Top 15 # Xem Nhiều Nhất Người Việt Nam Định Cư Ở Canada Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Maubvietnam.com

Người Việt Nam Định Cư Ở Nước Ngoài Mua Nhà Ở Tại Việt Nam

Theo những thông tin bạn trao đổi, Luật Việt An xin tư vấn sơ bộ cho bạn như sau:

Căn cứ pháp lý:

Luật Quốc tịch 2008 sửa đổi 2014;

Luật nhà ở 2014;

Luật Đất đai 2013;

Nghị định 99/2015/NĐ-CP về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật nhà ở;

Căn cứ vào khoản 3 Điều 3 Luật Quốc tịch quy định về người Việt Nam định cư ở nước ngoài như sau:

” Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài “.

Theo đó, bạn là người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Về quyền sử dụng đất, Khoản 1 Điều 186 Luật Đất đai 2013 và Khoản 2 Điều 7 Luật nhà ở 2014 quy định, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng có quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở thì có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

Điều kiện sở hữu nhà ở đối với người nước ngoài tại Việt Nam:

Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải có giấy tờ theo quy định sau đây:

Trường hợp mang hộ chiếu Việt Nam thì phải còn giá trị và có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu;

Trường hợp mang hộ chiếu nước ngoài thì phải còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu và kèm theo giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam do Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan quản lý về người Việt Nam ở nước ngoài cấp hoặc giấy tờ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam;

Hình thức: mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản (sau đây gọi chung là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản); mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật;

Theo Điểm b Khoản 2 Điều 119 Luật Nhà ở năm 2014, người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở (trong đó có giao dịch tặng cho nhà ở) theo quy định của pháp luật Việt Nam, phải thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật này và không bắt buộc phải có đăng ký tạm trú hoặc đăng ký thường trú tại nơi có nhà ở được giao dịch.

Với nội dung yêu cầu tư vấn của bạn, Luật Việt An xin tư vấn như sau: Căn cứ pháp lý: Luật Đất đai 2013; Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một

Căn cứ pháp lý: Luật nhà ở 2014; Luật đất đai 2013; Luật quốc tịch Việt Nam 2008. Bộ luật dân sự 2015. Lời đầu tiên, Luật Việt An trân trọng cảm ơn sự

Với nội dung yêu cầu tư vấn của bạn, Luật Việt An xin tư vấn như sau: Căn cứ pháp lý: Luật đất đai 2013; Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật

Căn cứ pháp lý: Luật đất đai 2013 Bộ luật dân sự 2015 Theo thông tin bạn cung cấp, bố bạn khi mất không để lại di chúc vì vậy di sản sẽ được chia theo

Căn cứ pháp lý: Luật đất đai Luật nhà ở Theo quy định tại Điều 5 Luật đất đai có quy định về quyền sở hữu đất như sau: Điều 5. Người sử dụng

Hướng Dẫn Người Nước Ngoài Và Người Việt Nam Định Cư Ở Nước Ngoài Mua Nhà Ở Tại Việt Nam

Vậy quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề sở hữu nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài như thế nào?

ĐỐI VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

Đối tượng được sở hữu nhà ở Việt Nam

Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam phù hợp với điều kiện là phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam và không được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của pháp luật.

  • Người nước ngoài được sở hữu nhà ở thông qua hình thức nào?

    Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự, án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.

  • Các giấy tờ chứng minh đối tượng và điều kiện được sở hữu

    Đối với cá nhân nước ngoài thì phải có hộ chiếu còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam và không thuộc diện được quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao theo quy định của Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan Đại diện ngoại giao, cơ quan Lãnh sự và cơ quan Đại diện của Tổ chức quốc tế tại Việt Nam.

    Đối với tổ chức nước ngoài thì phải thuộc đối tượng quy định tại Điều 159 của Luật Nhà ở và có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép hoạt động tại Việt Nam còn hiệu lực tại thời điểm ký kết các giao dịch về nhà ở.

