Top 9 # Xem Nhiều Nhất Kỳ Thi Tuyển Sinh Tiếng Anh Là Gì Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Maubvietnam.com

Bằng B1 Tiếng Anh Là Gì? Thông Tin Kỳ Thi Tiếng Anh B1 2022

Chứng chỉ tiếng Anh B1 là gì? Phương pháp thi chứng chỉ B1 như thế nào để đạt được những kết quả tốt nhất? Bài viết này chúng tôi sẽ cùng các bạn giải đáp những thắc mắc nói trên dành cho bạn đọc quan tâm.

Bằng tiếng anh B1 là gì?

B1 tiếng Anh là trình độ được đánh giá theo khung năng lực tiếng anh Châu Âu tương đương Trung cấp. Chứng chỉ bằng tiếng anh B1 được sử dụng rất phổ biến tại Việt Nam, là điều kiện tốt nghiệp dành cho sinh viên nhiều trường đại học, điều kiện xét tuyển việc làm, nâng bậc lương, thăng thức tại nhiều cơ quan, doanh nghiệp.

Bằng B1 tiếng Anh có nhiều loại, tùy theo đơn vị cấp bằng tiếng Anh có 2 loại đó là bằng tiếng Anh B1 do Bộ GD&ĐT cấp và chứng chỉ tiếng anh B1 cambridge.

Bằng ngoại ngữ B1 quốc tế được ký hiệu là PET, tương đương bậc 3 của khung tham chiếu châu Âu do trường Đại học Cambridge tại Anh cấp. Tại Việt Nam, Cambridge có nhiều đơn vị khảo thí trên khắp cả nước nên bạn dễ dàng đăng ký kỳ thi B1 Cambridge. Theo đánh giá của nhiều học viên thì kỳ thi B1 Cambridge khó hơn kỳ thi B1 Vstep – tổ chức dành cho người Việt. Do vậy, chứng chỉ B1 quốc tế thường sử dụng cho nhu cầu du học, môi trường làm việc thường xuyên với người nước ngoài…

Đây là loại bằng đặc biệt được cấp bởi các trường đại học trong nước được Bộ GD&ĐT ủy quyền tổ chức các kỳ thi đánh giá năng lực ngoại ngữ trong nước. Bài thi được sử dụng trong kỳ thi này là Vstep chuyên dùng cho người Việt.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về quy đổi tiếng anh B1 tương đương để tham khảo sự tương đồng về khả năng sử dụng ngôn ngữ anh của B1 với các loại chứng chỉ tiếng anh thông dụng như Ielts, Toeic. Chứng chỉ B1 tiếng Anh (bậc 3) tương đương TOEIC 450, IELTS 4.5, PET hoặc TOEFL iTP 450, CBT 133 hoặc iBT 45.

Ở trình độ anh văn B1 bạn có thể sử dụng tiếng anh:

Xử lý hầu hết các tình huống giao tiếp thường ngày trong cuộc sống với người bản xứ.

Mô tả được những kinh nghiệm, sự kiện, giấc mơ, hy vọng, hoài bão và có thể trình bày ngắn gọn các lý do, giải thích ý kiến và kế hoạch của mình trong tương lai một cách mạch lạc, rõ ràng.

Theo căn cứ vào thông tư 15/2014 TT-BGDĐT ngày 15/5/2014 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT có 2 bài thi chứng chỉ B1 được sử dụng tại Việt Nam:

Bài thi chứng chỉ B1 tiếng anh sau đại học chỉ đánh giá trình độ B1 và thí sinh được cấp chứng chỉ B1 nếu được 50/100 và không có điểm liệt. Bài thi này chủ yếu dành cho đối tượng nghiên cứu sinh, thạc sỹ.

Bài thi B1 tiếng anh định dạng Vstep đánh giá năng lực Ngoại Ngữ theo chiều dọc tức là 1 bài thi đánh giá từ bậc 3 đến 5 (3 trình độ B1, B2, C1). Bạn sẽ đạt được B1 nếu tổng điểm bài thi của 4 kỹ năng NGHE – NÓI – ĐỌC – VIẾT từ 4.0-6.0 trong đó không có kỹ năng nào điểm dưới 4.0 (điểm liệt). Bài thi Vstep B1 được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, được mọi đối tượng sử dụng.

