Top 11 # Xem Nhiều Nhất Mã Trường Báo Chí Và Tuyên Truyền Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Maubvietnam.com

Mã Ngành, Mã Trường Học Viện Báo Chí Và Tuyên Truyền 2022

Mã trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền là HBT. Năm 2019 Học viện Báo chí và Tuyên truyền tuyển sinh trên phạm vi cả nước với 1950 chỉ tiêu thuộc 38 ngành đào tạo.

Đối tượng tuyển sinh là thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương; có đủ sức khỏe để học tập theo quy định hiện hành; đạt yêu cầu xét tuyển theo quy định của Học viện về học lực, hạnh kiểm bậc THPT.

Khi điền hồ sơ, thí sinh cần ghi đúng mã trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền và mã ngành mà mình muốn đăng kí xét tuyển.

Chi tiết mã ngành Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2019

Phương án tuyển sinh Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2019

Theo phương án tuyển sinh Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2019, trường sẽ kết hợp thi tuyển và xét tuyển đối với nhóm 1 – ngành Báo chí.

Môn thi tuyển: Năng khiếu báo chí – tổ chức thi tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Xét tuyển căn cứ kết quả thi Năng khiếu báo chí kết hợp với kết quả thi THPT quốc gia của 2 môn khác (theo từng tổ hợp).

Xét tuyển căn cứ kết quả thi THPT quốc gia: đối với nhóm 2, 3, 4.

– Nhóm 2 gồm các ngành: Truyền thông đại chúng, Truyền thông đa phương tiện, Triết học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Kinh tế chính trị, Kinh tế, Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước, Chính trị học, Xuất bản, Xã hội học, Công tác xã hội, Quản lý công, Quản lý nhà nước;

– Nhóm 3: Ngành Lịch sử

Tổ hợp môn xét tuyển được quy định cho từng nhóm ngành như sau:

Học viện Báo chí và Tuyên truyền x ét tuyển theo học bạ tối đa 30% chỉ tiêu của từng ngành/chuyên ngành, t hí sinh là học sinh các trường chuyên/năng khiếu của tỉnh , đạt học lực Giỏi, hạnh kiểm Tốt trong cả 3 năm học THPT: được đăng ký xét tuyển tất cả các ngành; nếu đăng ký xét tuyển ngành Báo chí phải dự thi môn Năng khiếu báo chí và đạt 5/10 điểm trở lên mới đủ điều kiện xét tuyển.

Thí sinh là học sinh các trường THPT công lập khác (không phải trường chuyên/năng khiếu) đạt học lực Giỏi, hạnh kiểm Tốt trong cả 3 năm học THPT: được đăng ký xét tuyển bằng học bạ các ngành sau: Triết học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Kinh tế chính trị, Kinh tế, Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước, Chính trị học, Xuất bản, Xã hội học, Công tác xã hội, Quản lý công, Quản lý nhà nước, Lịch sử.

Điều kiện nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển

Để xét tuyển vào Học viện Báo chí và Tuyên truyền thí sinh cần thỏa mãn các điều kiện sau:

– Có kết quả xếp loại học lực từng năm học trong 3 năm Trung học phổ thông đạt 6,0 trở lên; Hạnh kiểm 3 năm Trung học phổ thông xếp loại Khá trở lên.

– Thí sinh chịu trách nhiệm về điều kiện nộp hồ sơ (học lực, hạnh kiểm) theo quy định

– Thí sinh dự thi các chuyên ngành đào tạo giảng viên lý luận chính trị (Triết học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Kinh tế chính trị, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh) không nói ngọng, nói lắp, không bị dị tật về ngoại hình.

– Thí sinh dự thi chuyên ngành Quay phim truyền hình phải có sức khỏe tốt, không mắc các bệnh, dị tật về mắt, ngoại hình phù hợp (nam cao 1m65, nữ cao 1m60 trở lên).

Sau khi trúng tuyển, nhà trường sẽ tổ chức khám sức khỏe cho sinh viên. Sinh viên trúng tuyển nếu không đáp ứng các quy định nêu trên sẽ được chuyển sang ngành khác của Học viện có điểm trúng tuyển tương đương.

Giới Thiệu Học Viện Báo Chí Và Tuyên Truyền

Học viện Báo chí – Tuyên truyền là đơn vị trực thuộc Học viện Chính trị – Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, là cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị, cán bộ làm công tác tư tưởng, công tác Đảng, báo chí truyền thông và các khoa học xã hội và nhân văn khác ở các trình độ khác nhau. Và cùng với đó, Học viện còn có chức năng chính là cơ sở nghiên cứu khoa học phục vụ mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo bồi dưỡng cán bộ và phục vụ cho việc hoạch định đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về lĩnh vực tư tưởng, lý luận, báo chí và truyền thông.

Học viện Báo chí – Tuyên truyền (thuộc Học viện Chính trị – Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh) được thành lập ngày 16-01-1962 .Tính đến năm 2013, Học viện Báo chí – Tuyên truyền hiện có 19 khoa, 3 Ban, 7 phòng, 3 Trung tâm, 1 viện nghiên cứu, Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông và các đơn vị chức năng khác. Đội ngũ cán bộ, giảng viên của Học viện và 395 người, cán bộ nghiên cứu, giảng dạy chiếm 70%, trong đó có 23 GS, PGS; 77 Tiến sĩ; 164 Thạc sĩ.

Hoạt động chuyên môn của Nhà trường so với thời kỳ đầu đã có bước phát triển mạnh mẽ. Các chuyên ngành được mở rộng và đào tạo liên tục theo niên khoá. Bắt đầu từ năm 1991, Nhà trường được giao nhiệm vụ đào tạo sau đại học với ngành đầu tiên là Triết học, sau đó mở ra các ngành Báo chí, Xuất bản, Chính trị học. Công tác nghiên cứu khoa học ngày càng có vai trò to lớn trong hoạt động chung, góp phần bổ sung và đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy.

Học viện đã và đang hợp tác đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học với nhiều trường ĐH có uy tín trên thế giới như ĐH Công nghệ Sydney (UTS), ĐH Monash, ĐH Latrobe của Australia,…

Về công tác đào tạo, Học viện đang đào tạo 28 ngành/chuyên ngành bậc đại học, 12 chuyên ngành bậc cao học, 2 chuyên ngành nghiên cứu sinh. Sinh viên tốt nghiệp đại học được cấp bằng cử nhân và chứng nhận trình độ lý luận chính trị (cao cấp hoặc trung cấp tùy theo ngành đào tạo). Năm 2013, Học viện tuyển sinh 01 chuyên ngành mới bậc đại học là Báo chí đa phương tiện.

Bên cạnh công tác đào tạo thì cơ sở vật chất cũng là yếu tố luôn được Ban Giám đốc học viện luôn quan tâm, nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu về thiết bị dạy và học cho giảng viên và sinh viên trong trường.Khu giảng đường đạt tiêu chuẩn quốc gia với trên 80% số phòng được trang bị máy chiếu đa năng, đủ sức phục vụ trên 180 lượt lớp/ngày. Trung tâm Thông tin – Tư liệu – Thư viện gồm nhiều phòng chức năng với hang chục nghìn đầu sách chuyên ngành và nhiều tư liệu quý hiến; 2 phòng truy cập Internet và 5 hệ thống wifi đảm bảo phục vụ nhu cầu tra cứu, học tập tại mọi địa điểm trong toàn Học viện.

Học viện có 3 phòng hội thảo khoa học, 9 phòng máy tính phục vụ học tin học và ngoại ngữ, 2 phòng diễn giảng phục vụ thực hành nghiệp vụ sư phạm, 1 studio phát thanh và 1 studio truyền hình phục vụ thực hành nghiệp vụ báo chí.

Hội trường Học viện với sức chứa 800 người, được trang bị hệ thống âm thanh, ánh sáng hiện đại, phục vụ tốt việc tổ chức các sự kiện lớn của Học viện và các hoạt động ngoại khóa của Đoàn Thanh niên, Đội Văn nghệ xung kích, các câu lạc bộ sinh viên như: CLB Võ thuật, CLB Nhiếp ảnh, CLB Triết học,… Khi đến Học viện Báo chí – Tuyên truyền, không khó để có thể bắt gặp hình ảnh nhiều nhóm sinh viên đang tập hợp lại với nhau để tham gia vào các hoạt động tập hát, múa, tập võ thuật hay chỉ đơn giản là buổi sinh hoạt định kỳ của một câu lạc bộ nào đó trong trường. Những sinh viên Học viện Báo chí không chỉ có thành tích học tập tốt mà còn được đánh giá cao bởi sự năng động khi tham gia các hoạt động ngoại khóa, các công tác xã hội, cũng như các chương trình văn nghệ ở trường và nhiều nơi khác.

2. Khoa Chủ nghĩa xã hội:

Khoa Chủ nghĩa xã hội khoa học là một trong những khoa chuyên sâu về lý luận có thành tích suất sắc của Học viện Báo chí Tuyên truyền. Được thành lập từ năm 1962, qua nhiều năm xây dựng và phát triển, khoa đã được nhận Bằng khen của Giám đốc Học viện Chính Trị – Hành chính Quốc gia HCM và trở thành một trong những tập thể, cá nhân được nhận nhiều bằng khen và cờ thi đua các cấp. Có được những thành tích nổi bật trên là sự phấn đấu rèn luyện không ngừng của tập thể cán bộ giảng viên và sinh viên khoa Chủ nghĩa xã hội khoa học. Khoa có đội ngũ giảng viên cơ hữu là 8 người, trong đó có 1 Phó GS, 3 Tiến sĩ, 2 nghiên cứu sinh Tiến sĩ và 2 Thạc sĩ. Với kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, cho đến nay, Khoa Chủ nghĩa xã hội khoa học đã đào tạo được gần 2.000 cử nhân, gần 100 thạc sĩ Chủ nghĩa xã hội khoa học; Đặc biệt là khoa còn đào tạo nhiều thế hệ cán bộ cho nước Cộng Hòa DCND Lào.