    Cũng theo quy định của Nghị định này thì người nước ngoài được mua, thuê nhà, nhận tặng cho, nhận kế thừa nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khi vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ. Tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 30% tổng số căn hộ của một tòa nhà chung cư; trường hợp trên một địa bàn có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường mà có nhiều tòa nhà chung cư để bán, cho thuê mua thì tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 30% số căn hộ của mỗi tòa nhà chung cư và không quá 30% tổng số căn hộ của tất cả các tòa nhà chung cư này.

  • NGƯỜI VIỆT NAM ĐỊNH CƯ Ở NƯỚC NGOÀI

    Khoản 3 Điều 3 Luật Quốc tịch năm 2008 (Sửa đổi, bổ sung năm 2014): “3. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài”.

    Điểm đ khoản 1 Điều 169 Luật Đất đai 2013:

    đ) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở được nhận chuyển quyền sử dụng đất ở thông qua hình thức mua, thuê mua, nhận thừa kế, nhận tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở hoặc được nhận quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở”.

    Theo quy định của Luật Nhà ở thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam nếu được nhập cảnh vào Việt nam. Căn cứ Điều 5 Nghị định 99/2015/NĐ-CP:

           2. Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải có giấy tờ theo các quy định sau đây:

    Trường hợp mang hộ chiếu Việt Nam thì phải còn giá trị và có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu.

    Trường hợp mang hộ chiếu nước ngoài thì phải còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu và kèm theo giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam do Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan quản lý về người Việt Nam ở nước ngoài cấp hoặc giấy tờ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.”

    Như vậy, khi người Việt Kiều trên được xác nhận là người Việt Nam định cư ở nước ngoài để họ được mua nhà ở Việt Nam thì họ cần có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà tại Việt Nam theo Điều 5 Nghị định 99/2015/NĐ-CP. Khoản 1 Điều 6 của Nghị định này quy định, đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài nếu không được nhập cảnh vào Việt Nam mà được tặng cho hoặc được thừa kế nhà ở tại Việt Nam thì không được công nhận quyền sở hữu nhà ở mà phải thực hiện quy định tại các Khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 78 của Nghị định này.  

    Hiện nay, số lượng người nước ngoài cũng như người Việt Nam định cư ở nước ngoài đến và trở về Việt Nam để đầu tư, kinh doanh, sinh sống… ngày càng đông.Vậy quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề sở hữu nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài như thế nào?Cũng theo quy định của Nghị định này thì người nước ngoài được mua, thuê nhà, nhận tặng cho, nhận kế thừa nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khi vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ. Tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 30% tổng số căn hộ của một tòa nhà chung cư; trường hợp trên một địa bàn có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường mà có nhiều tòa nhà chung cư để bán, cho thuê mua thì tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 30% số căn hộ của mỗi tòa nhà chung cư và không quá 30% tổng số căn hộ của tất cả các tòa nhà chung cư này.Khoản 3 Điều 3 Luật Quốc tịch năm 2008 (Sửa đổi, bổ sung năm 2014):“3. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài”.Điểm đ khoản 1 Điều 169 Luật Đất đai 2013:đ) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở được nhận chuyển quyền sử dụng đất ở thông qua hình thức mua, thuê mua, nhận thừa kế, nhận tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở hoặc được nhận quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở”.Theo quy định của Luật Nhà ở thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam nếu được nhập cảnh vào Việt nam. Căn cứ Điều 5 Nghị định 99/2015/NĐ-CP:2. Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải có giấy tờ theo các quy định sau đây:Như vậy, khi người Việt Kiều trên được xác nhận là người Việt Nam định cư ở nước ngoài để họ được mua nhà ở Việt Nam thì họ cần có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà tại Việt Nam theo Điều 5 Nghị định 99/2015/NĐ-CP.Khoản 1 Điều 6 của Nghị định này quy định, đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài nếu không được nhập cảnh vào Việt Nam mà được tặng cho hoặc được thừa kế nhà ở tại Việt Nam thì không được công nhận quyền sở hữu nhà ở mà phải thực hiện quy định tại các Khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 78 của Nghị định này.

  • Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam Và Người Việt Nam Định Cư Ở Hawaii

    Vừa đến thủ đô Honolulu nằm trên đảo Oahu của tiểu bang Hawaii, chúng tôi được Ban Đại Điện của giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam ở Honolulu đến đón tiếp do sự giới thiệu của LM quản nhiệm Cha Vincent Nguyễn Kiên. Phái đoàn có bà chủ tịch Nguyễn Kim Tuyết, ông phó Chủ tịch Trần Đình Cảnh và ông bà cố vấn Nguyễn văn Hùng.

    Chúng tôi về văn phòng giáo xứ Việt Nam cùng chia sẻ chung văn phòng với giáo xứ đồng chính tòa Thánh Têrêsa. Tại đây, Ban đại diện đã trình bày cho biết tình hình sinh hoạt mục vụ và xã hội của người Việt Nam ở Honolulu cũng như các đảo khác.

    Đặc biệt, chúng tôi có dịp ôn lại những vị linh mục Việt Nam đã và đang có mặt tại Hawaii, nhất là những linh mục đã giúp cho sự lớn mạnh của Cộng đoàn Công giáo Việt Nam.

    Hiện nay, linh mục Vincent Nguyễn văn Kiên là chánh xứ của giáo xứ Việt Nam. Cha Kiên đã đến với Cộng đoàn từ năm 1998 và cho đến nay vẫn đang hăng hái hướng dẫn và điều hành công việc của giáo xứ Việt Nam ở Honolulu.

    Ngược dòng thời gian, các linh mục sau đây đã giúp cộng đoàn và giáo xứ Việt Nam:

    Thời gian 1975-1988 và 1995-1998, LM Joseph Cao Phương Kỷ là người đầu tiên sau biến cố tháng 4, 1975 đã đến Hawaii cùng với một số gia đình Công giáo Việt di tản đến đây. Ngài là đã được giáo phận địa phương cho thành lập Cộng đoàn CGVN là cử hành thánh lễ và các bí tích bằng tiếng Việt. Ngài coi sóc Cộng đoàn cho đến năm 1982 thì đi San Jose để nhận công tác dậy học trong đại chủng viện San José. Cha Kỷ lại trở về phục vụ cộng đoàn Honolulu lần thứ hai từ năm 1995 tới 1998.

    Thời gian 1982-1990, Cha John Mai Nghị Luận được cử coi sóc Cộng đoàn CGVN ở Hawaii. Dước thời Cha Luận, Cộng đoàn Việt Nam được Đức giám mục sở tại cho phép trờ thành “Giáo Xứ Thể Nhân” (personal parish).

    Thời gian 1990-1995, Cha Paul Hội thay thế cha John Mai Nghị Luận điều khiển và lo mục vụ cho Cộng đoàn giáo xứ Việt Nam.

    Có thời gian Cộng đoàn CGVN ở Hawaii gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm được một linh mục Việt nam sẵn sàng đến phục vụ ở vùng hải đảo xa xôi này. Nhờ ơn Chúa thương hiện nay giáo phận Honolulu đã có 5 linh mục Việt nam và 2 đại chủng sinh. Ngoài Cha Kiên được chỉ định làm cha xứ Việt nam ở Honolulu, có Cha Phạm Khanh làm chánh xứ nhà thờ St. Stephen, còn có Cha Louis Hoàng Trung làm phó xứ Mỹ ở Maui, nhưng mỗi tháng cũng dâng thánh lễ Việt nam một lần cho Cộng đoàn Việt nam tại đảo Maui. Riêng Cha Hoàng Khánh là Cha chính phụ trách nhân sự linh mục của giáo phận Honolulu và Cha Nguyễn Phương làm trong Tòa Án giáo phận.

