Top 9 # Xem Nhiều Nhất Viết Đơn Xin Học Bổng Vallet Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Maubvietnam.com

Bí Quyết Viết Đơn Xin Cấp Học Bổng

Sinh viên quốc tế tại Úc trong ngày tốt nghiệp

Thông thường, đơn xin học bổng gồm có 4 phần sau:

Thông tin cá nhân

Phần đầu tiên có nội dung tương tự như các mẫu đơn bình thường. Cụ thể, giới thiệu cơ bản về bản thân, những điểm mạnh, điểm ấn tượng nhất giúp người đọc có thiện cảm tốt về bạn, bạn gửi đơn cho ai, ở đâu, thông tin đầy đủ địa chỉ nhà, số điện thoại liên hệ, địa chỉ email sử dụng thường xuyên để hội đồng xét duyệt tiện liên lạc khi bạn được chọn vào vòng trong. Ngoài ra, bạn lưu ý nên cung cấp địa chỉ email đơn giản và rõ nghĩa. Tốt nhất là nên dùng chính họ tên của bạn để làm địa chỉ trao đổi thư từ email.

Gia đình đóng một vai trò quan trọng trong đơn xin cấp học bổng. Do đó, bạn hãy bắt đầu trình bày hoàn cảnh hiện tại và lần lượt giới thiệu các thành viên trong gia đình, mức thu nhập trung bình hàng tháng, tình trạng sức khỏe của các thành viên trong gia đình ra sao… Kế đó, bạn cần liệt kê những khó khăn nào gia đình bạn đang phải đối mặt? Bạn mong muốn thay đổi cuộc sống của chính mình, gia đình và cả những người xung quanh theo hướng nào nếu được nhận học bổng? Hãy cho Hội đồng xét duyệt thấy một hình ảnh của bạn dù có gặp nhiều sóng gió nhưng vẫn không ngừng nỗ lực thoát khỏi tình trạng hiện tại và học bổng là giải pháp cứu cánh của cuộc đời bạn. Đặc biệt, bạn không nên diễn tả quá ủy mị mà hãy chú trọng vào sự chân thành, trung thực và thể hiện tinh thần lạc quan. Bởi, không ai muốn trao tặng học bổng cho một người trẻ nhưng luôn cảm thấy bi quan trong cuộc sống cả.

Nếu ở phần trên, nội dung bạn trình bày đã chạm được đến cảm xúc của người xem thì ở phần này, bạn đã có sẵn đà lợi thế. Theo đó, bạn không cần dùng quá nhiều từ ngữ để thể hiện tính cách của mình mà hãy lồng nó vào các thành tích học tập, hoạt động xã hội hoặc quá trình rèn luyện mà bạn đã đạt được. Trong số đó, thành tích nào bạn cảm thấy tự hào nhất? Sự cống hiến của bạn, một phần nào đó đã giúp thay đổi được điều gì? Mang lại lợi ích cho ai?… Thông qua chuỗi nội dung có sự sắp xếp logic, Hội đồng xét duyệt sẽ có niềm tin vững chắc nơi bạn, dù rằng chưa biết bạn là ai. Bởi chỉ những người có tài năng, đức tính cầu thị và thiện chí phục vụ cộng đồng mới có cùng suy nghĩ và thành tích như vậy. Điều này cũng ngầm khẳng định, nếu được nhận học bổng, bạn chắc chắn sẽ còn tiến xa hơn rất nhiều và trở thành công dân có ích cho quốc gia mà bạn đến.

Sau khi hoàn thành đơn xin học bổng, bạn nên nhờ người có trình độ giỏi tiếng Anh, tốt nhất là người nước ngoài đọc lại một lần nữa. Họ sẽ giúp bạn khắc phục những sai sót thường gặp về văn phạm, cấu trúc và kiểm tra cách diễn đạt có phù hợp với văn hóa và tư duy ngôn ngữ của người phương Tây hay không.

Để chiếm được cảm tình của Hội đồng xét duyệt học bổng, dù không dễ nhưng không có nghĩa là bạn không thể làm được. Lá đơn xin học bổng của bạn chỉ thực sự nổi bật “khác màu” nếu nó được xây dựng trên sự chân thực, bản lĩnh, khát vọng và lòng kiên trì vượt qua khó khăn.

