họ sẽ không bao giờ phải tiếc nuối. Vì sao? Vì ngoài trình độ học vấn, bằng cấp, chứng chỉ, bạn còn có nhiều thứ khác nữa.

Và đây chính là vai trò của Statement of Purpose của bạn. Vì vậy, nó có tính cách rất cá nhân, độc nhất vô nhị. Nó không được giống bất cứ một bài tiểu luận nào của người khác vì chính con người bạn là như vậy: unique, không có mẫu thứ hai.

Vì bạn phải cạnh tranh với nhiều người giỏi không thua, hay còn hơn cả bạn nữa, cho nên bạn sẽ phải đầu tư rất nhiều thời giờ và sức lực cho bài tiểu luận này. Vậy bạn sẽ viết gì trong đó và viết như thế nào?

Những hiểu biết này sẽ giúp bạn biết được ban tuyển chọn mong muốn tìm được những gì nơi ứng sinh mà họ cho là xứng đáng được nhận học bổng. Bạn sẽ dựa vào các thông tin này để biết mình sẽ phải nhấn mạnh vào phần nào, điểm nào trong quá trình và thành quả học tập hay kinh nghiệm làm việc của mình, nhằm thuyết phục ban tuyển chọn là học bổng rất thích hợp và cần thiết cho bạn trong lãnh vực học tập hay làm việc của bạn.

DETAILS, DETAILS, DETAILS

Bạn nhớ là phải tránh gây cho họ cảm tưởng là bạn là một con người nói lý thuyết chung chung. Vì vậy bạn phải luôn luôn đưa ra ví dụ cụ thể cho từng điều bạn trình bày về mình. Chẳng hạn như bạn muốn thuyết phục họ là bạn có một tài năng đặc biệt nào đó thì bạn phải kể một ví dụ cụ thể về một công trình hay một hành động chứng minh là bạn đã sử dụng kiến thức, tài năng đó trong một trường hợp có thật nào đó. Bạn nói bạn là một người có óc sáng tạo, biết suy nghĩ độc lập thi bạn phải đưa ra bằng chứng cụ thể là óc sáng tạo của bạn đã giúp bạn tìm được giải pháp cho một vấn đề nào đó trong lãnh vực học tập hay nghề nghiệp mình đang theo đuổi. Ở đây thông tin của bạn càng cụ thể, càng chính xác chừng nào bạn càng dễ thuyết phục chừng nấy.

Nhưng bạn phải luôn luôn chân thật, không thể phịa được. Ban tuyển chọn thường gồm những người rất có kinh nghiệm, đã từng xem xét đơn của cả ngàn ứng sinh, cho nên họ rất nhạy bén trong việc nhận ra những gì là giả tạo, sáo rỗng và ảo tưởng. Vì thế mà bạn phải luôn luôn tìm cách chứng minh là những thành công trước đây của mình là có thật. Phải là người thật việc thật. Nếu bạn có bằng chứng cụ thể để gửi kèm theo hồ sơ xin học bổng thì bạn càng có sức thuyết phục hơn nữa. Cuối cùng là vấn đề viết như thế nào? Dĩ nhiên là phải cho ban tuyển chọn thấy là ngoại ngữ của bạn rất chuẩn, bạn có đủ trình độ ngoại ngữ để học tập và nghiên cứu một một trường Đại học hoàn toàn sử dụng tiếng Anh để đào tạo và huấn luyện.

Cách diễn tả của bạn phải chính xác, cụ thể và toát lên vẻ chân thật. Nên tránh dùng ngôn ngữ của cảm xúc ngay cả khi bạn nói về niềm hăng say, nỗi đam mê của mình cho một đề tài hay một lãnh vực nào đó. Hãy tỏ ra tinh tế và nhấn mạnh nhiều hơn vào hoa trái của niềm đam mê ấy.

Để tham khảo kinh nghiệm viết tiểu luận xin học bổng như thế nào, vấn đề viết như thế nào, bạn có thể lên mạng, vào Google hay Yahoo và gõ ‘statement of purpose’ để đọc và nghiên cứu một số bài.

Chắc chắn là việc suy nghĩ, tìm tòi, nghiên cứu, tra cứu trước khi viết tiểu luận sẽ làm cho bạn rất mệt, cả về thể xác lẫn tinh thần, nhưng bạn sẽ nhận được phần thưởng, ngay cả khi bạn còn đang chờ kết quả và chưa biết được mình có được chọn hay không. Đó là bạn biết và hiểu rõ hơn mình là ai.Và hiểu biết này thì luôn luôn hữu ích cho bạn, trên đường học vấn, sự nghiệp, cũng như trên đường đời nói chung.

Cách Viết Bài Essay Để Xin Học Bổng Hiệu Quả

CÁCH VIẾT BÀI ESSAY ĐỂ XIN HỌC BỔNG HIỆU QUẢ

Trong hồ sơ xinhọc bổng du học của bạn, sơ yếu lý lịch, đơn xin học bổng, bảng điểm, chứng chỉ bằng cấp cũng như thư giới thiệu đều là những tài liệu khách quan mà bạn phải cung cấp cho trường Đại học nơi bạn muốn xin học bổng. Trong đó sơ yếu lý lịch gồm những thông tin về quá trình học tập và làm việc của bạn. Đơn xinđã có mẫu đơn sẵn cho bạn điền vào. Bảng điểm, văn bằng, chứng chỉ là những bằng chứng cho thấy trình độ học vấn,kết quả của những nỗ lực học tập của bạn trong quá khứ, còn thư giới thiệu (reference letter) hay thư tiến cử là do người khác viết, thường là những điều hay, về bạn. Duy chỉ còn có bài Tiểu luận trình bày mục tiêu xin học bổng của bạn là hoàn toàn trong tay bạn, tuỳ thuộc 100% vào khả năng trình bày một cách thuyết phục của bạn. Vì vậy mà nó rất quan trọng. Các phần khác của hồ sơ xin học bổng cũng rất quan trọng nhưng bạn không được quên là còn có hàng trăm ứng sinh khác cũng nộp những sơ yếu lý lịch với những bằng cấp, chứng chỉ không thua gì bạn. Vậy bạn phải thuyết phục ban tuyển chọn là nếu họ trao học bổng cho bạn, họ sẽ không bao giờ phải tiếc nuối. Vì sao? Vì ngoài trình độ học vấn, bằng cấp, chứng chỉ, bạn còn có nhiều thứ khác nữa. Mặc dù có khá nhiều trên mạng, trên các diễn đàn du học các bạn chịu khó tìm kiếm sẽ thấy rất nhiều thông tin kinh nghiệm đã được chia sẻ, trao đổi, nay xin giới thiệu với bạn một vài bài viết của các thế hệ đi trước về việc cách viết essay để xin học bổng du học hiệu quả tốt nhất.

Cách thức viết Essay xin học bổng

Nguồn: tintucduhoc.com