Top 7 # Xem Nhiều Nhất Du Học Sinh Về Nước Thất Nghiệp Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Maubvietnam.com

Du Học Về Nước: Thất Nghiệp Như Thường

Ra trường tròn 1 năm, Đỗ Thị Phương Thùy (23 tuổi, Long Biên – Hà Nội), tốt nghiệp ĐH Lao động Xã hội sau một thời gian kiên trì ‘rải’ hồ sơ không tìm được việc mong muốn đành chấp nhận phụ giúp mẹ bán hàng ăn tại nhà. Kinh tế khó khăn, đến cả những người đi làm có kinh nghiệm nhiều năm cũng ‘bạc mặt’ vì tìm việc.

Singapore siết chặt quy định lao động nhập cư

Khó kiếm sống, lao động lại đổ về quê

Long đong tìm việc

Tốt nghiệp khoa Công nghệ Thông tin, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên, Trần Vĩnh Linh (Nam Sách – Hải Dương) đã đi khắp các khu công nghiệp trong tỉnh, hi vọng tìm được công việc vừa ý. Nhưng giờ đây, Linh đã quen với việc những bộ hồ sơ một đi không trở lại vì không có nhà tuyển dụng nào gọi đi phỏng vấn.

“Nghe nói các khu công nghiệp thường tuyển nhiều người, nhưng không mấy khi thông báo trên mạng, em đã đến từng nơi hỏi thăm nhưng không mấy nơi cần người. Có người trong công ty nọ bảo kinh tế khó khăn, công ty ‘trảm’ bớt còn không được, tuyển về ích gì”, Linh thổ lộ.

Mong muốn được làm việc ở gần nhà, song Linh vẫn chấp nhận công tác tại các tỉnh lân cận như Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Phòng, Hà Nội để mở rộng cơ hội việc làm. Hàng ngày, Linh liên tục vào các trang tìm việc làm mới hồ sơ, gửi đến cả trăm bộ hồ sơ qua mạng vẫn chưa tìm được việc. Linh còn ghi dòng chữ nổi bật lên hồ sơ “Mới ra trường, chấp nhận thử thách” nhưng ít ai đoái hoài đến mình. Duy có một số công ty bán hàng đa cấp, trá hình dưới nhiều hình thức kinh doanh thì có gọi đến nhưng Linh nhận thấy công việc này không phù hợp với khả năng của mình.

Những tưởng các tân cử nhân mới khốn khổ tìm việc, những người ra trường dày dạn kinh nghiệm như anh Nguyễn Đức Tuấn (Phường Láng Thượng, Đống Đa, HN) cũng lâm vào cảnh khổ sở tìm việc. Sau lần ức chế với ban lãnh đạo công ty, Tuấn lập tức viết đơn thôi việc mà không cần đắn đo gì thêm. Nghĩ bụng với 7 năm làm IT, chắc chắn anh sẽ sớm tìm được công việc tốt hơn. Ngờ đâu 3 tháng trở lại đây anh vẫn ở nhà nội trợ phục vụ người vợ bụng mang dạ chửa 8 tháng, trở thành lao động chính trong nhà.

Anh cho biết, dù đã tận dụng mọi mối quan hệ từ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp cũ nhưng vô ích. Nếu chấp nhận những công việc làm tạm thì lương lậu lại bèo bọt, không bõ tiền xăng xe.

“Không nghĩ tìm việc lúc này lại khó như vậy, đáng ra mình nên nhẫn nại, tìm được việc mới nghỉ. Thôi thì bây giờ ở nhà làm ô sin cho vợ một thời gian vậy”, anh Tuấn thở dài.

Trường hợp chị Nguyễn Thị Như Sương (Phường Hòa Khánh, Q. Liên Chiểu, Đà Nẵng) cũng không khá hơn. Tốt nghiệp loại khá Khoa Tiếng Anh, Trường ĐH Ngoại ngữ – ĐH Đà Nẵng và đã có trong tay văn bằng hai chuyên ngành kinh tế, nhưng công việc vẫn chưa đầu vào đâu. Chị cho biết, thị trường việc làm Đà Nẵng vốn đã khó khăn vì ít công ty, các doanh nghiệp nếu cần người cũng chỉ “rỉ tai” nhau, thời gian này coi như vô vọng.

“Trước ở nhà mình ăn diện lắm, nhưng giờ lấy chồng rồi, ăn bám mãi cũng ngại. Mình lâu lắm chưa mua sắm cho bản thân thứ gì, đến hũ kem dưỡng da cũng không dám chi. May chồng mình làm việc tốt, được cấp nhà, không thôi chẳng biết chi tiêu làm sao cho đủ”, chị kể.

Đến du học sinh cũng thất nghiệp

“Tìm hoài mà chẳng có việc nào phù hợp với mình. Chán+nản=đói!” là tâm sự của Nguyễn Gia Khánh (Quảng Ninh), người lập ra một hội nhóm thất nghiệp trên Facebook với hi vọng bản thân và những người lâm vào hoàn cảnh giống mình sẽ kiếm được việc làm, nhờ vào sự giúp đỡ, giới thiệu của bạn bè. Là du học sinh chuyên ngành kinh tế từ Úc trở về, bố mẹ lại làm chức cao ở các công ty lớn, nhưng cũng chưa xếp được việc cho con.