Sinh viên khoa Chủ nghĩa xã hội khoa học, sau khi tốt nghiệp sẽ được cấp bằng cử nhân và chứng nhận cao cấp lý luận chính trị và nhiều cơ hội việc làm như trở thành Giảng viên giảng dạy các môn Lý luận Mác – Lênin, môn Chính trị học ở các trường Đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp; Giảng viên giảng dạy môn Chủ nghĩa xã hội khoa học cho các Trung tâm bồi dưỡng Chính trị; Giáo viên giảng dạy môn Giáo dục công dân tại các trường THPT; Cán bộ nghiên cứu tại các viện nghiên cứu chính trị, triết học, Chủ nghĩa xã hội khoa học hay cán bộ trong các cơ quan Đảng, cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương tới địa phương…

3. Khoa Triết học:

Khoa Triết học được thành lập năm 1962, với 51 năm xây dựng và phát triển, đến nay khoa có đội ngũ giảng viên và cộng tác viên đông đảo, trong đó, có nhiều Giáo sư, phó Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ.

Khoa Triết học tuyển sinh đại học 2 khối thi là: khối C và D1. Điểm tuyển sinh từ năm 2010 tới năm 2012 không có nhiều thay đổi, trung bình khối C là 15 – 16 điểm, điểm trung bình của khối D là 15 – 15,5 điểm. Khoa đào tạo bậc đại học ngành Triết học Mác – Lênin (mã ngành 524) và đạo tạo cao học Triết học. Có 3000 cử nhân Triết học, hàng trăm thạc sĩ Triết học được đào tạo tại khoa đã và đang đảm nhiệm nhiều vị trí làm việc đa dạng của đất nước như: Làm giảng viên giảng dạy Triết học cho các trường Chính trị tỉnh, thành phố; Làm cán bộ tuyên giáo và cán bộ các ban Đảng cấp huyện, tỉnh, trung ương; Làm việc trong một số cơ quan, tổ chức trong Hệ thống chính trị: Mặt trận tổ quốc, Đoàn Thanh niên,… Và các bạn sinh viên tốt nghiệp tại khoa Triết học cũng có khả năng phát triển tốt ở các lĩnh vực báo chí, phát thanh, truyền hình,…

Điểm nổi bật của sinh viên tốt nghiệp Triết học là có phương pháp làm việc tốt, dễ thích ứng với các lĩnh vực chuyên môn khác, phần lớn được đánh giá cao ở các lĩnh vực chuyên môn khác nhau.

Sinh viên khoa Triết học ngoài việc học tập còn được tham gia vào các hoạt động ngoại khóa lành mạnh như các hoạt động sinh viên tình nguyện, câu lạc bộ Triết học, hoạt động văn nghệ, thể thao,…Nhiều sinh viên đã phấn đấu tốt, có thành tích học tập cao, đồng thời được kết nạp vào Đảng Cộng sản việt Nam, tăng thêm cơ hội có việc làm trong các cơ quan nhà nước.

4. Khoa Quan hệ quốc tế:

Khoa Quan hệ quốc tế, Học viện Báo chí – Tuyên truyền, được thành lập vào năm 1983, tiền thân là khoa Lịch sử phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Với đội ngũ giảng viên là những cán bộ, giảng viên trẻ, năng động và được đào tạo bài bản cả về chuyên môn và phương pháp giảng dạy, những năm qua khoa đã gặt hái được nhiều thành công trong công tác giảng dạy.

Hiện tại, khoa Quan hệ quốc tế hiện đang đào tạo 02 chuyên ngành đại học thuộc mã ngành Quan hệ quốc tế. Đó là chuyên ngành Quan hệ chính trị và truyền thông quốc tế và chuyên ngành Thông tin đối ngoại.

Khoa Quan hệ quốc tế đào tạo các cử nhân chuyên ngành Quan hệ chính trị và truyền thông quốc tế nắm vững kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành về quan hệ quốc tế và đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Tại chuyên ngành này, sinh viên tốt nghiệp có thể đảm đương các công việc đối ngoại, thông tin đối ngoại và hợp tác quốc tế phù hợp tại các Bộ, Ban, ngành trung ương, địa phương, các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp và các doanh nghiệp; các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ; hoặc thực hiện các chức trách đòi hỏi sự hiểu biết cơ bản, hệ thống kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ quan hệ quốc tế, đối ngoại, thông tin đối ngoại, báo chí, truyền thông quốc tế.

Đối với chuyên ngành Thông tin đối ngoại, khoa Quan hệ quốc tế sẽ đào tạo các cử nhân chuyên ngành Thông tin đối ngoại, có lập trường chính trị, phẩm chất đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, nắm vững kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành về thông tin đối ngoại.

Sinh viên tốt nghiệp có khả năng thực hiện công tác tham mưu, tư vấn, tổ chức, quản lý hoạt động thông tin đối ngoại tại các bộ phận, cơ quan, tổ chức đối ngoại và quan hệ quốc tế của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp và các doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ; các chức trách của các phóng viên, biên tập viên thông tin đối ngoại tại các cơ quan thông tấn, báo chí; hoặc thực hiện các chức trách đòi hỏi sự hiểu biết cơ bản, hệ thống kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ thông tin đối ngoại. Đồng thời có thể tự học để nâng cao trình độ hoặc tiếp tục được đào tạo ở trình độ sau đại học.

Phương pháp đào tạo phong phú và có nhiều đổi mới, trong những năm qua khoa Quan hệ quốc tế đã đem đến cho sinh viên những trải nghiệm mới, những động lực và niềm tin vững chắc hơn.

Không chỉ được đào tạo nâng cao kiến thức, khoa Quan hệ quốc tế còn tích cực tổ chức cho sinh viên tham gia các buổi giao lưu văn hóa.

Sinh viên năng động của khoa QHQT: MC Bùi Nguyên Bảo lớp QHQT K30, Bí thư liên chi đoàn khoa QHQT, đội trưởng đội VNXK.

5. Khoa Tư tưởng Hồ Chí Minh:

Khoa Tư tưởng Hồ Chí Minh được thành lập vào tháng 5 năm 2000. Sau gần 15 năm đào tạo và giảng dạy, khoa đã gặt hái được nhiều thành tích, như:

– Bằng khen của Giám đốc Học viện Chính trị – Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh vì thành tích đạt được nhân dịp 10 năm thành lập và phát triển.

– Từ năm 2000 đến nay Khoa thường xuyên đạt danh hiệu Đơn vị lao động giỏi, Đơn vị lao động tiên tiến, được Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền tặng giấy khen;

– Khoa được Giám đốc Học viện Chính trị – Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh tặng bằng khen vì thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong năm học 2011-2012

– Nhiều cán bộ khoa được Giám đốc Học viện Báo chí – Tuyên truyền tặng giấy khen vì đạt nhiều thành tích nghiên cứu khoa học và giảng dạy

Hiện tại, khoa Tư tưởng Hồ Chí Minh đang đào tạo cả hệ Đại học và hệ Cao học. Ở hệ Đại học, các bạn sinh viên sẽ được đào tạo các môn cơ sở ngành như Lịch sử tư tưởng Hồ Chí Minh, Lịch sử tư tưởng chính trị, …Các môn chuyên ngành như Hồ Chí Minh tiểu sử; Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc; về Chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam;…Các bạn cũng được đào tạo các môn nghiệp vụ gồm: Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn; Lý luận dạy học đại học; Phương pháp nghiên cứu giảng dạy tư tưởng Hồ Chí Minh (lý thuyết và thực hành)…

Ở hệ Cao học, các bạn sinh viên sẽ được đào tạo những kiến thức chuyên sâu hơn về các vấn đề như: Tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh; Các tác phẩm tiêu biểu của Hồ Chí Minh; Giá trị và sự vận dụng, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay…

Sau khi tốt nghiệp, các cử nhân của khoa Tư tưởng Hồ Chí Minh có thể tham gia công tác với tư cách: Cán bộ tham mưu, tư vấn về văn hóa tư tưởng trong các tổ chức, cơ quan thuộc hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương; các doanh nghiệp; các tổ chức kinh tế – xã hội.

– Giảng viên dạy tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường chính trị tỉnh, thành phố, các trường đại học, cao đẳng…..

– Làm việc trong hệ thống chính trị: Các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội…

– Làm công tác nghiên cứu ở các viện, trung tâm nghiên cứu về Hồ Chí Minh học…Với những đóng góp to lớn của mình, Khoa tư tưởng Hồ Chí Minh trở thành điểm tìm đến cho nhiều bạn sinh viên trong những năm qua.

6. Khoa Tâm lý giáo dục:

Giáo dục lý luận chính trị là ngành tuyển sinh của Khoa Tâm lý Giáo dục, tiền thân là khoa Huấn học của trường Tuyên huấn Trung ương I, được thành lập từ năm 1983. Đây là khoa chuyên đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ đại học để giảng dạy môn giáo dục chính trị cho các trường trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và cao đẳng trong cả nước.

Cử nhân được đào tạo, bồi dưỡng để có phẩm chất tư tưởng chính trị vững vàng, có đạo đức và lối sống lành mạnh, có kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu ứng dụng khoa học giáo dục vào cuộc sống.

Khối tuyển sinh của ngành là khối C, mức điểm chuẩn là 15 điểm trong hai năm gần đây và ít có biến động trong những năm trước, Giáo dục lý luận chính trị sẽ là ngành trong tầm tay của rất nhiều bạn học sinh.

Sinh viên năng động của khoa Tâm lý giáo dục: Đỗ Phạm Thùy Linh lớp GDCT K30, Giải nhất Giọng hát vàng AJC Voice 2012, thành viên đội VNXK 7. Khoa Chính trị học:

Các bạn sinh viên có mong muốn được công tác tại các tổ chức, cơ quan thuộc hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương, các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, xã hội hay giảng dạy các môn khoa học chính trị ở các Học viện, các trường Đại học và Cao đẳng…thì khoa Chính trị học của Học viện Báo chí – Tuyên truyền sẽ là một lựa chọn cho bạn.

Khoa Chính trị học hiện đang đào tạo 2 chuyên ngành là Chính sách phát triển và Chính sách công. Ở đây, các bạn sẽ được đào tạo kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành, thực tế, thực tập, đảm bảo tính khoa học, hiện đại và hệ thống, chú trọng cả tri thức khoa học và rèn luyện kỹ năng, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức. Sinh viên tốt nghiệp đại học được cấp bằng cử nhân và chứng nhận cao cấp lý luận chính trị.

