Top 4 # Xem Nhiều Nhất Nữ Sinh Hà Tĩnh Giành Học Bổng 6 Tỷ Đồng Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Maubvietnam.com

Nữ Sinh Hà Tĩnh Giành Học Bổng 6 Tỷ Đồng Của Đại Học Mỹ

Đặng Thúy Quỳnh, sinh năm 1997 vừa nhận học bổng toàn phần của Smith College. Ảnh: NVCC

Quỳnh vui vẻ chia sẻ: “Em vừa mới thông báo với một đứa bạn mà nó đã đi lan truyền khắp nơi”.

Nhen nhóm ước mơ đi du học từ hồi cấp 2, nhưng gia đình không đủ tiềm lực tài chính. Nếu muốn đi du học, Quỳnh phải nhận được học bổng toàn phần. Rụt rè trước thách thức này, Quỳnh quyết định thi đại học như bao bạn bè khác. Đỗ ĐH Ngoại thương Hà Nội, Quỳnh khăn gói lên Hà Nội học tập. Nhưng chính môi trường năng động này đã khiến khát khao muốn đi du học trong em trỗi dậy. “Lúc đó bạn bè em có một số người nhận được học bổng vào các trường ở Mỹ, nên em cảm thấy khi người khác thực hiện được ước mơ, còn mình thì từ bỏ khi chưa từng thử sức sẽ là một việc khiến em ân hận về sau” – cô gái 19 tuổi chia sẻ.

Quyết định bảo lưu kết quả học tập ở Ngoại thương để rẽ sang một hướng khác là một áp lực rất lớn đối với Quỳnh . “Khi bảo lưu em đã xác định là nhất định sẽ phải được đi du học, nếu không sẽ phải quay lại FTU và học muộn hơn các bạn một năm. Áp lực hơn nữa là phải được các trường nhận nhưng lại phải có mức học bổng cao, gần như toàn phần thì bố mẹ mới chi trả được”.

Chỉ có 7 tháng để chuẩn bị hồ sơ, Quỳnh gấp rút thi IELTS, ACT, hoàn thiện các giấy tờ tài chính…. Tuy thời gian ít ỏi nhưng kết quả mà em đạt được rất đáng nể. Vốn học chuyên Anh, Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh, từng đạt giải Nhất học sinh giỏi Quốc gia môn tiếng Anh năm lớp 12 nên chỉ sau một tháng ôn luyện, em đạt 8.0 IELTS. Điểm số ACT của Quỳnh đạt 32/36.

Ngoài ra, bảng hoạt động ngoại khóa đã được Quỳnh tích lũy từ những năm học cấp 3. Em cho rằng, điểm số hay các hoạt động ngoại khóa của mình cũng chưa thực sự nổi bật, tuy nhiên mọi yếu tố trong hồ sơ của em khá đồng đều. Quỳnh cho rằng đây là lý do khiến Smith College dành cho em suất học bổng 68.000 USD/ năm trong vòng 4 năm học.

Sinh ra và lớn lên ở vùng quê nghèo Hà Tĩnh nhưng Quỳnh không cho rằng điều này chỉ toàn là bất lợi với em hay với những bạn khác đang đặt mục tiêu xin học bổng. “Ở Hà Tĩnh thì rõ ràng không có nhiều cơ hội tiếp xúc với các học bổng, hay là các tài nguyên như ở các thành phố lớn.Cơ hội giao tiếp tiếng Anh với người nước ngoài, các hội thảo, trại hè… cũng ít hơn rất nhiều. Bản thân em chủ yếu tự ôn ở nhà, sử dụng Internet để tìm kiếm thông tin và tài liệu. Tuy nhiên, ở Hà Tĩnh cũng có một lợi thế. Vì lượng du học sinh ở Hà Tĩnh rất ít nên lúc nộp đơn vào các trường sẽ trở thành một nhân tố mới mẻ đối với họ, khiến các nhà tuyển sinh chú ý nhiều hơn. Tất nhiên đây cũng chỉ là yếu tố nhỏ chứ không thể quyết định được việc bạn có được nhận vào trường hay không, chưa kể đến việc trao học bổng” – Quỳnh nói.