Khác với Khánh, Bùi Văn Minh, tốt nghiệp Trường ĐH California (Mỹ) sau nhiều năm làm việc tại một công ty phần mềm ở Mỹ nuôi ý định về Việt Nam làm việc. Tuy nhiên, những kiến thức Minh học được, thậm chí đang làm rất tốt ở Mỹ lại chưa thể làm được ở Việt Nam. Khi hỏi ý kiến của chuyên gia và những người trong nghề, nhiều người cảnh báo anh sẽ không bán được hàng ở Việt Nam, vì phần mềm bán hàng của anh chưa phù hợp với thói quen thanh toán online của người Việt.

Trăn trở rất lâu, Minh cảm thấy khó khăn để hòa nhập vào môi trường Việt Nam. Minh nói: “Mình sẽ thuê người đi sales sản phẩm tới khách hàng, nếu không khả thi có lẽ mình sẽ ở lại Mỹ làm việc. Khi nào bố mẹ ép về hẵn hay”.

Giải pháp nào để tìm việc không khó?

Theo Tổng cục Thống kê, trong 2 quý đầu năm, cả nước có hơn 26.000 DN giải thể, ngưng hoạt động. Tại TP HCM, số người lao động đăng ký thất nghiệp trong 6 tháng đầu năm đã lên đến 70.397 người, tăng 22.009 người so với cùng kỳ năm 2011. Tình hình kinh tế khó khăn, thị trường lao động thu hẹp, những người có kinh nghiệm vẫn thất nghiệp dài. Nhiều người nghĩ rằng, việc nỗ lực rải hồ sơ khắp nơi, đăng ký trực tuyến sẽ giúp gia tăng cơ hội việc làm, nhưng nếu hồ sơ không được trình bày cụ thể, cơ hội việc làm của các ứng viên vẫn thấp.

Để kiếm được việc làm phù hợp, việc dành tâm sức để viết một bản sơ yếu lý lịch nổi bật vô cùng cần thiết. Trong bản khai này, các thông tin cá nhân, thành tích đạt được, cũng như mong muốn hoặc ý tưởng đóng góp cho sự phát triển của công ty người lao động ứng tuyển là quan trọng. Nhà tuyển dụng sẽ ‘để mắt’ đến các ứng viên thể hiện được tâm huyết đóng góp cho công ty, kèm theo những nguyện vọng của mình.

Khi đi phỏng vấn, người tìm việc cần lưu ý từ cách ăn mặc đến nỗ lực gây ấn tượng nhà tuyển dụng không chỉ bởi thành tích mà còn ở phong cách giao tiếp, sự chuyên nghiệp trong ứng xử.

Đặc biệt, đối với các sinh viên chuẩn bị rời ghế nhà trường, cơ hội vẫn mở ra trước mắt họ. Khoảng thời gian thực tập là cơ hội tốt để thể hiện năng lực bản thân. Không dừng lại ở kết quả thực tập nộp về nhà trường, sinh viên cần xem đây thực sự là thời cơ để mình cố gắng. Khi phát hiện ra năng lực làm việc, sự nhiệt tình, tâm huyết ở thực tập sinh, chắc chắc các công ty sẽ không bỏ lỡ một nhân tài tương lai.

(Theo TTVN) http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/vef/80717/du-hoc-ve-nuoc–that-nghiep-nhu-thuong.html

Du Học Sinh Việt Về Nước Khởi Nghiệp

Từ bỏ công việc có thu nhập cao, môi trường làm việc tốt trong ngành dầu khí để khởi nghiệp, du học sinh nước Nga Vũ Thị Phương Oanh khiến nhiều người bất ngờ.

Nữ du học sinh từ bỏ công việc ổn định lương cao để khởi nghiệp với kinh doanh mỹ phẩm ẢNH NHÂN VẬT CUNG CẤP

Bằng tất cả niềm đam mê và sự kiên trì, Vũ Thị Phương Oanh, 30 tuổi, tốt nghiệp ngành tài chính tại Đại học Kinh tế – Tổng hợp thành phố Rostov, Nga đã chinh phục được nhiều người khi sáng lập Ponny Beauté – hệ thống uy tín phân phối và bán lẻ mỹ phẩm, nước hoa cao cấp nhập khẩu.

Vốn đam mê kinh doanh, nên khi đang là sinh viên tại Nga, một lúc học hai văn bằng đại học, Oanh vừa bán hàng trực tuyến mỹ phẩm, nước hoa trên mạng xã hội Facebook. Công việc, học tập đều căng thẳng, Vũ Thị Phương Oanh trải qua nhiều khó khăn, đỉnh điểm là lúc cô chia tay bạn trai, người luôn giúp đỡ cô mọi thứ trong cuộc sống. Cô muốn bản thân có thể tự làm được mọi việc và muốn trưởng thành hơn, không phụ thuộc vào ai.

