Top 12 # Xem Nhiều Nhất Uef Tuyển Sinh Tiến Sĩ Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Maubvietnam.com

Tuyển Sinh Tiến Sĩ

Trong giai đoạn hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện này, thị trường lao động toàn cầu nói chung và tại khu vực, cũng như tại Việt Nam nói riêng có nhu cầu rất lớn về nguồn nhận lực không chỉ có trình độ cao mà còn phải có chất lượng cao như đội ngũ nhân lực có trình độ Tiến sĩ. Mục tiêu đào tạo tiến sĩ chuyên ngành Khoa học máy tính nhằm cung cấp nhân lực chất lượng cao cho các đơn vị giáo dục chuyên nghiệp trong và ngoài nước, các chuyên gia nghiên cứu cao cấp trong lĩnh vực CNTT tại các cơ quan chính phủ và doanh nghiệp.

Trên tinh thần đó, được sự cấp phép của Bộ GD&ĐT và Hội đồng Khoa học Nhà trường, Khoa CNTT thông báo tuyển sinh bậc tiến sĩ, đào tạo trong nước.

1. Chuyên ngành đào tạo: Khoa học máy tính (Mã CN: 9480101)

2. Thời gian đào tạo: Thời gian thực hiện chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ đối với nghiên cứu sinh (NCS) có bằng thạc sĩ là 03 năm tập trung liên tục, đối với NCS tốt nghiệp đại học là 04 năm tập trung liên tục.

3. Đối tượng tuyển sinh:Người dự tuyển thỏa mãn một trong các trường hợp sau thì được phép nộp đơn dự tuyển (theo mẫu đính kèm):

Người dự tuyển có bằng thạc sĩ Khoa học máy tính (KHMT) hoặc bằng thạc sĩ ngành phù hợp hoặc ngành gần với chuyên ngành KHMT.

5. Hình thức tuyển sinh:

Xét tuyển: 

các đối tượng sau

Đối tượng có bằng thạc sĩ/ tiến sĩ ngành phù hợp hoặc ngành gần với ngành đăng ký dự tuyển;

Đối tượng có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính qui loại giỏi trở lên ngành đúng hoặc ngành phù hợp với chuyên ngành đăng ký dự tuyển.

Điều kiện dự tuyển:

Về văn bằng: 

các đối tượng sau

Có bằng thạc sĩ ngành phù hợp hoặc ngành gần với ngành đăng ký dự tuyển.

Có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính qui loại giỏi trở lên ngành đúng hoặc ngành phù hợp với chuyên ngành đăng ký dự tuyển.

Về trình độ tiếng Anh:

 Phải có đủ trình độ ngoại ngữ để tham khảo tài liệu, tham gia hoạt động chuyên môn phục vụ nghiên cứu và thực hiện đề tài luận án. Có trình độ tiếng Anh thỏa một trong các điều kiện sau:

Có bằng tốt nghiệp thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo toàn thời gian tại nước ngoài mà ngôn ngữ sử dụng trong đào tạo là tiếng Anh;

Có bằng tốt nghiệp đại học chương trình tiên tiến theo Đề án của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đào tạo chương trình tiên tiến ở một số trường đại học của Việt Nam, có đối tác nước ngoài cùng cấp bằng, có bằng tốt nghiệp các chương trình giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh được Bộ GD&ĐT công nhận;

Có bằng tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ Anh;

Có một trong các chứng chỉ Anh văn quốc tế: IELTS 5.0, TOEFL iBT 45, PET/FCE 160 (trong thời hạn 02 năm từ ngày cấp chứng chỉ đến ngày đăng ký dự thi).

Công bố quốc tế:

Cán bộ hướng dẫn:

Được tối thiểu 01 giảng viên của Trường đại học Tôn Đức Thắng đồng ý nhận hướng dẫn;

Người hướng dẫn độc lập có chức danh phó giáo sư trở lên hay học vị tiến sĩ khoa học hoặc hai nhà khoa học có học vị tiến sĩ đồng hướng dẫn.

Bài luận về hướng nghiên cứu:

Thư giới thiệu: 

Có hai thư giới thiệu của hai nhà khoa học có học vị tiến sĩ cùng chuyên ngành.