Hướng Dẫn Viết Đơn Xin Visa Du Học Hàn Quốc Đúng

Bất kỳ ai đi du học Hàn Quốc hay xin Visa Hàn Quốc theo dạng du lịch, thương mại, thăm thân đều cần điền thông tin vào đơn xin cấp visa đi Hàn Quốc. Vì tất cả các loại Visa Hàn Quốc đều sử dụng một mẫu đơn chung, nên chỉ khác nhau ở mục đích xin visa. Bài viết này Zila sẽ hướng dẫn cụ thể để Download mẫu đơn xin visa Hàn Quốc và điền mọi thông tin trong tờ đơn sao cho dễ dàng và chính xác nhất.

Có 2 mẫu đơn xin cấp visa Hàn Quốc được sử dụng phổ biến và có giá trị sử dụng như nhau, bạn có thể download một trong hai loại để sử dụng. Nếu bạn không giởi tiếng Anh hoặc Hàn thì nên sử dụng loại có tiếng Việt và điền bằng tiếng Việt vẫn hợp lệ:

Đơn xin cấp visa Hàn Quốc song ngữ Anh – Hàn

Đơn xin cấp visa Hàn Quốc song ngữ Việt – Hàn

Bạn nên in trước ở nhà hoặc đánh máy trực tiếp lên biểu mẫu để điền đầy đủ thông tin trước khi lên nộp Visa tại Lãnh Sự Quán Hàn Quốc tại TP.HCM.

1.3 Sex: Giới tính. Nam chọn Male, Nữ chọn Female

1.4 Date of Birth: Ngày sinh. Ghi theo thứ tự năm/ tháng/ ngày

1.5 Nationality: Việt Nam

1.6 Country of Birth: quốc gia nơi sinh ra

1.7 National Identity No.: số chứng minh nhân dân

1.8 Have you ever used any other names to enter or depart Korea? Bạn đã từng dùng bất cứ tên nào khác để nhập cảnh Hàn Quốc chưa? Thông thường chọn “No”

1.9 Are you a citizen of more than one country? Có phải là công dân đa quốc tịch không? Thông thường chọn “No”.

Phần “FOR OFFICIAL USE ONLY” không điền

Phần này chỉ dành cho sinh viên đã nhận được Visa code do phía Hàn Quốc cấp (Hay những trường được visa thẳng)

3.1 Passport Type: Loại hộ chiếu. Hộ chiếu phổ thông chọn

3.2 Passport No. : Số hộ chiếu

3.3 Country of Passport: Quốc gia cấp hộ chiếu ghi Viet Nam

3.4 Place of issue: nơi cấp hộ chiếu. Phòng quản lý xuất nhập cảnh điền IMMIGRATION DEPARTMENT

3.5 Date of Issue: ngày cấp hộ chiếu theo định dạng (ngày/ tháng/ năm)

3.6 Date of Expiry: ngày hết hạn hộ chiếu theo định dạng (ngày/ tháng/ năm)

3.7 Do you have any valid passport? Có hộ chiếu nào khác không? (những hộ chiếu hợp pháp, không tính hộ chiếu cũ hết hạn,…). Thường chọn “No”.

