Cơ hội nhận được học bổng du học từ 30%, 50%, 65%, 80% hoặc 100% tại Trường Đại học Quốc Tế Ritsumeikan Châu Á Thái Bình Dương cho các khóa học Đại Học, Cao Học và các khóa học đặc biệt khác. Đây là trường Đại học mang tính quốc tế hàng đầu và cũng là nơi có đông sinh viên Việt Nam nhất tại Nhật Bản.
Sinh viên quốc tế tốt nghiệp chương trình đại học tại APU có khả năng xin được việc làm ngay sau khi ra trường là 97% trong vòng 3 năm qua. Nhiều cựu sinh viên Việt Nam đảm nhận các vị trí cao trong các công ty lớn nhất tại Nhật Bản cũng như các văn phòng chi nhánh tại các nơi khác trên thế giới.
2. Thành phố Beppu
Thành phố Beppu là một trong những điểm đến du lịch được ưa thích nhất tại Nhật Bản. Hàng năm, thành phố ven biển này thu hút được hơn 11 triệu lượt khách du lịch đến tham quan. Bên cạnh phong cảnh hữu tình, lối kiến trúc Nhật Bản cổ kính, thành phố này cũng rất tự hào về nguồn suối nước nóng (onsen) lớn thứ hai trên thế giới. Sinh viên quốc tế tại APU cũng là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của Beppu bởi họ tham gia vào nhiều hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ hay ẩm thực. Nhờ đó, Beppu trở thành một trong những thành phố “đa văn hoá” nhất tại Nhật Bản.
3. Học bổng
APU trao học bổng dưới dạng miễn giảm học phí cho những sinh viên được trúng tuyển (dành cho cả sinh viên theo học hệ đào tạo cử nhân và cao học) ở mức: 30%, 50%, 65%, 80% hoặc 100%.
Học bổng được trao dựa trên tiêu chuẩn về thành tích học tập, các loại bằng cấp nếu có, trình độ ngoại ngữ và bài luận. Thông tin chi tiết về các loại học bổng du học nhật bản như sau:
3.1. Miễn giảm học phí
APU trao học bổng dưới dạng miễn giảm học phí cho những sinh viên được trúng tuyển (dành cho cả sinh viên theo học hệ đào tạo cử nhân và cao học) ở mức: 30%, 50%, 65%, 80% hoặc 100%.
Học bổng được trao dựa trên tiêu chuẩn về thành tích học tập và trình độ ngoại ngữ, cũng như các hoạt động ngoại khóa hay thành tích khác mà thí sinh có được.
3.2. Học bổng sau nhập học
4.1.1. APS – Khoa nghiên cứu Châu Á Thái Bình Dương (College of Asia Pacific Studies-APS). Cử nhân khoa học xã hội
4.1.2. APM – Khoa Quản lý Quốc tế (College of International Management). Cử nhân quản trị kinh doanh
Mục tiêu của APM là nhằm bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng giải quyết các vấn đề nảy sinh cũng như các khía cạnh toàn cầu cho một thế hệ các nhà kinh doanh, những người có thể tạo ra giá trị kinh doanh mới tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Các môn học được xây dựng nhằm cung cấp cho sinh viên kiến thức về những xu hướng quản lý thích hợp áp dụng cho khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Sinh viên theo học tại APM sẽ nắm được những khái niệm cơ bản về quản lý công ty, nghiên cứu các môn quản lý nền tảng, và tập trung nghiên cứu chuyên sâu vào các lĩnh vực như:
Chiến lược công ty và marketing (Marketing and Corporate Strategy)
Tài chính và kế toán (Accounting and Finance)
Kinh doanh quốc tế và quản lý so sánh (International Business and Comparative Management)
Phát triển ngành kinh doanh mới và đổi mới kinh doanh (New Business and Innovation)
4.2. Cao học
4.2.1. IMAT
Chương trình lấy bằng thạc sĩ liên kết (IMAT) (Dual Master’s Degree Program) gồm:
Thạc sĩ về Quản lý nguồn chất quốc tế và thạc sĩ về ứng dụng thử nghiệm khoa học (Master in International Material Flow Management) do APU của Nhật Bản và Viện Quản lý Vật liệu ứng dụng của Đức (Institute for Applied Material Flow Management – IfaS) phối hợp cấp bằng.
Mục đích của Chương trình này nhằm đào tạo các nhà lãnh đạo có năng lực, kiến thức và có khả năng xử lý các quá trình phát triển kinh doanh toàn cầu. Sinh viên sẽ được học để có thể lĩnh hội được sự gắn kết giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường thông qua việc áp dụng các chiến lược quản lý công nghệ trên quy mô toàn cầu. Ngoài ra, sinh viên còn có thể vận dụng công nghệ tiên tiến trong việc nghiên cứu các lĩnh vực nước thải và các nguồn chất khác, có sự kết nối giữa công nghệ tiên tiến với các ngành nghiên cứu về việc quản lý mạng lưới những đối tượng chịu sự tác động, lập kế hoạch về tái chế, quản lý hệ thống tài chính tiên tiến và phát triển bền vững. Sau khi hoàn tất chương trình, sinh viên sẽ được cấp bằng Thạc sĩ Khoa học của APU về chính sách hợp tác quốc tế (Master of Science in International Cooperation Policy) và bằng Thạc sĩ Kỹ thuật (Master of Engineering) của Trường University of Applied Sciences Trier của Đức.