Có giấy xác nhận của địa phương nơi cư trú

 xác nhận nhân thân tốt và hiện không vi phạm pháp luật.

Phát hành và nhận hồ sơ dự tuyển:

Phát hành và nhận hồ sơ: đến ngày 09/11/2018

Phí xét tuyển: 750.000đ/hồ sơ

Bản sao văn bằng đại học, thạc sĩ kèm bảng điểm;

Bản sao chứng chỉ ngoại ngữ;

Bản sao công bố quốc tế trong thời hạn 03 năm (36 tháng) tính đến ngày đăng ký dự tuyển;

Giấy chứng nhận sức khỏe;

04 tấm ảnh (4 x 6).

Thông tin liên hệ1/ Văn phòng Khoa CNTT:

Phòng C.004 – ĐH Tôn Đức Thắng (Số 19 Nguyễn Hữu Thọ, P. Tân Phong, Quận 7, Tp. Hồ Chi Minh)

Số điện thoại: (028) 3775-5046

Email: khoacntt@tdtu.edu.vn

2/ Phòng Đào tạo Sau Đại học:

Phòng A.305 – ĐH Tôn Đức Thắng (Số 19 Nguyễn Hữu Thọ, P. Tân Phong, Quận 7, Tp. Hồ Chi Minh)

Số điện thoại: (028) 3775-5059

Email: tssdh@tdtu.edu.vn

Tuyển Sinh Tiến Sĩ Luật

Mục tiêu đào tạo

Chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ của Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh nhằm đào tạo những nhà khoa học, nhà nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế, kinh doanh quản lý và luật học có trình độ cao về lý thuyết và ứng dụng, có năng lực nghiên cứu độc lập, sáng tạo, phát triển và giải quyết những vấn đề mới trong khoa học kinh tế – xã hội, có khả năng giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, hướng dẫn nghiên cứu khoa học và hoạt động chuyên môn.

Thời gian, hình thức và ngôn ngữ đào tạo

Thời gian đào tạo trình độ tiến sĩ (kể từ khi có quyết định công nhận nghiên cứu sinh) là 4 năm học đối với người có bằng tốt nghiệp đại học, và 3 năm học đối với người có bằng thạc sĩ. Việc tổ chức đào tạo trình độ tiến sĩ được thực hiện theo hình thức giáo dục chính quy, nghiên cứu sinh phải dành ít nhất 12 tháng theo học tập trung liên tục tại cơ sở đào tạo trong giai đoạn 24 tháng đầu, kể từ khi có quyết định công nhận nghiên cứu sinh.

Ngôn ngữ sử dụng trong giảng dạy, viết và bảo vệ luận án tiến sĩ bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh. Giảng viên của Trường có đủ khả năng giảng dạy và hướng dẫn nghiên cứu sinh bằng tiếng Anh. Trường khuyến khích nghiên cứu sinh viết và bảo vệ luận án bằng tiếng Anh. Việc lựa chọn viết và bảo vệ luận án bằng tiếng Anh tùy thuộc năng lực cá nhân của nghiên cứu sinh.

Chỉ tiêu tuyển sinh

Chỉ tiêu đào tạo trình độ tiến năm 2018 đợt 1 của Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh là 50 nghiên cứu sinh. Chỉ tiêu đào tạo cho mỗi chuyên ngành được Hội đồng tuyển sinh Sau đại học quyết định dựa trên số lượng hồ sơ đăng ký dự tuyển vào các chuyên ngành và năng lực đào tạo các chuyên ngành của Trường.

