Top 12 # Xem Nhiều Nhất Kinh Nghiệm Xin Học Bổng Phd Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Maubvietnam.com

Kinh Nghiệm Xin Học Bổng Daad Bậc Phd

(Bài được viết tháng 10/ 2016, khi mới sang Đức, có lẽ giờ mọi thứ đã thay đổi rồi) Nước Đức, 27 ngày và 1 năm trước đó: Tất tần tật những gì mình biết về học bổng DAAD

Một số bạn hỏi việc xin học bổng DAAD, sau hai ngày ở Bonn mình làm luôn cái note này để nói tuốt tuồn tuột những gì mình biết về DAAD cho đến nay. Hi vọng có ích cho những ai nhăm nhe học bổng này.

Học bổng DAAD

Điều đầu tiên trong buổi gặp gỡ với trung tâm họ bổng thì họ nhấn mạnh là DAAD là tổ chức hỗ trợ hợp tác giáo dục độc lập không nằm dưới sự điều hành của chính phủ. Nguồn vốn của DAAD có thể từ bộ giáo dục, bộ hợp tác phát triển kinh tế, bộ ngoại giao, EU và nhiều nguồn khác. Nguồn tiền năm 2015 là 471 triệu EUR, tăng 7% so với năm ngoái và mục tiêu 311 000 sinh viên quốc tế vẫn chưa đạt được mà chỉ dừng lại hơn 200 000.

Đối tượng ưu tiên của DAAD là scholarship for the best, có vẻ sẽ chỉ xét nhiều về thành tích thực tập, nên rất thuận lợi với ai không làm việc trong cơ quan nhà nước, giảm nhẹ việc yêu cầu kinh nghiệm làm việc; structures for internationalization nên tiếng Anh được coi là ngôn ngữ chính của ứng cử viên để nhằm phát triển tính quốc tế của các trường học của Đức, nên không cần phải lăn tăn vì không biết tiếng Đức, expertise for academic collaborations cái này chắc dành cho chuyên gia nên mình không bàn đến

Về lợi ích của học bổng thì có thể đọc từ một cuốn booklet từ DAAD, cơ bản là 1000EUR/tháng trong vòng 3, bảo hiểm, phí visa, vé máy bay đi về. Sang năm thứ 2, mình được tăng lên 1200E/ tháng, và được gia hạn 1 năm là 4 năm.

Ngoài ra với những ai có gia đình thì còn thêm rất nhiều hỗ trợ khác về vợ chồng con cái để sang Đức.

2. Chuẩn bị hồ sơ xin học bổng

Để dành cho ai đó chưa biết cụ thể, mình sẽ nói qua về profile của mình:

+ Tốt nghiệp cử nhân Hán Nôm (3.51/4.0)

+ Học Thạc sĩ bằng tiếng Anh ở Đài Loan (4.23/4.5)

+ Dự định học PhD bằng tiếng Anh nhưng chưa thi Ielts

+ Thư giới thiệu: từ một giáo sư hướng dẫn thạc sĩ ở đại học Đông Hoa (Đài Loan) và một giáo sư dạy mình 3 kỳ hiện đang dạy ở đại học Leiden (Hà Lan)

+ Đề cương nghiên cứu: phù hợp với nhóm đối tượng nghiên cứu ở trung tâm

Điểm nhấn của hồ sơ:

Thứ nhất: SUITABILITY: chuyên ngành đại học mình phù hợp với trường bên Đức vì nghiên cứu văn bản viết tay.

Thứ hai: GOOD PERFORMANCE: bảng điểm đại học dù không quá cao nhưng lại là First rank student, điều này đặc biệt tốt khi apply một số trường yêu cầu sinh viên phải lọt vào top 10%. Mình nhận ra lợi thế này khi apply trường SOAS ở London, trường này chỉ xét hồ sơ cho First rank và Second rank student nên các bạn nào thủ khoa cần tận dụng hết lợi thế này (bất kể điểm bao nhiêu).

Thứ ba: ENGLISH ABLITY: mặc dù là chưa thi tiếng Anh nhưng vì chương trình thạc sĩ là full-English taught course nên bên giáo sư và DAAD đều chấp nhận là mình không cần thi Ielts. Mình chỉ cần đưa ra ielts 5.5 khi nhập học vì đó là quy định của Uni.

Thứ tư: FOREIGN LANGUAGE: mình biết hai ngoại ngữ tiếng Anh và tiếng Trung, điều này cũng được nhắc đến khi nói chuyện với giáo sư hướng dẫn hôm nay, thầy nói là thầy ấn tượng vì mình là người Việt, lại có khả năng tiếng Trung và làm việc bằng tiếng Anh. Thầy mình là chuyên gia nghiên cứu Hán học nên biết tiếng Trung là lợi thế khi làm việc cùng thầy. Chú ý là đối với ai đã học ngoại ngữ nào đó, thì cần thi một chứng chỉ quốc tế để đưa ra làm tin khi nộp hồ sơ và xin visa.

Thứ năm: RECOMMENDATION: mình được giới thiệu từ hai giáo sư “quốc tế”. Đặc biệt là một giáo sư giới thiệu mình là chuyên gia lưu trữ tư liệu (archives), lĩnh vực cũng nằm trong academic network của trung tâm. Vì thế hôm nay gặp mình giáo sư hướng dẫn đã nhắn nhủ luôn là sẽ giới thiệu mình với một chuyên gia tư liệu Châu Âu đang làm việc ở trung tâm, có vẻ thầy vẫn ấn tượng là mình đã học về cái này qua thư giới thiệu.