Bài luận – cơ hội để các ứng viên thể hiện tính cách, quan điểm và tham vọng của bản thân – được Quỳnh chọn viết về tuổi thơ của mình ở vùng núi Hương Sơn, Hà Tĩnh – nơi em đã sống những năm đầu đời. “Em đã dùng biệt tài “nói lái” (nói ngược) mà hồi nhỏ em rất thích và rất giỏi để kể câu chuyện về tuổi thơ của mình. Lúc đó, quanh em lúc nào cũng là cây cỏ, hoa lá xanh tươi, không khí trong lành. Em chơi những trò mà bọn trẻ con thường chơi… Sau này em mới nhận ra đó là khoảng thời gian mà em đã được trải nghiệm những thứ rất tuyệt vời mà lớn lên em không còn cơ hội làm nữa. Đến năm 5 tuổi thì bố chuyển công tác nên sau đó mẹ với em cũng chuyển về thành phố sống. Rồi em gần như lớn lên ở thành phố luôn, và dần dần quên hết những kỉ niệm hồi còn ở quê”.

“Nhưng cũng nhờ những lần về quê, hoài niệm lại những gì xảy ra, nhớ lại hồi bé mình như thế nào mà em nhận ra được con người thực sự của mình ra sao, em muốn làm gì, muốn trở thành người như thế nào. Và em nghĩ, đối với một người thì việc biết được bản thân là ai thực sự rất quan trọng. Em nhận ra là những giá trị mà hồi bé mình có được khi sống ở một ngôi làng nhỏ vùng núi, khi sống giữa thiên nhiên vẫn còn đâu đó, chưa mất đi, mà đơn giản là bị những gánh nặng của việc trưởng thành che khuất. Và lúc mà em tìm lại được những giá trị đó thì em biết mình đã sẵn sàng cho những chuyến phiêu lưu phía trước, sẵn sàng làm những điều em thích và sống cuộc sống mà em muốn” – Quỳnh chia sẻ về bài luận của mình.

Gặp Nữ Sinh Hà Tĩnh Giành Học Bổng 6,2 Tỷ Đồng Của Mỹ

BNEWS Phan Thị Minh Phương, học sinh lớp 12 Anh 1, Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh vừa xuất sắc chinh phục được gói học bổng và hỗ trợ tài chính trị giá 6,2 tỷ đồng từ Trường Đại học Smith College.

Là thủ khoa đầu vào khối chuyên Anh trong kỳ thi tuyển sinh vào Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh năm học 2015-2016, Minh Phương bắt đầu ấp ủ giấc mơ du học từ năm lớp 10. Tuy nhiên, chặng đường chạm tới ước mơ du học mà Minh Phương đã trải qua cũng đầy khó khăn, thử thách. Minh Phương chia sẻ: Khác với thi đại học ở Việt Nam, để làm hồ sơ vào các trường đại học Mỹ, cần rất nhiều yếu tố. Từ chuẩn bị các kỳ thi chuẩn hóa để lấy chứng chỉ IELTS, SAT, lên ý tưởng và viết các bài luận, duy trì điểm GPA trên lớp, tham gia các hoạt động ngoại khóa. Đồng thời, vừa theo đuổi mục tiêu tìm kiếm học bổng, theo học chương trình trên lớp và tập trung ôn luyện cho kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia nên Minh Phương phải tự cân đối thời gian hợp lý.