Trước hết, bạn cần nắm được cấu trúc đề thi tiếng anh B1 để hiểu về biểu điểm các phần NGHE – NÓI – ĐỌC VIẾT trong bài thi tiếng anh. Đây là cấu trúc đề thi tiếng anh B1 sau đại học, hiện nay đề thi này không được sử dụng quá phổ biến. Để đạt được bằng B1 sau đại học thì bạn cần được tổng điểm 4 kỹ năng 50/100 điểm và điểm số mỗi kỹ năng phải trên 30% tổng điểm của kỹ năng đó để tránh điểm liệt.

Đối với bài thi B1 Vstep có cách tính điểm khác. Mỗi kỹ năng NGHE – NÓI – ĐỌC – VIẾT được đánh giá trên thang điểm 10 và làm tròn đến 0,5 điểm. Bạn sẽ đạt chứng chỉ B1 khi có tổng điểm 4 kỹ năng từ 4.0-5.5, trong đó không có kỹ năng nào dưới 4.0 (điểm liệt). Bài thi Vstep cho các trình độ B1, B2, C1 là bài thi chung nên bạn sẽ đạt B2 hoặc C1 nếu đạt điều kiện điểm số như sau: B2: 6.0 – 8.0, C1: 8.5 – 10.

Lệ phí thi tiếng anh B1 có sự dao động tùy thuộc vào trường tổ chức thi và đối tượng tham dự kỳ thi. Tổng hợp mức lệ phí thi B1 tiếng anh trung bình như sau:

Đối với thí sinh dự thi là sinh viên đang theo học tại trường tổ chức thi: 150.000 – 600.000 đồng. Một số trường tổ chức thi miễn phí lần đầu cho sinh viên của mình. Mức phí thi lần 2 có thể khác tùy quy định mỗi trường.

Đối với các thí sinh tự do: 1.300.000 – 1.800.000 đồng. Thi lại các lần tiếp theo thì mức lệ phí dự thi cũng không hề thay đổi.

Bạn lưu ý là mức lệ phí thi chứng chỉ tiếng anh B1 tại các trường có thể thay đổi theo năm nên mức lệ phí trên chỉ mang tính tham khảo tại thời điểm hiện tại. Để biết được mức phí chính xác, bạn nên truy cập vào trang web chính thức của các trường, tìm đến phần thông báo tổ chức kỳ thi B1 gần nhất.

Hiện nay, đa số các trường áp dụng 2 hình thức đăng ký thi tiếng anh B1:

Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và đóng lệ phí bằng tiền mặt, giữ hóa đơn.

Đăng ký qua hình thức online và chuyển khoản lệ phí.

Hồ sơ đăng ký dự thi chứng chỉ tiếng anh B1 bao gồm:

Phiếu đăng ký dự thi theo mẫu của trường dán ảnh chân dung 4x6cm

2-4 ảnh chân dung 4x6cm ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh ở mặt sau để trong phong bì.

01 bản photo Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân/Hộ chiếu/Giấy phép lái xe.

Chú ý là ảnh chân dung 4×6 phải được chụp trong vòng 6 tháng gần nhất, chưa qua chỉnh sửa. Đối với một số trường, bạn sẽ phải nộp bản photo giấy nộp tiền qua ngân hàng khi đăng ký dự thi B1 theo hình thức online.

Kinh nghiệm ôn thi anh văn B1

Thực tế cho thấy việc thi đỗ bằng tiếng anh B1 là không khó. Bạn cần 50/100 điểm với bài thi B1 sau đại học và 4.0-5.5 với bài thi Vstep B1. Điều này cho thấy bạn cần hoàn thành 50% bài thi với mỗi kỹ năng NGHE – NÓI – ĐỌC – VIẾT ở mức độ cơ bản để tránh điểm liệt là thành công. Rất nhiều anh/chị học viên mất gốc tiếng anh sau khoảng 3-6 tháng tập trung ôn luyện kiến thức cơ bản là đủ kiến thức thi lấy bằng.