Thứ sáu: MASTER THESIS (bổ sung 2020): hồi mình xin, mình phải gửi cả luận văn Thạc sĩ cho bên xét học bổng, nghĩ lúc đó là để cho “vui” thôi, ai dè, đây lại là yếu tố khá quyết định đến việc có chọn mình hay không. Giáo sư, giờ là hướng dẫn của mình, kể là lúc đó thầy đọc luận văn thạc sĩ của mình, thấy mình “khá lắm điều”, nói nhiều, viết cũng có ý, thầy bảo, tôi nghĩ nên cho bạn một cơ hội. Hơn nữa là mình là đề tài gần với giai đoạn thầy là chuyên gia. Nên thầy chọn hồ sơ của mình.

3. Xin học bổng

Đối với những nguồn chương trình hỗ trợ mọi người có thể xem ở portal của DAAD. Mình thì không làm việc này vì mình đi theo chương trình GSSP, nên phải liên lạc với giáo sư trước, khi qua vòng hồ sơ thì trường sẽ gửi hồ sơ lên DAAD để xét thông qua.

Các mốc thời gian cụ thể:

+ Tầm cuối tháng 5 đọc thông báo của trung tâm về học bổng

+ 30-6: nộp proposal và CV qua email cho giáo sư phụ trách chương trình ở trung tâm.

+ Giữa tháng 6 nhận được email phản hồi của giáo sư thông báo là proposal phù hợp với chương trình của viện nên nộp thêm giấy tờ để đưa ra hội đồng xét duyệt.

+ Giữa tháng 7 được đưa vào shortlist, thầy yêu cầu làm hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu của DAAD: lúc này mình mới chuẩn bị tất tần tật một hồ sơ cần có (đặt biệt là thư giới thiệu lúc này mình mới cần nộp).

+ Tầm giữa tháng 8, thông báo cuối cùng từ giáo sư, mình là 1 trong hai ứng viên được gửi lên DAAD. Tình thế là 50-50, nên chỉ chờ kết quả từ DAAD nữa. Lúc này mình hoàn toàn rơi vào trạng thái lơ lửng, từ tầm tháng 11 là mình ngày ngày check email.

+ Tầm cuối tháng 12 nhận thông báo từ DAAD là positive outcome, giữa tháng 1 nhận được letter of award.

Những điều nhận ra:

– Proposal là mấu chốt của việc xin học bổng, nếu có sẵn thì coi như xong một nửa, nhưng nếu không có thì cũng phải liều mà tiến thôi. Mình lấy động lực khi xin học bổng là bài viết của anh Tùng Karvil gì đó cũng xin học bổng DAAD. Anh này chia sẽ thấy ai xin học bổng cũng vật vã chuẩn bị như nhau. Mình nhận thông tin học bổng từ email của trung tâm vào tháng 5 cho kỳ mùa hè nhập học tháng 4, việc này hơi ngoài kế hoạch vì thông thường trung tâm này có thông báo học bổng cho kỳ mùa đông, nhập học tháng 10. Khi mới tốt nghiệp thạc sĩ là mình sẽ xin vào tháng 9 năm 2016 và nếu được sẽ học tháng 10 năm 2017. Cơ mà tình thế thay đổi thì “còn lâu mới biết giới hạn của mình ở đâu” nếu không thử. Mình viết proposal khi đi làm 10-12 tiếng một ngày, tranh thủ viết lúc 4-7 giờ sáng khi đang mơ màng còn khi nào thấy tỉnh táo là lại phải đi làm. Nên mình nộp proposal khi còn chưa đọc lại lần hai, và còn chậm 1 ngày so với deadline, với ý nghĩ, nộp thì còn có cơ hội được, không nộp thì đến cả email từ chối cũng không có.

Độ hoàn hảo của proposal thì mình nghĩ điều đó không hẳn mấu chốt với việc xin học bổng tiến sĩ. Với học bổng Đại học thì điều này cực đúng vì phải viết thật hay để đảm bảo khí chất, nhưng đi học tiến sĩ, mình và thầy đều hiểu thách thức thật sự là gì nên viết ngắn gọn nhất có thể, tập trung vào cái sẽ làm và tính đóng góp hay ý nghĩa của đề tài. Độ dài thì chỉ cần 3-5 trang là đủ. Giáo sư của mình hôm nay cũng nói, chỉ thế thôi đừng dài hơn.

– Xin DAAD không hề tốn phí xét tuyển nào, hoàn toàn liên lạc bằng email, nên cứ thử nếu có cơ hội, không cần phải suy nghĩ quá nhiều. Khi apply thì phải để ý check cả hòm thư rác (spam) vì đôi khi email đuôi “de” của Đức bị phân vào đó. Như mình, thư reply đầu tiên của giáo sư vào luôn hộp thư rác, cũng may mà thầy không thấy tăm hơi nên hỏi lại mình mới biết nếu không mình đã mất cơ hội.

– Khi được vào shortlist và candidate for scholarship thì cơ hội là 50-50, vấn đề nằm ở hội đồng khoa học của DAAD. Để thuyết phục bên cấp học bổng, bên cạnh việc về nhấn mạnh thành tích học tập thì cần phải nhấn mạnh yếu tố “quốc tế hóa”: vì sao tôi muốn thực hiện dự án này ở Đức, nước Đức được gì từ tôi. Cái này mình đọc và rút ra từ buổi meeting với DAAD. Còn hồ sơ của mình, trong cover letter gửi cho thầy mình nói theo đại ý là em hiểu những gì em sẽ phải làm và em sẽ thích ứng nhanh với việc đó. Còn trong cover letter gửi bên học bổng thì mình nhấn mạnh: tôi biết và thích trung tâm, tôi cần đi học và tôi sẽ học nhiều nhất khi ở học đó.