Không có điều kiện để đến các trung tâm ôn luyện, em phải ở nhà tự học là chủ yếu. Để thi lấy chứng chỉ chuẩn hóa IELTS và SAT, em tự mua sách tham khảo và tìm kiếm thông tin trên mạng internet. Ngoài ra, quá trình ôn luyện đội tuyển quốc gia cũng giúp Minh Phương nhiều trong việc trang bị các kiến thức và kỹ năng. Theo Minh Phương, để gây ấn tượng tốt với các nhà tuyển sinh của trường đại học Mỹ, ngoài thành tích học tập, bài luận và hoạt động ngoại khóa là những yếu tố rất quan trọng. Bài luận giúp họ biết về con người của thí sinh, hồ sơ hoạt động ngoại khóa giúp họ thấy được tinh thần dấn thân vì cộng đồng của người ứng tuyển. Từ niềm đam mê đọc sách, em đã viết về những quyển sách mà mình đã đọc để gửi cho các trường đại học. Cả bài luận chính và bài luận phụ gửi Trường Đại học Smith College em đều viết về niềm đam mê này. Phương châm của em là không cần phải cố gắng thay đổi cá tính, thiên hướng của bản thân mà nên đầu tư phát triển thế mạnh cá nhân để tìm kiếm một ngôi trường phù hợp. Những ngày này, cùng với việc hoàn tất chương trình phổ thông và chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia, Minh Phương đang hoàn tất hồ sơ để tháng 8/2018, sẽ lên đường sang Mỹ bắt đầu khóa học 4 năm tại Trường Đại học Smith College – ngôi trường đại học được xếp hạng thứ 12 trong khối LAC của Hoa Kỳ. Tại đây, em sẽ theo học chuyên ngành Vật lý và khoa học máy tính.

Nói về cô học trò ưu tú của mình, thầy Trần Văn Trung, giáo viên chủ nhiệm lớp 12 Anh 1 cho biết: Minh Phương có nội lực rất tốt, tính tự lập cao và đã đam mê là theo đuổi đến cùng. Em học khá toàn diện các môn, đặc biệt ở bộ môn Toán và Tiếng Anh với 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Trong mùa tìm kiếm học bổng du học năm nay, Hà Tĩnh đã có 5 học sinh xuất sắc giành được học bổng cao tại các trường đại học ở Mỹ. Ngoài Phan Thị Minh Phương, 3 em khác là cựu học sinh trường THPT Chuyên Hà Tĩnh và 1 em là cựu học sinh trường THPT Hương Khê./.

Nữ Sinh Hà Tĩnh Được Đại Học Mỹ Cấp Học Bổng Hơn 6 Tỷ Đồng

Đặng Thúy Quỳnh (cựu học sinh lớp chuyên Anh khóa 2013-2015 trường THPT chuyên Hà Tĩnh) gây ấn tượng với người đối diện bởi khuôn mặt xinh xắn, đôi mắt thông minh ẩn sau cặp kính cận.

Sinh ra trong gia đình ở có bố mẹ làm giáo viên Toán, song Quỳnh được hướng cho học tiếng Anh từ nhỏ. Từ ngày học cấp hai, Quỳnh đặt mục tiêu săn học bổng du học. “Em đọc báo, xem phim nước ngoài thấy yêu văn hóa ở đó, đặc biệt là Mỹ, do vậy đặt mục tiêu phải sang học ở đây. Để bố mẹ không phải lo lắng về kinh phí, em quyết tâm tìm hiểu, ôn luyện để giành học bổng”, Quỳnh nói.

Tốt nghiệp lớp 12, Quỳnh được tuyển thẳng vào chuyên ngành Kinh tế đối ngoại (Đại học Ngoại thương Hà Nội) vì từng đạt giải nhất học sinh giỏi quốc gia môn tiếng Anh. Nhập học được vài tháng, nữ sinh về trình bày với bố mẹ nguyện vọng bảo lưu kết quả để du học.

Cô Nguyễn Thị Hồng Liên (44 tuổi, mẹ Quỳnh) cho biết, khi nghe con gái trình bày ý định bảo lưu ở Đại học Ngoại thương để săn học bổng, vợ chồng cô đồng ý ngay. “Khi con dự định điều gì thì nên cho cháu thực hiện. Nếu không yêu thích thì sẽ không chuyên tâm, kết quả không tốt”, cô Liên giải thích.

Sau nửa năm nộp hồ sơ, tham gia các kỳ thi, trung tuần tháng 12, bất ngờ đến với Quỳnh khi Smith College đồng ý cấp học bổng trị giá 68.000 USD/năm (khoảng 6 tỷ đồng trong 4 năm học). Trong hai năm đầu, Quỳnh chủ yếu học đại cương, sau đó mới chọn ngành. Em dự định theo đuổi ngành đồ họa máy tính.