    Người Công giáo Việt nam cũng rất hành diện vì 2 trong số 5 chủng sinh đang học cho giáo phận Honolulu là gốc người Việ nam, đó là thầy Lê Hùng và thầy Vũ Anh.

    Sau khi tìm hiểu về tình hình mục vụ chung và công ăn việc làm của người Công giáo Việt Nam ở Hawaii, chúng tôi được hướng dẫn di thăm Tòa Giám mục và Trung tâm Tĩnh huấn của giáo phận và Dòng kín Carmelite. Khu vực Trung tâm Công giáo này rất đẹp và nằm trên một sườn đồi giữa phong cảnh rừng nhiệt đới và hoa lá xanh tươi, mát mẻ, yên tĩnh. Nhiều buỗi tĩnh tâm của các đoàn thể Việt nam được tổ chức ở đây hằng năm, nhất là những lớp tĩnh huấn cho đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam.

    Sau khi thăm Tòa Giám Mục và Trung Tâm Tĩnh Tâm, chúng tôi tới thăm một địa điểm du lịch nổi tiếng gần đó là Pali lookout trên sườn núi Koolau.

    Tiếp tục cuộc thăm viếng chúng tôi lái xe theo đường vòng quanh đảo Oahu, đi qua các điểm Halona Blowhole, Vịnh Hanauma, và điểm ngắm thời danh Nuuamu Pali, nơi mà 400 chiến binh Hawaii thuộc bộ lạc đối lập đã bị đẩy xuống chân núi sâu thiệt mạng.

    Đi một vòng thành phố, qua tòa thị chính, thăm phố Tầu, đền đài Iolani, và một số các điểm như State Capital Hall và Tòa nhà Governor.

    Chiều đến, chúng tôi dâng thánh lễ cho Cộng đoàn Việt Nam tại thánh đường thánh Têrêsa, có khoảng 30 người Việt tham dự thánh lễ. Sau thánh lễ chúng tôi thăm anh chị em thuộc hội Legio Mariae đang có cuộc hội họp tại văn phòng sinh hoạt giáo xứ.

    Chiều đến chúng tôi dũng bữa tối tại một nhà hàng Việt Nam ngay tại trung tâm thành phố, và sau đó đi dạo trong khu vực Waikiki với những sinh hoạt văn hóa sinh động của một thành phố du lịc vào bậc nhất của thế giới. Điểm đặc biệt nhất là, dù bạn đi thăm bất cứ nơi đâu trong các hải đảo ở Hawaii, bạn sẽ luôn luôn gặp những bộ mặt thân thiện và rất đông những người Nhật bản đang thăm viếng. Thực vậy từ xưa cho tới nay, Honolulu là điểm đến lôi cuốn của người Nhật và người Honolulu cũng rất thích khách du lịch Nhật vì họ rất chịu “chi tiền” rộng rãi, chứ không như “khách Mỹ chỉ đi ngó” mà thôi!

    Các gia đình Việt Nam khác khi mới sang đây phải chiến đấu rất nhiều, nhưng nay sau 20, 30 năm, hầu hết đều có đời sống đầy đủ thoải mái, con cháu học hành tấn tới và nay cũng đã thành đạt trong môi trường kính tế mới của Hoa Kỳ.

    Nhiều gia đình kể lại cho chúng tôi nghe về những câu truyện làm thế nào để sống còn và lại được thành công trong xã hội mới. Hầu hết là những câu truyện hy sinh, cần kiệm, và nỗ lực làm việc của cha mẹ khi nhìn về tương lai của con cái. Có một bà mẹ kia trong 20 năm qua chỉ buôn bán tại một cửa tiệm hoa quả nhỏ ở góc đường, nhưng nhờ sự thân thiện và đảm đang, đã có đủ sức để nuôi 5 người con đi học và nay đều đã thành đạt.