Chuyên ngành đào tạo

Luật Mã số: 9380107

Điều kiện dự tuyển

Người dự tuyển nghiên cứu sinh phải đáp ứng các điều kiện sau:

a. Ngành đúng, ngành gần: Có văn bằng phù hợp với chuyên ngành đăng ký dự tuyển: bằng thạc sĩ luật đối với chuyên ngành luật. Trong trường hợp người dự tuyển có bằng thạc sĩ cùng khối kinh tế, kinh doanh và quản lý nhưng không thuộc chuyên ngành đúng với chuyên ngành dự tuyển, thì người dự tuyển cần học bổ sung một số học phần kiến thức chuyên ngành của chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ sau khi trúng tuyển.

b. Ngành khác: Có văn bằng ngành khác nhưng có hướng nghiên cứu về kinh tế, kinh doanh và quản lý, luật học thì sau khi trúng tuyển phải học bổ sung toàn bộ kiến thức chuyên ngành thuộc chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành.

c. Chưa có bằng thạc sĩ: Trường hợp chưa có bằng thạc sĩ, thì người dự tuyển cần có bằng tốt nghiệp đại học loại giỏi trở lên, đồng thời phải học bổ sung chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành, hướng nghiên cứu.

Có năng lực nghiên cứu khoa học, được minh chứng đồng thời trên các mặt sau:

c. Được tín nhiệm bởi giới khoa học, thể hiện qua thư giới thiệu của ít nhất một nhà khoa học có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc có học vị tiến sĩ khoa học, tiến sĩ đã tham gia hoạt động chuyên môn với người dự tuyển và am hiểu lĩnh vực mà người dự tuyển dự định nghiên cứu.

Thư giới thiệu phải có những nhận xét, đánh giá về năng lực và phẩm chất của người dự tuyển bao gồm các nội dung sau:

– Phẩm chất nghề nghiệp

– Năng lực chuyên môn

– Mức độ am hiểu về lĩnh vực dự định nghiên cứu

– Khả năng triển khai và hoàn thành nghiên cứu

– Chất lượng các công trình khoa học đã công bố

– Khả năng làm việc theo nhóm

– Điểm mạnh và điểm yếu của người dự tuyển

– Triển vọng phát triển về chuyên môn

Có đủ năng lực ngoại ngữ để tham khảo tài liệu, tham gia hoạt động quốc tế về chuyên môn phục vụ nghiên cứu khoa học và thực hiện đề tài luận án, thể hiện ở một trong các điều kiện sau:

a. Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc bằng thạc sĩ do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp cho người học toàn thời gian ở nước ngoài mà ngôn ngữ sử dụng trong quá trình học tập là tiếng Anh hoặc tiếng nước ngoài khác;

b. Có bằng tốt nghiệp đại học các ngành ngôn ngữ nước ngoài do các cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp;

c. Có chứng chỉ tiếng Anh TOEFL iBT từ 45 trở lên (do British Council hoặc IDP Australia hoặc University of Cambridge cấp) hoặc Chứng chỉ IELTS (Academic Test) từ 5.0 trở lên (do IIG, IIE hoặc các trung tâm do ETS ủy quyền cấp) trong thời hạn 02 năm (24 tháng) tính đến ngày đăng ký dự tuyển;

Bảng tham chiếu các chứng chỉ tiếng nước ngoài tương đương chứng chỉ tiếng Anh Bảng quy đổi chứng chỉ tiếng Anh tương đương cấp độ B1

(áp dụng cho trường hợp ngôn ngữ nước ngoài không phải là tiếng Anh quy định tại khoản d)

IELTS

British Council; IDP Australia và University of Cambridge

TOEFL PBT (ITP)

TOEFL CBT

TOEFL iBT

TOEIC

Các trung tâm IIG, IIE hoặc các trung tâm do ETS (Viện Khảo thí Giáo dục Hoa Kỳ) ủy quyền

Cambridge Exam

Preliminary PET

Các cơ sở của nước ngoài

Chứng chỉ ngoại ngữ tương đương trình độ B1 theo Khung chung châu Âu về ngoại ngữ

Trường Đại học Kinh tế chúng tôi Trường Đại học Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Vinh, Trường Đại học Sư phạm chúng tôi trường đại học ngoại ngữ thuộc các đại học quốc gia và đại học vùng (Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Huế, Đại học Đà Nẵng, Đại học Thái Nguyên…)

Lưu ý: Người dự tuyển là công dân nước ngoài được miễn quy định tại mục 5.3, tuy nhiên phải có trình độ tiếng Việt tối thiểu từ Bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài.