Quỳnh tâm sự, kết quả này đến từ sự cố gắng và những quyết định được bạn bè đánh giá là “mạo hiểm”. Quá trình chuẩn bị hồ sơ, thi ACT (kỳ thi chuẩn hóa vào đại học của Mỹ) là khó khăn nhất, gặp nhiều áp lực. Sau nhiều nỗ lực, Quỳnh giành số điểm 32/36 trong kỳ thi ACT.

Nữ sinh 19 tuổi đánh giá bài luận gửi đến Smith College là quan trọng nhất, là “chìa khóa” để em được tới Mỹ. Quỳnh đã viết về tuổi thơ, ngày nhỏ gia đình sống ở miền núi, sau chuyển về thành phố. Dù đi đâu, em vẫn luôn nhớ về nơi chôn rau cắt rốn.

Tranh thủ 8 tháng nữa sang Mỹ du học, Quỳnh học một thêm một ngoại ngữ mới. Nữ sinh yêu môn vẽ, đam mê thiết kế đồ họa máy tính nên cũng muốn ôn lại “món nghề” trong thời gian rảnh, để sau này có dịp áp dụng.

Từng là giáo viên chủ nhiệm lớp chuyên Anh trường THPT Chuyên Hà Tĩnh, thầy Lê Hữu Khuyến đánh giá học trò cũ thông minh, nhạy bén. “Thúy Quỳnh cho thấy sự đầu tư kỹ lưỡng trong từng môn học, khi đặt ra mục tiêu thì rất kiên trì, nỗ lực và luôn thể hiện ý chí không bao giờ bỏ cuộc”, thầy Khuyến nói.

Trong ba năm học THPT, Thúy Quỳnh đạt giải nhì học sinh giỏi tỉnh môn tiếng Anh năm lớp 10 và 11, năm lớp 12 giành giải nhất kỳ thi quốc gia.

Đức Hùng

Nữ Sinh Giành Học Bổng 6,4 Tỷ Đồng Của Đại Học Mỹ

Ngày cuối tuần giữa tháng 6, Minh Châu, lớp 12 Sinh trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam, tự thưởng cho mình khoảng thời gian thư giãn sau những buổi học trên lớp. Vì giành học bổng du học, việc học tại trường và thi tốt nghiệp không còn quá áp lực với em.

Trong kỳ tuyển sinh tháng 4-5, Châu trúng tuyển sáu trường tại Mỹ và Đại học Aalto của Phần Lan. Trong đó, Đại học Notre Dame, xếp thứ 15 danh sách đại học quốc gia của Mỹ năm 2020 theo US News & World Report, đề nghị cấp học phí và sinh hoạt phí trị giá hơn 6,4 tỷ đồng trong bốn năm. Còn tại bảng xếp hạng QS 2021, Đại học Aalto xếp thứ 127 thế giới, là một trong những trường tốt nhất tại Phần Lan. Trường cũng trao học bổng 100% học phí cho Châu.

Nhìn thành tích của cô gái chuyên Sinh, ít người biết rằng em từng nghĩ “du học chẳng để làm gì”. Trong hai năm, từ việc thay đổi nhận thức, Châu dành thời gian hoàn thành các chứng chỉ cần thiết. “Cho đến giờ khi nhìn lại hai năm đã qua, em vẫn nghĩ đó là một hành trình khó tin”, Châu nói.

Đến khi vào lớp 10, nhờ đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 cấp thành phố, Minh Châu được vào vòng sơ loại để chọn 6 em, thành lập đội tuyển thi IJSO (Olympic Khoa học trẻ quốc tế) lần thứ 14, được tổ chức tại Hà Lan năm 2017. Châu không có nhiều hy vọng được chọn vì các bạn chuyên Toán, Lý, Hóa rất giỏi và luôn thống trị đội tuyển IJSO các năm, nhưng giấc mơ được chạm vào tuyết ở Hà Lan đã tạo động lực cho em đăng ký tham gia. Trải qua hai vòng thi, Châu may mắn là người cuối cùng được chọn trong 6 thành viên.