– Có hai con đường xin học bổng: apply thẳng cho DAAD, sau đó được sẽ liên lạc với trường. Hoặc xin từ suất mà DAAD đã cấp cho trường. Mình xin loại hai, nên thấy nếu bạn nào muốn xin kiểu này thì vào trang web của DAAD, xem danh sách trường được DAAD cấp học bổng (danh sách này có cả nhóm ngành, kì nhập học nên khá tiện tra cứu). Danh sách này có từ trang ở DAAD, nên các bạn chịu khó mày mọ vậy. Nên nhớ điều quan trọng nhất khi apply online là xác nhận mình đã liên lạc với giáo sư, tốt nhất là đi theo cách hai để bớt được nhiều rắc rối.

4. Xin visa

Về chuẩn bị hồ sơ thì theo checklist ở trang đại sứ quán Đức, chuẩn bị giấy tờ yêu cầu, chia làm 3 bộ, đặt lịch hẹn qua email, và đến nộp đúng ngày.

Mình đặt lịch hẹn qua email, 3 ngày sau họ trả lời, 1 tuần sau đi nộp hồ sơ, 1 ngày sau nhận được điện thoại thông báo lên nhận visa, mình được cấp visa loại 6 tháng. Visa không phải là vấn đề, mọi người đều đồng ý là xin visa dễ hơn tìm nhà ở Đức. Nên nếu bạn nhận học bổng DAAD thì đừng quá lo lắng. Khi điền đơn, chú ý là mục đích sang Đức không phải là: Study mà chọn mục other để đề “Scientific Research”, điều này có lợi cho bạn.

Mình gặp một số thắc mắc khi xin visa nên viết ở đây luôn:

– Khi làm visa đi Đức, mình thấy mình mỗi việc điền mẫu in sẵn, cách viết đơn thế nào thì xem từ trang “hỗ trợ sinh viên Đức”, in các giấy tờ về học bổng, bảo hiểm, thư nhập học của trường ra và đi nộp. Thấy mọi việc quá đơn giản mình tán loạn đi hỏi xem có cần là bằng bảng điểm thạc sĩ, motivation, giấy khám sức khỏe … nên xác nhận lại luôn với những bạn đã từng xin visa đi Đài như mình:

+ Khi đi Đài Loan bạn cần xin xác nhận của lãnh sự quán, rồi văn phòng Đài Bắc trên bảng điểm, bằng cấp, còn đi Đức thì hoàn toàn không cần. Kể cả giấy tờ gì về chứng minh không tiền án tiền sự cũng không.

+ Không cần phải giấy khám sức khỏe

+ Không cần phải nộp motivation, hay proposal

5. Gia hạn học bổng

Thông thường học bổng toàn phần sẽ có hai loại, loại 1 là xin từ DAAD, cấp từng năm, gia hạn cho 3-4 năm, Mình được loại 2 là cấp luôn cho 3 năm. Loại 1 thì phải làm hồ sơ gia hạn, loại 2 thì thấy bảo không cần. Lợi thế của loại 1 là “có thể dễ hơn” khi gia hạn nếu dự án chưa kết thúc sau 3 năm, còn loại của mình kết thúc cùng với grant của chương trình vì gắn kèm với project của giáo sư. Nếu muốn xin tiếp mình phải xin loại khác, hoặc giáo sư phải xin gia hạn. Trong buổi gặp gỡ với những người nhận học bổng khác, thì hình như cũng chỉ chưa đến 5 người nhận học bổng kiểu này nên không phải là hình thức phổ biến.

6. Chuẩn bị tài chính

Hành trình xin học bổng và chuẩn bị hồ sơ sang Đức của mình kéo dài hơn 1 năm. Tính ra thì 1 năm nay mình cứ long tong từ đi làm, xin học bổng, nghỉ làm, về nước, thi tiếng Anh, xin visa, đặt lịch bay, rồi lại tìm nhà, nhập học… nếu không ở trong hoàn cảnh mọi người nghĩ là mình rất “sung sướng” nhưng khi mà “bay nhảy” quá mình thấy cuộc sống của mình đúng như quả bóng. Đặc biêt trong giai đoạn ngóng tin học bổng nhiều khi phải tự nói “đây là lần cuối cùng đặt mình trong trạng thái chênh vênh long đong thế này” vì thực sự không thể biết trước điều gì. Nghỉ làm thì thất nghiệp, được học bổng thì cần tài chính, và cần thời gian thi tiếng Anh, chuẩn bị tư liệu đi học. Những ai phải tự lo tài chính như mình cũng cần phải lưu ý các khoản đầu tiên như: tiền thi ielts (200$), tiền vé (600 Eur), tiền mang theo (1000 Eur), ngoài ra còn phải chuẩn bị nhiều những thứ khác nữa nên khá tốn kém. Nhiều khi nghĩ nhiều mệt quá mình dừng lại không nghĩ ngợi gì luôn. Nhưng mà “em thấy không tất cả đã xa rồi, trong tiếng thở của thời gian rất khẽ”, giờ thì mình chuẩn bị tập trung cho kế hoạch 3 năm tiếp và tiền thì học bổng sẽ trả. Hôm nay đi gặp giáo sư hướng dẫn, thầy đã dặn luôn, bạn đang ở Hamburg, bạn học cách enjoy với cuộc sống này, đừng giống như một học trò khác của tôi, khi đã ở đây mà tâm hồn vẫn ở Trung Quốc, ngày ngày nhớ nhung quê hương. Lúc đó thấy may mắn vì đã trải qua 4 năm rưỡi ở Đài Loan rồi, nên giờ có nhiều kinh nghiệm để thích ứng hơn.

