Top 4 # Xem Nhiều Nhất Mã Ngành Thương Mại Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Maubvietnam.com

Tìm Hiểu Ngành Nghề: Ngành Thương Mại Điện Tử (Mã Xt: 7340122)

Chắc hẳn nhiều bạn sẽ biết đến các website chúng tôi (Mỹ), 1688.com, taobao.com (thuộc Alibaba Group – TQ), hay thân thuộc hơn là Shopee, Tiki, Lazada, Adayroi… ở Việt Nam. Tất cả những website trên đều được gọi là website thương mại điện tử.

Đã có những tỷ phú thuộc top giàu nhất thế giới dựa vào thương mại điện tử như Jeff Beros, Jack Ma… Chính bởi vì họ biết nắm lấy cơ hội từ ngành thương mại điện tử.

Giới thiệu chung về ngành

Thương mại điện tử là gì?

Thương mại điện tử (tiếng Anh là Electronic Commerce và được viết tắt thành Ecommerce) là một hình thức kinh doanh đặc biệt với cách thức sử dụng nền tảng công nghệ để hỗ trợ cho kinh doanh. Các giao dịch thanh toán trong kinh doanh thương mại điện tử đều được thực hiện trực tuyến.

Với những con số biết nói từ báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam từ năm 2017 đến nay, có khả năng trong nhiều năm tới, thương mại điện tử sẽ phát triển và thay thế hầu như tất cả các mô hình kinh doanh truyền thống bởi sự tiện lợi từ nó.

Các trường đào tạo ngành Thương mại điện tử

Khu vực miền Bắc

Khu vực miền Trung và Tây Nguyên

Khu vực miền Nam

Các trường Cao đẳng

Các khối thi ngành Thương mại điện tử

Những khối phổ biến với hầu hết các trường bao gồm:

Và các tổ hợp ít phổ biến hơn, chỉ được một số trường sử dụng:

Khối A07 (Toán, Sử, Địa)

Khối A09 (Toán, Địa, GDCD)

Khối A10 (Toán, Vật lý, GDCD)

Khối C00 (Văn, Sử, Địa)

Khối C01 (Văn, Toán, Lý)

Khối C04 (Toán, Văn, Địa)

Khối C15 (Văn, Toán, KHXH)

Khối C20 (Văn, Địa, GDCD)

Khối D90 (Toán, KHTN, Anh)

Chương trình đào tạo ngành Thương mại điện tử

I. Kiến thức đại cương (32 tín chỉ)

Học phần bắt buộc (30) bao gồm:

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin 1 (2)

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin 2 (3)

Tư tưởng Hồ Chí Minh (2)

Đường lối cách mạng của ĐCS Việt Nam (3)

Pháp luật đại cương (2)

Tiếng Anh 1 (2)

Tiếng Anh 2 (2)

Tiếng Anh 3 (2)

Toán cao cấp 1 (2)

Toán cao cấp 2 (2)

Lý thuyết xác suất và thống kế toán (2)

Tin học đại cương (3)

Phương pháp nghiên cứu khoa học (2)

Học phần tự chọn (chọn 2 tín chỉ trong các học phần sau):

Kinh tế thương mại (2)

Xã hội học đại cương (2)

Kinh tế môi trường (2)

II. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp (88 tín chỉ)

A. Kiến thức cơ sở ngành (25 tín chỉ)

Học phần bắt buộc (20) bao gồm:

Kinh tế vi mô (3)

Kinh tế vĩ mô (3)

Quản trị học (3)

Hệ thống thống tin quản lý (3)

Marketing căn bản (3)

Thương mại điện tử căn bản (3)

Tiếng Anh 4

Học phần tự chọn (chọn 5 tín chỉ trong các học phần sau):

Quản trị dịch vụ (3)

Nguyên lý thống kê (3)

Cơ sở lập trình (3)

Cơ sở dữ liệu (2)

Khởi nghiệp kinh doanh (2)

Mạng máy tính và truyền thông (2)

B. Kiến thức ngành bao gồm cả chuyên ngành (39 tín chỉ)

Học phần bắt buộc (33) bao gồm:

Thiết kế và triển khai website (3)