Đội ngũ giảng viên của Khoa với trình độ chuyên môn cao sẽ đảm bảo cho chất lượng đào tạo của các học viên. Cụ thể là, Khoa hiện đang có 10 giảng viên trực tiếp tham gia giảng dạy, trong đó có 1 Giáo sư, 1 Phó giáo sư, 4 Tiến sĩ, 2 Nghiên cứu sinh, 2 Thạc sĩ. Ngoài ra khoa còn có gần 30 GS, PGS, TS, chuyên viên cao cấp đang công tác tại Hội đồng Lý luận Trung ương, Học viện Chính trị – Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Hành chính, Đại học Quốc gia… và nhiều cơ sở đào tạo khác cùng tham gia giảng dạy với cương vị là cộng tác viên.

Trong những năm qua, Khoa Chính trị học đã tổ chức nhiều chương trình ngoại khóa như: rèn luyện cho sinh viên trở thành Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên, tham gia các Câu lạc bộ chuyên ngành, thanh niên tình nguyện, văn nghệ xung kích…

Ngoài ra, Khoa còn đào tạo các cử nhân Chính trị phát triển và Chính sách công cho nước bạn Lào, bồi dưỡng chính trị cho các cán bộ các lớp bổ túc và tham gia đào tạo hàng chục nghìn nhà báo, biên tập viên xuất bản và giảng viên lý luận chính trị cho Đảng và Nhà nước.

Khoa Chính trị học đã không ngừng đổi mới phương pháp học tập, tạo được sự hứng thú và say mê nghề nghiệp cho sinh viên. Chính vì thế, khoa Chính trị học sẽ trở thành sự lựa chọn đúng đắn cho những bạn đam mê công tác ở hệ thống chính trị hoặc giảng dạy chính trị tại các trường Đại học, Cao đẳng trong cả nước.

8. Khoa Phát thanh – Truyền hình:

Nhắc đến nghề báo, nhiều người cho rằng nó xuất phát trước tiên từ một nhu cầu chung của nhân loại. Đó là nhu cầu thông tin. Hãy tưởng tượng, mỗi ngày, khi thức giấc đón chào ngày mới, hầu như ai cũng có chung một câu hỏi: “Hôm nay có gì mới?”. Mọi người đều muốn được trả lời nhanh nhất. Và chính nhà báo sẽ là người làm thỏa mãn nhu cầu ấy.

Việc quyết định bước chân vào ngành Báo chí cũng đồng nghĩa với việc bạn đã chọn cho mình một nghề nghiệp thú vị, năng động và nhiều thử thách. Nếu đã có ước mơ trở thành một nhà báo năng động, thì khoa Phát thanh – truyền hình và khoa Báo chí, Học viện Báo chí – Tuyên truyền sẽ giúp bạn biến ước mơ đó trở thành hiện thực.

Khoa Phát thanh – truyền hình được thành lập ngày 28 tháng 3 năm 1979. Đến năm 1983, Khoa sát nhập với Khoa Báo chí thành Khoa Báo chí. Tháng 10 năm 2003, theo Quyết định của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Khoa Báo chí tách ra thành hai khoa: Khoa Báo chí và Khoa Phát thanh- Truyền hình. Đến nay, khoa đang giảng dạy các chuyên ngành:- Phát thanh- Truyền hình – Báo mạng điện tử- Quay phim truyền hình

Trong quá tình phát triển của mình, khoa đã xuất bản nhiều giáo trình, sách chuyên ngành, đề cương bài giảng phục vụ công tác giảng dạy và học tập, liên kết với các cơ quan khoa học trong và ngoài nước triển khai các đề tài khoa học, liên kết đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí. Đặc biệt, hiện nay, khoa có quan hệ hợp tác với nhiều trường đại học danh tiếng trên thế giới như Trường Đại học Công nghệ Sít- nây, Trường Đại học Tổng hợp Truyền thông Bắc Kinh (Trung Quốc), Viện FES (Cộng hoà Liên bang Đức),Trường Đại học LILLE ( Cộng hoà Pháp), Mascom (Phillipin)…

Khoa Phát thanh – Truyền hình, Học viện Báo chí và tuyên truyền chắc chắc sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo của bạn trên con đường chinh phục ước mơ trở thành những nhà báo năng động, sáng tạo với kỹ năng nghề nghiệp vững vàng. Đặc biệt trong năm 2013, Khoa mở thêm mã nghành đào tạo mới – ngành Báo chí đa phương tiện với nhiều điều mới mẻ thú vị và hấp dẫn.

Đây là ngành do khoa Ngoại ngữ tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền đào tạo với khối thi tuyển sinh là D1 và mức điểm chuẩn hàng năm tầm 20 điểm, đây hoàn toàn là ngành trong khả năng của các thí sinh.Đội ngũ giảng viên của khoa gồm có 8 giảng viên, trong đó có 2 Tiến sĩ và 14 Thạc sĩ và Tổ bộ môn ‘Tiếng Anh Biên dịch’ gồm 9 giảng viên, trong đó 1 Tiến sĩ và 8 Thạc sĩ.

Bên cạnh đó còn có khoảng hơn 20 giảng viên có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm từ các trường có uy tín về đào tạo cử nhân ngành Ngôn ngữ Anh như: Đại học Ngoại ngữ (Đại học Quốc gia Hà Nội), Đại học Sư phạm Hà Nội, Học viện Ngân hàng, Học viện Ngoại giao, Tổ chức IIG Viet Nam và một số cơ quan báo chí, truyền thông. Đặc biệt, với các môn chuyên ngành, sinh viên còn được học tập với những giáo viên người nước ngoài đến từ các nước nói tiếng Anh.

Tốt nghiệp chuyên ngành Biên dịch Tiếng Anh, cử nhân có thể trở thành Trợ lý phụ trách các vấn đề về Báo chí truyền thông cho các cơ quan; Phóng viên, Biên tập viên, Thư ký Biên tập chương trình cho các ban Thế giới, Đối ngoại, Quốc tế thuộc các cơ quan thông tấn, báo chí ; nhân viên PR, nhân viên xuất nhập khẩu cho các ngân hàng, công ty, có quan hệ kinh doanh với nước ngoài; nhân viên Phòng đối ngoại của các trường Đại học, các cơ quan hành chính, hãng hàng không; Quản lý và phụ trách nội dung website, tham gia công tác quản lý và quảng bá thương hiệu; quan hệ báo chí và tham gia tổ chức sự kiện, biên tập và xây dựng nội dung cho tập san nội bộ cho các công ty và trường học. Ngoài ra cũng có thể dạy tiếng Anh cho các cấp học.

Mục tiêu phấn đấu chung của tất cả sinh viên chuyên ngành Tiếng Anh Biên dịch là: Chúng tôi góp một phần không nhỏ cho mục tiêu chung: Đưa thế giới đến với Việt Nam và Đưa Việt Nam đến với thế giới

10. Khoa Lịch sử Đảng:

Bạn muốn trở thành giảng viên chuyên ngành Lịch sử Đảng cho các trường Đại học, Cao đẳng, các trường Chính trị hay làm cán bộ trong các cơ quan của Đảng và Nhà nước? Bạn muốn trở thành sinh viên của một trong những trung tâm đào tạo lịch sử Đảng uy tín và lâu đời trên cả nước? Khoa Lịch sử Đảng, Học viện báo chí và tuyên truyền chính là sự lựa chọn cho bạn.

Cùng với sự lớn mạnh không ngừng của nhà trường, hơn 50 năm qua, Khoa Lịch sử Đảng luôn khẳng định được vị trí của mình, đào tạo được rất nhiều cán bộ giỏi phục vụ cho công tác giảng dạy ngành Lịch sử – chuyên ngành Lịch sử Đảng cũng như tuyên truyền những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Đến với khoa Lịch sử Đảng, bạn sẽ được đào tạo nhiều đầu môn đa dạng như Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam , Lịch sử Việt Nam, Lịch sử thế giới, Dân tộc học…với đội ngử giảng viên chất lượng chuyên môn vững vàng. Từ đó, bạn sẽ được khám phá kho tàng những giá trị văn hóa – xã hội trong quá khứ, phát huy những giá trị đó vào hiện tại và tương lai.

Bên cạnh đó, Khoa thường xuyên tổ chức các Hội thảo khoa học, các buổi toạ đàm nhân kỷ niệm những ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị trọng đại của Đảng và đất nước. Phát động sinh viên tham gia công tác nghiên cứu khoa học, tổ chức các buổi Hội thảo khoa học để sinh viên có điều kiện làm quen cũng như định hướng cho sinh viên trong công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học sau này. Đội ngũ giảng viên của Khoa đã tham gia rất nhiều đề tài cấp Bộ, cấp cơ sở đạt chất lượng cao.

Với những đóng góp to lớn trong suốt hơn 50 năm qua, khoa Lịch sử Đảng đã đạt được nhiều danh hiệu cao quý, nhiều năm liền là đơn vị Lao động xã hội chủ nghĩa, Chi bộ trong sạch vững mạnh và Công đoàn xuất sắc.

Sinh viên năng động khoa LSĐ: Vũ Thế Anh lớp LSĐ K31, Bán kết Gương mặt sinh viên Việt Nam Facelook 2012, Giải tư cuộc thi hát tiếng Pháp toàn miền Bắc Chantons En Francais 2012, thành viên đội Tình nguyện xung kích. 11. Khoa Tuyên truyền:

Với gần 10.000 sinh viên thuộc các ngành Công tác tư tưởng và Quản lý văn hóa – tư tưởng bậc đại học, hơn 200 học viên cao học và nghiên cứu sinh Chính trị học chuyên ngành Công tác tư tưởng, khoa Tuyên truyền là cơ sở duy nhất trong cả nước đào tạo ngành Chính trị học chuyên ngành Công tác tư tưởng và Quản lý văn hóa – tư tưởng ở cả ba trình độ: cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ.