Mọi thứ vừa là cơ hội, vừa là thách thức. Giáo sư hướng dẫn hôm nay nói, ở đây bạn sẽ nghe những thứ bạn không biết là gì, và với một số giáo sư châu Âu thì tự coi “ai cũng biết hết rồi”, nói ra là bạn không biết về điều gì đó cũng là dạy cho họ biết một điều mới là “bạn không biết”. Lạ lẫm rồi sẽ quen. Bù lại, khi dạo quanh thư viện ở Viện nghiên cứu Á Phi có thấy bộ Khâm định hội điển sự lệ tục biên mà mừng rơi nước mắt. Trung tâm còn nhiều sách tiếng Việt lắm, nên nghĩ nếu thạc sĩ mình làm ở đây thì tư liệu chắc không khó khăn đến thế. Thầy hướng dẫn nói, nếu là tư liệu, bạn có tôi bên cạnh. Nên mong mọi người ai hứng thú thì xin học bổng DAAD đi, cơ hội mở rộng cho tất cả mọi người.

Author:

Ôn Cố Tri Tân

Ôn điều cũ, biết điều mới… Blog này để chia sẻ những kinh nghiệm học tập mà tác giả đúc kết được trong quá trình học tập của bản thân. View all posts by Ôn Cố Tri Tân

Kinh Nghiệm Xin Học Bổng Làm Nghiên Cứu Sinh Phd Ở Úc (Australia)

 Bước 1: Quyết định đi làm nghiên cứu sinh, trước tiên hãy tự đặt câu hỏi cho mình:

– Mình đang hay sẽ giảng dạy bậc đại học không?

– Mình đang hay sẽ làm công việc tư vấn, hay muốn có một vốn hiểu biết rất sâu vào một lĩnh vực cụ thể nào không?

– Mình đang hay định làm công việc nghiên cứu không?

Nếu cả ba câu trên mà KHÔNG thì có thể việc làm nghiên cứu sinh là không cần thiết.

Bước 2: Quyết định làm PhD trong nước hay nước ngoài

Có nhiều yếu tố cần được cân nhắc khi chọn làm PhD trong nước hay nước ngoài, nhưng chủ yếu là do yếu tố ràng buộc công việc hiện tại và gia đình chứ theo mình điều kiện làm nghiên cứu ở VN chẳng thể so sánh được với nước ngoài rồi. Ngoài ra, một cân nhắc không kém phần quan trọng: Mình có dự định di cư sang Úc không?

Bước 3: Xem xét liệu mình có được chấp nhận làm PhD?

Điều kiện để được chấp nhận học thường là: có bằng Master dạng research hoặc MPhil hoặc Master dạng coursework nhưng có làm luận văn tốt nghiệp hoặc có bằng Honour hoặc làm công việc nghiên cứu với thời lượng đáng kể (cái này hơi khó vì bằng đại học của VN ít được công nhận ở nước ngoài).

Vì vậy nếu ai chỉ có bằng Master dạng coursework thì khi xin học, trường có thể yêu cầu phải dự một khóa qualifying program trong vòng 6 tháng trước khi nhập học chính thức vào PhD.

Làm PhD có 2 dạng:

– thầy có project và tuyển PhD vào làm nghiên cứu. Khi đó thầy sẽ đăng thông báo tuyển PhD và tìm ứng viên có đủ khả năng và thích thú làm đề tài đó. Nếu ứng viên tự thấy background của mình phù hợp, bản thân thấy thích thú đề tài thì gửi thư trực tiếp cho thầy. Trường hợp này chỉ cần chuẩn bị CV và viết motivation letter cho tốt, không phải chuẩn bị proposal vì đề tài đã có sẵn. Nếu thầy chấp nhận thì sau đó làm thủ tục xin học với trường, tức là bỏ qua được bước 4,5 và 7.

Bước 4: Viết proposal (định hướng nghiên cứu)

Nếu xin PhD ở Mỹ thì viết cái Statement of Purpose nêu lý do tại sao mình muốn làm nghiên cứu sinh ở trường đó và lĩnh vực nghiên cứu dự kiến là gì. Còn ở Anh và Úc thì khi viết định hướng nghiên cứu cần phải có cả literature review. Khổ nỗi ở VN làm gì có cơ sở dữ liệu hay sách vở gì để mà viết phần này đâu. Nhớ hồi mình gửi cái proposal cho GS John Tribe ở Surrey University, UK (TBT tạp chí Annals of Tourism Research), ông ý đáp lại chê là chỉ bằng cái proposal của MBA, đề nghị viết rồi gửi lại ông ấy xem, hic. Viết trả lời ông ấy là tôi sẽ cố gắng cái thiện cái proposal nhưng sau đấy lặn luôn vì biết với những gì mình có trong tay thì là một điều gần như không thể.

Có một câu chuyện hài hước cười ra nước mắt ở lĩnh vực du lịch, một người đã bị một hội đồng xét duyệt Tiến sỹ ở VN đánh trượt với lời phê đề cương nghiên cứu quá tệ. Người đó đã gửi đề cương nghiên cứu ra nước ngoài, được trường chấp nhận và dành học bổng danh tiếng nhất của nước đó.