An toàn và bảo mật thông tin (3)

Quản trị thương mại điện tử 1 (3)

Quản trị thương mại điện tử 2 (3)

Marketing thương mại điện tử (3)

Phát triển hệ thống thương mại điện tử (3)

Pháp luật thương mại điện tử (3)

Thanh toán điện tử (3)

Thương mại di động (3)

Chính phủ điện tử (2)

Thực hành khai thác dữ liệu trên internet (2)

Học phần tự chọn (chọn 6 tín chỉ trong các học phần sau):

Quản trị chất lượng (3)

Quản trị thương hiệu (3)

Quản trị công nghệ (3)

Quản trị tài chính (3)

Quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế (3)

Các phần mềm ứng dụng trong doanh nghiệp (3)

C. Kiến thức bổ trợ (14 tín chỉ)

Học phần bắt buộc (12) bao gồm:

Ngoại ngữ 2 (3)

Nguyên lý kế toán (3)

Nhập môn tài chính tiền tệ (3)

Quản trị chiến lược (3)

Học phần tự chọn (chọn 2 tín chỉ trong các học phần sau):

Quản trị thương hiệu điện tử (2)

Tâm lý quản trị kinh doanh (2)

Văn hóa kinh doanh (2)

D. Tốt nghiệp khóa học (10 tín chỉ)

Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp

Tốt nghiệp ngành thương mại điện tử ra trường các bạn sẽ có rất nhiều sự lựa chọn công việc. Tuy nhiên mình cũng khuyến khích các bạn nên bắt đầu tìm hiểu cấc công việc và làm chúng ngay từ năm 2 trở đi. Khi đó, các bạn sẽ có thời gian để phát triển các kỹ năng và kinh nghiệm quan trọng, làm bệ đỡ cho công việc sau này.

Các công việc ngành thương mại điện tử bạn có thể thử sức như:

Chuyên viên tư vấn thương mại điện tử: Nếu có những kỹ năng nhất định, bạn có thể trở thành chuyên viên tư vấn, lập kế hoạch phát triển hệ thống thương mại điện tử, xây dựng và bảo dưỡng các dự án TMĐT, quản trị doanh nghiệp thương mại điện tử;

Người xây dựng các trang thương mại điện tử: Xây dựng lên những website tương tự lazada, shopee, tiki… Tại sao không?

Giảng viên ngành TMĐT: Với những bạn muốn làm công tác sư phạm có thể trở thành giảng viên đào tạo và nghiên cứu, ứng dụng thương mại điện tử tại các trường đại học.

Khởi nghiệp và phát triển sự nghiệp: Sau khi đã có được lượng kiến thức chắc chắn cùng một chút tài chính cơ bản, bạn có thể bắt tay vào khởi nghiệp và biến giấc mơ thành hiện thực. Đương nhiên ngoài thực lực cũng cần thêm một chút sự may mắn. Goodluck!

Ngành Kinh Doanh Thương Mại

Mã ngành: 7340121

Thời gian đào tạo: 3.5 nămVăn bằng: Cử nhân kinh tế ngành Kinh doanh Thương mạiTổ hợp môn xét tuyển:

Trong thời đại kinh tế phát triển như vũ bão, tính đến tháng 12/2019 số lượng doanh nghiệp mới đăng ký kinh doanh tăng 13,9% so với cùng kỳ năm 2018. Các hoạt thương mại tấp nập thúc đẩy nhu cầu lớn về nhân lực. Vì vậy, các ngành học về lĩnh vực kinh doanh được rất nhiều bạn trẻ lựa chọn để phát triển sự nghiệp trong tương lai. Trong đó, ngành Kinh doanh Thương mại có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp.

Học ngành Kinh doanh Thương mại có gì thú vị?

Ngành Kinh Doanh Thương mại thuộc khối ngành kinh tế, nói một cách dễ hiểu là đào tạo về các lĩnh vực quản trị kho bãi, vận chuyển hàng hóa, buôn bán, trao đổi hàng hóa quốc tế, kinh doanh trực tuyến,…. Đây là ngành học thiên nhiều về phân tích và tính toán, phục vụ cho đối tượng có đam mê và yêu thích công việc kinh doanh.