Khi đã có lượng khách hàng ổn định, mỗi ngày tôi đều tìm kiếm, liên hệ trực tiếp với nhà cung cấp để có được giá tốt hơn. Tôi vừa hoàn thành tốt nghiệp, vừa một mình làm tất cả mọi việc, ngày nào cũng liên hệ các nhà cung cấp mà mình tìm được, nhưng gần như câu trả lời là ‘không’, thậm chí họ không trả lời tôi. Áp lực viết luận văn tài chính và luận văn tốt nghiệp ngành ngôn ngữ khó nhằn, việc kinh doanh với số vốn ban đầu chưa đến 27 triệu đồng, tất cả làm tôi trong 8 tháng đó đã gầy còn gầy hơn, tôi nặng 38 kg, cao 1,6 m”.

Tốt nghiệp đại học, về nước, Vũ Thị Phương Oanh tạm dừng kinh doanh, thử sức với nghề dạy học, sau đó làm việc tại Liên doanh dầu khí Việt – Nga Vietsovpetro. Công việc ao ước của nhiều người với thu nhập cao, môi trường làm việc tốt lại khiến Oanh không có hứng thú. Oanh lên kế hoạch bắt đầu lại mọi thứ, dự trên mối hàng từ trước đó, với những kinh nghiệm có được sau nhiều năm đi làm bên ngoài, cô thuyết phục được nhiều hơn các nhà cung cấp, từ đó có nguồn hàng chất lượng với giá hợp lý hơn.

Nhà sáng lập, kiêm tư vấn, đi gửi hàng, thu vốn

Vũ Thị Phương Oanh chia sẻ về những ngày đầu tiên khó khăn bủa vây khi cô từ bỏ công việc văn phòng để khởi nghiệp, theo đuổi đam mê: “Để tiết kiệm chi phí, tôi làm tất cả một mình. Tôi nhìn xung quanh, bạn bè tôi đều thành công trong sự nghiệp, người học tiếp tiến sĩ, làm trong các viện nghiên cứu, hoặc được mời về các công ty nổi tiếng, còn tôi thì tự mình làm tất cả từ lựa sản phẩm, kiêm tư vấn, đóng hàng, đi gửi hàng, thu vốn. Nhìn bạn bè mình thành công cũng là một cách khá hay để giúp tôi quyết tâm hơn”.

Khi bắt đầu xây dựng cửa hàng và thương hiệu, Oanh tiếp tục cách làm cũ như ngày cô bán hàng qua Facebook, chỉ khác là ngày trước mỗi ngày đóng 20 kg hàng, thì bây giờ có những ngày cô vừa bán và đóng, khuân vác 200 kg hàng một mình.

“Sau ngày khai trương cửa hàng đầu tiên, tôi ngồi trong cửa hàng, cứ thế mà khóc nức nở, bởi vì cửa hàng không có khách. Mỗi ngày bắt đầu, lợi nhuận thu về chưa có nhưng chi phí lại luôn phải trả. Mọi người xung quanh bảo: tốt nhất nên đóng cửa sớm, cắt thua lỗ vì mình đã chọn sai mặt bằng. Lúc đó tôi quen cộng sự mới, học được từ em rất nhiều, đó là liên lạc với các đại lý, chào sản phẩm cạnh tranh để tạo thêm lợi nhuận và quay vòng vốn. 3 tháng sau, không chỉ không đóng cửa, tôi và cộng sự đã mở được cửa hàng thứ 2 tại Hà Nội, dù không duy trì được lâu”, Oanh nhớ lại.

Hiện nay, Ponny Beauté của Vũ Thị Phương Oanh đã hoạt động được 1 năm, với 1 cửa hàng tại Vũng Tàu và 3 kho hàng tại 3 thành phố, có lượng khách hàng ổn định và nhận được phản hồi tốt trên các kênh thương mại điện tử và mạng xã hội.

Oanh chưa lúc nào ngừng yêu thích việc kinh doanh ẢNH NHÂN VẬT CUNG CẤP

Cô đang cố gắng mở rộng không chỉ phân phối cho các đại lý, mà xây dựng chuỗi hệ thống bán lẻ riêng. Với phương châm đưa các sản phẩm có chất lượng toàn cầu về đến quê nhà, với mức giá mà chị em phụ nữ Việt Nam đều có thể tiếp cận được, thương hiệu của cô dần dần chinh phục mọi người.

Oanh cho rằng, mình có được ngày hôm nay, một phần ở sự thấu hiểu khách hàng, cũng như đặt trọn đam mê của mình vào công việc kinh doanh.