Trong ba tháng ôn tập, Châu cùng các bạn phải học toàn bộ kiến thức Lý, Hóa, Sinh của bậc THPT. Đến giờ khi nhớ lại, Châu vẫn dùng từ “kinh hoàng” để diễn tả khoảng thời gian ôn luyện căng thẳng đó. Nữ sinh tự nhận tư chất không được như các bạn, giáo viên giảng một lần trên lớp Châu chưa thể hiểu ngay nên về nhà em phải xem lại. Thời gian ôn thi, ngày nào em cũng học đến 2h sáng.

Trước khi bước vào kỳ thi chính thức, Châu phải trải qua ba lần thi thử. Lần đầu em xếp thứ 5/6, lần hai đứng chót và lần ba vươn lên vị trí thứ hai. “Em đã rất căng thẳng khi xuất phát điểm ở cuối đội, nhưng điều khiến em tự hào nhất là sự chăm chỉ khả năng tự học và sức bền của bản thân”, Châu nhớ lại.

Ngày bước chân đến Hà Lan để tham gia IJSO 2017, Châu rất lo lắng. Nếu bảo không hy vọng là nói dối nhưng nữ sinh chỉ dám nghĩ “được giải là may lắm rồi”. Thế nên khi Châu giành huy chương bạc, cũng là thành tích tốt nhất của đoàn IJSO Việt Nam năm đó, các thầy cô đã đánh giá kết quả của em là “cuộc lội ngược dòng ngoạn mục”.

Trong hai tuần tại Hà Lan, Châu tham quan, dự nhiều hội thảo trao đổi, làm việc nhóm đồng thời trải nghiệm sự đa dạng văn hóa, gặp gỡ nhiều bạn bè trên thế giới. “Khi giao lưu với thầy cô, bạn bè, được thoải mái trình bày quan điểm của mình và lắng nghe phản biện từ mọi người, em thấy rất hấp dẫn. Nhận thức của em về du học bắt đầu thay đổi”, Châu nói, khẳng định IJSO 2017 là cuộc thi giúp em mở ra một giấc mơ, hướng đi mới cho em.

Châu bắt đầu tìm hiểu và ôn thi các chứng chỉ chuẩn hóa, tiếng Anh để hoàn thiện dần hồ sơ du học. Từ mùa hè năm 2018, nữ sinh tham gia một lớp ôn thi SAT trong ba tháng. Lần đầu thi, Châu chỉ đạt 1430/1600 điểm và tỏ ra tiếc nuối vì cho rằng chưa biết cách phân bổ thời gian. “Em nghĩ mình có thể làm được nhiều điểm hơn, bài đọc không khó đến mức như thế”, Châu kể.

Cuối năm 2018, Minh Châu học tập trung cùng đội tuyển ôn thi học sinh giỏi quốc gia môn Sinh. Em tiếp tục lên kế hoạch thi IELTS và SAT 2 song song với lịch học đội tuyển. Tự nhận vốn từ kém, bí quyết của em chỉ là luyện và học thật nhiều từ mới, làm đề trong sách Cambridge.

Vì không học tại trung tâm, Châu không có giáo viên và bạn bè để luyện nói. Em chỉ đứng trước gương, tự nói với mình, ghi âm và sửa lỗi. Em học từ vựng và cụm từ theo chuyên đề, sau đó hướng đề bài theo nội dung các từ đã có để bài nói tăng tính học thuật. Sau sáu tháng tự học, Châu đạt IELTS 8.0, trong đó Reading điểm tuyệt đối 9.0, Listening 8.5, Speaking 7.5 và Writing 7.0. Kết quả thi SAT 2 cũng cực tốt với điểm tuyệt đối 800/800 cho cả ba môn Toán, Hóa, Sinh.