Bạn cần tố chất nào để học ngành Kinh doanh Thương mại?

Nhạy bén với con số, có khả năng phân tích logic.

Kiên trì, kỹ năng giao tiếp tốt.

Tự tin, năng động và thích khẳng định mình.

Thông thạo ngoại ngữ là rất cần thiết để đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế Quốc tế.

Học ngành Kinh doanh Thương mại ở đâu?

Tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh có khá nhiều trường đại học đào tạo ngành Kinh doanh Thương mại uy tín: Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh, Trường Đại học Ngoại Thương, Trường Đại học Văn Lang,…

Học sinh cần tìm hiểu đề án tuyển sinh của mỗi trường, phương thức xét tuyển và tham khảo điểm trúng tuyến các năm gần đây để xét tuyển vào trường đại học phù hợp.

Điểm nổi bật của ngành Kinh doanh Thương mại tại Trường Đại học Văn Lang

Bên cạnh đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao, tinh thần tận tụy trong nghề, ngành Kinh doanh Thương mại còn có chương trình đào tạo được thiết kế đạt chuẩn giáo dục quốc gia. Vì vậy, trên 80% sinh viên ngành Kinh doanh Thương mại có việc làm ngay trong năm đầu tiên mới ra trường.

Tháng 4/2020, Khoa Kinh doanh Thương mại Trường Đại học Văn Lang chính thức được công nhận trở thành thành viên của ACBSP (Accreditation Council for Business Schools and Programs – Hội đồng Kiểm định các trường và chương trình đào tạo về kinh doanh, Hoa Kỳ), đánh dấu bước ngoặt về chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn kiểm định Mỹ. Đối với các chương trình đào tạo về kinh doanh, ACBSP là tiêu chuẩn kiểm định được các đại học hàng đầu thế giới, được xem là tiêu chuẩn vàng của các chương trình quản trị kinh doanh. Tham gia ACBSP là một bước tiến quan trọng để Khoa Kinh doanh Thương mại Văn Lang phát triển các chương trình đào tạo theo định hướng quốc tế, đào tạo sinh viên theo chuẩn mực đào tạo kinh doanh của thế giới.

Khoa Kinh doanh Thương mại đã và đang gìn giữ chặt chẽ mối quan hệ giữa cựu sinh viên và khoa. Nhờ mối quan hệ gắn bó này, khoa đã nhận được sự hỗ trợ từ các cựu sinh viên như: tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp các khóa đàn em, tham gia tư vấn cho các sinh viên sắp tốt nghiệp về kỹ năng viết CV và phỏng vấn xin việc, hỗ trợ tài chính cho các phong trào thể thao, văn nghệ,….

Chương trình học ngành Kinh doanh Thương mại đào tạo những gì?

Chương trình đào tạo ngành Kinh doanh Thương mại tại Văn Lang được xây dựng với mục tiêu xây dựng hệ thống kiến thức vững chắc và kỹ năng ứng dụng cho sinh viên. Đi từ căn bản đến nâng cao để xây vựng kiến thức nền và đưa các chương trình mô phỏng vào giảng dạy cho sinh viên năm cuối để tăng tính ứng dụng.

Tại Trường Đại học Văn Lnag ngành Kinh doanh Thương mại được đào theo 2 chuyên ngành:

Thương mại điện tử: sinh viên được trang bị khối kiến thức về kinh tế, khối kiến thức phục vụ cho việc kinh doanh như giao kết hợp đồng, vận tải và bảo hiểm, logistics, thanh toán, tài chính, marketing, bán hàng… và khối kiến thức chuyên sâu phục vụ cho chuyên ngành thương mại điện tử như: thiết kế và quản trị website, khai thác và phân tích dữ liệu, chiến lược kinh doanh thương mại điện tử, luật thương mại điện tử, vấn đề bảo mật và an ninh mạng, các công cụ và chiến lược marketing trong thương mại điện tử.