Hồ sơ dự tuyển

1. Phiếu đăng ký dự tuyển (theo mẫu).

2. Lý lịch khoa học có dán ảnh cá nhân (theo mẫu) được cơ quan quản lý hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú của người dự tuyển xác nhận, đóng dấu.

3. Thư giới thiệu của nhà khoa học.

4. Một bản sao công chứng của các loại giấy tờ sau:

– Bằng và bảng điểm tốt nghiệp đại học,

– Bằng và bảng điểm thạc sĩ,

– Chứng chỉ ngoại ngữ.

6. Văn bản đồng ý cho sử dụng bài báo/báo cáo của đồng tác giả (nếu có),

7. Giấy chứng nhận đủ sức khỏe để học tập của bệnh viện đa khoa,

8. Công văn cử đi dự tuyển của cơ quan quản lý trực tiếp (nếu là công chức, viên chức).

9. 02 phong bì (khổ A5) có dán tem và ghi địa chỉ liên lạc của người dự tuyển,

10. 02 ảnh 4×6 của người dự tuyển ghi rõ họ tên, ngày sinh, nơi sinh phía sau ảnh.

Phương thức tuyển sinh: xét tuyển

Đánh giá người dự tuyển đào tạo tiến sĩ theo thang điểm 100, bao gồm đánh giá hồ sơ dự tuyển (40 điểm); đánh giá đề cương nghiên cứu và phỏng vấn (60 điểm). Người dự tuyển được xếp loại đạt nếu phần hồ sơ đạt từ 20 điểm trở lên; phần đề cương nghiên cứu và phần phỏng vấn đạt từ 30 điểm trở lên.

Đánh giá hồ sơ dự tuyển, bao gồm các nội dung:

a. Văn bằng và kết quả đào tạo: đánh giá văn bằng dựa trên uy tín của cơ sở đào tạo và kết quả học tập của người dự tuyển tại các bậc đại học và thạc sĩ.

b. Bài báo hoặc báo cáo khoa học: được đánh giá dựa trên mức độ uy tín của tạp chí hoặc hội nghị, hội thảo khoa học, sự phù hợp với hướng nghiên cứu và chuyên ngành đăng ký dự tuyển của người dự tuyển, chất lượng bài viết…

c. Trình độ ngoại ngữ.

– Kiến thức: mức độ nắm vững kiến thức chuyên ngành đăng ký dự tuyển, mức độ làm chủ dự định nghiên cứu, mức độ hiểu biết về bản chất vấn đề dự định nghiên cứu, về yêu cầu của hoạt động nghiên cứu.

– Khả năng triển khai thực hiện nghiên cứu: kế hoạch học tập và triển khai nghiên cứu nếu trúng tuyển, lý giải điểm mạnh, điểm yếu và sự chuẩn bị chung của người dự tuyển.

– Tư chất cần có của một nghiên cứu sinh: bao gồm năng lực nghiên cứu khoa học (khả năng phân tích, tổng hợp, cách diễn đạt chặt chẽ, logic, sự am hiểu về các phương pháp nghiên cứu…); thái độ (động cơ, sự chín chắn, tự tin, quyết tâm theo đuổi chương trình học tập và nghiên cứu ở trình độ tiến sĩ); tư duy phản biện và các phẩm chất khác (sự ham hiểu biết, tính sáng tạo, kỷ luật, tính trung thực, khả năng tổ chức sắp xếp công việc, khả năng nghiên cứu độc lập và tổ chức nhóm nghiên cứu, tính kiên định).

Học phí, lệ phí xét tuyển

Mức học phí đào tạo tiến sĩ đang áp dụng trong năm 2018 là 21.875.000 đồng/học kỳ.

Lệ phí dự tuyển: 1.650.000 đồng.