Chức năng nhiệm vụ của Khoa là đào tạo cán bộ chuyên ngành Công tác tư tưởng, Quản lý văn hóa – tư tưởng ở bậc đại học và sau đại học; bồi dưỡng cán bộ làm công tác tư tưởng – văn hoá tại Ban Tuyên giáo của các cấp uỷ đảng, các cấp chính quyền, các ngành, các đoàn thể và lực lượng vũ trang…; nghiên cứu khoa học phục vụ công tác giảng dạy và góp phần phát triển, nâng cao hiệu quả của công tác tư tưởng – văn hoá của Đảng nói riêng và công tác lãnh đạo, quản lý của Đảng, Nhà nước nói chung. Khoa Tuyên truyền có một đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm và nhiệt huyết , có trình độ, có học hàm, học vị cao với 100% giảng viên có trình độ từ thạc sĩ trở lên, trong đó có trên 60% là PGS, TS. Ngoài ra, còn có sự tham gia giảng dạy của các cộng tác viên là các GS, chúng tôi đang công tác tại Hội đồng Lý luận Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương, Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh,…

Để cung cấp thông tin về tuyển sinh năm học 2013 – 2014 của khoa Tuyên truyền một cách chính xác nhất, chúng tôi đã có dịp phỏng vấn Ts. Lương Ngọc Vĩnh – Phó Trưởng khoa Tuyên truyền về vấn đề này: “Trong năm học 2013 – 2014 Khoa Tuyên truyền sẽ tuyển sinh với chỉ tiêu là 100 sinh viên vào ngành Quản lý văn hóa tư tưởng. Trong năm học tới, khoa tập trung nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng đào tạo, làm sao để sinh viên ra trường có thể thực hiện tốt mục tiêu, yêu cầu đào tạo của nhà trường đó là trở thành cán bộ tuyên giáo. Hiện nay, khoa cũng chú ý đến bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giảng viên không chỉ có kiến thức về mặt lý luận mà còn phải có kiến thức về mặt thực tiễn. Thứ hai nữa là nghiên cứu khoa học, hướng đến hoàn thiện hệ thống giáo trình tài liệu phục vụ cho giảng dạy, nghiên cứu tổng kết thực tiễn

12. Khoa Báo chí:

Những bạn trẻ yêu thích và đam mê công việc trong các tòa soạn báo in thì hãy đăng kí dự thi vào Khoa Báo chí. Với bề dày truyền thống và mang đậm nét đặc trưng của ngôi trường đào tạo những nhà báo tương lai, Khoa Báo chí đã trở thành đơn vị nổi bật của Học viện Báo chí Tuyên truyền khi nhiều năm đảm nhiệm chức năng, nhiệm vụ đào tạo ở các bậc học đại học, sau đại học và đào tạo đội ngũ những người làm công tác báo chí – truyền thông cho Đảng, Nhà nước.

Là một cơ sở đào tạo báo chí – truyền thông hàng đầu ở Việt Nam, đến nay Khoa Báo chí đã đào tạo được hơn 10 ngàn nhà báo chuyên nghiệp trong và ngoài nước. Hiện nay Khoa Báo chí đang đào tạo hai chuyên ngành Báo in và Ảnh báo chí. Nhiều học viên, sinh viên sau khi tốt nghiệp đã trở thành những nhà báo nổi tiếng, những nhà hoạt động chính trị chuyên nghiệp, có chức vụ cao trong các cơ quan Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội.Báo in và Ảnh báo chí là 2 chuyên ngành thu hút số lượng lớn thí sinh đăng ký dự thi trong các kỳ thi đại học hàng năm. Đội ngũ giảng viên của Khoa Báo chí đều là những người có năng lực, trình độ chuyên môn cao. Ngoài nhiệm vụ giảng dạy, giảng viên của Khoa còn tham gia tư vấn và tác nghiệp trực tiếp tại nhiều cơ quan báo chí – truyền thông. Nhằm đáp ứng yêu cầu xã hội, đặc biệt là phù hợp với xu hướng phát triển của báo chí hiện đại, Khoa Báo chí đã và đang tích cực cải tiến, đổi mới chương trình theo hướng đào tạo báo chí đa phương tiện.

13. Khoa Xã hội học:

Tiền thân là bộ môn Xã hội học có từ năm 1985 thuộc Khoa kiến thức cơ bản, đến năm 1994, khoa Xã hội học đã chính thức được thành lập, và từ đó đến nay, khoa đã đạt được nhiều thành tích trong các hoạt động của trường, cũng như các hoạt động giao lưu hợp tác với các tỉnh thành khác trên cả nước. Có thể kể đến việc tham gia vào những hoạt động nghiên cứu Khoa học của đội ngũ cán bộ khoa; Khoa thường đứng ra tổ chức các lớp tập huấn và hội thảo về phương giảng dạy tích cực, trao đổi các kết quả nghiên cứu về xã hội học, truyền thông đại chúng;…hay những buổi tập huấn dân số/KHHGĐ cho cán bộ Báo chí và Tuyên giáo tại Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Bình Định, Gia Lai, Vĩnh Phúc, An Giang,…do giảng viên của khoa phụ trách.

Cùng với đó, khoa còn thiết lập những mối quan hệ bền chặt với các trung tâm, viện nghiên cứu về vấn đề xã hội trên toàn thế giới như Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (IDSD), Viện FES (cộng hoà liên bang Đức), Trung tâm Sirad (Pháp), Quỹ Dân số Liên hợp quốc, Quỹ Ford…

Khoa Xã hội học gồm 2 chuyên ngành chính là: Xã hội học và Công tác xã hội. Chức năng và nhiệm vụ chính của các cán bộ giảng viên của khoa là Đào tạo cử nhân ngành Xã hội học; Giảng dạy bộ môn Xã hội học và Dân số cho một số lớp đào tạo đại học tại Học viện Báo chí – Tuyên truyền và Nghiên cứu khoa học phục vụ công tác đào tạo của Học viện và theo yêu cầu của các cơ quan khác ngoài Học viện.Đội ngũ cán bộ giảng viên của khoa đều là các thạc sỹ, tiến sỹ xã hội học đã từng tham gia nghiên cứu rất nhiều đề tài trong lĩnh vực xã hội học và cũng đã có quá trình công tác lâu dài tại Học viện Báo chí – Tuyên truyền.

Các bạn có thể trực tiếp tìm hiểu thông tin về các chuyên ngành đào tạo cũng như những thành tích mà giảng viên, sinh viên khoa Xã hội học đã đạt được tại văn phòng khoa Xã hội học, Học viện Báo chí – Tuyên truyền, 36 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội.

Sinh viên năng động khoa Xã hội học: Tống Hoàng Hà My lớp XHH K31, Kênh 14 Xtyle Model team, thành viên đội Văn nghệ xung kích, Tình nguyện xung kích 14. Khoa Kinh tế:

Bạn có muốn trở thành một giảng viên giảng dạy kinh tế chính trị và quản lý kinh tế ở các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, các trường chính trị tỉnh, thành, đoàn thể, các trung tâm giáo dục lý luận chính trị? Bạn mong muốn trở thành một cán bộ tham mưu, tư vấn cho các cấp lãnh đạo, quản lý trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và quản lý các hoạt động kinh tế? Vậy tại sao bạn không tìm đến với chúng tôi – Khoa Kinh tế của Học viện Báo chí và Tuyên truyền?

Với 2 chuyên ngành đào tạo là: Kinh tế chính trị và Quản lý kinh tế, trong những năm qua, khoa đã đào tạo được 109 lớp cử nhân kinh tế chính quy tập trung và không tập trung với tổng số hơn 4000 sinh viên trong đó có 74 sinh viên Lào; đào tạo 3 lớp chuyên tu sau đại học với tổng số 283 sinh viên; đã và hiện đang đào tạo 05 lớp cao học Kinh tế chính trị với trên 120 học viên; tham gia giảng dạy cho 829 lớp bồi dưỡng và tại chức không chuyên kinh tế với tổng số khoảng 42.500 sinh viên, trong đó có hơn 200 sinh viên nước bạn Lào. Sở hữu một đội ngũ giảng viên đông đảo, có trình độ năng lực cao gồm 19 cán bộ, giảng viên gồm: 8 tiến sĩ, 11 thạc sĩ (trong đó có 3 nghiên cứu sinh, 1 NCS đang học tại Austraylia) cùng 2 tiến sĩ của Học viện Báo chí và Tuyên truyền là cán bộ cơ hữu thường xuyên tham gia giảng dạy, nghiên cứu và hướng dẫn luận văn cho Khoa. Hãy đến với khoa Kinh tế để biến những ước mơ của bạn trở thành hiện thực!

15. Khoa Xây dựng Đảng:

Xây dựng Đảng là khoa chuyên đào tạo cán bộ làm công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học chuyên ngành Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước, đào tạo cán bộ làm công tác Đảng, công tác chính quyền và đoàn thể, được thành lập từ tháng 9 năm 1975. Năm 2005, Khoa đã nhận được Huân chương Lao động hạng Ba do Nhà nước trao tặng và nhiều bằng khen, cờ thi đua của các cấp. Đây là cơ sở duy nhất trong cả nước đào tạo trình độ cử nhân, thạc sĩ Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước với đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm gồm 2 Phó giáo sư, 3 Tiến sĩ, 4 nghiên cứu sinh tiến sĩ và 1 thạc sĩ cùng hơn 60 cộng tác viên là các Giáo sư, Phó Giáo sư, giảng viên cao cấp đang công tác tại Hội đồng Lý luận Trung Ương, Học viện Chính trị – Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Hành chính, Ban Tổ chức Trung Ương, Ủy ban Kiểm tra Trung Ương, Bộ Nội Vụ, Bộ Tư pháp và nhiều cơ sở đào tạo khác.

Chương trình đào tạo được kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành, thực tế, thực tập, đảm bảo tính khoa học, hiện đại và hệ thống. 9000 là con số ấn tượng về những cử nhân mà khoa đã đào tạo như chia sẻ của chúng tôi Trần Thị Anh Đào, Trưởng khoa Xây dựng Đảng: “Các thầy cô trong khoa Xây dựng Đảng rất đoàn kết, nhất trí và tâm huyết với công tác đào tạo của mình, ý thức rất rõ trách nhiệm của mình, đó là đào tạo ra các cử nhân Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước, cung cấp cho các cơ quan Đảng, cơ quan Nhà nước và các tổ chức trong hệ thống chính trị những cán bộ có phẩm chất và có năng lực. Gần 40 năm qua, khoa đã đào tạo cho xã hội 9000 cử nhân Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước, gần 200 học viên cao học và 100 cử nhân cho nước bạn Lào.”Không chỉ thế khoa còn tham gia bồi dưỡng về chính trị, nghiệp vụ công tác Đảng cho hàng trăm cán bộ các cơ quan Trung Ương và địa phương, đào tạo hàng chục nghìn giảng viên lý luận chính trị cho Đảng và Nhà nước. Năm 2013, Khoa Xây dựng Đảng tuyển sinh ngành Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước với hai khối thi là C và D1. Mức điểm hàng năm với khối C là khoảng 18 điểm, D1 khoảng 16 điểm.