Kinh doanh quốc tế: ngoài các kiến thức thuộc khối ngành kinh tế, sinh viên được cung cấp kiến thức chuyên ngành về hoạt động kinh doanh quốc tế như: Nghiệp vụ ngoại thương; Bảo hiểm và vận tải quốc tế; Kinh doanh quốc tế; Tài chính Quốc tế, Marketing Quốc tế; Quản trị bán hàng; Marketing thương mại và dịch vụ; Logistics và chuỗi cung ứng…và khối kiến thức chuyên sâu về kinh doanh quốc tế như Quản trị rủi ro trong kinh doanh quốc tế; Quản trị dự án đầu tư quốc tế; Đàm phán trong kinh doanh quốc tế; Quy trình giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu,… giúp sinh viên có khả năng thực hiện, phân tích và quản trị hoạt động kinh doanh quốc tế trong xu hướng toàn cầu hoá.

Theo lộ trình cải tiến chương trình đào tạo của Khoa Kinh doanh Thương mại, Nhà trường tận dụng thời gian hè và điều chỉnh trình tự triển khai chương trình đào tạo để sau 2 năm, sinh viên có đủ kiến thức nền tảng cơ sở và kiến thức chuyên ngành để tham gia thực tập kéo dài 3 tháng tại doanh nghiệp trong thời gian hè năm 2. Sau đó, sinh viên tiếp tục hoàn thành khối kiến thức còn lại tại trường và hoàn thành chương trình sau 7 học kỳ chính. Như vậy, nếu tận dụng, sinh viên có thể rút gọn thời gian đào tạo xuống còn 3.5 năm.

Ngoài kiến thức chuyên ngành, chương trình đào tạo mới của Khoa Kinh doanh Thương mại tăng cường phát triển kỹ mềm cho sinh viên, như kỹ năng Tư duy phản biện, kỹ năng Học tập suốt đời,.. Để tăng vị thế của sinh viên Văn Lang trên thị trường lao động, chương trình học được lồng ghép các môn tiếng Anh chuyên ngành và các môn chuyên ngành bằng tiếng Anh do giảng viên nước ngoài phụ trách.

Hoạt động của Sinh viên ngành Kinh doanh Thương mại tại Văn Lang?

GAMMA là tên gọi thân thương chương trình của gia đình Trị – Thương nằm trong chuỗi sự kiện chào mừng ngày 20/11. Chương trình thu hút nhiều bạn sinh viên đến từ các khoa khác nhau của trường nhờ vào độ hoành tráng và chuyên nghiệp.

Ngày 27/5/2019, sinh viên Khoa Thương mại & Quản trị Kinh doanh tổ chức thành công chương trình thiện nguyện truyền thống “Trị – Thương lan tỏa yêu thương”, trao những phần quà ý nghĩa cho học sinh Trường Tiểu học Bình Mỹ (xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ, Tp. Hồ Chí Minh).

13/01/2020, sinh viên Khoa Kinh doanh Thương mại có chuyến tham quan kiến tập, trải nghiệm văn hóa tại Malaysia.

Cơ hội việc làm với sinh viên học ngành Kinh doanh Thương mại?

Sau khi tốt nghiệp, Cử nhân ngành Kinh doanh Thương mại có thể làm việc tại các lĩnh vực như:

Theo chuyên ngành Thương mại Điện tử: quản trị website bán hàng, kinh doanh trực tuyến, marketing kỹ thuật số, xây dựng – phát triển hệ thống khai thác dữ liệu và chăm sóc khách hàng, xây dựng – quản trị hệ thống giao dịch thương mại điện tử, hoạch định và thực hiện chiến lược kinh doanh thương mại điện tử… hoặc có thể khởi nghiệp.

Theo chuyên ngành Kinh doanh Quốc tế: xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, ngân hàng, kinh doanh quốc tế, bảo hiểm hàng hoá quốc tế, vận tải và giao nhận quốc tế, hải quan, cảng biển và cảng hàng không, hoạt động xúc tiến thương mại trong các cơ quan Nhà nước… hoặc tự lập nghiệp.

Nhu cầu thị trường, xu hướng việc làm với Cử nhân kinh tế ngành Kinh doanh Thương mại?