“Những ngày đầu tiên mới bắt đầu bán hàng, tôi bắt đầu bán theo đặt hàng của khách. Tuy nhiên, tôi luôn để ý những tiểu tiết: ví dụ khi bán nước hoa cho khách, tôi coi đó không đơn thuần là mùi hương, mà thể hiện tính cách của khách hàng, phong cách cho từng bộ trang phục và sự kiện mà họ sẽ mặc. Tôi ghi nhớ lại loại nước hoa mà khách hàng đã chọn để nếu sau này họ tiếp tục mua hàng thì mình hiểu được cá tính của khách để tư vấn tốt hơn. Về mỹ phẩm, tôi tạo điểm riêng bằng cách xây dựng cho khách hàng một công thức, hành trình dưỡng da, chứ không đơn thuần bán một lọ kem là xong. Một ngày dù có bao nhiêu khách hàng thì mình đều phải chăm sóc tận tình như vậy. Thông tin khách hàng, phong cách, sở thích của từng người mình đều nhớ…”, cô chủ nhỏ bộc bạch.

Từ bỏ Apple để thử sức kinh doanh

Tốt nghiệp Đại học quốc gia Singapore, Trường được tập đoàn Apple mời về làm việc, tuy nhiên chỉ gắn bó với nơi này khoảng nửa năm, Trường quyết tâm về nước khởi nghiệp, điều mà anh ấp ủ bấy lâu.

Trường cùng cha mẹ trong ngày tốt nghiệp Đại học quốc gia Singapore ẢNH NHÂN VẬT CUNG CẤP

Phan Nguyễn Văn Trường, 25 tuổi tốt nghiệp lớp chuyên toán, Trường THPT Năng khiếu chúng tôi anh giành học bổng đến 80% tại ĐH quốc gia Singapore. Trước đó, anh cũng là một học sinh xuất sắc, giỏi toán, siêu tiếng Anh, đam mê công nghệ và luôn mong muốn được là chính mình, nên dù được làm việc trong một tập đoàn lớn như Apple với mức lương trong mơ, anh vẫn quyết định trở về Việt Nam.

“Công việc lặp đi lặp lại mỗi ngày ở văn phòng không gợi cho tôi niềm đam mê, khám phá. Tôi xin nghỉ việc, khá nhiều người thân trong gia đình tôi phản đối, nhưng tôi mới là người quyết định”, Trường kể lại.

Mới về Việt Nam, Trường cùng với một người bạn là Lê Thái Bảo, 26 tuổi tốt nghiệp Trường đại học quốc tế chúng tôi phát triển chi nhánh tại Việt Nam cho một công ty tại Singapore, tuy nhiên sau đó vì vướng một số thủ tục, dự án này tạm dừng. Trường dấn thân sang kinh doanh điện thoại di động theo dạng chuỗi, với sự góp vốn của một nhà đầu tư. Tuy nhiên, việc kinh doanh này không lâu sau phải gác lại khi vấp phải sự cạnh tranh của thị trường đã quá nhiều “ông lớn” tham gia.

Không nhụt chí, Trường và Bảo tiếp tục hợp tác với một nhà đầu tư, kinh doanh hình thức cho thuê thiết bị wifi, khi mô hình này bắt đầu có lãi cũng là lúc nảy sinh nhiều mâu thuẫn trong phương hướng phát triển. Họ nói lời chia tay nhau. Trường và Bảo tiếp tục song hành cùng nhau, thành lập nên Gohub của ngày hôm nay, công ty khởi nghiệp của anh chuyên cho khách du lịch thuê thiết bị phát sóng wifi, bán sim du lịch quốc tế đến hơn 80 quốc gia trên thế giới, song song với đó là vé thăm quan một số địa điểm tại nhiều quốc gia…

Thiết bị phát sóng wifi này sẽ khác gì với những thiết bị bán nhan nhản ngoài kia, với giá vài trăm ngàn? Chúng tôi hỏi Trường. Nhà khởi nghiệp sinh năm 1994 cho biết, các cục phát wifi bên ngoài thị trường đang có đều phải dùng thẻ sim, bạn lắp sim và dùng trong số tiền cho phép trong sim, có thể chỉ sử dụng tại Việt Nam và bị vô hiệu hóa khi mang sang nước ngoài. Trong khi đó, với cục phát wifi mà Gohub đang cho du khách thuê sẽ được cài đặt chương trình tương thích với mỗi quốc gia mà du khách đặt chân, du khách sẽ dùng thoải mái dung lượng trong số tiền đã được thống nhất trước đó với phía cho thuê là Gohub. “Chúng tôi phủ sóng dịch vụ của mình hơn 130 quốc gia”, Trường nói.

“Mỗi du khách sẽ đặt cọc một khoản tiền (khoảng hơn 1 triệu đồng cho mỗi thiết bị), sau khi dùng xong, khách sẽ gửi trả lại cho chúng tôi. Các thiết bị này phải cài đặt phần mềm mới có thể sử dụng được nên nó cũng sẽ như “cục gạch” nếu bạn không trả lại”, Trường chia sẻ.

Ông chủ 9X cũng cho hay, đối tượng chính mà doanh nghiệp khởi nghiệp hướng tới là khách du lịch “out bound” – nghĩa là người Việt và người nước ngoài ở Việt Nam đi du lịch ở các nước khác. Hơn nữa, nhu cầu du lịch nước ngoài phát triển mạnh mẽ trong cộng đồng nhờ sự phát triển của các hãng hàng không giá rẻ, nhu cầu cần sim điện thoại, cần wifi thiết thực với bất kỳ du khách nào, trong khi đó đối thủ cạnh tranh cùng kinh doanh sản phẩm như Gohub không nhiều, do đó doanh nghiệp stat-up của anh có nhiều tiềm năng để phát triển.