Phương pháp ôn thi chứng chỉ ngoại ngữ B1

KỸ NĂNG NGHE – ĐỌC

Nếu có nhiều thời gian, bạn có thể nghe bài hát, phim ảnh, bản tin bằng tiếng anh. Qua youtube nguồn tài nguyên này rất nhiều và dễ tìm, giúp bạn rèn luyện phản xạ nghe tiếng anh. Bạn lưu ý chọn các bài nghe đơn giản, rõ ràng, tiếng anh chuẩn để hiệu quả cao nhất.

Tuy nhiên, phương pháp trên là dành cho dài hạn, nếu phải thi chứng chỉ trong thời gian ngắn thì phương pháp học như sau:

Sử dụng các bài nghe như bài thi thật để làm quen với tiếng anh chuẩn và định dạng đề thi.

Các bài nghe phải có Script và có đáp án để sau khi làm bài có tài liệu đối chiếu kết quả.

Ghi chép lại các từ xuất hiện nhiều lần qua các bài nghe vì đó là từ vựng cơ bản nhất của B1, nắm được những từ này sẽ giúp bạn làm bài thi khác cũng sẽ tốt.

Dùng thời gian trước khi nghe để đọc lướt xem nội dung tổng thể của câu hỏi, bài viết, chỗ trống cần điền là thông tin gì, loại từ gì.

Khi nghe, hãy viết đáp án dưới dạng viết tắt mà bản thân hiểu được. Không nên viết một cách đầy đủ sẽ lãng phí mất nghe câu sau.

Nếu nghe bị lỡ thì ngay lập tức chuyển sang nội dung tiếp theo. Bài nghe rất nhanh sẽ không có nhiều thời gian suy nghĩ, không nên để 1 lỗi làm ảnh hưởng tới toàn bài.

Sau khi hoàn thành phần thi nên dành ra khoảng vài phút rà soát lại các lỗi chính tả, động từ cần điền chia ở thì nào, danh từ số ít hay số nhiều, điền tính từ hay phó từ…

Duy trì tần suất luyện tập đều đặn để hiệu quả cao nhất.

Tương tự đây cũng là cách luyện với kỹ năng ĐỌC, bạn học trực tiếp các bài đọc theo format đề thi và ghi chép lại những từ xuất hiện nhiều lần qua nhiều văn bản. Đây chính là từ vựng quan trọng cho bài thi bằng B1. Bạn ghi lại từ này chi tiết về loại từ, cách phát âm, dịch nghĩa và một vài ví dụ về cách dùng từ đó trong câu. Chú ý ghi tay ra sổ sẽ nhớ nhanh hơn. Nếu lần sau gặp lại từ này vẫn không nhớ thì lại ghi lại nó tiếp lần 2, lần 3. Sau vài lần đảm bảo bạn sẽ nhớ từ này rất kỹ, nhớ cả cấu trúc ngữ pháp, không học trước quên sau. Cách làm như vậy rất có ích cho cả bài thi NÓI và VIẾT.

KỸ NĂNG VIẾT

Học NGHE – ĐỌC tốt thì bạn đã có nền tảng từ vựng và ngữ pháp khá ổn và học VIẾT cũng đơn giản hơn rất nhiều. Phương pháp luyện bài thi viết như sau:

Làm dàn ý trước khi viết. Luôn chú ý đến câu hỏi và đảm bảo trả lời tất cả các ý.

Sử dụng các từ mới và cấu trúc đã học. Tránh việc tra từ điển quá nhiều để tìm được từ ưng ý gây mất thời gian.

Thực hành thường xuyên diễn đạt một ý bằng nhiều cách khác nhau để làm cho bài viết thu hút hơn.

Sử dụng đa dạng cấu trúc ngữ pháp và các thì.

Sau khi làm bài xong, hãy kiểm tra kỹ xem các câu đã rõ nghĩa chưa, có mắc lỗi gì không. Kiểm tra lỗi chính tả và ngữ pháp

Luyện tập viết tiếng anh thường xuyên.

KỸ NĂNG NÓI

Triển khai dàn ý từ đề bài trước khi nói để không lộn xộn vì ý tưởng, câu văn khi nói.

Có thể ghi âm lại bài nói của mình và nghe lại để kiểm tra cách phát âm. Nếu có thầy cô và người có chuyên môn thì nên nhờ họ chỉnh giúp.