Sinh viên sau khi tốt nghiệp được cấp bằng cử nhân và chứng nhận lý luận chính trị cao cấp và có thể công tác tại Ban Tổ chức, Ban Tuyên giáo Trung ương, phòng Nội Vụ, Ủy ban Kiểm tra, Văn phòng Đảng ủy của các cơ quan Đảng, nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội từ Trung ương đến địa phương… và giảng dạy lý luận tại các trường Đại học, cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp trên cả nước cũng như các trường Chính trị Tỉnh, thành phố, trung tâm bồi dưỡng lý luận chính trị cao cấp…

16. Khoa Xuất bản:

Khoa Xuất bản là cơ sở duy nhất ở Việt Nam đào tạo cán bộ biên tập xuất bản. Để thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo, ngay từ khi thành lập, khoa luôn kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học nhằm xây dựng và hoàn thiện chương trình, nội dung, nâng cao chất lượng đào tạo, gắn với thực tiễn hoạt động xuất bản.

Hiện nay, Khoa Xuất bản đang thực hiện các chương trình:

– Đào tạo đại học xuất bản hệ chính quy tập trung dài hạn (4 năm) và ngắn hạn(2 năm lấy bằng đại học thứ 2)

– Đào tạo thạc sĩ truyền thông đại chúng chuyên ngành xuất bản (2 năm)

– Đào tạo đại học theo hình thức tại chức (hệ 2 năm) lấy bằng 2

– Chương trình bồi dưỡng cán bộ biên tập và cán bộ lãnh đạo quản lý xuất bản theo yêu cầu cụ thể của ngành (tại trường và tại các cơ sở xuất bản).

Nhiệm vụ cơ bản:

– Đào tạo bậc đại học và sau đại học ngành Biên tập – Xuất bản. Cụ thể:

+ Đào tạo cử nhân xuất bản: Chuyên ngành biên tập, xuất bản

+ Đào tạo thạc sĩ xuất bản: Lý luận và thực tiễn Biên tập Xuất bản

– Nghiên cứu khoa học phục vụ sự nghiệp truyền thông nói chung, sự nghiệp xuất bản nói riêng và phục vụ công tác đào tạo của Học viện.

– Tham gia quản lý sinh viên chuyên ngành

17. Khoa Văn hóa phát triển:

– Đào tạo cử nhân chuyên ngành Văn hóa học và Việt Nam học. Khi ra trường có thể làm công tác giảng dạy, lý luận văn hóa hoặc công tác ở các cơ quan Văn hóa – Du lịch

– Tham gia giảng dạy cho sinh viên các Khoa bộ môn Cơ sở Văn hóa Việt Nam và Lịch sử Văn minh Thế giới

– Nghiên cứu khoa học phục vụ cho công tác giảng dạy

Sinh viên năng động khoa VH-PT:Phạm Thị Ngân (Văn hóa học K31) – Đội trưởng Đội Tình nguyện Xung kích 18. Khoa Nhà nước và pháp luật:

– Đào tạo cử nhân ngành Chính trị học – chuyên ngành Quản lý xã hội;

– Tham gia đào tạo cử nhân ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước.

– Giảng dạy môn Pháp luật đại cương cho tất cả các chuyên ngành

Clip giới thiệu về Học viện Báo chí và Tuyên truyền: http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=zyJq32BARss Nguồn: Sóng Trẻ; chúng tôi

Từ ngày thành lập tới nay, Khoa Nhà nước – pháp luật đã cùng Nhà trường đào tạo hàng vạn cử nhân chuyên ngành Lý luận và nghiệp vụ hệ chính quy và tại chức. Khoa đã xuất bản nhiều giáo trình, biên soạn các tập đề giảng bài giảng phục vụ công tác giảng dạy chuyên ngành và công tác giảng dạy chung của Học viện. Khoa liên tục đạt danh hiệu Đơn vị Lao động giỏi, Công đoàn vững mạnh xuất sắc… Khoa có quan hệ với nhiều trường đại học, các vụ, viện, bộ Tư pháp, Toà án Nhân dân Tối cao và cơ quan khoa học khác trên toàn quốc.

Thông Tin Tuyển Sinh Học Viện Báo Chí Và Tuyên Truyền Năm 2022

GIỚI THIỆU CHUNG

Tên trường:

Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Tên tiếng Anh: Academy of Journalism and Communication (AJC)

Mã trường: HBT

Loại trường: Công lập

Trực thuộc: Học viện Chính trị Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Loại hình đào tạo: Đại học – Sau đại học – Bồi dưỡng

Lĩnh vực: Truyền thông – Báo chí

Địa chỉ: 36 Xuân Thủy, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: 0243 754 6963

Email:

Website: https://ajc.hcma.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/ajc.edu.vn

THÔNG TIN TUYỂN SINH NĂM 2021

1. Các ngành tuyển sinh

Các ngành đào tạo và tuyển sinh của Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2021 bao gồm:

  1.1 Các ngành/chuyên ngành sử dụng kết quả thi THPT môn tiếng Anh

Ngành Báo chí

Mã ngành: 7320101

Chỉ tiêu:

Chuyên ngành Báo in (mã chuyên ngành 602): 50

Chuyên ngành Báo phát thanh (mã chuyên ngành 604): 50

Chuyên ngành Báo truyền hình (mã chuyên ngành 605): 50

Chuyên ngành Báo mạng điện tử (mã chuyên ngành 607): 50

Chuyên ngành Báo truyền hình Chất lượng cao (mã chuyên ngành 608): 40

Chuyên ngành Báo mạng điện tử Chất lượng cao (mã chuyên ngành 609): 40

Tổ hợp xét tuyển: R05, R06, R15, R16

Ngành Báo chí (Chuyên ngành Ảnh báo chí)

Mã chuyên ngành: 603

Chỉ tiêu: 40

Tổ hợp xét tuyển: R07, R08, R09, R17

Ngành Báo chí (Chuyên ngành Quay phim truyền hình)

Mã chuyên ngành: 606

Chỉ tiêu: 40

Tổ hợp xét tuyển: R11, R12, R13, R18

Ngành Truyền thông đại chúng

Mã ngành: 7320105

Chỉ tiêu: 100

Tổ hợp xét tuyển: A16, C15, D01

Ngành Truyền thông đa phương tiện

Mã ngành: 7320104

Chỉ tiêu: 50

Tổ hợp xét tuyển: A16, C15, D01

Ngành Triết học

Mã ngành: 7229001

Chỉ tiêu: 40

Tổ hợp xét tuyển: A16, C15, D01

Ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học

Mã ngành: 7229008

Chỉ tiêu: 40

Tổ hợp xét tuyển: A16, C15, D01

Ngành Kinh tế chính trị

Mã ngành: 7310102

Chỉ tiêu: 40

Tổ hợp xét tuyển: A16, C15, D01

Ngành Kinh tế

Mã ngành: 7310101

Chỉ tiêu:

Chuyên ngành Quản lý kinh tế (Mã chuyên ngành 527): 60

Chuyên ngành Kinh tế và Quản lý (Mã chuyên ngành 528): 50

Chuyên ngành Kinh tế và Quản lý Chất lượng cao (Mã chuyên ngành 529): 40

Tổ hợp xét tuyển: A16, C15, D01

Ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước

Mã ngành: 7310202

Chỉ tiêu:

Chuyên ngành Công tác tổ chức (Mã chuyên ngành 522): 45

Chuyên ngành Công tác dân vận (Mã chuyên ngành 523): 45

Tổ hợp xét tuyển: A16, C15, D01

Ngành Chính trị học

Mã ngành: 7310201

Chỉ tiêu:

Chuyên ngành Quản lý hoạt động tư tưởng – văn hóa (Mã chuyên ngành 530): 50

Chuyên ngành Chính trị phát triển (Mã chuyên ngành 531): 50

Chuyên ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh (Mã chuyên ngành 533): 40

Chuyên ngành Văn hóa phát triển (Mã chuyên ngành 535): 50

Chuyên ngành Chính sách công (Mã chuyên ngành 536): 40

Chuyên ngành Truyền thông chính sách (Mã chuyên ngành 538): 50

Tổ hợp xét tuyển: A16, C15, D01

Ngành Quản lý nhà nước

Mã ngành: 7310205

Chỉ tiêu:

Chuyên ngành Quản lý xã hội (Mã chuyên ngành 532): 50

Chuyên ngành Quản lý hành chính nhà nước (Mã chuyên ngành 537): 50

Tổ hợp xét tuyển: A16, C15, D01

Ngành Xuất bản

Mã ngành:

Chỉ tiêu:

Chuyên ngành Biên tập xuất bản(Mã chuyên ngành 801): 50

Chuyên ngành Xuất bản điện tử (Mã chuyên ngành 802): 50

Tổ hợp xét tuyển: A16, C15, D01

Ngành Xã hội học

Mã ngành: 7310301

Chỉ tiêu: 50

Tổ hợp xét tuyển: A16, C15, D01

Ngành Công tác xã hội

Mã ngành: 7760101

Chỉ tiêu: 50

Tổ hợp xét tuyển: A16, C15, D01

Ngành Quản lý công

Mã ngành: 7340403

Chỉ tiêu: 50

Tổ hợp xét tuyển: A16, C15, D01

Ngành Lịch sử (Chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam)

Mã ngành: 7229010

Chỉ tiêu: 40

Tổ hợp xét tuyển: C00, C03, C19, D14

Ngành Truyền thông quốc tế

Mã ngành: 7320107

Chỉ tiêu: 50

Tổ hợp xét tuyển: D01, D72, D78

Ngành Quan hệ quốc tế

Mã ngành: 7310206

Chỉ tiêu:

Chuyên ngành Thông tin đối ngoại (Mã chuyên ngành 610): 50

Chuyên ngành Quan hệ  chính trị và truyền thông quốc tế (Mã chuyên ngành 611): 50

Chuyên ngành Quan hệ quốc tế và Truyền thông toàn cầu CLC (Mã chuyên ngành 614): 40

Tổ hợp xét tuyển: D01, D72, D78

Ngành Quan hệ công chúng

Mã ngành: 7320108

Chỉ tiêu:

Chuyên ngành Quan hệ công chúng chuyên nghiệp (Mã chuyên ngành 615): 50

Chuyên ngành Truyền thông Marketing CLC (Mã chuyên ngành 616): 80

Tổ hợp xét tuyển: D01, D72, D78

Mã ngành: 7320110

Chỉ tiêu: 40

Tổ hợp xét tuyển: D01, D72, D78

Ngành Ngôn ngữ Anh

Mã ngành: 7220201

Chỉ tiêu: 50

Tổ hợp xét tuyển: D01, D72, D78

  1.2 Mã chuyên ngành và mã tổ hợp bài thi/môn thi có điểm môn Tiếng Anh được quy đổi từ các chứng chỉ quốc tế

Tên ngành/chuyên ngành Mã ngành/chuyên ngành Khối XT

Báo in 602M R19

Báo phát thanh 604M

Báo truyền hình 605M

Báo mạng điện tử 607M

Báo truyền hình chất lượng cao 608M

Báo mạng điện tử chất lượng cao 609M

Ảnh báo chí 603M R20

Quay phim truyền hình 606M R21

Truyền thông đại chúng 7320105M R22

Truyền thông đa phương tiện 7320104M

Triết học 7229001M

Chủ nghĩa xã hội khoa học 7229008M

Kinh tế chính trị 7310102M

Quản lý kinh tế 527M

Kinh tế và Quản lý (chất lượng cao) 528M

Kinh tế và Quản lý 529M

Quản lý hoạt động tư tưởng – văn hóa 530M

Chính trị phát triển 531M

Tư tưởng Hồ Chí Minh 533M

Văn hóa phát triển 535M

Chính sách công 536M

Truyền thông chính sách 538M

Quản lý xã hội 532M

Quản lý hành chính nhà nước 537M

Công tác tổ chức 522M

Công tác dân vận 523M

Biên tập xuất bản 801M

Xuất bản điện tử 802M

Xã hội học 7310301M

Công tác xã hội 7760101M

Quản lý công 7340403M

Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam 7229010M R23

Truyền thông quốc tế 7320107

Thông tin đối ngoại 610M

Quan hệ chính trị và truyền thông quốc tế 611M R24, R25, R26

Quan hệ quốc tế và Truyền thông toàn cầu (chất lượng cao) 614M

Quan hệ công chúng chuyên nghiệp 615M

Truyền thông marketing (chất lượng cao) 616M

2. Phương thức xét tuyển

Học viện Báo chí và Tuyên truyền xét tuyển đại học chính quy năm 2021 theo các phương thức sau:

    Phương thức 1: Xét học bạ

Chỉ tiêu: Tối đa 30%

Cách tính điểm xét tuyển học bạ:

Ngành Báo chí: ĐXT = (A + Bx2)/3 + Điểm ưu tiên (nếu có)

Các ngành nhóm 2: ĐXT = A + Điểm ưu tiên (nếu có)

Các ngành nhóm 3: ĐXT = (A + Cx2)/3 + Điểm ưu tiên (nếu có)

Các ngành nhóm 4: ĐXT = (A + Dx2)/3 + Điểm ưu tiên (nếu có)

Trong đó:

A = Điểm TBC 5 học kỳ THPT (HK1 lớp 10 tới HK1 lớp 12)

B = Điểm thi Năng khiếu Báo chí tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền

C = Điểm TBC 5 học kỳ môn Lịch sử THPT (HK1 lớp 10 tới HK1 lớp 12)

D = Điểm TBC 5 học kỳ môn Tiếng Anh THPT (HK1 lớp 10 tới HK1 lớp 12).

    Phương thức 2: Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021

Nhóm ngành Tổ hợp XT Môn TC Khối XT

1 Văn + Năng khiếu báo chí (x2) Toán R15

Anh R05

KHTN R06

KHXH R16

Văn + Năng khiếu ảnh báo chí (x2) Toán R07

Anh R08

KHTN R09

KHXH R17

Văn + Năng khiếu quay phim truyền hình (x2) Toán R11

Anh R12

KHTN R13

KHXH R18

2 Văn + Toán KHTN A16

KHXH C15

Anh D01

3 Văn + Sử (Sử x2) Địa C00

Toán C03

GDCD C19

Anh D14

4 Văn + Anh (Anh x2) Toán D01

KHTN D72

KHXH D78

Quy định về điểm xét tuyển:

ĐXT được xác định theo chuyên ngành dựa theo tổng điểm các môn thi quy định cho từng ngành xếp từ cao xuống thấp

Với các ngành/chuyên ngành thuộc nhóm 2 không có môn nhân hệ số, ĐXT = Tổng điểm ba môn thi theo tổ hợp đã đăng ký + Điểm ưu tiên/khuyến khích (nếu có). Thang điểm 30

Với các ngành/chuyên ngành có môn nhân hệ số 2, ĐXT = Tổng điểm ba môn thi sau khi đã nhân hệ số theo tổ hợp đã đăng ký + Điểm ưu tiên /khuyến khích x 4/3(nếu có). Thang điểm 40

Điểm xét tuyển làm tròn đến 2 chữ số thập phân.

    Phương thức 3: Xét tuyển kết hợp

Chỉ tiêu: Tối đa 20%

Quy định xét tuyển:

Thí sinh xét tuyển các chương trình Báo chí phải dự thi môn Năng khiếu báo chí và đạt điểm từ 5.0 trở lên mới được xét tuyển thẳng.

    Phương thức 4: Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển

  4.1 Xét tuyển thẳng

Đối tượng xét tuyển thẳng AJC năm 2021 như sau:

Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Chiến sĩ thi đua toàn quốc đã tốt nghiệp trung học.

Người đã trúng tuyển vào Học viện Báo chí và Tuyên truyền, nhưng ngay năm đó có lệnh điều động đi nghĩa vụ quân sự hoặc đi thanh niên xung phong tập trung nay đã hoàn thành nghĩa vụ, được phục viên, xuất ngũ mà chưa được nhận vào học ở một trường lớp chính quy dài hạn nào, được từ cấp trung đoàn trong quân đội hoặc Tổng đội thanh niên xung phong giới thiệu, nếu có đủ các điều kiện và tiêu chuẩn về sức khoẻ, có đầy đủ các giấy tờ hợp lệ thì được xem xét nhận vào học tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Nếu việc học tập bị gián đoạn từ 3 năm trở lên và các đối tượng được tuyển thẳng có nguyện vọng, Học viện sẽ xem xét giới thiệu vào các trường, lớp dự bị để ôn tập trước khi vào học chính thức.

Thí sinh được triệu tập tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế, trong đội tuyển quốc gia dự Cuộc thi khoa học, kĩ thuật quốc tế đã tốt nghiệp trung học phổ thông được tuyển thẳng vào Học viện Báo chí và Tuyên truyền theo ngành phù hợp với môn thi hoặc nội dung đề tài dự thi của thí sinh.

Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia; thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, đã tốt nghiệp trung học, được tuyển thẳng vào Học viện Báo chí và Tuyên truyền theo đúng ngành hoặc ngành gần của môn mà thí sinh đã đoạt giải.

Đối với thí sinh là người khuyết tật đặc biệt nặng có giấy xác nhận khuyết tật của cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định: Giám đốc Học viện căn cứ vào kết quả học tập THPT của học sinh (học bạ), tình trạng sức khỏe và yêu cầu của ngành đào tạo để xem xét, quyết định cho vào học.

Đối với thí sinh là người nước ngoài, có nguyện vọng học tại Học viện: Giám đốc Học viện căn cứ kết quả học tập THPT của học sinh (bảng điểm), kết quả kiểm tra kiến thức và tiếng Việt quy định tại Điều 6 Thông tư số 30/2018/TT-BGDĐT ngày 24/12/2018 quy định về quản lý người nước ngoài học tập tại Việt Nam của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đà tạo để xem xét, quyết định cho vào học.

Chỉ tiêu xét tuyển thẳng: Tuyển thẳng thí sinh đạt giải quốc gia không hạn chế số lượng cho các ngành sau:

Ngành Báo chí, Truyền thông đại chúng, Truyền thông đa phương tiện, Xuất bản: Tuyển thí sinh đạt giải học sinh giỏi quốc gia môn Ngữ văn;

Ngành Lịch sử, Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước: Tuyển thí sinh đạt giải học sinh giỏi quốc gia môn Lịch sử;

Ngành Triết học, Kinh tế, Kinh tế chính trị, Quản lý công, Quản lý nhà nước: Xét tuyển thẳng thí sinh đạt giải học sinh giỏi quốc gia môn Toán.

  4.2 Ưu tiên xét tuyển

Đối tượng ưu tiên xét tuyển của AJC như sau:

Thí sinh đoạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, đoạt giải trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia và đã tốt nghiệp trung học, nếu có kết quả thi tốt nghiệp THPT đáp ứng tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định của Học viện.

Thí sinh đoạt giải khuyến khích trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, thí sinh đoạt giải tư trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia đã tốt nghiệp THPT được ưu tiên xét tuyển theo ngành phù hợp với môn thi và nội dung đề tài dự thi mà thí sinh đã đoạt giải;

Thí sinh đăng ký diện ưu tiên xét tuyển ngành Báo chí phải tham dự kỳ thi Năng khiếu báo chí và đạt điểm 5,0 trở lên (theo thang điểm 10).

Chỉ tiêu ưu tiên xét tuyển: Không hạn chế.

4. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào

Điều kiện đăng ký xét tuyển vào Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2021 bao gồm:

Hạnh kiểm 5 HK bậc THPT loại Khá trở lên (không tính HK2 lớp 12);

Thí sinh dự thi các chuyên ngành đào tạo giảng viên lý luận chính trị (Triết học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Kinh tế chính trị, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh) không nói ngọng, nói lắp, không bị dị tật về ngoại hình.

Thí sinh dự thi chuyên ngành Quay phim truyền hình phải có sức khỏe tốt, không mắc các bệnh, dị tật về mắt, ngoại hình phù hợp (nam cao 1m65, nữ cao 1m60 trở lên).

Thí sinh chịu trách nhiệm về điều kiện nộp hồ sơ (học lực, hạnh kiểm) theo quy định của Học viện, thí sinh đạt điểm XT nhưng không đáp ứng các điều kiện theo quy định sẽ bị hủy kết quả trúng tuyển.

Sau khi trúng tuyển, Học viện sẽ tổ chức khám sức khỏe cho sinh viên. Sinh viên trúng tuyển nếu không đáp ứng các quy định nêu trên sẽ được chuyển sang ngành khác của Học viện có điểm trúng tuyển tương đương.