Dù ôn thi chứng chỉ, cô gái chuyên Sinh cũng không lơ là việc học và vẫn dành thời gian tham gia hoạt động xã hội. Hai năm liên tiếp, Châu đều đạt giải nhì môn Sinh trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia. Tháng 5/2019, em cùng bạn bè thành lập Healthy Everyday Oganization (HEO), tổ chức phi lợi nhuận, tổ chức dự án nâng cao sức khỏe cá nhân, hiểu biết về dinh dưỡng cho học sinh bậc tiểu học và đầu THCS. Ngoài việc giữ vai trò chủ tịch, tự lên giáo án và đứng lớp, Châu cũng mời cố vấn là các thầy cô có chuyên môn, những người có sức ảnh hưởng và truyền cảm hứng đến các bạn nhỏ. Đến nay, ban tổ chức của HEO có 50 thành viên, tổ chức được 7 lớp học cho hơn 200 học sinh.

Khi đã sở hữu thành tích học tập và ngoại khóa dày dặn, cô học trò chuyên Sinh đầu tư cho bài luận chính. Minh Châu kể về đam mê khoa học tự nhiên của bản thân và cách lĩnh vực này tác động lên tính cách của em. “Khoa học tự nhiên vẫn được coi là lĩnh vực khô cứng, nhưng lại giúp em thay đổi nhiều về mặt cảm xúc, suy nghĩ và đưa em đến với nhiều cơ hội mới”, Châu nói.

Sau khi viết bài luận chính trong ba tháng, Minh Châu nhờ một người quen, đóng vai trò là cố vấn, chỉnh sửa cách hành văn, ngữ pháp giúp. Nữ sinh không gửi lần lượt hồ sơ cho từng trường mà hoàn thiện tất cả, cùng lúc gửi cho các trường vào cuối tháng 11/2019.

Dù hồ sơ khá đẹp với thành tích học tập, ngoại khóa dày dặn cùng khả năng chơi đàn bầu, Minh Châu vẫn lo lắng. Tại vòng nộp hồ sơ sớm cuối năm 2019, em đã không thành công khi bị ngôi trường đặt hy vọng cao nhất từ chối. Nhờ sự động viên của gia đình, em lấy lại cân bằng, vững tâm để bước vào kỳ thi học sinh giỏi quốc gia môn Sinh chỉ sau đó một tuần.

Hai tháng tiếp theo vẫn trôi qua trong căng thẳng vì tỷ lệ đỗ ở vòng tuyển sinh thường sẽ thấp hơn tuyển sinh sớm. Nhưng rồi thư báo trúng tuyển đầu tiên gửi về trong sự hạnh phúc như vỡ òa của Minh Châu. 7 trường đồng ý trao học bổng cho em, trong đó có Đại học Notre Dame và Đại học Aalto. “Khi nhận được kết quả trúng tuyển, em rất vui vì cố gắng của mình đã được đền đáp”, Châu kể. Hiện em chưa quyết định nhập học trường nào.

Nguyễn Hải Thùy Linh, bạn cùng lớp và cùng đội tuyển Sinh học quốc gia với Minh Châu, đánh giá em là người cởi mở, thông minh và chăm chỉ. Trong quá trính sát cánh cùng nhau, cả hai thường giúp đỡ và chia sẻ những vui buồn trong học tập và cuộc sống. “Với nỗ lực bền bỉ mà Châu đã bỏ ra, em nghĩ bạn hoàn toàn xứng đáng với thành tích đạt được. Châu có thế mạnh về sự tỉ mỉ, chăm chỉ, em nghĩ bạn phù hợp với ngành y hoặc nghiên cứu khoa học”, Linh nói.

Thời gian tới, Châu sẽ thi chọn đội tuyển thi Olympic Sinh học, được tổ chức online vào tháng 8, sau đó sẽ cân nhắc các dự định tiếp theo. Từ những gì đã trải qua và thay đổi, cô gái sinh năm 2002 cho rằng mỗi người cần học cách đối mặt và vượt qua qua áp lực để vươn tới những cơ hội mới. “Em nghĩ làm gì cũng phải có áp lực mới tiến lên được vì áp lực tạo ra động lực, giúp em làm được những việc tưởng chừng không thể và kiên trì theo đuổi mục tiêu”, Châu nói.

Thanh Hằng