Không nên cố học thuộc lòng câu trả lời mà luyện tập suy nghĩ và nói tiếng anh tự nhiên.

Khi vào phòng thi hãy tập trung nghe kỹ câu hỏi, nếu không hiểu câu hỏi hãy hỏi lại. Diễn đạt mạch lạc dựa vào kiến thức đã khó. Không cố gắng sử dụng một cấu trúc khó mà bản thân không chắc chắn về cách dùng.

Luyện thi chứng chỉ B1 anh văn tại Edulife

Công ty Cổ phần Giáo dục Edulife với hơn 10 năm kinh nghiệm trong đào tạo, luyện thi bằng tiếng anh B1 là sự lựa chọn hàng đầu cho học sinh – người đi làm. Edulife liên tục tuyển sinh và khai giảng các khóa ôn thi chứng chỉ năng lực tiếng anh B1 cụ thể như sau:

Tất cả các đối tượng có nhu cầu luyện thi lấy bằng B1 tiếng anh.

2. Thời gian đăng ký: Tất cả các ngày từ thứ 2 đến sáng thứ 7 hàng tuần.

3. Lịch khai giảng: Liên tục mở lớp online, offline theo tuần, tháng.

4. Tài liệu ôn tập: Học viên được cung cấp đầy đủ các tài liệu luyện thi ngay sau khi hoàn thành học phí.

5. Cam kết chất lượng: Tỷ lệ thí sinh thi đỗ lần đầu tại Edulife duy trì 97-98%. Học viên được học lại nhiều khóa đến khi cảm thấy tự tin đi thi.

6. Hỗ trợ liên tục: Đội ngũ tư vấn và kỹ thuật liên tục hỗ trợ học viên tại lớp học online và offline.

Mọi chi tiết thắc mắc về thi chứng chỉ anh văn B1 quý học viên vui lòng liên hệ với Edulife:

Địa chỉ: Số 17, ngõ 167 Tây Sơn, Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội

Kỳ Thi Trung Học Phổ Thông Quốc Gia Tiếng Anh Là Gì? Những Quy Định Thi

Kể từ năm 2015 kỳ thi trung học phổ thông đã gộp lại với kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng thành kỳ thi trung học phổ thông quốc gia. Sự kiện này góp phần giảm thiểu gánh nặng cho các thí sinh và mở ra cơ hội xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng.

Tại Việt Nam, kỳ thi trung học phổ thông quốc gia được biết đến là một sự kiện quan trọng được tổ chức hàng năm. So với các nước phương Tây thì quy định về thi cử trong kỳ thi có sự khác biệt và không biết rằng kỳ thi trung học phổ thông quốc gia tiếng Anh là gì.Câu hỏi này sẽ được giải đáp ngay sau đây.

Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia tiếng Anh là gì? Cách thức tổ chức

Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia tiếng Anh là national high school exam. Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo từ năm 2015 trở đi Quy chế thi được thực hiện như sau:

Thí sinh tham gia thi ít nhất 4 môn bao gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và một bài thi tổ hợp. Bài thi tổ hợp bao gồm Khoa học tự nhiên(Lý, Hóa, Sinh) và Khoa học xã hội(Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân).

Đối tượng tham dự kỳ thi: Là các thí sinh học hết lớp 12 hoặc các chương trình tương đương THPT, những ai đã tốt nghiệp THPT có nguyện vọng tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng.

Điểm thi: Điểm xét tốt nghiệp THPT từ 5 điểm trở lên được tính tổng điểm 4 môn thi, điểm trung bình của năm lớp 12, điểm khuyến khích và ưu tiên nếu có.

Cách thức xét tốt nghiệp: Do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố điểm thi. Từ năm 2016, mỗi thí sinh sẽ được cấp một giấy chứng nhận kết quả thi với mã số xác định.

Những quy định về nội dung thi

Đề thi: Mỗi môn thi có đề thi chính thức và dự bị kèm theo hướng dẫn chấm, thang điểm và đáp án. Tất cả đều được quản lý bảo mật. Trong đó, đề thi có sự phân loại theo trình độ và đảm bảo vừa sức để thí sinh có thể đậu tốt nghiệp.