    Anh chị em kể lại cho chúng tôi biết này từ cả mấy chục năm nay, nghề chính của anh em Việt Nam ở Hawaii là nghề lái taxi, một nghề trước đây kiếm được rất nhiều tiền, và nay cũng còn đến 65% người lái taxi là người Việt. Nghề khác lôi cuốn người Việt là những những chiếc xe bán đồ ăn chạy rảo chung quanh các phố. Mỗi chiếc xe là cửa hàng ăn nhỏ nhỏ phục vụ cho nhu cầu ăn và nước uống cho nhiều người bản xứ và những người đi làm, nhất là vào những buổi ăn trưa. Các nhà hàng bán đố ăn Việt Nam cũng rất thành công, ngày nay thì món phở, chả giò và gỏi cuốn là món mà nhiều người Honolulu đã rất quen thuộc. Nhiều tiệm ăn mở ra mục tiêu chính là phục vụ cho nhu cầu ăn uống của người bản xứ và ở ngay trung tâm sinh hoạt không có người Việt.

    Sơ lược về sự hình thành giáo xứ Việt Nam ở Honolulu

    Cùng với lớp người di tản vào cuối tháng 4, 1975, có một ít gia đình được đưa tới Honolulu để định cư, trong đó có Linh mục Cao Phương Kỷ. Không ai biết rõ số người thời gian đầu đến đây là bao nhiêu người, nhưng theo Ông Bút, một trong những người sống kỳ cựu ở đây cho biết là: “Lúc đầu số người đi lể độ chừng 50 chục người”, nhưng sau này khi biết có thánh lể Việt Nam thì ngay cả những người không Công giáo cũng tới tham dự các sinh hoạt chung cho vui… Ông kể lại vào năm 1977, khi ông tổ chức tiệc cưới của mình, mời cả mọi người Việt Nam ở trên đảo cho vui, không không biệt tôn giáo, tất cả có trên 100 người tham dự.

    Theo hồ sơ còn lưu lại thì vào ngày Lễ Đức Mẹ 15-8-1975, Cha Kỷ được phép Tòa Giám mục và tuyên bố thành lập cộng đoàn Công Giáo Việt Nam ở Honolulu. Ngài qui tụ các gia đình Công giáo và ngày Chúa Nhật 24-8-1975 cử hành thánh lễ bằng tiếng Việt Nam đầu tiên tại nhà thờ Sacred Heart (Punahou) trên đường Wilder Avenue vào lúc 3:00pm, và và mỗi Chúa nhật hằng tuần tiếp tục có thánh lễ Việt Nam cho đến ngày 01- 8- 1980.

    Từ ngày Chúa Nhật nhật -8- 1980 trở đi, thánh lễ bằng tiếng Việt nam được chuyển về nhà thờ Phụ Chính Tòa thánh Têrêsa trên đường 712 N. School street, cho tới ngày nay.

    Hiện nay Cộng đoàn Công giáo Việt Nam tại Hawaii được lập thành giáo xứ thể nhân và có tên là Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, văn phòng và mọi sinh hoạt giáo xứ chia sẽ chung với nhà thờ đồng Chính tòa thánh Têrêsa ờ Honolulu.

    Số gia đình chính thức ghi danh là 540 gia đình với số nhân danh là 1500 người. Hệ thống tên và sinh hoạt bí tích của giáo dân được điện toán hóa và mỗi gia đình đều có Sổ gia đình.

    Trung bình sự đóng góp của giáo dân Việt nam hằng tuần: tiền bao thư và tiền nguyệt liễm là $2.350.00

    Giáo xứ được phân chia thành 4 Giáo Khu, gồm có:

    -Giáo Khu I: Phaolô Lê Bảo Tịnh: Có 4 liên gia

    -Giáo Khu II: Tôma Trần Văn Thiện: Phân chia thành 4 liên gia,

    -Giáo Khu III: Emmanuel Lê Văn Phụng: Có 4 liên gia.