4.2.2. APS/ICP
Chương trình đào tạo cao học về Nghiên cứu Châu Á Thái Bình Dương bao gồm các chuyên ngành sau:
4.2.2.1. Chuyên ngành về Nghiên cứu Châu Á Thái Bình Dương (Major in Asia Pacific Studies – APS)
Thạc sĩ về nghiên cứu Châu Á Thái Bình Dương (Master in Asia Pacific Studies) và Tiến sĩ về nghiên cứu Châu Á Thái Bình Dương (PhD in Asia Pacific Studies)
Học viên theo học các chương trình này, được trang bị phương pháp tiếp cận dựa vào thực trạng vấn đề, sẽ nghiên cứu các vấn đề chính trị, văn hóa và xã hội trong khu vực ở góc độ “Châu Á trong môi trường toàn cầu”
4.2.2.2. Chuyên ngành về Chính sách hợp tác quốc tế
Thạc sĩ về nghiên cứu Chính sách hợp tác quốc tế
Giáo dục chuyên ngành cho những người muốn có kỹ năng cao trong các lĩnh vực khác nhau về hợp tác quốc tế khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Học viên có thể lựa chọn từ bốn lĩnh vực nghiên cứu sau: Quản lý công cộng quốc tế, Quản lý và Chính sách môi trường, Quản lý và Chính sách du lịch, và Kinh tế học phát triển.
4.2.3. MBA (Master of Business Administration)
Thạc sĩ về quản trị doanh nghiệp
Tài chính
Quản trị kinh doanh quốc tế và Marketing
Quản lý đổi mới và công nghệ
Thiết kế Thể chế so sánh cho Nền kinh tế chuyển đổi và Quản trị kinh doanh
Tất cả các môn học cho chương trình đào tạo sau đại học được giảng dạy bằng tiếng Anh.
4.3. Các khóa học đặc biệt khác
APU có những chương trình học đa dạng để giúp các sinh viên có nguyện vọng và khả năng tiết kiệm thời gian cũng như chi phí cho khóa học của mình.
4.1. Chuyển tiếp: Nếu bạn đã kết thúc 1 năm trở lên học đại học trong nước, bạn có thể đăng ký chuyển tiếp vào năm 2 hoặc năm 3 tại APU.
4.2. Khóa học ngắn hạn: bạn có thể học theo chương trình ngắn hạn để kết thúc khóa học của mình trong 3 hoặc 3.5 năm thay vì 4 năm như thông thường.
4.3. Khóa học kết hợp: bạn có thể học chương trình Đại học trong 3 năm, và Cao học trong 1 năm, để lấy bằng Cao học sau 4 năm theo học tại APU.
4.4. Chuyển tiếp sang nước khác/ Học bên ngoài khuôn viên trường: Từ APU, bạn có thể tham gia các khóa học chuyển tiếp, giao lưu hay thực tập tại một nước khác.
Hạn nộp hồ sơ sớm: 01/06 đến 30/09
Hạn nộp hồ sơ thông thường: 01/10 đến 30/11
5.2. Nhập học kì mùa thu
Hạn nộp hồ sơ sớm: 01/09 đến 31/01
Hạn nộp hồ sơ thông thường: 01/02 đến 31/03
Hạn nộp hồ sơ cuối cùng: 01/04 đến 10/05
6. Xin visa
Trung tâm sẽ thay mặt các ứng viên, nếu được trúng tuyển, làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đủ tư cách để xin visa du học tại Nhật Bản (COE) thông qua trường APU. Ứng viên sau đó có thể trình COE tới Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán của Nhật Bản tại Việt Nam để xin visa.
7. Học phí và các loại chi phí khác (Tính hàng năm).
Nếu ứng viên không nhận được học bổng chi phí dự kiến sẽ là:
Phí nhập học: 130,000 Yen (Phí cố định cho mọi sinh viên nhập học)
Đại Học: khoảng 1,200,000 Yen/1 năm (khoảng 100,000 Yen/1tháng)
Cao Học (cho toàn bộ khóa học): từ 2,000,000 Yen đến 3,000,000 Yen
Chi phí ở ký túc xá (11 tháng cho sinh viên năm thứ nhất): 170,000 Yen (khoảng 15,000 Yen/1tháng)
Chi phí sinh hoạt: tiền điện, nước, ăn uống, điện thoại, gas, giải trí… khoảng 25,000 Yen/1tháng
8. Tiêu chuẩn và điều kiện
8.1. Đại học:
Đối với ứng viên nhập học từ năm thứ nhất, cần phải hoàn thành 12 năm giáo dục chính quy tại Việt Nam. Đối với ứng viên muốn nhập học chuyển tiếp năm thứ hai hoặc năm thứ ba, cần hoàn thành chương trình giáo dục chính quy tương ứng 13 hoặc 14 năm. Ứng viên phải chứng tỏ được khả năng ngôn ngữ tiếng Anh hoặc tiếng Nhật, đủ để nắm bắt trực tiếp bài giảng bằng ngôn ngữ đó.
8.2. Chương trình đào tạo Cao học:
Về cơ bản, ứng viên phải có bằng cử nhân chính quy từ trường đại học được công nhận và phải có khả năng tiếng Anh đủ để nghiên cứu độc lập và viết luận