Cách làm bài thi: Từ năm 2017, các môn: Toán, Lý, Hóa, Sinh, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, Ngoại ngữ sẽ thi theo hình thức trắc nghiệm. Ngữ văn sẽ thi theo hình thức tự luận.

Đối với bài thi toán có 50 câu trắc nghiệm, thời gian làm bài 90 phút. Đối với Ngữ văn bao gồm 2 phần đọc hiểu và làm văn, thời gian làm bài 120 phút. Đối với Ngoại ngữ có 50 câu trắc nghiệm, thời gian làm bài 60 phút. Đối với các tổ hợp môn thi bao gồm 3 môn thi thành phần và mỗi môn có 40 câu, thời gian làm bài 50 phút.

Thí sinh thi 4 bài thi, trong đó có 3 bài thi bắt buộc bao gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ cùng 1 bài thi tự chọn bao gồm các môn: Lý, Hóa, Sinh và các môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân(THPT); Lịch sử, Địa lý(Giáo dục thường xuyên). Nếu muốn xét tuyển vào đại học có thể đăng ký dự thi các môn phù hợp theo quy định.

Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia có lợi ích và hạn chế nào?

Những thay đổi trong quy định của kỳ thi trung học phổ thông quốc gia từ năm 2017 đến nay đã mang lại các lợi ích giúp tiết kiệm chi phí, giảm tình trạng mở các “lò luyện thi”. Thay đổi cách học máy móc ở các môn xã hội mà chỉ tập trung vào các môn chính để tuyển sinh đại học. Đặc biệt, việc đổi mới hình thức thi ở các môn theo cách làm bài trắc nghiệm giúp kiểm tra được nhiều kiến thức nhằm tránh tình trạng “học tủ”.

Tuy nhiên, có những mặt hạn chế về điều kiện đi lại do việc tổ chức thi theo cụm và càng quan trọng hơn hết là tình trạng sai phạm diễn ra trong những năm sau đó. Cụ thể năm 2017 xuất hiện hàng nghìn điểm 10 và điểm sàn nhiều trường rất cao(29-30 điểm) do hình thức thi trắc nghiệm được đánh giá quá dễ hoặc khoanh bừa khó phân loại thí sinh. Đặc biệt, năm 2018 xảy ra những sai phạm hàng loạt trong việc nâng điểm ở các tỉnh Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình. Do vậy, từ năm 2019 Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra những quy định nghiêm ngặt hơn để tránh tình trạng gian lận trong thi cử.

【Havip】An Sinh Xã Hội Tiếng Anh Là Gì?

An sinh xã hội là góp phần đảm bảo thu nhập và đời sống cho các công dân trong xã hội khi họ không may gặp phải những “rủi ro xã hội” hoặc các “biến cố xã hội” dẫn đến ngừng hoặc giảm thu nhập. Phương thức hoạt động là thông qua các biện pháp công cộng. Mục đích là tạo ra sự “an sinh” cho mọi thành viên trong xã hội và vì vậy mang tính xã hội và tính nhân văn sâu sắc, đây cũng là tư tưởng muốn hướng tới sự hưng thịnh và hạnh phúc cho mọi người và cho xã hội. Có thể thấy rõ bản chất của ASXH từ các khía cạnh sau:

An sinh xã hội (tiếng Anh: Social Security) là một khái niệm được nêu trong Điều 22 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền phát biểu rằng. Mọi người, như một thành viên của xã hội, có quyền an sinh xã hội và được quyền thực hiện, thông qua nỗ lực quốc gia và hợp tác quốc tế và phù hợp với tổ chức và các nguồn lực của mỗi quốc gia, các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa không thể thiếu cho nhân phẩm của mình và sự phát triển tự do của nhân cách của mình. Nói một cách đơn giản, điều này có nghĩa là các bên tham gia ký kết thỏa thuận rằng xã hội, trong đó một người sinh sống có thể giúp họ phát triển và tận dụng tối đa tất cả những lợi thế (văn hóa, công việc, phúc lợi xã hội) được cung cấp cho họ trong quốc gia đó.