    -Giáo Khu IV: Anê Lê thị Thành: Có 3 liên gia

    Ngoài ra còn có 1 họ đạo bên đảo Maui, đó là Họ đạo Đức Mẹ La Vang với khoảng chừng 100 giáo dân.

    Các sinh hoạt của Giáo xứ gồm có:

    Sinh hoạt Mục Vụ:

    – Thánh Lễ Chúa Nhật: Tối thứ Bảy 7:00pm; Chúa Nhật lúc 3:30pm

    – Thánh Lễ ngày thường: Thứ 2,3,5 tại nhà thờ: 5:30pm

    – Tối Thứ 4: 7:00pm luôn phiên 4 giáo khu tại tư gia.

    Sinh hoạt đoàn thể và theo nhu cầu tuổi tác:

    – Thiếu Nhi: Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam: 130 em; Huynh Trưởng: 20 trưởng; Trợ tá: 15 em. Đoàn thể hóa và sinh hoạt chung giúp các em học giáo lý và Việt Ngữ.

    – Ca đoàn: Sinh hoạt giới trẻ, phục vụ thánh lễ.

    – Đoàn Thanh Niên Công Giáo Gioan-Phaolô II.

    – Phong trào Cursillo có 40 cursillistas. Sinh hoạt hàng tháng

    – Hội Các Bà Mẹ Công Giáo: 62 bà, nâng đỡ cuộc sống vai trò làm mẹ, và đảm đang nhiều sinh hoạt xã hội và là thành phàn đắc lực của đại gia đình giáo xứ.

    – Legio Mariae có 4 tiểu đội; lập thành Curia Việt Nam.

    – Hội Gia đình phạt tạ.

    *Ngoài ra còn có các ban ngành: Phụng vụ, khánh tiết, thừa tác viên Thánh Thể, thừa tác viên đọc sách thánh, giaó lý thêm sức, xưng tội rước lễ lần đầu, giáo lý Tân Tòng, tài chánh và ban Xã Hội.

    Sinh hoạt theo Khu xóm:

    Đơn vị là liên gia, chừng 30 gia đình gần nhau, đọc kinh cầu nguyện với nhau trong khi vui khi buồn, như giỗ, người mới qua đời, thánh lễ ngày thứ 6… tạo nên mối tình thân thiện trong đời sống. Mỗi liên gia đều có thánh quan thầy để liên kết sinh hoạt với nhau.

    Nói chung nhờ có tổ chức và Sinh hoạt chung đã tạo cho mọi giới, mọi gia đình có cơ hội gặp gỡ, gắn bó và nảy sinh tình thân thiện hiểu biết và thương yêu nhau.

    Khái Niệm Người Việt Nam Định Cư Ở Nước Ngoài Theo Pháp Luật Việt Nam

    Khái niệm người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo pháp luật Việt Nam được hiểu tương đối thông nhất.

    Hỏi: Theo quy định của pháp luật Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được hiểu như thế nào ?

    Đáp: Khái niệm người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo pháp luật Việt Nam được hiểu tương đối thông nhất.

    Điều 3 khoản 3 Nghị định Số:138/2006/NĐ-CP quy định “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài” là người có quốc tịch Việt Nam và người gốc Việt Nam đang cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở nước ngoài”.

    Khái niệm này được khẳng định lại tại Điều 3 khoản 3 Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 như sau: “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài”.

    Như vậy, theo khái niệm trên, người Việt Nam định cư ở nước ngoài bao gồm 2 loại là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.

    – Công dân Việt Nam là những người có quốc tịch Việt Nam (Điều 49 Hiến pháp năm 1992).

    – Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài (Điều 3 khoản 4 Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008).

    Tòa nhà HSLAWS, Số 183 Trường Chinh, Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội.