5. Chính sách ưu tiên

  5.1 Điểm quy đổi chứng chỉ quốc tế môn tiếng Anh

Thí sinh có chứng chỉ quốc tế tiếng Anh như sau có thể quy đổi ra điểm cộng ưu tiên, bảng quy đổi cụ thể như sau:

Chứng chỉ Điểm cộng

TOELF ITP TOEFL iBT IELTS Thi THPT Học bạ

485 – 499 35 – 45 5.0 7 0.1

500 – 542 46 – 59 5.5 8 0.2

543 – 560 60 – 78 6 9 0.3

561 – 589 79 – 93 6.5 10 0.4

>= 590 >= 94 >= 7 10 0.5

Các khối XT theo chứng chỉ tiếng Anh và nhóm ngành tương ứng như sau:

Nhóm Tổ hợp xét tuyển Khối XT

1 Văn + NK Báo chí + Điểm quy đổi R19

1 Văn + NK Ảnh báo chí + Điểm quy đổi R20

1 Văn + NK Quay phim truyền hình + Điểm quy đổi R21

2 Văn + Toán + Điểm quy đổi R22

3 Văn + Sử + Điểm quy đổi R23

4 Văn + Toán + Điểm quy đổi R24

4 Văn + KHTN + Điểm quy đổi R25

4 Văn + KHXH + Điểm quy đổi R26

Thí sinh có các chứng chỉ tiếng Anh TOEFL ITP và TOEFL iBT (do tổ chức Educational Testing Service cấp) và chứng chỉ IELTS (do tổ chức British Council hoặc International Development Program cấp) còn hiệu lực đến thời điểm nộp hồ sơ xét tuyển đại học cần nộp bản sao công chứng chứng chỉ TOEFL ITP/TOEFL iBT/IELTS về Học viện để xét quy đổi điểm tuyển sinh.

  5.2 Điểm ưu tiên đối tượng, ưu tiên khu vực

  5.3 Điểm khuyến khích (chỉ áp dụng cho phương thức xét học bạ THPT)

Giải khuyến khích trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia các môn văn hóa: 0.3

Giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh các môn văn hóa: 0.2

Giải khuyến khích trong kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh các môn văn hóa: 0.1.

  5.4 Xét tuyển thí sinh dự bị dân tộc vào ngành Báo chí

Các thí sinh hoàn thành chương trình dự bị đại học tại các trường dự bị dân tộc có nguyện vọng dự tuyển ngành Báo chí phải tham dự kỳ thi Năng khiếu báo chí do Học viện tổ chức.

Điểm xét tuyển đối với các thí sinh này được xác định căn cứ vào điểm trung bình chung học bạ THPT kết hợp với điểm thi môn Năng khiếu báo chí.

HỌC PHÍ

Học phí của Học viện Báo chí và Tuyên truyền như sau:

Nhóm ngành Triết học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Kinh tế chính trị, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh: Miễn học phí

Các ngành học hệ đại trà: 276.000 đồng/tín chỉ (toàn khóa 143 tín chỉ)

Các ngành học hệ chất lượng cao: 771.200 đồng/tín chỉ (chưa tính 13 tín chỉ GDTC, GDQG-AN)

Theo lộ trình tăng học phí hàng năm không quá 10%.

9. Hồ sơ gồm:

– Phiếu đăng ký dự tuyển/xét tuyển đại học năm 2021(theo mẫu);

– 01 bản photohọc bạ THPT (5 học kỳ bậc THPT, không tính điểm học kỳ II năm lớp 12);

– 02 phong bì dán tem, ghi địa chỉ thí sinh;

– 03 ảnh 3×4 (không nhận cỡ ảnh khác).

ĐIỂM CHUẨN/ĐIỂM TRÚNG TUYỂN 2020

Tên ngành Khối XT Điểm chuẩn

2018 2019 2020

Triết học

16 18 19.65

Chủ nghĩa xã hội khoa học

16 16 19.25

Kinh tế chính trị A16 18.5 19.7 22.7

C15 19.5 20.7 23.95

D01 18.75 19.95 23.2

R22 18.75 19.95 23.2

Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước A16 17 17.25 22.7

C15 18 18 23.95

D01 17.25 17.25 23.2

R22 17.25 17.25 23.2

Xã hội học A16 18.25 19.15 22.85

C15 19.25 20.15 23.85

D01 18.75 19.65 23.35

R22 18.75 19.65 23.35

Truyền thông đa phương tiện A16 21.25 23.25 26.07

C15 23 24.75 27.57

D01 21.75 23.75 26.57

R22 21.75 23.75 26.57

Truyền thông đại chúng A16 20.25 21.85 25.03

C15 22 23.35 26.53

D01 20.75 22.35 25.53

R22 20.75 22.35 25.53

Quản lý công A16 16 19.75 22.77

C15 16.25 19.75 22.77

D01 16 19.75 22.77

R22 16 19.75 22.77

Công tác xã hội A16 18.75 19.35 22.56

C15 19.75 20.35 23.56

D01 19.25 19.85 23.06

R22 19.25 19.85 23.06

Kinh tế (Chuyên ngành Quản lý kinh tế) A16 19.25 19.25 22.8

C15 20.5 21.25 24.3

D01 19.75 20.5 24.05

R22 19.75 20.5 24.05

Kinh tế (Chuyên ngành Kinh tế và Quản lý) A16 19.35 19.9 22.65

C15 20.6 21.4 24.65

D01 19.85 20.65 23.9

R22 19.85 20.65 23.9

Chính trị học (Quản lý hoạt động tư tưởng – văn hóa)

17 17 18.7

Chính trị học (Chính trị học phát triển)

17 16 16.5

Chính trị học (Tư tưởng Hồ Chí Minh)

16 16 16

Chính trị học (Văn hóa phát triển)

16.5 17.75 19.35

Chính trị học (Chính sách công)

18.5 16 18.15

Chính trị học (Truyền thông chính sách)

16 18.75 22.15

Quản lý Nhà nước (Quản lý xã hội) A16 18.75 17.75 21.9

C15 19 17.75 21.9

D01 19 17.75 21.9

R22 19 17.75 21.9

Quản lý Nhà nước (Quản lý hành chính nhà nước)

17.25 17.5 21.72

Xuất bản (Chuyên ngành Biên tập xuất bản) A16 18.85 20.25 24

C15 19.85 21.25 25

D01 19.35 20.75 24.5

R22 19.35 20.75 24.5

Xuất bản (Chuyên ngành Xuất bản điện tử) A16

19.35 23.7

C15

20.35 24.7

D01

19.85 24.2

R22

19.85 24.2

Lịch sử (Chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam) C00 30.25 25.75 31.5

C03 28.25 23.75 29.5

C19 30.25 25.75 31

D14 29.25 25.75 29.5

R23 29.25 25.75 29.5

Báo chí (Chuyên ngành Báo in) R05 21.4 20.4 30

R06 20.6 19.15 29

R15 20.6 19.65 29.5

R16 23.35 22.15 31

R19 21.4 20.4 30

Báo chí (Chuyên ngành Ảnh báo chí) R07 19.35 19.2 26

R08 21.75 21.2 26.5

R09 19.35 18.7 25.5

R17 22.45 21.7 27.25

R20 21.75 21.2 26.5

Báo chí (Chuyên ngành Báo phát thanh) R05 21.35 20.75 30.8

R06 20.75 19.5 29.8

R15 20.75 20 30.3

R16 23.33 22.5 31.8

R19 21.35 20.75 30.8

Báo chí (Chuyên ngành Báo truyền hình) R05 23.4 22.75 33

R06 19.13 21.5 31.75

R15 22.6 22 32.25

R16 24.62 24 34.25

R19 23.4 22.75 33

Báo chí (Chuyên ngành Quay phim truyền hình) R11 17 16 22

R12 17.65 16.5 22.25

R13 17 16 22

R18 17.25 16.25 22.25

R21 17.65 16.5 22.25

Báo chí (Chuyên ngành Báo mạng điện tử) R05 22 21 31.6

R06 17.88 20 30.6

R15 21.75 20.5 31.1

R16 24.35 23 32.6

R19 22 21 31.6

Quan hệ quốc tế (Chuyên ngành Thông tin đối ngoại) D01 25.5 29.75 32.7

D72 25 29.25 32.2

D78 26.5 30.75 33.7

R24 25.5 30.25 32.7

R25

32.2

R26 26 30.75 33.7

Quan hệ quốc tế (Chuyên ngành Quan hệ chính trị và truyền thông quốc tế) D01 25.25 29.7 32.55

D72 24.75 29.2 32.05

D78 26.25 30.7 33.55

R24 25.25 30.2 32.55

R25 25.75 30.7 32.05

R26 25.75 30.7 33.55

Quan hệ công chúng (Chuyên ngành Quan hệ công chúng chuyên nghiệp) D01 29 32.75 34.95

D72 28.5 32.25 34.45

D78 30.5 34 36.2

R24 29 33.25 34.95

R25 29.5 33.75 34.45

R26 29.5 33.75 36.2

Ngôn ngữ Anh D01 28 31 33.2

D72 27.75 30.5 32.7

D78 28.5 31.5 33.7

R24 28 31.5 33.2

R25 28 31.5 32.7

R26 28 31.5 33.7

Truyền thông quốc tế D01 27.75 31 34.25

D72 27.25 30.5 33.75

D78 28.75 32 35.25

R24 27.75 31.5 35.25

R25 28 31.75 34.75

R26 28.25 32 36.25

D01 28 30.5 32.8

D72 27.75 30.25 32.3

D78 28.25 30.75 33.55

R24 28 30.5 32.8

R25 28 30.5 32.3

R26 28.25 30.75 33.55

Chương trình chất lượng cao

Kinh tế (Chuyên ngành Kinh tế và Quản lý) A16 17.75 19 21.7

C15 18.75 21 23.2

D01 18.25 20.25 22.95

R22 18.25 20.25 22.95

Báo chí (Chuyên ngành Báo truyền hình) R05 20.5 20.5 28.9

R06 18 18.5 27.9

R15 18.75 19.25 28.4

R16 22.2 21.75 29.4

R19 20.5 20.5 28.9

Báo chí (Chuyên ngành Báo mạng điện tử) R05 19.7 20.1 28

R06 17 18.85 27

R15 17 18.85 27.5

R16 20.53 21.35 28.5

R19 19.7 20.1 28

Quan hệ quốc tế (Chuyên ngành Quan hệ quốc tế và truyền thông toàn cầu) D01 28.75 30.65 32.9

D72 28.25 30.15 32.4

D78 29.75 31.65 33.9

R24 28.75 31.15 34

R25 29.25 31.65 33.5

R26 29.25 31.65 35

Quan hệ công chúng (Chuyên ngành Truyền thông marketing) D01 29.5 31 33.2

D72 29 30.5 32.7

D78 30.75 32.25 34.45

R24 29.5 32.5 35.5

R25 30 33 35

R26 30 33 36.75

Pgs,Ts Lưu Văn An: “Thi Tuyển Vào Học Viện Báo Chí Và Tuyên Truyền, Thí Sinh Có Nhiều Quyền Lợi”

Nhân dịp khởi động mùa tuyển sinh năm 2014, phóng viên AJC đã có cuộc phỏng vấn PGS,TS Lưu Văn An, Phó Giám đốc phụ trách đào tạo Học viện Báo chí và Tuyên truyền để tìm hiểu thêm thông tin về công tác tuyển sinh và quyền lợi của thí sinh khi trúng tuyển vào Học viện. Phóng viên: Xin PGS,TS cho biết một số thông tin mới về tuyển sinh vào Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2014?