Bước 5: Xin thầy hướng dẫn

Thực ra bước 4 gắn liền với bước 3 vì với cái mình định làm xin mỗi thầy (có từng thế mạnh riêng) mình phải lái lái đi thì họ mới quan tâm. Khi xin thầy hướng dẫn, cần tìm hiểu cho kỹ:

–          kinh nghiệm, trọng tâm nghiên cứu (research interest) và danh tiếng của người đó về lĩnh vực mình muốn làm à lên hỏi bác Google là ra hết

–          trọng tâm nghiên cứu và danh tiếng của ngành tại trường nơi người đó đang ngồi ở đấy à lên website của trường mà tìm hay hỏi bạn bè. Chú ý là ranking của trường không quan trọng bằng ranking của riêng ngành mình quan tâm. Ví dụ chả ai biết Griffith là trường nào ở Úc, nhưng nói đến tourism thì mọi người đều biết (là ở nước ngoài thôi).

–          cá tính của người đấy thế nào, nhiều thầy giỏi thì giỏi nhưng mà đối xử với trò tệ lắm à lân la hỏi người nào đang làm PhD ở đấy, hay email cho cựu PhD của người đó mà hỏi (chỉ cần cái tên thôi lại hỏi bác Google là ra)

Xin kể cả nhà nghe chuyện đi xin thầy hướng dẫn của mình, tiếp tục câu chuyện ở trên.

Trong một buổi hội thảo du học Anh ở New World, lơ ngơ thế nào lại hỏi được contact của một ông GS ở Chichester Uni. Ông này khá nổi tiếng về các nghiên cứu ở VN và cũng interest với nghiên cứu của mình, nhưng khổ nỗi là ông ấy vừa chuyển từ Metropolitan Uni về đây, mà ở đây chưa nhận PhD về tourism.

Tiếp tục với một bà giáo ở ĐH Queensland . Tìm thấy bà ấy do search một hồi trên mạng, đã từng ở VN, thích thú nghiên cứu về tourism ở VN, rất nhiệt tình giúp mình làm cái literature review bằng cách gửi luôn một cái proposal của học trò bà ấy có đề tài na ná như của mình, bảo mình xem có cái nào cần và viết lại (không được chép nguyên xi đâu). Sau đấy mình có được cái proposal nhìn khá chuẩn, giờ vẫn biết ơn bà ấy.

Hè 2007 ra HN gặp senior MBA, Mr C bảo “Ở Úc thì Griffith là trường hàng đầu về du lịch”. Thế là lại lặn lội nghiên cứu website, xem trọng tâm nghiên cứu của nó là gì, tìm người hướng dẫn. May quá anh C giới thiệu cho chị H chỗ anh ấy vừa qua Griffith được mấy tháng, thế là mình có người hỏi xem ai là người hướng dẫn tốt. Bài học từ dì M và anh làm mình quá hiểu có thầy hướng dẫn tệ thì khổ thế nào. Chị H giới thiệu cho hai cái tên, mình nhắm mắt chọn luôn người có cái mác Professor.

Viết email cho ông GS hướng dẫn bây giờ, giới thiệu bản thân, gửi kèm CV, proposal vào tối thứ 6 thì sáng thứ 2 đã nhận được email ngắn gọn:

Dear …,

Thank you for your interest in having me supervise your PhD. thesis. I am willing to be your supervisor, should your application be accepted.

I have sent this communication to Dr. …, who is our contact faculty for PhD applications here on the Gold Coast campus.

I look forward to working with you.

Sincerely,

Mừng quá sức tưởng tượng, sau này mới biết ông ấy vừa từ Mỹ về lại trường, chưa có sinh viên PhD nào cả. Càng search mới biết ông ấy hàng đầu thế giới về ecotourism. Quan trọng hơn hết là trong vốn hiểu biết bao la của ông ấy về ecotourism thì VN là con số 0, nên ông ấy rất quan tâm. Thế mới thấy sự trùng lặp giữa cái mình muốn làm với interest của thầy quan trọng thế nào.

Bước 6: Nộp hồ sơ xin học và chờ

Các tổ chức cho học bổng thường yêu cầu phải được một trường nào đó chấp nhận học đã, nên phải có CoE trong tay thì mới đi hộp hồ sơ xin học bổng (trừ trường hợp xin học bổng của trường song song với việc xin học; học bổng 322 hay ADS có thể xin trước rồi mới xin học ở trường). Xin học PhD không có deadline, trường nhận hồ sơ quanh năm.

Mỗi trường mỗi khác, UQ cho phép nộp hồ sơ online (hoành tráng chưa) và phải trả admission fee là 60AUD, báo hại phải đi nhờ người trả bằng thẻ Visa/Master card hộ. Nhưng nộp xong chờ dài cổ nửa năm chả thấy trả lời trả vốn gì. Hội thảo du học Úc mình đã đến thẳng quầy hỏi, họ cho email, viết email hỏi thế mà vẫn lặn tăm.

Griffith yêu cầu gửi hồ sơ giấy trắng mực đen bằng đường bưu điện, nhưng lại không phải trả tiền nộp hồ sơ gì hết. Do cái thói lề mề cố hữu của mình, lại phải gửi chuyển phát nhanh mất 500 nghìn, 5 ngày tới Úc. 28/10 họ nhận được hồ sơ của mình (ngay trước deadline xin học bổng của trường có 2 ngày) thì tới cuối tháng 12 trả lời qua email đã chấp nhận và gửi Thư chấp nhận học CoE (certificate of enrolment). Cầm cái này có thể đi xin visa được rồi.

Sang đây thì có người lại than phiền xin học 2 trường trên thì Griffith lặn tăm, UQ trả lời.