    Điện thoại VP: 04 3724 6666 ; Di động : 090 574 6666

    Phản hồi khách hàng

    Bùi lý nói: Cho tôi hỏi là chồng tôi làm ăn ở Tiệp từ 2008 đến năm 2015, Va khi được phép lao động ơ châu au và chuyển giấy tờ qua Đức thì chong tôi sang Đức từ 2015 đến nay và có thẻ tạm trú. Vậy có phải là người Việt Nam định cư tại nước ngoài k ạ? nguyễn tiến trọng nói: Em muốn sang bên đức học và làm bên ấy thì được định cư bao nhiêu năm bên ý ạ Phạm Anh Tuấn nói: Tôi muốn hỏi VPLS ” Cư trú, làm ăn sinh sống lâu dài ở nước ngoài” cụ thể là bao nhiêu năm thì coi là người việt nam định cư ở nước ngoài? Một người mang quốc tịnh Việt Nam lấy chồng nước ngoài vừa có thời gian sống ở nước ngoài vừa có thời gian sống ở Việt Nam có được gọi là Người Việt Nam ở nước ngoài K? Cao Việt Hà nói: Xin chào Văn phòng Luật sư, tôi muốn hỏi trường hợp sau: tính đến hết năm 2013, Bà A vẫn được coi là người Việt Nam định cư tại nước ngoài. Nhưng từ năm 2014 đến nay, bà A đã về nước sinh sống cùng chồng tại 1 biệt thự tại TP Hồ Chí Minh. Xin hỏi luật sư, trường hợp như bà A còn được coi là Người Việt Nam định cư tại nước ngoài nữa hay không? Xin cảm ơn! nguyễn anh quang nói: cho phép em hỏi: có một chị là công dân việt nam , năm 2000 chị bị lừa bán sang trung quốc thời gian ở trung quốc chị chị làm việc ở nhà chứa mại dâm năm 2015 chị về việt nam cùng một đứa trẻ mà được chị khai là con của chị sinh ra trong quá trình làm mại dâm ở trung quốc . cho em hỏi là đứa trẻ đó mang quốc tịch gì ạ ???? Lê Anh Tuấn pleiku, gia lai nói: Kinh gửi: Văn phòng luật sư Nam Hà Nội Tôi xin chân thành cảm ơn Van phòng luật sư Nam Ha noi trong thời gian qua đã tư vấn rất nhiều ý kiến mà người dân đã hỏi! Tôi xin được trình bay nội dung mong được tư vấn như sau: – Bà Nguyễn Thị Hồng Đào đi Mỹ từ năm 1992, bà vẫn mang quốc tịch Việt nam, bà được chính phủ Mỹ cấp thẻ xanh để được thường trú tại Mỹ thời hạn 10 năm! Hết thời hạn nếu còn tiếp tục sẽ được gia hạn thêm! Bà vẫn còn hộ khẩu thường trú tại thành phố pleiku, gia lai và về thường xuyên để thăm người nhà! – Bà Đào có 01 lô đất tại thành phố pleiku! Nhận chuyển nhượng từ năm 1980 và bà Đào chưa được công nhận đat ở lần nào tại địa phương, bà đang làm thủ tục đăng ký cấp giấy CNQS dụng đất! Vậy xin hỏi Văn phòng luật sư trường hợp bà Đào thuộc diện người Việt Nam định cư ở nước ngoài hay k? Để có cơ sở lập thủ tục cấp gcn cho bà Đào theo đúng quy định! Xin chân thành cảm on! nguyễn văn tuấn nói: Tôi đồng ý với VPLS là các văn bản nhà nước quy định rất THỐNG NHẤT, vì đều ghi chung một câu là” cư trú, làm ăn sinh sống lâu dài ở nước ngoài” nhưng chẳng có văn bản nào giải thích lâu dài là bao nhiêu tháng, năm? liên tục hay không liên tục? THẾ NÀO LÀ CƯ TRÚ LÂU DÀI, THẾ NÀO LÀ LÀM ĂN SINH SỐNG LÂU DAI?

    Ý kiến của bạn