4.1 Address in your home country: địa chỉ thường trú

4.2 Current Residental Address: địa chỉ hiện tại nếu khác địa chỉ thường trú

4.3 Cell Phone No.: số điện thoại di động

4.4 Telephone No.: số điện thoại cố định. Có thể điền giống số điện thoại di động

4.5 Email: địa chỉ email

4.6 Emergency Contact Information: Thông tin người liên hệ thay thế

a) Full name in English: Họ tên đầy đủ tiếng Anh

b) Country of residence: Quốc gia hiện cư trú

c) Telephone No.: Số điện thoại

d) Relationship to you: Mối quan hệ với bạn. Ví dụ: cha, mẹ, anh chị em, bạn bè

5.1 Current Marital Status: Tình trạng hôn nhân hiện tại

5.2 If “married” please provide details of you spouse: nếu đã kết hôn vui lòng cung cấp thông tin người hôn phối

a) Family name: họ

b) Given names: tên đệm và tên

c) Date of Birth: Ngày sinh ghi theo định dạng yyyy/mm/dd

d) Nationality: quốc tịch

e) Residential Address: địa chỉ cư trú

f) Contact No.: số điện thoại

6.1 What is the highest degree or level of education you have completed? Chọn bằng cấp cao nhất mà bạn có:

Master’s/Doctoral Degree: Thạc sĩ/Tiến sĩ

Bachelor’s Degree: Cử nhân

High School Diploma: Trung học phổ thông

Other: Khác. Nếu chọn khác thì ghi rõ bằng cấp gì. Ví dụ: Cao đẳng là ‘COLLEGE’

6.2 Name of School: TÊN TRƯỜNG

6.3 Location of School: ĐỊA CHỈ TRƯỜNG

7.1 What is your current personal circumstances? Tình trạng công việc hiện tại của cá nhân

Entrepreneur: Doanh nhân

Self-Employed: Tự kinh doanh

Employed: Cán bộ, Nhân viên

Civil Servant: Công chức

Student: Học sinh, Sinh viên

Retired: Nghỉ hưu

Unemployed: Không đi làm, thất nghiệp

Other: Khác. Nếu công việc hiện tại của bạn không nằm trong bất cứ mục nào ở trên thì tích vào đây, vào cung cấp thông tin chi tiết ở hàng dưới trong ngoặc đơn ( )

7.2 Employment Details

a) Name of company/institute/school: Tên công ty/cơ quan/trường học

b) Your position/Course: vị trí, chức danh

c) Address of company/institute/school: Địa chỉ công ty/cơ quan/trường học

d) Telephone No.: Số điện thoại công ty/cơ quan/trường học

Nếu bạn đi diện có người bảo lãnh thì cung cấp thông tin người bảo lãnh ở mục này: (thông thường anh chị đã lập gia đình ben Hàn Quốc bảo lãnh)

a) Name of your visa sponsor: Tên

b) Date of Birth/Business Registration No.: Ngày sinh/Số đăng ký kinh doanh (nếu người bảo lãnh là cty/tổ chức)

c) Relationship to you: Mối quan hệ

d) Address: Địa chỉ

e) Phone No.: Điện thoại

Nếu đi tự túc, chọn “No”, sang tiếp mục 9

9.1 Purpose of Visit to Korea: Mục đích đi Hàn (thông thường chọn du học/ đào tạo)

Tourism/Transit: Du lịch/Quá cảnh

Meeting, Conference: Dự hội nghị, hội thảo

Medical Tourism: Điều trị y tế

Business Trip: Đi công tác

Study/Training: Du học/Đào tạo

Work: Lao động

Trade/Investment/Intra-Corporate Transferee: Thương mại/Đầu tư/Chuyển nhượng

Visiting Family/Relatives/Friends: Thăm người thân/bạn bè

Marriage Migrant: Nhập cư hôn nhân

Diplomatic/Official: Chính trị/Ngoại giao

Other: Khác. Nếu mục đích bạn đến Hàn không giống với những mục trên thì tích vào và cung cấp thông tin vào hàng dưới trong dấu ngoặc đơn

9.2 Intended Period of Stay : Thời gian dự kiến ở Hàn

9.3 Intented Date of Entry: Ngày dự định nhập cảnh Hàn Quốc

Điền (tên) Trường bạn theo học

9.5 Contact No. in Korea: Số liên lạc ở Hàn

Có thể điền sổ điện thoại của trường

9.6 Have you travelled to Korea in the last 5 years? Đã từng đến Hàn trong 5 năm gần đây không?

Nếu chưa đi Hàn bao giờ, chọn “No”

Nếu từng đến Hàn, chọn “Yes”, điền số lần đến (đi 1 lần là 1 time), mục đích lần đến Hàn gần nhất (ví dụ: du lịch là tourism)