Hướng đến mục tiêu doanh thu 2 tỉ đồng mỗi tháng

Đến tháng 3.2019 này, Gohub của Trường đã đạt doanh thu 700-800 triệu đồng mỗi tháng. Đây là doanh thu khả quan, bởi sau 800 triệu đồng, thì doanh nghiệp này bắt đầu có lãi. Mục tiêu của Trường, đến tháng 12.2019, doanh thu phải đạt 2 tỉ đồng mỗi tháng, sau đó, sẽ mở thêm các địa điểm giao dịch tại sân bay Nội Bài (Hà Nội), sân bay Đà Nẵng, ngoài sân bay Tân Sơn Nhất đã có… để mọi người ngày càng biết nhiều hơn về sản phẩm của anh.

Với nhân sự chỉ hơn 10 người, một người trong công ty của Trường phải kiêm nhiều vai trò khác nhau, song, ưu điểm là tất cả mọi người đều trẻ, sáng tạo, làm việc nghiêm túc và muốn đạt tới những đích xa hơn.

“Nhiều người hay thấy kỳ lạ vì sao tôi đang sống ở nước ngoài, có được tập đoàn chuyên nghiệp lại trả lương cao như Apple mời về làm mà vẫn về nước khởi nghiệp, mạo hiểm kinh doanh, không biết tương lai ra sao. Tôi thì lại nghĩ khác. Từ lâu, trong tôi luôn ấp ủ làm cái gì đó của riêng mình, mình phải làm chủ, phải sáng tạo ra nhiều giá trị hơn cho cộng đồng. Việt Nam chưa bao giờ hết sức hấp dẫn với bất kỳ nhà đầu tư nào, với chính chúng tôi, những du học sinh thì càng không ngoại lệ”, chàng trai 25 tuổi nói.

Lợi Thế Của Du Học Sinh Khi Về Nước Lập Nghiệp

Những lợi thế của du học sinh khi về nước lập nghiệp: Khi bạn định làm một điều gì đó và một người chạy đến nói với bạn: Đã có người khác làm trước cậu rồi, thường các bạn Việt Nam sẽ lo lắng, nhưng với những bạn được nuôi dưỡng và lớn lên trong môi trường Mỹ thì…

Dù học ở trong nước hay đi du học, bạn cũng đều có lợi thế cho riêng mình. Vậy lựa chọn du học sẽ có lợi thế gì khi về Việt Nam khởi nghiệp so với học tập trong nước?

Lợi thế thứ nhất khi du học sinh khi về nước lập nghiệp: Tự tin

So với cuộc sống bao bọc của gia đình, du học sinh phải tự xoay xở và sống độc lập từ sớm. Chưa kể đến môi trường học tập yêu cầu tư duy độc lập, kinh nghiệm làm việc thực tế buộc bạn phải học hỏi và trải nghiệm nhiều. Những năm tháng học tập ở nước ngoài sẽ tôi luyện kinh nghiệm quý giá khiến bạn trưởng thành và tự tin hơn trong mọi hoàn cảnh.

Cao Phương Hà, cựu sinh viên đại học Havard, hiện đang là tổng giám đốc Street job Việt Nam tâm sự điều chị học được trong những năm tháng du học chính là thái độ “Can-do attitude”, một sự tự tin nhất định ở bản thân. Không phải kiến thức trên ghế nhà trường hay kinh nghiệm làm việc mà chính sự tự tin tạo cho chị bản lĩnh dám nghĩ dám làm, từ đó đưa ra được những giải pháp cho một vấn đề nan giải.

Anh Hồ Quang Khánh, CEO Cùng mua chia sẻ: “Ăn thua vẫn là liều, bây giờ có học bằng MBA hay bằng nọ bằng kia, học càng nhiều thì phân tích càng nhiều, phân tích càng nhiều thì càng khó làm”. Nhưng cũng cần lưu ý “điểm quyết định sự thành công là ở sự tự tin, nhưng tự tin một cách thái quá thì cũng khó hòa nhập”.

Lợi thế thứ 2 khi du học sinh khi về nước lập nghiệp : Suy nghĩ độc lập

Anh Lê Trí Thông, phó tổng giám đốc ngân hàng Đông Á, cựu du học sinh Oxford cho rằng du học không chỉ là kiến thức mà chính là cách suy nghĩ, tiếp cận vấn đề một cách đa chiều và dung hòa, cởi mở. Ở Việt Nam không khuyến khích suy nghĩ độc lập và phát triển cá tính con người, nhưng ở nước ngoài lại rất khuyến khích điều đó. Việc này giúp anh nhận ra không chỉ có một lời giải duy nhất đúng sai hoàn toàn cho một vấn đề. Quan trọng là cách làm sao để dung hòa các lời giải và tìm cách giải quyết hiệu quả nhất