An sinh xã hội cũng có thể chỉ các chương trình hành động của chính phủ nhằm thúc đẩy phúc lợi của người dân thông qua các biện pháp hỗ trợ đảm bảo quyền tiếp cận các nguồn lực đầy đủ về thực phẩm và nơi trú ẩn và tăng cường sức khỏe và phúc lợi cho người dân nói chung và các phân đoạn có khả năng dễ bị tổn thương như trẻ em, người già, người bệnh và người thất nghiệp. Các dịch vụ cung cấp an sinh xã hội thường được gọi là các dịch vụ xã hội.

Bảo hiểm xã hội, nơi người dân nhận được lợi ích hay dịch vụ trong sự công nhận những đóng góp cho một chương trình bảo hiểm. Những dịch vụ này thường bao gồm sự chu cấp lương hưu, bảo hiểm tàn tật, phúc lợi cho những người thân còn sống và bảo hiểm thất nghiệp.

Các dịch vụ được cung cấp bởi chính phủ hoặc các cơ quan được chỉ định chịu trách nhiệm chu cấp an sinh xã hội. Ở các nước khác nhau điều này có thể bao gồm chăm sóc y tế, hỗ trợ tài chính trong thời gian thất nghiệp, bệnh tật, hoặc nghỉ hưu, sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc, các khía cạnh của công tác xã hội và thậm chí cả quan hệ ngành công nghiệp.

An sinh cơ bản bất chấp việc có tham gia vào các chương trình bảo hiểm cụ thể hay không, khi có thể hội đủ điều kiện nếu nó không phải là một vấn đề. Ví dụ hỗ trợ cho những người tị nạn mới đến về các nhu cầu cơ bản như thực phẩm, quần áo, nhà ở, giáo dục, tiền và chăm sóc y tế.

An sinh xã hội là một khái niệm khá quen thuộc, nhưng thẻ an sinh xã hội là một thuật ngữ hoàn toàn xa lạ với người dân Việt

Được đề cập tại Quyết định 634/QĐ-LĐTBXH ngày 29/5/2018 về kế hoạch thực hiện giai đoạn 2018 – 2020 đề án xây dựng CSDL quốc gia và ứng dụng CNTT vào giải quyết chính sách về an sinh xã hội (ASXH). Theo đó, thực hiện đến năm 2020 sẽ cấp thẻ an sinh xã hộ cho người dân

Theo quyết định, đến năm 2020 việc thực hiện kế hoạch cần đạt được những mục tiêu sau đây:

– Ứng dụng CNTT trong đăng ký, giải quyết chính sách, chi trả cho đối tượng thụ hưởng chính sách ASXH kịp thời, công khai và minh bạch;

– Hoàn thiện cơ sở pháp lý, triển khai cấp thẻ và số ASXH điện tử tích hợp, giúp người dân thuận lợi hưởng các chính sách ASXH;

– Xây dựng CSDL quốc gia về ASXH bao gồm những thông tin cơ bản về công dân Việt Nam là đối tượng của chính sách: Trợ giúp xã hội, giảm nghèo người có công với cách mạng, BHXH, BHYT và BHTN.

Như vậy, thẻ an sinh xã hội và số an sinh xã hội là gì là gì?

Theo pháp Luật Hoa Kỳ, Số An Sinh Xã Hội là số mà chính quyền Hoa Kỳ cấp cho người mới định cư, giúp chính quyền theo dõi thu nhập của cá nhân để tính số tiền an sinh xã hội có thể được hưởng.

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, các nước đặc biệt chú trọng đầu tư cho việc xây dựng hệ thống an sinh xã hội hiện đại, tiên tiến trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin. Điển hình là các nước khu vực Châu Âu, Mỹ, Nhật, Úc, Ấn Độ, Nga, Nam Phi. Tính đến năm 2013, có hơn 15 quốc gia được Ngân hàng thế giới hỗ trợ về tài chính để thực hiện các chương trình này như Philippines, Indonesia, Trung Quốc, Brazil và trong đó có Việt Nam.