9.7 Have you travelled outside your country of residence, excluding Korea, in the last 5 years?

Nếu chưa đi nước nào khác (ngoại trừ Hàn Quốc) trong 5 năm trở lại đây, chọn “No”

Nếu có đi, chọn “Yes”; Liệt kê những nước đã đi, ngoại trừ Hàn Quốc, trong 5 năm trở lại đây:

Name of country: Tên nước

Purpose of Visit: Mục đích chuyến đi

Period of Stay: Khoảng thời gian đi

9.8 Are you travelling to Korea with any family member? Có đi Hàn Quốc cùng thành viên gia đình nào không? (cha mẹ/ anh chị em ruột) Thường chọn “No”

Nếu có chọn “Yes”, điền thông tin người đó:

Full name in English: Họ tên

Date of Birth: Ngày sinh (năm/tháng/ngày)

Nationality: Quốc tịch

Relationship to you: Mối quan hệ

Nếu không có chọn “No”

10.1 Estimated travel costs: Kinh phí du lịch dự trù, ghi số tiền ( Ghi khoảng 9000 USD)

10.2 Who will pay for your travel-related expenses? Ai sẽ chi trả chi phí du lịch cho bạn?

a) Name of Person/Company (Institute): Tên cá nhân/công ty thường ghi tên ba mẹ

b) Relationship to you: Mối quan hệ

c) Type of Support: Hình thức hỗ trợ (Ghi học phí, KTX, sinh hoạt phí)

d) Contact No.: Điện thoại

Did you receive assistance in completing this form? Có ai hỗ trợ bạn hoàn thành đơn này?

Nên chọn “No”: tức form này bạn tự điền thì không cần điền ô thông tin ở dưới

Chọn “Yes” thì cung cấp thông tin người giúp bạn điền form:

Full Name: Họ tên

Date of Birth: Ngày sinh

Telephone No.: Số điện thoại

Relationship to you: Mối quan hệ với bạn

Ghi rõ ngày tháng năm và ký tên vào đơn.

Nếu dưới 17 tuổi thì ba mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp ký thay vào đơn.

Với hơn 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực du học Hàn Quốc, Zila sẽ tư vấn mọi thông tin cần thiết về du học Hàn Quốc hoàn toàn, giúp học sinh và gia đình lựa chọn được trường học và khu vực phù hợp để có được cái nhìn đầy đủ và chính xác nhất trước khi quyết định sang du học Hàn Quốc. ĐĂNG KÝ NGAY!

LIÊN HỆ NGAY

CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC ZILA

☞ CN1: ZILA – 18A/106 Nguyễn Thị Minh Khai, P. Đakao, Q.1, TP. HCM ☎ Hotline CN1: 028 7300 2027 hoặc 0909 120 127 (Zalo)

☞ CN2: ZILA – Tầng 1 (KVAC), 253 Điện Biên Phủ, P.7, Q.3, TP. HCM ☎ Hotline CN2: 028 7300 1027 hoặc 0969 120 127 (Zalo)

Email: contact@zila.com.vn Website: www.zila.com.vn Face: Du học Hàn Quốc cùng Zila

10 Bước Đơn Giản Để Viết Một Bức Thư Xin Học Bổng Hỗ Trợ Tài Chính

SSDH – Hàng năm các trường đại học thường đưa ra các kì trao học bổng nhằm hỗ trợ tài chính cho sinh viên. Với các bạn du học sinh thì đây là cơ hội tốt để có thêm một khoản tiền hỗ trợ việc ăn học của mình tại nước ngoài.

1. Hệ thống các thông tin chi tiết cần có về học bổng mà bạn đang nhắm tới: Những thông tin này rất đầy đủ trong các thông báo của nhà trường.

2. Vạch ra dàn bài và viết nháp: Bạn cần có một bố cục thư hợp lý với phần mở bài nhất quán với những đoạn còn lại.

3. Tập trung nêu bật các mục tiêu học tập và sự nghiệp hiện tại của bản thân ngay trong đoạn đầu: Hãy viết vắn tắt về các mối quan tâm trong lĩnh vực hiện tại bạn đang học tập và lý do tại sao bạn cần tiếp tục chương trình học này.