Hồ sơ dự thi đầu vào: 120.000 đồng

Thông tin tuyển sinh mới nhất tại:

http://law.ueh.edu.vn/danhmuc/tuyen-sinh/tien-si/ http://tuyensinh.ueh.edu.vn/ Viện Đào tạo Sau đại học – Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh

số 59C Nguyễn Đình Chiểu, P.6, Q.3, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 028. 38235277 (ext 18) – 38295437

Thông Báo Tuyển Sinh Thạc Sĩ, Tiến Sĩ Năm 2022

1. Phương thức tuyển sinh 1.1. Tuyển sinh đào tạo thạc sĩ: 1.1.1. Thi tuyển truyền thống: áp dụng với thí sinh thuộc đối tượng ngành đúng/ngành phù hợp/ngành gần/ngành khác thuộc các chương trình đào tạo thạc sĩ. – Các môn thi tuyển sinh thạc sĩ gồm: môn thi Cơ bản và môn thi Cơ sở và môn thi Ngoại ngữ. + Môn Cơ bản: + Môn Cơ sở: – Môn ngoại ngữ: thi một trong năm thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc, Đức. Riêng chuyên ngành Châu Á học thí sinh được đăng kí dự thi bằng tiếng Nhật Bản và tiếng Hàn Quốc. – Dạng thức đề thi ngoại ngữ: Thí sinh có năng lực ngoại ngữ đúng với yêu cầu môn thi ngoại ngữ của đơn vị đào tạo thuộc một trong các trường hợp sau được miễn thi môn ngoại ngữ:  – Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài, được cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng theo quy định hiện hành; – Có bằng tốt nghiệp đại học chương trình tiên tiến theo Đề án của Bộ GD&ĐT về đào tạo chương trình tiên tiến ở một số trường đại học của Việt Nam hoặc bằng kĩ sư chất lượng cao (PFIEV) được ủy ban bằng cấp kĩ sư (CTI, Pháp) công nhận, có đối tác nước ngoài cùng cấp bằng hoặc bằng tốt nghiệp đại học chương trình đào tạo chuẩn quốc tế, chương trình đào tạo tài năng, chương trình đào tạo chất lượng cao của ĐHQGHN; – Có bằng tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ nước ngoài. – Có chứng chỉ trình độ ngoại ngữ tương đương các bậc của Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam: bậc 3 đối với chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ chuẩn ĐHQGHN, bậc 4 đối với chương trình thạc sĩ liên kết quốc tế do ĐHQGHN cấp bằng, bậc 5 đối với chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ chuẩn quốc tế. Chứng chỉ có giá trị trong thời hạn 2 năm kể từ ngày thi chứng chỉ ngoại ngữ đến ngày đăng ký dự thi thạc sĩ và được cấp bởi cơ sở được ĐHQGHN công nhận. – Bảng tham chiếu quy đổi một số chứng chỉ ngoại ngữ tương được bậc 3/6 khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc sử dụng trong tuyển sinh thạc sĩ ở ĐHQGHN – Danh sách các cơ sở cấp chứng chỉ Ngoại ngữ được công nhận trong tuyển sinh thạc sĩ tại ĐHQGHN: 1.1.2. Xét tuyển thẳng thạc sĩ: – Những người tốt nghiệp đại học chính quy ngành đúng hạng Khá trở lên trong thời hạn 12 tháng (tính đến thời điểm nộp hồ sơ) thuộc các chương trình đào tạo của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội gồm: chất lượng cao (được nhà nước đầu tư), chương trình đào tạo  đã được kiểm định bởi các tổ chức kiểm định quốc tế có uy tín (AUN-QA, ABET…) hoặc các tổ chức kiểm định của Việt Nam được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận (đối với khóa tuyển sinh còn trong thời hạn). – Những người tốt nghiệp đại học chính quy ngành đúng hạng Giỏi trở lên trong thời hạn 12 tháng (tính đến thời điểm nộp hồ sơ) thuộc các chương trình đào tạo chuẩn của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Tuyển Sinh Chương Trình Đào Tạo Tiến Sĩ, Thạc Sĩ Phật Học

Theo thông tin từ Hội đồng Điều hành Học viện Phật giáo VN tại chúng tôi Học viện sẽ chính thức tuyển sinh đào tạo chương trình tiến sĩ và thạc sĩ Phật học.