Bước 7: Xin học bổng

Tới mục này, mình chỉ xin chia sẻ kinh nghiệm tìm học bổng PhD ở Úc. Có các lựa chọn sau cho người Việt mình:

–          Học bổng 322 của nhà nước: 1,000AUD/tháng (12,000AUD/năm), vừa cho 1 người (chi tiêu trung bình bên này cho 1 người khoảng 700AUD/tháng), nghe mọi người kêu hay bị chậm, ràng buộc sau khi học xong phải trở về nước, không có hỗ trợ gì cho con nhỏ nếu mang theo, khi làm thủ tục hay bị lằng nhằng. Tuy nhiên xin học bổng 322 là dễ được nhất, miễn là được một trường nào đó trên thế giới nhận là được. Lưu ý PhD có thể đi làm trợ giảng ở các ĐH của Úc để có thêm thu nhập. Thông báo về học bổng 322 được gửi về các trường đại học hàng năm.

–          Học bổng cho các nhà lãnh đạo ( ALA ): 26,800AUD/năm (nghe nói hàng năm có review và tăng tiền), ràng buộc sau khi học xong phải trở về nước, cho 4 năm, có cho tiền trang trải ban đầu 5000$ để mua vé máy bay, phí visa, tiền đi dự hội thảo/field trip 2000$/năm, có hỗ trợ tiền gửi trẻ 5 tuổi trở xuống 50%… Học bổng này chú trọng đến những người có tiềm năng trở thành lãnh đạo sau này, nên ai có kinh nghiệm làm lãnh đạo hay khả năng chứng minh mình có tài lãnh đạo nhiều khả năng được. http://www.ausaid.gov.au/scholar/ala.cfm . Việt Nam nằm trong danh sách các nước được ưu tiên cho học bổng này, nên người Việt có nhiều khả năng được.

–          Học bổng Endeavour: là học bổng cao nhất của Bộ GD Úc. Học bổng này không ưu tiên Việt Nam mà các ứng viên phải cạnh tranh trên toàn cầu. Ai có thành tích học tập xuất sắc, có công trình nghiên cứu, có thành tựu gì nổi bật thì có khả năng được học bổng này. Endeavour cho toàn bộ học phí, living allowance 30,000AUD/năm, tiền ổn định ban đầu 4000$ cho vé máy bay, phí visa, không có hỗ trợ gửi trẻ… và không có ràng buộc sau khi học xong phải trở về nước và vừa được nâng lên 4 năm. http://www.endeavour.deewr.gov.au/

–          Học bổng của chính phủ Úc thông qua các trường (gọi nôm na là học bổng của trường): 20,000AUD/năm, hỗ trợ một phần tiền vé, không hỗ trợ phí làm visa, không ràng buộc phải về nước sau khi học xong. Tham khảo học bổng này phải vào trang web của từng trường nghiên cứu. Khi nộp hồ sơ học cho trường, thường có mục để đánh dấu vào xin học bổng của trường. Học bổng của trường cho 3 năm, nhưng có thể kéo dài tối đa 6 tháng nữa.

– Ngoài ra còn nhiều dạng học bổng khác, cần phải vào website thông báo học bổng của từng trường để tìm hiểu.

Endeavour, AL A , ADS có thời hạn nộp hồ sơ khoảng tháng 6,7 hàng năm, vì vậy ai muốn xin các học bổng này thì phải có CoE sẵn sàng trước tháng 6 hàng năm. Nói tóm lại cần khoảng 1 năm kể từ khi bắt đầu khởi động ôn tiếng Anh, thi IELTS và tất cả các bước ở trên.

Xin hết và chúc may mắn!

Share this:

Twitter

Facebook

Like this:

Số lượt thích

Đang tải…

Kinh Nghiệm Apply Phd In Business Tại Mỹ

Mình viết post này để chia sẻ với các bạn kinh nghiệm apply vào các chương trình học PhD in business ở Mỹ, cũng như quá trình học PhD và đi xin việc ở các trường đại học như thế nào. Trong bài viết mình sẽ cố gắng trả lời các câu hỏi của các bạn từ post trước, nếu có gì chưa rõ thì các bạn có thể tiếp tục hỏi thêm ở dưới post này.

Trước khi quyết định bỏ ra 5 năm tuổi xuân để theo đuổi 1 chương trình PhD, mình khuyên các bạn nên suy nghĩ kỹ về việc này. Các bạn nên tự hỏi 2 câu : Tại sao mình muốn theo học PhD? Nếu không tìm được việc ở các trường đại học Mỹ sau khi học xong, mình sẽ làm gì? Mục đích của chương trình PhD là để theo đuổi 1 career in academia: bắt đầu với vị trí Assistant Professor, sau đó làm nghiên cứu và xuất bản để được lên Associate Professor và sau đó lên full Professor (khi lên Associate là có tenure – khi có tenure rồi thì khả năng bị mất việc là rất thấp – guaranteed employment for life).

Làm professor in business có nhiều benefits.

Benefit thứ nhất là lương đủ để mua nhà và chăm lo cho gia đình (160K-230K at top 100 US national research-focused universities, 110K-140K at balanced universities, and 90K-100K at teaching-focused schools). Đây chỉ là lương 9 tháng academic year, mùa hè có thể được thêm 2 tháng lương (research schools) hoăc 5K-10K (teaching schools nếu mình dạy thêm 1 lớp summer).

Benefit thứ hai là flexibility, một học kỳ chỉ phải dạy 2 lớp (3 lớp cho trường balanced/teaching), mỗi lớp 3 credits, tức là tổng cộng thời gian đứng lớp là 6 tiếng/ 1 tuần. Nếu cho thêm 10 tiếng mỗi tuần đế chuẩn bị bài, gặp học sinh thì tổng cộng thời gian dạy không quá 20 tiếng/1 tuần. Thời gian còn lại mình tập trung vào nghiên cứu, và mình có thể tự quyết định sử dụng khoảng thời gian này thế nào cho hiệu quả (in short, nobody looking over your shoulders).