4. Đưa ra các hoạt động ngoại khoá, sinh hoạt cộng đồng và các thành tích đạt được nhằm minh hoạ cho các thế mạnh và khả năng lãnh đạo của bạn, bao gồm cả các thành tích học tập như thủ khoa toàn khoá, chủ tịch câu lạc bộ sinh viên hoặc tốt nghiệp loại xuất sắc.

5. Nêu các lý do xin học bổng trong đoạn 3: Đi trực tiếp vào vấn đề và đưa ra các lý do tại sao bạn xứng đáng được nhận học bổng này. Hãy chú trọng vào việc bạn sẽ sử dụng món tiền như thế nào nếu được nhận học bổng chứ không phải lý do bạn cần tiền (để chi trả tiền thuê nhà, mua sách và dụng cụ học tập, học gia sư….)

6. Chứng minh bạn xứng đáng được nhận học bổng và sẽ sử dụng số tiền đó một cách thông minh: Hãy nhắc lại các mục tiêu học tập và sự nghiệp của bản thân và việc món tiền học bổng đó sẽ giúp bạn đạt được những mục tiêu trên. Nhấn mạnh các khả năng và thế mạnh bạn có trong học tập.

7. Trình bày nguyện vọng được nhận học bổng một lần nữa ở đoạn cuối. Lưu ý không nên lặp từ.

8. Nhấn mạnh rằng bạn là một ứng viên xứng đáng. Hãy chỉ cho họ thấy việc trao học bổng cho bạn là một khoản đầu tư xứng đáng ở cuối thư.

9. Trình bày thư trong khoảng 1 – 2 trang giấy: sử dụng cỡ chữ 12, cách dòng đơn và cách đoạn đôi. Dùng giấy chất lượng tốt để viết thư nếu bạn muốn gửi thư qua đường bưu điện.

10. Đọc, rà soát thư thật nhiều lần để tìm lỗi đánh máy, lỗi trình bày và cấu trúc thư. Hãy lưu ý cả cách dùng dấu câu. Hãy chỉnh sửa thật cẩn thận sao cho bức thư hoàn thiện nhất có thể.

Phạm Huyền (SSDH) – Theo WikiHow

Viết Essay Xin Học Bổng Thế Nào ?

Viết Essay xin học bổng thế nào ?