Theo Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động Tp. Hồ Chí Minh đến tháng 10/2019 cho thấy cơ hội việc làm đầy hứa hẹn đối với ngành Kinh doanh Thương mại. Chỉ số cơ cấu nhân lực theo ngành nghề trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh (tỷ lệ tính trên 44 nhóm ngành nghề khác nhau) cụ thể như sau:

Nhóm ngành Marketing – Quan hệ công chúng chiếm 4.83%;

Nhóm ngành Kinh doanh – Bán hàng chiếm 8.46%;

Nhóm ngành Vận tải – Kho bãi – Xuất nhập khẩu chiếm 6.57%.

Theo khảo sát việc làm của sinh viên sau 1 năm tốt nghiệp thực hiện vào tháng 08/2019 của trường Đại học Văn Lang, ngành Kinh doanh Thương mại có:

90.05% sinh viên ra trường có việc 1 năm sau tốt nghiệp.

79% sinh viên có mức thu nhập bình quân trên 8 triệu đồng/tháng.

Bao nhiêu điểm có thể trúng tuyển ngành Kinh doanh Thương mại tại Văn Lang?

Điểm trúng tuyển theo phương thức xét điểm thi THPT quốc gia: 16.50 điểm (2018), 15.00 điểm (2019).

Điểm trúng tuyển theo phương thức xét kết quả học tập THPT (học bạ): – Năm 2018: 20.00 điểm – Năm 2019:19.00 điểm – Năm 2020:18.00 điểm (đợt 1), 18.00 điểm (đợt 2)

Tư Vấn Mã Ngành Sàn Giao Dịch Thương Mại Điện Tử Là Gì?

Giấy phép sàn giao dịch thương mại điện tử là một trong những hình thức của hoạt động thương mại điện tử góp phần thúc đẩy sự phát triển của hoạt động trao đổi mua bán thông qua môi trường internet. Khi thiết lập sàn giao dịch thương mại điện tử tổ chức, doanh nghiệp cần phải đáp ứng các điều kiện về tên miền, thông tin trên website/ứng dụng và đặc biệt đó là điều kiện về ngành nghề kinh doanh. Một doanh nghiệp chỉ được hoạt động sàn giao dịch thương mại điện tử khi doanh nghiệp ấy có đăng ký ngành nghề và có chức năng cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử.

Khi đăng ký kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử có lẽ điều mà doanh nghiệp băn khoăn trước hết đó là về mã ngành sàn giao dịch thương mại điện tử. Bởi vì phải biết được mã ngành thì mới có thể đăng ký chính xác và được phép hoạt động sàn giao dịch thương mại điện tử.

Mã Ngành Sàn Giao Dịch Thương Mại Điện Tử Là Gì?

Sàn giao dịch thương mại điện tử là gì?

Doanh nghiệp cần xác định dịch vụ mình dự định cung cấp có phải là dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử hay không trước khi đăng ký mã ngành. Bởi vì nếu không hiểu sàn giao dịch thương mại điện tử là gì thì có thể sẽ gây nhầm lẫn, một website không phải là Sàn giao dịch nhưng vẫn đăng ký nội dung dịch vụ này hoặc một webiste là sàn Giao dịch thương mại điện tử nhưng vì nhầm lẫn mà lại đăng ký sang mã ngành khác.

Để hạn chế những nhầm lẫn đó, bài viết này sẽ nêu lại định nghĩa về sàn giao dịch thương mại điện tử theo quy định của pháp luật hiện hành như sau:

” Sàn giao dịch thương mại điện tử là website thương mại điện tử cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu website có thể tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên đó.” (khoản 9 Điều 3 Nghị định 52/2012/NĐ-CP)

Như vậy, hiểu một cách đơn giản doanh nghiệp kinh doanh sàn giao dịch thương mại điện tử là doanh nghiệp thiết lập một website như một môi trường giao dịch để các thương nhân khác đăng hàng lên đó để bán còn người mua có thể tham để mua hàng trực tuyến. Một số sàn giao dịch thương mại điện tử phổ biến hiện nay như Lazada, Shopee, Sendo… Nếu website bạn muốn thiết lập có những chức năng tương tự như vậy thì phải đăng ký hoạt động sàn giao dịch thương mại điện tử.