Còn 1 benefit nữa của business professors so với các ngành khác là không phải viết grant proposals để xin funding từ các agencies; phần lớn các dữ liệu cần để làm nghiên cứu đều đã có sẵn.

Nếu các bạn vẫn muốn quyết định làm PhD in Business thì sau đây mình sẽ có vài lời khuyên để chuẩn bị application cho các trường. Quá trình này khác với xin vào PhD ở các ngành khác rất nhiều (natural science/ engineering/ computer science). Trong business các bạn không bao giờ thấy call for applications to PhD positions. Trong business các bạn cũng thường không email riêng cho giáo sư để xin vì họ không có grant funding của riêng họ để trả cho PhD. Business PhDs không làm việc riêng cho 1 giáo sư nào mà làm cho nhiều người trong department. Quyết định chọn PhD nào là của Admission Committee (thường có 3 finance professors trong committee này, chair là PhD program coordinator).

Không phải lo về học bổng vì tất cả PhDs khi đã được nhận vào học đều được tuition waiver và stipend (ở Oregon mình được tuition waiver, health insurance cho gia đình, và stipend khoảng 2K/1 tháng – thừa đủ cho các bạn single – hơi chật vật cho các bạn có gia đình).

Kinh Nghiệm Xin Học Bổng Fulbright

SSDH – “Tôi chuẩn bị hồ sơ xin học bổng Fulbright trước một năm và cho rằng đây là một phần bí quyết thành công”, nhà báo Vĩnh Khang, người giành học bổng Fulbright năm 2015-2016, viết.

Khi xin học bổng Fulbright 2015-2016, tôi nhận được nhiều sự giúp đỡ từ các Fulbrighters đi trước. Nhân dịp Fulbright 2017 khởi động, tôi xin chia sẻ một vài kinh nghiệm với những bạn trẻ quan tâm.

Nhà báo Vĩnh Khang (hàng đầu bên phải) chụp ảnh với những Fulbrighters.

1. Bạn chưa biết bắt đầu từ đâu?

Các bạn nên bắt đầu bằng việc tìm hiểu tiêu chí của Fulbright, xem mình có và chưa có gì. “Biết mình biết ta trăm trận trăm thắng”, hãy google những bài chia sẻ kinh nghiệm của những người đi trước để tham khảo.

Tiếp đến là thi tiếng Anh, bạn viết tất cả những ý tưởng cho bài luận ra giấy hay điện thoại, chờ đến ngày đặt bút viết.

Nếu có thời gian, bạn có thể liên lạc với một số Fulbrighters đi trước, mời họ cà phê, trò chuyện. Hỏi về kinh nghiệm chỉ là một phần, bạn nên quan sát con người họ, như tính cách, cách nói chuyện, quan điểm trong các vấn đề… Điều này giúp ích rất nhiều ở vòng phỏng vấn.

Theo quan sát của tôi khi tìm hiểu về các Fulbrighters, khi học xong, quay về Việt Nam, họ có thể thành công hoặc không, hay chưa làm được những việc như kỳ vọng, nhưng họ có một điểm chung: Không “nhạt”.

Lời khuyên nữa cho các bạn là chuẩn bị sớm. Tôi chuẩn bị hồ sơ trước cả một năm và cho rằng đây là một phần bí quyết thành công.

2. Tại sao chọn Fulbright, không phải học bổng khác?

Khi lên kế hoạch du học, tôi cũng tham khảo một số học bổng khác. Tôi nộp hồ sơ và có lần cũng vào được đến vòng phỏng vấn, nhưng có thể không hợp tiêu chí và bản thân tự cảm thấy không thực sự tha thiết nên chưa thành công.

Mỗi học bổng đều có những tiêu chí riêng, bạn nên đầu tư vào học bổng phù hợp với mình, đừng rải hồ sơ, mất thời gian. Tôi thấy phù hợp các tiêu chí của Fulbright, từ ngành nghề, kế hoạch cho tương lai và cả yếu tố con người nữa.

3. Báo chí văn hoá vẫn xin được học bổng Fulbright?

Một bạn từng hỏi tôi như vậy cách đây khá lâu. Thực tế, Fulbright không phân biệt nghề nghiệp hay lĩnh vực nào cả, vấn đề bạn phải thuyết phục được những người chấm hồ sơ và trình bày ấn tượng trong vòng phỏng vấn.

Nếu trong đầu bạn chưa có ý niệm cụ thể về công việc mình làm, nó đóng vai trò gì trong xã hội, thì dù làm lĩnh vực gì cũng vậy thôi, không nên xin học bổng. Không riêng gì Fulbright, các học bổng khác cũng là “con đường” dài và rất nhiều người nản chí dọc đường. Đừng phí thời gian.

Cá nhân tôi đã xây dựng một kế hoạch (short term và long term vision) dựa trên chuyên môn của mình, gắn liền đơn vị công tác và cả những hoạt động cá nhân. Một kế hoạch chặt chẽ, khả thi, ảnh hưởng xã hội sẽ thuyết phục được hội đồng.

4. Điểm tiếng Anh có quan trọng không?

Học bổng Fulbright cấp cho các ngành khoa học xã hội. Điều dễ dàng nhận thấy là khi học, câu nói “tiếng Anh chỉ là công cụ” chỉ đúng với người học kỹ thuật hoặc khoa học tự nhiên. Với ngành xã hội, tiếng Anh rất quan trọng.