·        Bạn đã bao giờ gặp khó khăn hay vấp ngã trong cuộc sống chưa? bạn đã làm gì để vượt qua nó? Vấn đề ở đây không phải là bạn kể vanh vách những biến cố trong cuộc đời để làm khổ nhục kế với ban giám khảo, vấn đề là bạn đã vượt qua các biến cố như thế nào. Bạn đã rút ra bài học gì cho bản thân từ những biến cố đó. ·        Những thành quả của bạn trong thời gian qua, không hẳn là thành tích nổi trội nhất, nhưng nó có ý nghĩa như thế nào đối với bạn? ·        Bạn đã bao giờ phấn đấu hết mình cho một mục tiêu mà mình đặt ra chưa, dù thành công hay thất bại, bạn hãy cho ban giám khảo biết la bạn làm điều đó như thế nào? ·        Những đặc tính mà bạn cho là nổi trội nhất ở bạn? ·        Bạn có tham gia hoạt động ngoại khóa hay không? Tại sao bạn tham gia các hoạt động đó? Điều này giúp ích gì trong cuộc sống cũng như học tập của bạn? Cho đến nay bạn vẫn tham gia công việc đó chứ? ·        Bạn muốn trong tương lai bạn sẽ là gì? Bạn muốn trở thành ai? Bạn muốn sống ở nơi nào? Bộ phim, quyển sách,… yêu thích nhất của bạn là gì? Tại sao bạn lại thích chúng? Tất cả điều này sẽ giúp ban giám khảo nhận ra bạn là ai. ·        Theo bạn phẩm chất nào của con người là quan trọng nhất? Vì sao? ·        Cuối cùng, học bổng này sẽ có ý nghĩa như thế nào đối với bạn? Nếu những câu hỏi trên vẫn chưa giúp bạn tìm được một đề tài thích hợp thì: ·        Hãy xin ý kiến từ phụ huynh, bạn bè, đồng nghiệp,…: Nếu bạn chưa thể định hình được tính cách và những điểm nổi trội của bản thân, hãy nhờ bố mẹ hay những người bạn viết hộ một danh sách năm điểm nổi bật mà họ nhận thấy ở bạn (có kèm thêm lý do vì sao họ chọn nó) ·        Đừng bỏ quên thời thơ ấu: Có thể cơ quan xét học bổng không quan tâm đến thời thơ ấu của bạn, họ hứng thú với cuộc sống 2-4 năm gần đây của ứng viên hơn. Nhưng nếu chịu khó mường tượng về tuổi thơ của mình, bạn sẽ tìm được một vài chất liệu đáng giá cho bài viết. Ví dụ như những ước mơ hiện nay của bạn bắt nguồn từ lúc nào, và bạn đã cố gắng thế nào để nuôi dưỡng và biến ước mơ đó thành sự thật. ·        Hình mẫu lý tưởng: Không phải ai cũng có một hình mẫu lý tưởng để hướng đến. Nhưng nếu bạn có một khuôn mẫu để phấn đấu, có thể lồng hình ảnh đó vào bài luận của bạn. Xác định mục đích: Tại sao bạn quyết định dành 2-6 năm trong quỹ thời gian quí giá của mình để học tập tại trường đại học, cao học này? Bằng cấp quan trọng như thế nào với những mục tiêu bạn đặt ra? Hãy nghĩ rộng ra khi nghĩ về mục tiêu cuộc sống của mình, vì hiếm ai hài lòng chỉ với một ngành nghề duy nhất. Việc học tập tại trường bạn mong muốn đáp ứng yêu cầu của bạn và sẽ mở cánh cửa cuộc sống của bạn như thế nào? Đề tài???????? ·        Nếu bạn kể về một sự kiện quan trọng đã xảy ra trong cuộc đời bạn, lồng vào đó những kinh nghiệm sống động của bản thân. ·        Nếu bạn đang có dự định biến bài luận của mình thành một bài thơ tự do 5 chữ, hãy cẩn thận. Trừ những học bổng với yếu tố sáng tạo được đặt lên hàng đầu, thể loại này bị xếp vào loại nghèo nàn thông tin và đương nhiên, bị đánh rớt không thương tiếc. ·        Đừng nhắc đến điểm TOEFL hay điểm trung bình ở trường của bạn dù bạn tự hào về chúng đến mức nào đi nữa. Giám khảo đã nhìn thấy nó trong hồ sơ dự tuyển của bạn rồi. ·        Nếu bạn nghĩ ra một đề tài nhưng loay hoay đã nhiều ngày mà vẫn không nghĩ ra được dẫn chứng sống động nào thì tốt nhất, bạn nên tìm một đề tài khác. ·        Đừng quá ôm