Lợi thế thứ 3 du học sinh khi về nước lập nghiệp : Góc nhìn mới

Đi du học bạn sẽ có dịp trải nghiệm nền văn hóa của nhiều quốc gia từ các sinh viên quốc tế, mở rộng mối quan hệ và học cách làm việc trong các doanh nghiệp toàn cầu. Chị Trương Thanh Thủy, CEO Greengar, cựu du học sinh Mỹ đã học được cách nhìn hoàn toàn mới từ những người bạn quốc tế của mình khi đi du học. Chẳng hạn “khi bạn định làm một điều gì đó và một người chạy đến nói với bạn “Đã có người khác làm trước cậu rồi”, thường các bạn Việt Nam sẽ lo lắng, nhưng với những bạn được nuôi dưỡng và lớn lên trong môi trường Mỹ thì sẽ có mong muốn làm tốt hơn nữa”.

Chị Thủy cũng nghĩ những người đánh giá thấp mình là cần thiết vì người ta cho mình thấy được thực tế. Không phải ai cũng có cái nhìn này. Người khác chỉ có thể đánh giá thấp về mình khi người ta nói ra được khuyết điểm của mình. Đó là một cơ hội để bản thân cố gắng nhiều hơn nữa. Một người khởi nghiệp cần phải biết lắng nghe những gì người khác nói. Nhưng điều quan trọng nhất là phải tin vào chính mình.

Lợi thế thứ 4 du học sinh khi về nước lập nghiệp Cọ xát với thực tế

Việc học ở Việt Nam không khuyến khích đầu tư thời gian vào công việc bên ngoài trường học. Tuy nhiên du học có thể coi như một môi trường giả lập trước khi bước vào sự nghiệp. Bạn có thể sử dụng việc học tập trên trường như một phép thử. Chẳng hạn kinh doanh nhỏ, tham gia dự án, tìm lời giải cho một tình huống thực tế…

Anh Hồ Quang Khánh, CEO Vật giá đã làm việc cho quỹ đầu tư Mekong Capital chia sẻ rằng ngoài việc áp dụng được một phần kiến thức trên trường vào công việc, Khánh còn học được cách tổ chức công việc và kỹ năng quản lý đánh giá nhân viên: “Khi tuyển một nhân viên thì người đó phải nhìn thấy được mục tiêu chung của công ty để làm việc.

Trong một công ty thì xu hướng “co cụm” cũng dễ xảy ra, sẽ có tình trạng so sánh phòng ban nọ hơn phòng ban kia. Là người lãnh đạo thì phải luôn hướng họ về một mục tiêu chung của công ty. Không nên đổ tại người Việt như thế này hay thế khác, mà ăn thua là ở cách tổ chức để giúp họ làm tốt nhất”. Chắc chắn những kĩ năng sống còn này đã giúp anh đưa Vật giá phát triển như bây giờ.

Bất kể đi đu học hay học trong nước đều có những lợi thế nhất định, nhưng bạn cần biết trường đại học chỉ là nơi cung cấp những kĩ năng cơ bản cho sự nghiệp sau này. Kiến thức học tập trên trường ngày nay có thể tìm kiếm đầy rẫy trên Internet hay sách báo. Thậm chí bạn có thể mua giáo trình nước ngoài về tự học trên Amazon. Vì vậy điểm mấu chốt là học được cách biến những thứ chưa biết thành đã biết, cách thay đổi và thích nghi cho phù hợp với môi trường làm việc. Vì vậy học ở đâu không quan trọng bằng việc bạn đã học được gì và áp dụng như thế nào.

Kinh nghiệm khởi nghiệp thành công của các du học sinh

Anh Lê Hồng Minh, CEO VNG corporation: “Vứt bỏ tất cả và làm mọi thứ”

Trở về từ Canada, anh Minh có 2 lời khuyên dành cho các bạn trẻ dự định lập nghiệp. Lời khuyên đầu tiên về nuôi dưỡng đam mê. Anh dùng ví dụ về tình yêu để giải thích quan điểm của mình.

“Hầu hết mọi người khi yêu đều trải qua những cảm xúc đẹp đẽ ban đầu, cũng như một doanh nhân khởi nghiệp tràn đầy nhiệt huyết, mong muốn thành lập đế chế của riêng mình. Nhưng tình cảm qua thời gian sẽ dần cạn khô, nên nếu chỉ có nhiệt huyết cũng không xây dựng được mối quan hệ bền vững. Theo mình, đam mê không nên chỉ là một trạng thái cảm xúc. Đam mê là dám vứt bỏ tất cả và làm mọi thứ để duy trì điều mình mong muốn. Là hành động làm thế nào để duy trì và phát triển công ty bền vững trong 9, 10 năm sau”.

Lời khuyên thứ hai của anh Minh: Tập trung vào những kỹ năng cơ bản và làm thậtt tốt thay vì nói về những điều to lớn và 101 cách để phát triển và mở rộng doanh nghiệp của mình. Không giống những màn biểu diễn võ thuật tinh xảo trong điện ảnh Hollywood, những con người thực tế cần luyện tập nhuần nhuyễn các bước đi cơ bản. Nghĩ thật sâu và học hỏi kiến thức, trải nghiệm về những gì bạn muốn làm.