Riêng Fulbright, các bạn cần nộp điểm tối thiểu TOEFL iBT = 79; IELTS = 6,5 là đủ điều kiện. Nếu bạn nào chưa thi tiếng Anh, lời khuyên là nên thi luôn TOEFL iBT, vì dù có nộp IELTS thì khi được chọn, bạn vẫn phải thi TOEFL iBT. Bài thi TOEFL iBT khó hơn IELTS. Ôn thi TOEFL IBT mệt hơn, căng thẳng hơn, nhưng đề lại hay hơn.

Bạn có thể chọn 3 người hiểu về mình ở 3 khía cạnh khác nhau, cũng như nhìn nhận công việc và kế hoạch của bạn ở 3 góc nhìn, quan điểm khác nhau. Như vậy, sẽ hiệu quả hơn nhiều so với 3 bức thư gần giống nhau.

Ví dụ, lĩnh vực của tôi là báo chí, tập trung mảng văn hóa nghệ thuật. Tôi chọn một tổng biên tập viết thư, một nghệ sĩ (ca sĩ Trần Thu Hà), một người trong lĩnh vực báo chí có tầm nhìn bao quát xu hướng báo chí Việt Nam và quốc tế (Nguyễn Danh Quý – Editor in Chief của ELLE Vietnam).

Bác Tổng biên tập sẽ đánh giá mình ở khía cạnh chuyên môn báo chí; ca sĩ Hà Trần đánh giá hiểu biết (có thể cả hạn chế) về nghệ thuật, anh Quý đánh giá về khả năng hiểu biết, hoà nhập xã hội, cũng như học tập của mình ở môi trường quốc tế.

6. Bài luận nên viết gì và cấu trúc thế nào?

Đây là mấu chốt của sự thành công. Mỗi người có con đường riêng đến với sự thành công, nhưng tựu trung, bài luận ý tứ phải rõ ràng, câu cú đơn giản, dễ hiểu, tránh trình bày chung chung, mọi thứ cần phải cụ thể. Các bạn có thể nhờ người sửa lại, nhưng “có bột mới gột nên hồ”. Nếu không có ý gì trong bài luận, ai sửa cũng vậy thôi.

Tôi chọn cách viết thư dạng “xuyên không”, từ tương lai, đã nhận Fulbright, học xong và thực hiện những kế hoạch, rồi quay về quá khứ – nhìn mình từ lúc mới ra trường, gặp khó khăn gì trong công việc và cuộc sống; quyết định xin học bổng Fulbright để nâng cao kiến thức như thế nào.

Bằng cách này, tôi vừa giới thiệu được kiến thức nền mà không khô cứng, cũng như khoe được kế hoạch, mục đích, khiến hội đồng tò mò đọc tiếp bài luận tiếp theo (cụ thể hơn về kế hoạch tương lai). Nó cũng khiến họ muốn biết con người thực ngoài đời của người viết.

Riêng bài Objective Statement, tôi chọn cách viết tiểu luận, gồm Introduction, Body và Conclusion. Phần Body, tôi trình bày theo lối diễn giải và theo thứ tự Firstly, Secondly…, rồi đến topic sentence và supporting sentence.

Bài luận này sẽ hỏng nếu bạn trình bày chung chung. Hội đồng muốn xem ứng viên hiểu thế nào về kế hoạch đề ra, nên hãy cụ thể mọi thứ. Một bài viết dạng creative và 1 bài essay là cách tôi cân bằng.

7. Trả lời như thế nào ở vòng phỏng vấn?

Đây cũng là vòng rất quan trọng. Mỗi ứng viên có cách trả lời phỏng vấn khác nhau. Sau khi tham khảo vài người nhằm chuẩn bị tâm lý, tôi chọn cho mình cách trả lời riêng. Nhìn lại, tôi cho rằng, mình thành công nhờ chuẩn bị tốt, phong độ tốt và hài hước.

Chuẩn bị tốt là tự “mổ xẻ” hồ sơ của mình, xem hội đồng sẽ hỏi những gì. Khi đọc một dòng, bạn sẽ tự phản biện những gì trong đó. Ví dụ, tôi từng viết rằng “sẽ tiếp tục làm báo in”, thì phải nghĩ ngay đến câu hỏi: “Thời đại công nghệ, tại sao cậu vẫn đi làm báo in?”…

Riêng về phong độ tốt thì khó nói lắm. Với cá nhân tôi, ăn đều, ngủ khoẻ, tập gym không sót ngày nào, là có phong độ tốt ngay.

Hài hước? Khi vào phỏng vấn, nếu không phải chính mình, bạn sẽ thiếu thoải mái và mất tập trung. Thế nên, bạn hãy hài hước nếu là người hài hước.

Tôi từng bảo với hội đồng hãy đọc báo in vì nó chứa đựng những lời vàng ngọc của những người sắp chết. Nói chung, có nhiều câu “bá đạo” nữa và tôi thấy hội đồng mấy lần cười nghiêng ngả.

Thái độ trong phòng phỏng vấn cũng rất quan trọng, bạn nên tập trung, vui vẻ, chân thành và cầu thị.

Nhà báo Vĩnh Khang từng nhận học bổng Fulbright 2015 – 2016, nghiên cứu thạc sĩ ngành Báo chí. Hiện, anh công tác tại báo Nông Nghiệp Việt Nam.

Vĩnh Khang học tại Newhouse School and Public Communication (Syracuse University, New York, Mỹ). Đây là trường được xếp hạng tư trong danh sách các trường đào tạo Báo chí tốt nhất nước Mỹ năm 2015.

Anh cũng tham gia cộng tác với nhiều tờ báo như ELLE, Người Đẹp, 2!, Tiền Phong, VietNamNet.. và có một số bài đăng trên báo Mỹ.