Mã ngành sàn giao dịch thương mại điện tử là gì?

Để tìm kiếm mã ngành sàn giao dịch thương mại điện tử doanh nghiệp có thể tiến hành tra cứu tại Quyết định số 27/2018/QĐ-Ttg ngày 6/7/2018 của Thủ tướng chính phủ Ban hành hệ thống ngày kinh tế Việt Nam. Khi đăng ký kinh doanh, mã ngành mà doanh nghiệp xác định đó là mã ngành cấp 4.

Theo hệ thống ngành kinh tế hiện hành thì sàn Giao dịch thương mại điện tử có thể xếp vào mã ngành 4791 “Bán lẻ theo yêu cầu đặt hàng qua bưu điện hoặc internet“, hoặc mã ngành 6312 ” Cổng thông tin “. Khi chi tiết các mã ngành doanh nghiệp cần nêu rõ về nội dung hoạt động về Dịch vụ thương mại điện tử.

Nếu bạn chưa thành lập công ty thì sau khi tìm kiếm được mã ngành phù hợp bạn phải làm các thủ tục để đăng ký thành lập doanh nghiệp, trong đó ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử. Trong trường hợp doanh nghiệp của bạn đã được thành lập mà chưa có mã ngành sàn giao dịch thương mại điện tử thì doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử vào phạm vi kinh doanh trước khi đăng ký hoạt động thương mại điện tử với Bộ Công thương.

Tất cả các vấn đề trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp hoặc bổ sung ngành nghề kinh doanh bạn có thể tham khảo các bài viết tại chuyên mục Doanh nghiệp trên website của Luật Hoàng Phi hoặc liên hệ đến hotline của chúng tôi để được tư vấn một cách cụ thể và chi tiết.

Dịch vụ đăng ký mã ngành và xin cấp Giấy phép Sàn giao dịch thương mại điện tử của Luật Hoàng Phi

Luật Hoàng Phi là đơn vi cung cấp các dịch vụ về doanh nghiệp, đầu tư, sở hữu trí tuệ, giấy phép con… hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp trong quá trình vận hành, hoạt động nói chung và hoạt động sàn giao dịch thương mại điện tử nói riêng.

Nếu quý khách hàng muốn cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử mà chưa thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh cũng chưa biết phải làm sao để xin cấp Giấy phép hoạt động thì Luật Hoàng Phi chính là lựa chọn sẽ đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp.

Phạm vi dịch vụ đăng ký hoạt động sàn giao dịch thương mại điện tử của Luật Hoàng Phi bao gồm:

– Luật Hoàng Phi đánh giá nhu cầu, dự kiến hoạt động của doanh nghiệp để xác định có phải hoạt động sàn giao dịch thương mại điện tử hay không

– Thay mặt doanh nghiệp thực hiện các thủ tục để thành lập doanh nghiệp hoặc bổ sung ngành nghề kinh doanh sàn giao dịch thương mại điện tử

– Sau khi đáp ứng về mặt ngành nghề nếu khách hàng có nhu cầu Luật Hoàng Phi sẽ hỗ trợ khách hàng chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ để Đăng ký hoạt động thương mại điện tử với Bộ Công thương.

Dịch vụ đăng ký hoạt động thương mại điện tử của Luật Hoàng Phi là một dịch vụ trọn gói, toàn diện từ việc đăng ký mã ngành sàn giao dịch thương mại điện tử cho đến khi được cấp Giấy phép hoạt động sàn giao dịch thương mại điện tử. Do đó, nếu bạn có nhu cầu thì đừng ngần ngại liên hệ đến chúng tôi để có thể hoạt động sàn giao dịch thương mại điện tử sớm nhất.

Nguyễn Văn Phi

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

Du Học Úc Năm Ngành Kinh Doanh Thương Mại

Lựa chọn du học Úc ngành kinh doanh không đơn thuần chỉ là kiếm tìm một công việc với mức thu nhập lý tưởng mà hơn thế, là cơ hội để bạn kiến tạo tương lai và đi tắt đón đầu mọi xu thế mới. Khi sử dụng công cụ google search với cụm từ “du học ngành kinh doanh thương mại” hiện ra Khoảng 38.300.000 kết quả (0,51 giây) .Điều đó cho thấy rằng nhu cầu theo học và làm việc trong ngành kinh doanh thương mại chưa bao giờ hạ nhiệt. Ở bài viết này sẽ giới thiệu đến các bạn học sinh, sinh viên chi tiết về ngành học cùng những trường đào tạo kinh doanh thương mại tốt tại Úc. Xin mời các bạn đón xem!