PGS,TS Lưu văn An: Năm nay, giống như năm 2013, Học viện tổ chức tuyển sinh cho 29 ngành, chuyên ngành đào tạo với 1800 chỉ tiêu thuộc ba khối:

– Thứ nhất, khối lý luận chính trị, bao gồm các chuyên ngành: Triết học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Kinh tế- chính trị, Quản lý kinh tế, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Lịch sử Đảng, Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước, Chính trị phát triển, Chính sách công, Quản lý văn hóa tư tưởng, Quản lý xã hội, Khoa học quản lý nhà nước, Giáo dục lý luận chính trị, Văn hóa phát triển;Thông tin đối ngoại, Quan hệ chính trị và truyền thông quốc tế.

– Thứ ba, khối các khoa học xã hội và nhân văn khác, bao gồm: Xã hội học, Công tác xã hội, Biên dịch tiếng Anh.

Tất cả các chuyên ngành đều tuyển khối C và D1, ngoại trừ chuyên ngành Biên dịch tiếng Anh chỉ tuyển khối D1. Học viện không tuyển sinh khối A.

Điểm mới năm nay là: Điểm trúng tuyển vào Học viện được xét theo nhóm ngành, ngành và chuyên ngành kết hợp với điểm xét tuyển theo khối thi. Thí sinh đủ điểm trúng tuyển theo nhóm ngành nhưng không đạt điểm trúng tuyển theo ngành, chuyên ngành đăng ký dự tuyển ban đầu sẽ được đăng ký chuyển sang ngành, chuyên ngành có điểm xét tuyển thấp hơn trong cùng nhóm ngành, cùng khối thi nếu còn chỉ tiêu. Thời hạn đăng ký chuyển ngành, chuyên ngành trong vòng 7 ngày kể từ khi công bố điểm chuẩn.

Phóng viên: Theo PGS,TS dự báo tuyển sinh năm nay, thí sinh sẽ tập trung vào những ngành nào?

PGS,TS Lưu văn An: Kinh nghiệm nhiều năm tuyển sinh cho thấy, khối báo chí truyền thông thường có số lượng thí sinh đăng ký thi tuyển cao, đặc biệt là chuyên ngành Phát thanh – Truyền hình, Báo in, Báo mạng điện tử, Quan hệ công chúng, Thông tin đối ngoại… Đây là các chuyên ngành đòi hỏi sinh viên giỏi ngoại ngữ, năng động, sáng tạo. Khi ra trường, các em nhanh chóng thích nghi với nhiều công việc khác nhau. Các chuyên ngành: Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước, Quản lý xã hội… cũng có số thí sinh dự thi khá cao.

Một số chuyên ngành lý luận chính trị có số thí sinh đăng ký dự thi không cao. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng theo tôi, chủ yếu là thí sinh (nhất là vùng nông thôn, miền núi) thiếu thông tin về những chuyên ngành này. Trên thực tế, chương trình giảng dạy các chuyên ngành này đều gắn với thực tiễn cuộc sống, có nhiều môn thực hành, kỹ năng nghiệp vụ. Sinh viên khối ngành này ra trường có nhiều cơ hội xin việc làm, như: giảng viên chính trị ở các trường đại học, cao đẳng, trung cấp; trường chính trị tỉnh, thành; trung tâm chính trị quận, huyện; cán bộ nghiên cứu ở các viện nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, cán bộ thực tiễn ở các tổ chức, cơ quan thuộc hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương: các ban Đảng, Văn phòng Đảng, chính quyền, các đoàn thể nhân dân; ngoài ra có thể làm công tác Đảng, đoàn thể ở các doanh nghiệp nhà nước, các tổ chức xã hội…

Phóng viên: Theo PGS,TS, Học viện Báo chí và Tuyên truyền có những điểm mạnh nào thu hút thí sinh đăng ký thi tuyển?

PGS,TS Lưu văn An: Theo thống kê của Ban Quản lý đào tạo, trong những năm gần đây số lượng thí sinh thi vàoHọc viện ngày càng tăng, nhiều nhất là năm 2013. Điều này trước hết xuất phát từ các lợi ích mà các em có được khi học tại Học viện:

Thứ nhất, với đặc thù là trường Đảng duy nhất trong hệ thống các trường đại học trên cả nước, sinh viên Học viện khi ra trường, ngoài việc được nhận tấm bằng cử nhân chuyên ngành, còn được nhận Giấy chứng nhận trình độ cao cấp lý luận chính trị (đối với khối lý luận chính trị) hoặc trình độ trung cấp lý luận chính trị (đối với khối báo chí truyền thông và khối các khoa học xã hội và nhân văn khác). Có giấy chứng nhận này, các em sẽ thuận lợi hơn khi đi xin việc ở các cơ quan Đảng và Nhà nước.

Thứ hai, thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, từ năm 2013, sinh viên học các chuyên ngành: Triết học Mác- Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Kinh tế chính trị, Lịch sử Đảng, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Giáo dục lý luận chính trị được miễn học phí. Ngoài ra, các em có thành tích học tập cao còn được nhận học bổng.

Thứ ba, hiện nay Học viện mở khá nhiều lớp bồi dưỡng nhằm củng cố, nâng cao kiến thức về các lĩnh vực, chuyên ngành khoa học. Sinh viên Học viện được tạo điều kiện thuận lợi (về thời gian, về học phí) để tham gia các khóa học ngắn hạn để nhận chứng chỉ về: nghiệp vụ sư phạm, ngoại ngữ, báo chí- truyền thông, quan hệ công chúng, thông tin đối ngoại, tuyên giáo, xuất bản, đường lối cách mạng ĐCS VN… Đây là cơ hội để sinh viên mở rộng kiến thức, đồng thời có thêm văn bằng, chứng chỉ để tự tin hơn khi đi xin việc.

Thứ tư, học tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, sinh viên có nhiều cơ hội nâng cao trình độ chuyên môn. Hiện nay, Học viện có 14 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ và 3 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ. Sau khi tốt nghiệp đại học, các em có thể dự thi và học chương trình sau đại học tại Học viện.

Thứ năm, đội ngũ cán bộ, giảng viên Học viện có trình độ cao, tâm huyết với nghề. Hiện nay, Nhà trường có hơn 100 nhà giáo có trình độ giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ; gần 200 thạc sỹ. Ngoài ra, Nhà trường còn có đội ngũ giảng viên kiêm nhiệm từ Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Ban Tuyên giáo Trung ương, Đại học Quốc gia Hà Nội… Nhà trường còn mời các nhà hoạt động chính trị thực tiễn, các tổng biên tập, phó tổng biên tập, nhà báo có kinh nghiệm đến giảng dạy, hội thảo, tọa đàm với sinh viên. Bên cạnh đó, Nhà trường còn mời nhiều giáo sư, chuyên gia từ các nước phát triển như: Mỹ, Úc, Đức, Anh, Pháp… đến giảng dạy.

Thứ sáu, Học viện là cơ sở trọng điểm quốc gia về đào tạo giảng viên lý luận chính trị, cán bộ công tác tư tưởng – văn hóa và báo chí – truyền thông, vì vậy cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập ngày càng được tăng cường. Hiện nay, Nhà trường đã có phòng studio, nơi thực tập cho các sinh viên báo chí truyền thông, phòng diễn giảng cho sinh viên khối lý luận chính trị và quan hệ công chúng; hầu hết các giảng đường đều có máy chiếu, các phòng học tin học, ngoại ngữ được trang bị tương đối đầy đủ máy móc, thiết bị hiện đại…

Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn PGS,TS! Theo: chúng tôi

Thứ bảy,phong trào sinh viên của Học viện khá phong phú và sôi nổi. Hàng năm có nhiều hoạt động ngoại khóa thu hút đông đảo sinh viên tham gia: Lễ hội Hallowen, cuộc thi hoa khôi sinh viên báo chí, cuộc thi hùng biện tiếng Anh, Olimpic triết học… Sinh viên các khoa đều thành lập câu lạc bộ khoa học chuyên ngành. Ngoài ra, các câu lạc bộ của sinh viên như câu lạc bộ ghi ta, võ thuật, đội văn nghệ xung kích, đội truyền thông… hoạt động rất tích cực. Đặc biệt, các em còn được tham gia nghiên cứu khoa học, tham gia các dự án quốc tế về đào tạo báo chí truyền thông.

Thứ tám, là trường Đảng nên Đảng ủy Học viện rất quan tâm đến công tác phát triển Đảng trong sinh viên. Hàng năm, có khoảng 200 sinh viên được kết nạp Đảng, hàng trăm sinh viên được chứng nhận là đối tượng kết nạp Đảng. Đây là cơ hội thuận lợi để sinh viên tu dưỡng bản thân, rèn luyện phẩm chất chính trị và đạo đức ngay trên ghế Nhà trường.

Tóm lại, với những điều kiện, lợi thế như trên, sinh viên của Học viện được trang bị kiến thức cần thiết có thể làm tốt công việc chuyên môn, đồng thời có cơ hội rèn luyện các kỹ năng cần thiết trong cuộc sống và công tác. Hầu hết các cơ quan tiếp nhận sinh viên của Học viện đều đánh giá cao tính nhạy bén, thích ứng với môi trường làm việc mới nhanh. Vì vậy, tôi tin rằng mùa tuyển sinh năm nay, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tiếp tục là trường được đông đảo thí sinh lựa chọn.