Anh Nguyễn Ngọc Điệp – CEO Vatgia chia sẻ: Khi khởi nghiệp thì 100% là sẽ mất tinh thần, mất nhiệt huyết. Mất tiền thì có thể xin đầu tư, nhưng mất nhiệt huyết thì là mất hết. Khi đó, mình phải bình tâm và nhìn lại vấn đề. Điều quan trọng là ở lòng tự trọng, là ở sức mạnh tinh thần của mình. Lúc ý là lúc thử thách lòng tự trọng của mình lớn đến mức độ nào? Mình phải vứt bỏ cái tôi, vứt bỏ những suy nghĩ buồn chán để mà bước tiếp, để cố gắng. Lòng tự trọng của mình phải đủ lớn để trong mọi trường hợp, dù bị vùi dập, bị vấp ngã, thất bại thì vẫn có thể đứng dậy đi tiếp”

Du Học Sinh Việt Nam Có Nên Về Nước Khởi Nghiệp?

Nơi nào có nhiều khó khăn thì cũng có nhiều cơ hội cho những người có tài, có tâm muốn đóng góp tạo nên thay đổi cho đất nước. Du học sinh- nguồn nhân lực quan trọng của nước nhà

Đây là đánh giá của nhiều chuyên gia kinh tế hàng đầu trong một chương trình dành cho các cựu du học sinh diễn ra ở Hà Nội vào chiều tối qua (29/11).

Hiện Việt Nam đang có một lượng du học sinh khá lớn. Những du học sinh này đã có điều kiện tiếp cận các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới và họ chính là lực lượng nhân sự quan trọng trong quản trị nhà nước, doanh nghiệp cũng như nghiên cứu khoa học…

Bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế nổi tiếng của Việt Nam cũng chia sẻ quan điểm tương tự. Bà Lan cho phóng viên VOV biết, nếu thu hút được du học sinh về nước thì sẽ góp phần cải thiện được nguồn đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam.

Ưu điểm của những người học ở nước ngoài là họ được đào tạo những kỹ năng tương ứng ở những nước mà họ học. Ưu điểm thứ hai là họ có kiến thức về ngôn ngữ, văn hóa ở bên ngoài, họ hiểu được các nhà đầu tư nước ngoài cần gì. Ưu điểm thứ ba là bản thân họ là người Việt Nam tràn đầy tinh thần yêu nước, với mong muốn đất nước sẽ phát triển hơn nữa. “Các du học sinh có đủ điều kiện để kết nối nhu cầu trong nước với nhu cầu của các nhà đầu tư, từ đó có thể làm cho hai bên hiểu nhau hơn một cách thuận lợi nhất”, bà Phạm Chi Lan phân tích.

Bà Lan cho biết thêm, thực tế cho thấy, những người đầu tư thành công ở Việt Nam đều sử dụng tỷ lệ cao các du học sinh có năng lực, bản thân các du học sinh này cũng được nắm giữ những vị trí trách nhiệm cao.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan

Tập đoàn Unilever ở Việt Nam là một ví dụ. Các phó chủ tịch trong bộ máy của tập đoàn này là người Việt Nam như chị Trần Vũ Hoài, chị Đào Tuyết Mai và nhiều nhân vật khác đang làm việc nắm giữ những vị trí quan trọng về kinh doanh, nhân sự, cộng đồng. Tập đoàn Unilever thành công ở Việt Nam vì họ có nguồn nhân lực giỏi, có trách nhiệm. Những người này có khả năng kết nối tập đoàn với mạng lưới các công ty vừa và nhỏ ở Việt Nam, bà Lan nói.

Bản thân là một người từng đi tu nghiệp ở Thụy Sỹ về, anh Chu Hồng Minh, sáng lập viên của Mạng Du lịch Khách sạn Việt Nam (Hospitality.vn) nhận định với phóng viên VOV, du học sinh Việt Nam thường là những người có xu hướng hướng ngoại, có tư duy mở, sẵn sàng kết nối, hợp tác và dám nghĩ lớn.

Mặt khác các du học sinh cũng có những điều kiện thuận lợi khi được học ngôn ngữ ngay tại chính quốc gia sở tại. Hơn thế nữa du học sinh có thể học hỏi được rất nhiều những mô hình tiên tiến ở nước ngoài, từ đó áp dụng và mang về Việt Nam với những điều chỉnh phù hợp, anh Minh nhận xét.

Đường về nước khởi nghiệp còn lắm gian nan

Những du học sinh khi về nước đều có những khát khao cống hiến. Nhưng nhiều khi về nước các bạn du học sinh lại bị “dội gáo nước lạnh” khi phải đối mặt với những mâu thuẫn của môi trường làm việc ở Việt Nam. Chính điều này đã làm triệt tiêu hết động lực của các bạn trẻ, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan chia sẻ.