đồm vì bạn không thể truyền đạt hết đủ mọi loại thông tin trong giới hạn số chữ của bài viết. Tránh sa đà vào các các vấn đề chuyên môn. Hoàn toàn ổn nếu bạn bàn về bộ môn sinh học trên phương diện một môn yêu thích của bạn, nhưng là sai lầm nếu bạn ngồi phân tích tỉ mỉ như sách khoa học về một động vật nào đó. Ban giám khảo sẽ nghĩ bạn đang cố tình phô diễn kiến thức. ·        Những dòng đầu tiên luôn đóng vai trò quyết định. Đừng xem nhẹ cách mở đầu bài viết vì không giám khảo nào đủ kiên nhẫn đọc tiếp một bài luận có phần mở đầu chán ngắt. ·        Đề tài của bạn có thuộc dạng xưa như trái đất không? Hãy xem qua 100 bài luận trên EssayEdge để rút được kết luận sơ khởi. Tuy nhiên, chọn một đề tài quen thuộc là một yếu điểm. Nếu câu trả lời của bạn đủ độc đáo và thông minh để bật ra khỏi hàng ngàn bài luận khác, bạn thậm chí còn có nhiều cơ hội ghi điểm hơn nữa kìa. ·        Tránh xa những đề tài tôn giáo, chính trị hay xung đột, nếu bạn không muốn bài luận của mình trở nên đáng nhớ một cách tiêu cực. ·        Trong trường hợp bạn thật sự muốn chọn một đề tài về hai chiều hướng suy nghĩ xung đột nào đó, hãy viết một cách khách quan nhất có thể, đừng tỏ ra quá kích động để bênh vực một bên nào cả. Sau hàng loạt ý tưởng và cân nhắc, hẳn bạn đã có trong tay ít nhất 1-2 đề tài khả thi chỉ chờ bắt tay vào xào nấu. Tuy nhiên vẫn còn một vài điểm cần lưu ý mà bạn không nên bỏ qua sau đây: ·        Nếu bạn đang dự tính kể về những năm tháng tuổi thơ khốn khó, về việc mẹ bạn mất trong một tai nạn thảm khốc, bạn từng bị bắt cóc khi còn bé…, nói chung là những tấn thảm kịch của gia đình, thì hãy cẩn thận. Đừng quên mục đích chính của bài luận vẫn là bộc lộ những phẩm chất quí giá của bạn. Các vị giám khảo sẽ không vì mủi lòng trước những câu chuyện đầy nước mắt của bạn mà ban ngay một học bổng vô điều kiện. Đừng để họ nhớ về bạn như một thí sinh tội nghiệp, trong khi bạn hoàn toàn có thể để lại ấn tượng về một thí sinh nghị lực và có phẩm chất dù trưởng thành trong hoàn cảnh khó khăn. Tuổi thơ khốn khó có thể là phông nền làm bật lên những điểm mạnh của bạn, chứ không thể trở thành đề tài chính cho cả bài luận được. ·        Không nên đề cập đến những khuyết điểm trừ trường hợp thật sự cần thiết. Bia rượu, thuốc lá, tiệc tùng…, dù bạn có hào hứng về những đề tài đó đến mấy thì cũng đừng lôi chúng vào bài viết. Bạn chỉ có một số chữ giới hạn để trình bày bài luận, tại sao lại phung phí chúng vào những câu chuyện chỉ làm bạn mất điểm? ·        Bài luận không phải là hồi ký, nên bạn không cần phải nói thật đến từng milimet cuộc đời mình. Hãy chỉ đề cập đến những chi tiết cần thiết để làm nền móng xây dựng và làm nổi bật những phẩm chất, khả năng của bạn là đủ. Tại sao những người cấp học bổng yêu cầu bạn viết luận? Bạn nên cài đặt sẵn hai mục đích sau: thuyết phục cơ quan cấp học bổng là bạn hoàn toàn xứng đáng với học bổng của họ, và chứng minh cho họ thấy họ có thể mong đợi ở bạn nhiều hơn những điểm số cao thể hiện trong học bạ, bạn thật sự thông minh, nhạy bén và đủ chuẩn. ·        Nếu bạn sa đà vào những đề tài của mình mà quên trả lời câu hỏi vừa đặt ra thì dù bài viết có hay đến đâu cũng khó đạt học bổng. ·        Ngay cả những đề tài tẻ nhạt cũng có thể trở nên hấp dẫn nếu bạn biết cách diễn đạt sáng tạo. ·        Từ ngữ dễ hiểu: Đa số sinh viên vẫn lầm tưởng sử dụng những từ ngữ bác học mới làm nổi bật được sự uyên bác của mình. Nhưng