Trước hết kinh doanh và thương mại có tác dụng nhiều mặt đối với lĩnh vực sản xuất và lĩnh vực tiêu dùng của xã hội. Nó cung ứng vật tư hàng hoá cần thiết một cách đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, đúng số lượng, chất lượng một cách thuận lợi với quy mô ngày càng mở rộng.

Thứ hai, kinh doanh và thương mại thúc đẩy việc áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật công nghệ mới vào sản xuất. Thông qua việc bảo đảm những loại máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu, kinh doanh thương mại thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất sử dụng các loại máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu mới, hiện đại. Đồng thời thúc đẩy nhu cầu, gợi mở nhu cầu, đảm bảo cho người tiêu dùng những hàng hoá tốt, văn minh và hiện đại.

Thứ ba, kinh doanh và thương mại thực hiện việc dự trữ các yếu tố của sản xuất và hàng hoá tiêu dùng, bảo đảm cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng giảm bớt được dự trữ lớn ở nơi sản xuất và dự trữ tiêu dùng cá nhân.

Thứ tư, kinh doanh và thương mại bảo đảm điều hoà cung cầu. Nó làm đắt ở những nơi có nguồn hàng rẻ, nhiều phong phú và làm rẻ hàng hoá ở những nơi hàng hoá đắt, ít nghèo nàn. Trong phạm vi nền kinh tế quốc dân, thương mại có tác dụng lớn trong việc thúc đẩy việc sử dụng nguồn lực và phân bổ các nguồn lực một cách có hiệu quả và hợp lý.

Thứ năm, kinh doanh và thương mại nhờ việc áp dụng ngày càng nhiều các dịch vụ trong các hoạt động kinh doanh hàng hoá sẽ bảo đảm cho các vật tư kỹ thuật ngày càng kịp thời, thuận tiện và văn minh cho các doanh nghiệp sản xuất, bảo đảm ngày càng nhiều hàng hoá tốt, hiện đại, văn minh với dịch vụ ngày càng thuận lợi cho người tiêu dùng. Bảo đảm cung ứng hàng hoá ổn định, bình thường trong xã hội.

– Làm việc tại các công ty xuất nhập khẩu, khu chế xuất, công ty liên doanh, tổ chức hợp tác quốc tế về thương mại hoặc làm công tác tư vấn, quản lý và kinh doanh trong các loại hình kinh tế sản xuất.

– Chuyên viên làm việc tại các phòng Marketing của các doanh nghiệp về Nghiên cứu thị trường, xác định thị trường mục tiêu, xây dựng chiến lược marketing. Thành viên trong các hoạt động về chiến lược xúc tiến thương mại, phát triển sản phẩm mới.

– Có thể đảm nhiệm chức vụ Giám đốc bộ phận, trưởng, phó phòng Marketing, phát triển sản phẩm

– Nhân viên tại các công ty xuất nhập khẩu

– Nhân viên thuộc các bộ phận giao vận, khai báo hải quan, quản trị hậu cần, tín dụng hay thanh toán quốc tế.

Nguồn tham khảo: http://www.payscale.com/research/AU/Job=Business_Development_Manager/Salary

Nguồn tham khảo: http://www.payscale.com/research/AU/Job=Senior_Business_Analyst/Salary

Tại Việt Nam: Kinh doanh và thương mại là một ngành học khá rộng với các chuyên ngành như Quản trị nhân sự, QTKD tổng hợp, Quản lí chất lượng, Quản lí dịch vụ, Quản trị Du lịch-Khách sạn-Nhà hàng, QTKD quốc tế, Thương mại, Marketing, Quản trị truyền thông… Đây đều là những ngành học được đánh giá là “hot” trong những năm vừa qua khi Việt Nam mới gia nhập WTO, nhu cầu nhân sự thuộc các chuyên ngành này khá lớn.