Thông báo tuyển sinh của Học viện do HT.Thích Trí Quảng, Phó Pháp chủ kiêm Giám luật HĐCM, Viện trưởng ấn ký cho biết, Học viện đã được sự cho phép của Ban Thường trực HĐTS GHPGVN và Ban Tôn giáo Chính phủ, năm 2018, Học viện sẽ tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ và tiến sĩ Phật học với điều kiện như sau:

ĐỐI VỚI CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾN SĨ PHẬT HỌC:

– Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển

– Đối tượng: Tất cả Tăng Ni và cư sĩ Phật tử. Người dự tuyển phải hội đủ các điều kiện từ mục 3 đến mục 7 trong phần I này.

a) Có bằng thạc sĩ đúng ngành Phật học (không phân biệt cơ sở đào tạo, loại hình đào tạo, hạng tốt nghiệp),

b) Có bằng thạc sĩ ngành phù hợp với ngành Phật học(như: Triết học, Tôn giáo học, Văn học) nhưng phải học bổ sung xong 4 học phần gồm 12 tín chỉ (thuộc chương trình thạc sĩ Phật học) trước ngày xét tuyển Tiến sĩ Phật học bao gồm các môn: (i) Phật học Khái luận, (ii) Dẫn nhập triết học Phật giáo, (iii) Lịch sử Phật giáo Ấn Độ, (iv) Kinh Pháp Hoa.

c) Có bằng thạc sĩ ngành gần với ngành Phật học (như: ngành khoa học xã hội & nhân văn) nhưng phải học bổ sung xong 7 học phần gồm 21 tín chỉ (thuộc chương trình thạc sĩ Phật học) trước ngày xét tuyển Tiến sĩ Phật học bao gồm các môn: (i) Phật học khái luận; (ii) Dẫn nhập Triết học Phật giáo; (iii) Đại cương Giới Luật Phật giáo; (iv) Thắng Pháp Tập Yếu luận; (v) Lịch sử Phật giáo Ấn Độ; (vi) Lịch sử Phật giáo Việt Nam; (vii) Trường A Hàm.

d) Có 1 bằng cử nhân Phật học và 1 bằng thạc sĩ ngành khác, phải học bổ sung xong 5 học phần gồm 15 tín chỉ (thuộc chương trình thạc sĩ Phật học) trước ngày xét tuyển Tiến sĩ Phật học bao gồm các môn: (i) Phật giáo nhập thế; (ii) Phật giáo Việt nam và các vấn đề xã hội; (iii) Phật giáo và Triết học Trung quốc; (iv) Phong trào Phục hưng Phật giáo Thế giới; (v) Nghiên cứu tôn giáo.

– Về ngoại ngữ: Người dự tuyển phải có chứng chỉ tiếng Anh TOEFL iBT từ 45 trở lên hoặc chứng chỉ IELTS (Academic Test) từ 5.0 trở lên do một tổ chức khảo thí được quốc tế và Việt Nam công nhận cấp trong thời hạn 2 năm tính đến ngày đăng ký dự tuyển. Nếu chưa có thì phải bổ túc trong vòng 6 tháng; hoặc có bằng tốt nghiệp cử nhân hoặc bằng thạc sĩ do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp cho người học mà ngôn ngữ sử dụng trong chương trình đào tạo là tiếng Anh hoặc tiếng nước ngoài khác.

– Người hướng dẫn luận án:Được tối thiểu 1 giảng viên của Học viện Phật giáo VN tại chúng tôi (có danh sách do Học viện chỉ định) đồng ý nhận hướng dẫn. Người hướng dẫn độc lập có học vị Tiến sĩ hoặc chức danh Phó Giáo sư trở lên, hoặc 2 người có học vị Tiến sĩ đồng hướng dẫn.

(Lưu ý: Khi nộp hồ sơ, người dự tuyển cần mang theo các văn bằng bản chính để đối chiếu).

Lệ phí: Lệ phí hồ sơ: 60.000 đồng (Sáu mươi ngàn đồng); Lệ phí gởi thư bảo đảm: 15.000 đồng (Mười lăm ngàn đồng); Lệ phí xét tuyển: 3.000.000 đồng/ hồ sơ(Ba triệu đồng).

Thời gian phát và nộp hồ sơ dự tuyển:Bắt đầu từ ngày 20-9-2018 đến hết ngày 14-12-2018, tại Văn phòng Học viện cơ sở I, số 750, Nguyễn Kiệm, P.4, Q.Phú Nhuận, chúng tôi

Nơi xét tuyển và nơi đào tạo: Học viện Phật giáo VN tại chúng tôi cơ sở I.