Một số hệ thống thông tin quản lý chương trình trợ giúp xã hội tiêu biểu nhất đang được thực hiện ở các quốc gia như chương trình bảo trợ xã hội “Dibao” của Trung Quốc, chương trình “4P” của Philippines, chương trình “Bolsa Familia” của Brazil. Tại Nam Phi, Cơ quan An sinh xã hội đang triển khai hệ thống thông tin quản lý kỹ thuật số 6 chương trình trợ cấp xã hội cho hơn 9,6 triệu người.

a. Mô hình bốn trụ cột chính sách an sinh xã hội

Mô hình này bao gồm 4 trụ cột chính sách như sau:

(1) Chính sách đảm bảo việc làm, tạo thu nhập và giảm nghèo nhằm hỗ trợ người dân chủ động phòng ngừa các rủi ro trên thị trường lao động thông qua các chính sách đào tạo kỹ năng nghề nghiệp, tín dụng, tạo việc làm, thu nhập tối thiểu và giảm nghèo đơn chiều, đa chiều, bền vững.

(2) Chính sách bảo hiểm xã hội nhằm hỗ trợ người dân giảm thiểu rủi ro về sức khỏe khi ốm đau, tai nạn, tuổi già và khi bị thất nghiệp thông qua các hình thức, cơ chế bảo hiểm xã hội để bù đắp một phần thu nhập bị mất hoặc bị suy giảm.

(3) Chính sách trợ giúp xã hội nhằm hỗ trợ đột xuất và hỗ trợ thường xuyên cho người dân khắc phục các rủi ro khó lường, vượt quá khả năng kiểm soát như mất mùa, đói nghèo.

(4) Chính sách dịch vụ xã hội cơ bản – trụ cột an sinh xã hội nhằm hỗ trợ người dân tiếp cận hệ thống các dịch vụ xã hội cơ bản ở mức tối thiểu bao gồm y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch, thông tin truyền thông, trợ giúp pháp lý. Trụ cột này thể hiện rất rõ yếu tố “mô hình sàn an sinh xã hội” khi xây dựng, ban hành và thực hiện các chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay (Sơ đồ 1).

Mô hình hệ thống chính sách an sinh xã hội của Việt Nam là mô hình tổng tích hợp các mô hình khác nhau để có thể bao quát nhiều chế độ bảo trợ xã hội với mức độ từ thấp đến cao đối với nhiều nhóm đối tượng hưởng thụ khác nhau trong xã hội. Mô hình này dần dần được xây dựng và phát triển trong thời kỳ quản lý kinh tế tập trung quan liêu bao cấp trước năm 1986. Đặc trưng nổi bật của hệ thống chính sách an sinh xã hội trước đổi mới là trợ giúp xã hội cho các nhóm đối tượng đặc thù của Việt Nam là những người có công, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và người nghèo, hộ gia đình, địa phương nghèo. Từ khi đổi mới đến nay các trụ cột đều đồng thời được thực hiện.

Tuy nhiên, hệ thống chính sách an sinh xã hội của Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức, rào cản trong việc bảo đảm phổ cập an sinh xã hội. Thí dụ(8): chế độ lương hưu cho người cao tuổi chỉ đảm bảo được gần hai phần ba số người lao động cao tuổi nghỉ hưu từ khu vực chính thức. Số người lao động tham gia đóng góp bảo hiểm xã hội mới chỉ đạt 1% tổng số lực lượng lao động. Chỉ một bộ phận rất nhỏ người lao động trong khu vực phi chính thức tham gia đóng góp bảo hiểm xã hội…

b. Mô hình chính sách an sinh xã hội theo vòng đời

Cách tiếp cận lý thuyết vòng đời cho thấy cuộc đời con người là một quá trình sống gồm nhiều giai đoạn mà mỗi giai đoạn đòi hỏi một số loại chính sách an sinh xã hội nhất định. Có thể phân biệt 4 giai đoạn và tương ứng là bốn nhóm chính sách an sinh xã hội theo vòng đời như sau:

(1) Tuổi trước khi đến trường bao gồm cả giai đoạn mang thai và thơ ấu. Giai đoạn này đòi hỏi chính sách an sinh xã hội như chế độ thai sản, trợ cấp trẻ em, trợ cấp tử tuất.

(2) Tuổi đến trường: giai đoạn này đòi hỏi chính sách an sinh xã hội trong giáo dục như hỗ trợ học bổng, trợ cấp trẻ em mồ côi, trợ cấp tử tuất.