Tại Úc: Ngành Kinh doanh và thương mại là một trong những ngành phát triển nhất tại Úc. Thu nhập cho khối ngành Kinh doanh – thương mại luôn nằm ở mức khá hấp dẫn. Mức lương khởi điểm sinh viên mới tốt nghiệp khá cao, hơn hẳn so với các ngành khác thuộc khoa học xã hội, khối ngành nghệ thuật, chăm sóc sức khỏe…

Học ngành này cũng cần các bạn có óc sáng tạo và tư duy tốt, năng động tham gia các hoạt động triển khai, nghiên cứu và làm những công việc internship để nâng cao năng lực và tìm kiếm cơ hội việc làm.

Để xem mình có phù hợp với ngành học này hay không, các bạn có thể làm bài test vân tay khám phá năng lực tiềm ẩn và tham khảo chuyên viên tư vấn để tìm ra điểm mạnh và điểm yếu khi theo học ngành kinh doanh thương mại

Với các chương trình cao đẳng:

– Tốt nghiệp THPT – IELTS từ 5.0 – 5.5 – GPA từ 6.5 trở lên

Với các chương trình Cử nhân

– Tốt nghiệp THPT – IELTS từ 6.0 – 6.5 – GPA từ 6.5 trở lên

Với chương trình Thạc sĩ

– Tốt nghiệp Đại học – IELTS 6.0 – 6.5 – GPA từ 6.5 trở lên

Đối với những bạn chưa đủ điều kiện IELTS, học lực có thể tham gia chương trình đào tạo dự bị hoặc học tiếng Anh trước khi vào khóa chính.

Lựa chọn du học Úc ngành kinh doanh không đơn thuần chỉ là kiếm tìm một công việc với mức thu nhập lý tưởng mà hơn thế, là cơ hội để bạn kiến tạo tương lai và đi tắt đón đầu mọi xu thế mới.

Vậy học kinh doanh thương mại ở Úc thì học tại trường nào?

– Griffith University – The University of Newcastle – Flinders University – Southern Cross University – Deakin university – Chisholm Institute – Ozford College – Victoria University – Latrobe University – Le Cordon Bleu – Holmes Institute – Swinburne Universtiy of Technology – Tafe South Australia – Curtin University – Kaplan Business School – Edith Cowan University – Macquarie University – RMIT University

Những điều có thể bạn chưa biết về ngành học Top 5 tại Úc: Health và Medicine research

Ưu thế và nhược điểm của các du học sinh Việt Nam khi du học Úc 2016

Học bổng Eynesbury và cơ hội chuyển tiếp vào các trường đại học tốt nhất tại Úc

Du học Úc 2018: Học sinh những trường này tại Việt Nam được tuyển thẳng vào đại học Sydney

Tiền đồ xán lạn, tương lai rộng mở cùng đại học Monash: Trường đại học tốt nhất nước Úc

Ai cũng có cơ hội: Nhiều mức học bổng lớn tại học viện Quản lý Quốc tế ICMS, Úc cho sinh viên quốc tế!

Làm thêm khi đi du học Úc: Vùng nào trả lương cao nhất cho sinh viên quốc tế?

Siêu hot: Cơ hội làm việc rộng mở cho tập đoàn IBM khi trở thành sinh viên của trường đại học liên bang Úc

Cơn mưa lựa chọn cho du học sinh quốc tế tại Ozford College, Úc

Du học Úc 2016: Những điều cần biết về visa du lịch Úc

Phân biệt ngành khoa học máy tính, kỹ thuật máy tính và công nghệ thông tin

Du học Úc 2017: Lộ trình học tập lấy bằng cử nhân ngành Kỹ thuật và Điện tử tại Griffith

Du học Úc 2017: Tại sao du học sinh Việt Nam được đánh giá là nước có mức độ rủi ro cao tại Úc?

Úc tiếp tục rà soát chất lượng đầu vào tiếng Anh của sinh viên Quốc Tế

Du học Úc 2017: Học gì tại Sydney, Melbourne, Adelaide, Perth