Hình thức và thời gian đào tạo: Hình thức đào tạo: Hệ Chính quy.

a) Đối với nghiên cứu sinh có bằng thạc sĩ đúng ngành Phật học: Phải hoàn tất 90 tín chỉ ở trình độ tiến sĩ, gồm: Các học phần ở trình độ tiến sĩ: 12 tín chỉ; Các chuyên đề tiến sĩ: 9 tín chỉ; Tiểu luận tổng quan: 3 tín chỉ; Luận án: 66 tín chỉ.

b) Có bằng thạc sĩ ngành phù hợp với Phật học (như ngành: Triết học, Tôn giáo học, Văn học) nhưng phải học bổ sung 4 học phần gồm 12 tín chỉ Phật học (thuộc chương trình thạc sĩ Phật học).

c) Có bằng thạc sĩ thuộc chuyên ngành gần (thuộc nhóm khoa học xã hội và nhân văn) thì phải học 7học phần bổ sung gồm 21 tín chỉ Phật học (thuộc chương trình thạc sĩ Phật học).

d) Có bằng cử nhân Phật học và bằng thạc sĩ ngành khác thì phải học 5 học phần bổ sung gồm 15 tín chỉ (thuộc chương trình thạc sĩ Phật học).

ĐỐI VỚI CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ PHẬT HỌC:

Các thí sinh phải dự thi đầy đủ 3 môn sau đây: 1. Triết học Phật giáo; 2. Sử học Phật giáo (Ấn Độ và Việt Nam); 3. Sinh ngữ, Cổ ngữ. (Sinh ngữ: Anh văn hoặc Hoa văn – chọn 1 trong 2; Cổ ngữ: Hán cổ, Pàli hoặc Sanskrit – chọn 1 trong 3).

Điều kiện miễn thi môn sinh ngữ:

– Có bằng tốt nghiệp đại học chính quy ngành ngoại ngữ; hoặc có bằng tốt nghiệp đại học tại nước ngoài; hoặc có bằng tốt nghiệp đại học trong nước mà chương trình đào tạo chuyên môn được giảng dạy bằng ngoại ngữ, không qua phiên dịch.

– Có chứng chỉ ngoại ngữ của các cơ sở đào tạo ngoại ngữ trong nước, các trung tâm khảo thí ngoại ngữ quốc tế với yêu cầu trình độ tiếng Anh TOEFL ITP 500, TOEFL iBT 32, IETLS 5.0 hoặc TOEIC 400 trở lên; hoặc có chứng chỉ của các ngoại ngữ khác đạt ở trình độ C trong thời hạn hai năm kể từ ngày cấp chứng chỉ đến ngày dự thi tuyển sinh.

Đối tượng và điều kiện dự thi:

– Đối tượng dự thi: Tất cả Tăng Ni và cư sĩ Phật tử.

a) Thí sinh có bằng cử nhân đúng ngành Phật học (không phân biệt cơ sở đào tạo, loại hình đào tạo, hạng tốt nghiệp).

b) Thí sinh có bằng cử nhân ngành phù hợp với ngành Phật học (như: Triết học, Tôn giáo học, Đông phương học, Ấn Độ học, Văn học) phải bổ sung 12 tín chỉ Phật học trước ngày khai giảng thạc sĩ Phật học bao gồm các môn: (i) Khái luận về Phật học, (ii) Dẫn nhập triết học Phật giáo, (iii) Lịch sử Văn học Phật giáo, (iv) Lịch sử Phật giáo Ấn Độ, hoặc Lịch sử Phật giáo Việt Nam.

c) Thí sinh có bằng cử nhân ngành gần với ngành Phật học (như: ngành Khoa học Xã hội & Nhân văn), phải bổ sung 15 tín chỉ Phật học căn bản trước ngày khai giảng Thạc sĩ Phật học bao gồm các môn: (i) Khái luận về Phật học, (ii) Dẫn nhập triết học Phật giáo, (iii) Lịch sử Văn học Phật giáo, (iv) Đại cương giới luật Phật giáo, (v) Lịch sử Phật giáo Ấn Độ, hoặc Lịch sử Phật giáo Việt Nam.

d) Thí sinh vừa có bằng cử nhân ngành khác và có bằng cao đẳng Phật học hoặc bằng cao cấp giảng sư thì không phải bổ túc các tín chỉ Phật học.