thực tế lại chứng minh ngược lại, những từ ngữ càng giản dị, gần gũi càng tạo nên sức hút. ·        Sử dụng ngôn ngữ giàu tính tượng hình: đây sẽ là công cụ đắc lực hỗ trợ bạn xuyên suốt bài viết. Cách nhanh nhất để tiếp cận giám khảo và tấn công trực tiếp vào cả năm giác quan của họ. ·        Đầu tư cho phần mở đầu: Đây luôn là phần quan trọng nhất vì giám khảo tập trung nhất là trong 1-2 phút đầu. Nếu họ đối mặt với một phần mở đầu quá nhàm chán thì chẳng có lý do gì để tiếp tục đọc những đoạn sau cả. ·        Không kết luận trong phần mở đầu: Nếu bạn kết luận ngay từ mở đầu tức là bạn đã nói với giám khảo: Ông/bà không cần đọc tiếp nữa đâu! ·        Giới thiệu gián tiếp: Không nhất thiết bạn phải nói ngay vào vấn đề chính từ câu đầu tiên. Hãy áp dụng một vài cách giới thiệu sáng tạo nào đó để phần mở đầu trở nên độc đáo và sinh động. ·        Sử dụng từ nối: Để tạo sự liền mạch cho bài viết (as a result…, while…, since…, etc.) ·        Kết luận xúc tích: Kết luận chính là cơ hội cuối cùng để bạn thuyết phục các vị giám khảo khó tính. Nhưng thậm chí trong phần kết luận bạn cũng không nên đưa ra bất kỳ điều gì để kết thúc vấn đề đặt ra. Vì bài luận chỉ giới hạn trong khoảng 300 chữ, thì liệu bạn đã phân tích đầy đủ để có thể đi đến một kết thúc chưa! Bạn nên chọn một trong những cách sau để đóng bài viết lại một cách đẹp mắt: – Kết thúc bằng cách liên hệ với phần mở đầu để tạo tính cân bằng, lặp lại một câu ở phần mở đầu chẳng hạn. – Vạch rõ, nhấn mạnh một vấn đề trọng tâm ở phần thân bài. – Kết thúc bằng câu nói ý nghĩa của một người nổi tiếng. Tuy nhiên, hãy cân nhắc mạch văn. Câu nói phải được đưa vào thật tự nhiên, gượng ép sẽ khiến bài luận trở nên khập khiễng. ·        Bạn nên có một quãng thời gian nghỉ trước khi bắt tay vào viết. Thời gian này dành để suy nghĩ những ý tưởng độc đáo có thể làm sáng bài viết của bạn. ·        Đưa một người khác đọc bài viết của bạn, nhờ người đó nghĩ xem: – Bài viết của bạn nói về vấn đề gì? – Bạn đã sử dụng động từ ở thể chủ động nhiều nhất có thể chưa? – Cấu trúc câu của bạn có đa dạng không? Hay chỉ toàn những câu hoặc ngắn hoặc dài? – Bạn sử dụng từ nối có ổn không? – Ngôn ngữ của bạn có hình tượng và khiến bài viết dễ hiểu, sinh động hơn không? – Có lỗi chính tả nào không? – Phần hay nhất là phần nào? – Phần tệ nhất là phần nào? – Ấn tượng đọng lại là gì? – Phần nào vẫn chưa rõ ràng và cần được viết lại? – Phần nào dư thừa cần bỏ đi? – Bài viết nói lên được gì về bạn? – Nó có độc đáo không? ·        Đừng quên xem lại: Không nhà văn lớn nào có thể hoàn thành tác phẩm ngay khi đặt bút chấm dứt nó, họ đều phải xem đi xem lại nhiều lần, và bạn cũng vậy. Thủ tục này là cần thiết để phát hiện và thay thế những từ ngữ chưa phù hợp, gạt bỏ những câu văn vô nghĩa, kiểm tra sự liên kết của các liên từ, và cơ bản là không mắc lỗi ngữ pháp hay chính tả nào. – Hãy để đề tài được phát triển tự nhiên, đừng gò ép nó trong một giới hạn nhất định được đặt ra. – Đừng ngại tốn thời gian cho việc chỉnh sửa. Bạn cần sắp xếp lại các chi tiết bổ trợ, xóa bỏ những phần không cần thiết và làm rõ nghĩa thêm một vài điểm quan trọng. – Bạn có thể cầu viện đến bộ phận sửa chữa của EssayEdge để giúp bài viết của mình được phát triển hoàn thiện cả về liên từ, cấu trúc ngữ pháp, phong cách, thậm chí âm điệu. Đây cũng là một lựa chọn đáng cân nhắc để có được một bài viết đáng nhớ. Dĩ nhiên là phải có tính phí rồi!