(3) Tuổi thanh niên: đây là tuổi quá độ vào thị trường lao động việc làm với các rủi ro thất nghiệp, ốm đau, tai nạn. Do vậy, giai đoạn này đòi hỏi các chính sách an sinh xã hội tương ứng để trợ giúp thanh niên kịp thời.

(4) Tuổi lao động: giai đoạn này đòi hỏi hầu như tất cả các loại chính sách an sinh xã hội từ bảo đảm việc làm, tạo thu nhập, giảm nghèo đến trợ giúp xã hội đột xuất, thường xuyên, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm hưu trí và các dịch vụ xã hội cơ bản.

(5) Tuổi già: giai đoạn này đòi hỏi đảm bảo an sinh xã hội về lương hưu, trợ cấp cho người cao tuổi.

Phân tích hệ thống các chính sách an sinh xã hội theo vòng đời ở Việt Nam phát hiện thấy, “không phải tất cả các giai đoạn của vòng đời con người đều được hỗ trợ… Hệ thống an sinh xã hội bỏ sót nhóm giữa”. Đa số người dân, nhất là người lao động trong khu vực phi chính thức chưa được bảo đảm an sinh xã hội một cách đầy đủ và đa số không có triển vọng được nhận lương hưu khi họ đến tuổi nghỉ hưu.

Link bài viết: https://havip.com.vn/an-sinh-xa-hoi-tieng-anh-la-gi/

Băng Rôn Là Gì? Băng Rôn Trong Tiếng Anh Là Gì ?

Vai trò in băng rôn trong nền kinh tế hiện đại.

In băng rôn giúp doanh nghiệp quảng bá thương hiệu:

In băng rôn giúp quảng bá một sự kiện, chương trình khuyến mãi

In băng rôn truyền tải thông điệp giúp tiết kiệm chi phí, hiệu quả rất lớn.

In băng rôn giúp doanh thu luôn được duy trì và không ngừng phát triển.

Thu hút ượng lớn khách hàng thân thiết gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.

Ưu Nhược điểm của việc sử dụng băng rôn

Ưu điểm khi sử dụng băn rôn

Tính linh hoạt cao, dễ dàng tiếp cận khách hàng tiềm năng theo mỗi khu vực.

Truyền tải thông điệp đến người tiêu dùng nhanh.

Để lại dấu ấn sâu sắc với nhận thức của người tiêu dùng.

Chi phí thấp tiêt kiệm được tài chính cho doanh nghiệp.

Nhược điểm khi sử dụng băng rôn.

Tiếp cận khách hàng mục tiêu khó hơn.

Có những loại băng rôn nào?

Băng rôn được chia thành hai loại chính

Băng rôn ngang: kích thước 100×400 cm hay 100×500 cm

Băng rôn ngang là loại băng rôn được in theo khổ ngang, xung quanh được dán biên và được treo cột chắc chắn bằng dây thừng hay dây dù. Băng rôn ngang thường treo trên các trụ điện, cột đèn tại những con đường có đông người qua lại.

Băng rôn dọc là loại băng rôn được in theo khổ dọc, xung quanh được dán biên, 2 đầu được xỏ cây, có thể dùng dây kẽm hoặc dây thép để treo lên.

In băng rôn ở đâu chất lượng?

Khi đến với chúng tôi, khách hàng sẽ được chọn những mẫu băng rôn đẹp để in ấn. Hoặc, nếu chưa có bản thiết kế, chúng tôi sẽ thiết kế miễn phí cho khách hàng. Đồng thời, chúng tôi chuyên nhận in băng rôn đủ mọi kích thước trên mọi chất liệu. Cùng với thời gian in nhanh nhất cho khách hàng. Đến với chúng tôi bạn sẽ không phải đợi chờ lâu như những dịch vụ in băng rôn khác.

Cam kết của chúng tôi.

Chúng tôi luôn mang đến cho khách hàng một dịch vụ chất lượng với mức giá cạnh tranh nhất. Bởi, dịch vụ in băng rôn của chúng tôi được đảm bảo bằng:

Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp được đào tạo bài bản

Có kiến thức chuyên sâu về in ấn và thiết kế.

Máy móc, thiết bị in ấn kỹ thuật số hiện đại nhất hiện nay.