Chuyên gia Phạm Chi Lan cho biết, trong dân gian vẫn tương truyền câu nói “nhất hậu duệ, nhì quan hệ, ba tiền tệ” đã làm hạn chế khả năng tìm được việc làm của các du học sinh. Vấn đề then chốt nhất là phải làm sao cải thiện được môi trường làm việc, đặc biệt là môi trường làm việc nhà nước. Cải thiện môi trường làm việc ở đây không chỉ là cải thiện về lương bổng đãi ngộ mà trước hết phải tạo nên những điều kiện làm việc thuận lợi cho các du học sinh để giảm bớt tình trạng chảy máu chất xám.

Cựu du học sinh Chu Hồng Minh thì lại cho rằng, khó khăn đầu tiên là kỳ vọng của các bạn du học sinh đang hơi lớn và chưa sát thực tế. Ví dụ như các du học sinh về nước đều mong muốn ở một vị trí quản lý với mức lương khởi điểm khoảng 1000 USD, nhưng với chính sách đãi ngộ như ở Việt Nam, điều này chưa thể làm được. Thứ hai những kiến thức mà các bạn du học sinh học được ở châu Âu hay Mỹ có độ vênh lớn đối với môi trường Việt Nam. Khi các du học sinh muốn áp dụng một mô hình nào đó cho Việt Nam thì cần một vài năm kinh nghiệm.

Cựu du học sinh Chu Hồng Minh, sáng lập viên của Mạng Du lịch Khách sạn Việt Nam

Các du học sinh về nước đều mong muốn đóng góp nhiều cho Việt Nam, nhưng đóng góp như thế nào, và được tạo điều kiện đến đâu cho những đóng góp của họ đều là những trăn trở chưa có lời giải đáp.

Vẫn còn nhiều bạn du học sinh có thực tài vẫn còn nhiều băn khoăn khi về nước bởi các bạn biết con đường về Việt Nam khởi nghiệp có rất nhiều gian nan sắp tới phải đối mặt.

Muốn khởi nghiệp ở Việt Nam, phải biết “lãng mạn”

Ông Đoàn Hữu Đức, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietnam Consulting Group, cựu du học sinh Mỹ chia sẻ: “Thiếu lãng mạn thì làm kinh doanh trong môi trường kinh doanh ở Việt Nam sao được. Bởi hệ số an toàn kinh doanh ở Việt Nam là rất thấp, vậy nên cứ lạc quan mà hướng về phía trước. Tôi đã phải đặt sổ đỏ đến lần thứ 3 mới ‘sống’ được như hiện nay”.

“Tôi không có sáng tạo gì nhiều chỉ biết bắt chước, thấy ở nước ngoài có gì mà về Việt Nam chưa có thì tôi làm theo. Lời khuyên của tôi là các bạn phải luôn giữ tinh thần lạc quan không sợ thất bại”, ông Đức nói.

Ông Phạm Minh Tuấn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổ hợp Công nghệ và Giáo dục TOPICA, cựu du học sinh Mỹ 10 năm về trước, cũng thú nhận mình là một người khá “lỳ” khi khởi nghiệp. Trong 5 năm đầu, ông Tuấn đã thất bại tới 3,4 lần trong các lĩnh vực cung cấp thẻ ngân hàng, đấu thầu kênh truyền hình kỹ thuật số, kinh doanh mạng xã hội…

Nhưng đối với ông Phạm Minh Tuấn, nếu không “lỳ” sẽ không làm gì được. Bởi thế ông đã quyết tâm đứng dậy và làm tiếp, quyết không “chết” để có thể “tồn tại” và 5 năm trở lại đây, những nỗ lực của ông Tuấn đã đạt được nhiều kết quả như ý.

Ông Tuấn cũng đưa ra con số rất thú vị trong lĩnh vực thương mại điện tử là 20 công ty Internet thành công nhất ở Việt Nam thì các sáng lập viên thường ở độ tuổi 29, và phải khởi nghiệp đến lần thứ 3 thì mới có thể thành công được.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho biết, môi trường Việt Nam hiện nay có nhiều khó khăn thì cũng có rất nhiều cơ hội cho những người có thực tài, đặc biệt là những người có tâm với mong muốn đóng góp tạo nên thay đổi cho đất nước.

“Thay vì ngồi một chỗ than thở, phê phán thì các bạn phải hành động. Những người khởi nghiệp đừng nên chấp nhận theo những lối mòn đã định sẵn mà hãy có tinh thần đóng góp để tạo sự thay đổi. Mỗi người đóng góp một chút mới có thể tạo nên được những thay đổi lớn lao”, bà Lan nói

Ông Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương, chân thành chia sẻ: “Điều tôi học được, đầu tiên nếu chúng ta muốn làm gì thì cũng phải nắm rõ được bản chất của vấn đề, của sự vật. Thứ hai nếu đã quyết định ở lại, chúng ta phải dám sống với đất nước này, với thể chế này và với tất cả những điều còn chưa tốt lành ở đây. Chúng ta sống trong đó, song chúng ta vẫn là chúng ta, vẫn là những con người cá thể, như thế không lâu sau bạn sẽ có thể thành công”.

Phương Chi (VOV)