– Điều kiện được miễn thi tuyển:

a) Thí sinh có văn bằng cử nhân Phật học và một văn bằng cử nhân đại học khác (với điều kiện cả hai văn bằng đều đạt điểm trung bình từ 70% trở lên).

b) Thí sinh có văn bằng cử nhân Phật học của Học viện Phật giáo VN tại chúng tôi với tổng số điểm trung bình từ 80% trở lên và không có môn nào dưới 75%.

Hồ sơ đăng ký dự thi: 1. Đơn đăng ký dự thi (theo mẫu); 2. Sơ yếu lý lịch (có xác nhận của Chính quyền); 3. Giấy giới thiệu của Ban Trị sự Phật giáo tỉnh/thành nơi thí sinh đang cư trú; 4. Giấy khám sức khỏe (có sức khỏe tốt, không có bệnh tâm thần, truyền nhiễm); 5. Giấy Chứng minh Nhân dân và Chứng nhận Tăng Ni (có thị thực); 6. Bản photo văn bằng và bảng điểm tốt nghiệp cử nhân Phật học (có thị thực); 7. Bản photo văn bằng và bảng điểm tốt nghiệp các đại học khác (có thị thực); 8. Nộp 4 tấm hình khổ 3×4 (nền trắng, hình không quá 6 tháng. Bắc tông: Tăng mặc áo tràng nâu, Ni mặc áo nhựt bình lam. Nam tông và Khất sĩ: mặc sắc phục theo hệ phái). 9. Bì thư có dán tem và địa chỉ của thí sinh (để gởi thư bảo đảm, thí sinh nộp 15.000đ)

(Lưu ý: Khi nộp hồ sơ, các thí sinh cần mang theo các văn bằng bản chính để đối chiếu).

– Thời gian phát và nhận hồ sơ dự thi: Bắt đầu từ ngày 17-9-2018 đến hết ngày 21-11-2018 (trong giờ làm việc từ thứ 2 đến thứ 7 mỗi ngày), tại Văn phòng Học viện cơ sở I (750 Nguyễn Kiệm, P.4, Q.Phú Nhuận, chúng tôi và cơ sở II (số A13/14 Mai Bá Hương, ấp 2, X.Lê Minh Xuân, H.Bình Chánh, TP.HCM).

– Lệ phí thi: 1.000.000đ (Một triệu đồng).

– Ngày, nơi nhận giấy báo dự thi: Bắt đầu vào lúc 7 giờ 30 sáng thứ Năm, ngày 29-11-2018 (nhằm ngày 23-10 Mậu Tuất), tại Văn phòng Học viện cơ sở I, số 750 Nguyễn Kiệm, P.4, Q.Phú Nhuận, chúng tôi (khi nhận giấy báo dự thi, thí sinh cần đem theo biên nhận nộp hồ sơ).

– Ngày, giờ thi: Bắt đầu vào lúc 7 giờ 30 sáng thứ Bảy, ngày 1-12-2018 (nhằm ngày 25-10-Mậu Tuất). Các thí sinh phải có mặt trước 6g30 để ổn định.

– Địa điểm thi: Học viện cơ sở I

– Nơi đào tạo chương trình Thạc sĩ: Học viện cơ sở I.

Kết quả xét tuyển Nghiên cứu sinh và thi tuyển chương trình thạc sĩ Phật học sẽ được niêm yết tại Văn phòng Học viện cơ sở I (750 Nguyễn Kiệm, P.4, Q.Phú Nhuận, chúng tôi và cơ sở II (số A13/14 Mai Bá Hương, ấp 2, X.Lê Minh Xuân, H.Bình Chánh, TP.HCM); Giấy báo trúng tuyển sẽ gởi qua bưu điện; Công bố trên Báo Giác Ngộ và website của Học viện (www.vbu.edu.vn/tin tức).