Top 6 # Xem Nhiều Nhất Du Học Sinh Nhật Viết Tâm Thư Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Maubvietnam.com

Du Học Sinh Nhật Viết “Tâm Thư”: Việt Nam

Mới đây, bức thư được cho là của một du học sinh Nhật Bản từng có bốn năm sinh sống tại Việt Nam bàn về “văn hóa Việt” đã lan truyền trên facebook và thu hút rất nhiều ý kiến của các cư dân mạng. “Bình cũ, rượu mới” – “văn hóa Việt” vốn không phải điều gì quá lạ lẫm khi được mang ra bàn luận. Nhưng có thể nói, với góc nhìn khách quan của người ngoại quốc và sự bày tỏ hết sức thẳng thắn, bức “tâm thư” này lại một lần nữa làm dấy lên những tranh cãi không có hồi kết cho vấn đề “biết rồi, khổ lắm, nói mãi” của chính những người Việt chúng ta.

“Việt Nam – nhà giàu và những đứa con chưa ngoan

Tôi đang là một du học sinh Nhật, có hơn 4 năm sinh sống tại Việt Nam. Với ngần ấy thời gian, tôi đã kịp hiểu một đạo lý giản đơn của người Việt: “Sự thật mất lòng”. Song không vì thế mà tôi sẽ ngoảnh ngơ trước những điều chưa hay, chưa đẹp ở đây. Hy vọng những gì mình viết ra, không gì ngoài sự thật, như một ly cà phê ngon tặng cho mảnh đất này, tuy đắng nhưng sẽ giúp người ta thoát khỏi cơn ngủ gục – ngủ gật trước những giá trị ảo và vô tình để những giá trị thật bị mai một.

Tôi có một nước Nhật để tự hào

Tôi tự hào vì nơi tôi lớn lên, không có rừng vàng biển bạc. Song, “trong đêm tối nhất, người ta mới thấy được, đâu là ngôi sao sáng nhất”. Thế đấy, với một xứ sở thua thiệt về mọi mặt, nghèo tài nguyên, hàng năm gánh chịu sự đe dọa của hàng trăm trận động đất lớn nhỏ lại oằn mình gánh chịu vết thương chiến tranh nặng nề, vươn lên là cách duy nhất để nhân dân Nhật tồn tại và cho cả thế giới biết “có một nước Nhật như thế”.

Tôi tự hào vì đất nước tôi không có bề dày văn hiến lâu đời nên chúng tôi sẵn sàng học hỏi và tiếp nhận tinh hoa mà các dân tộc khác “chia sẻ”. Từ trong trứng nước, mỗi đứa trẻ đã được học cách cúi chào trước người khác. Cái cúi chào ấy là đại diện cho hệ tư tưởng của cả một dân tộc biết trọng thị, khiêm nhường nhưng tự trọng cao ngời.

Tôi tự hào vì đất nước tôi được thử thách nhiều hơn bất kỳ ai. Khi thảm họa động đất sóng thần kép diễn ra, cả thế giới gần như “chấn động”. Chấn động vì giữa hoang tàn, đổ nát, đói khổ và biệt lập, người ta chỉ nhìn thấy từng dòng người kiên nhẫn xếp hàng nhận cứu trợ và cúi đầu từ tốn cảm ơn. Không có cảnh hôi của, lên giá, cướp bóc, bạo lực nào diễn ra giữa sự cùng khổ. Chỉ chưa đầy một năm sau khi hàng loạt thành phố bị xóa sổ hoàn toàn, sự sống lại bắt đầu hồi sinh như chưa từng có biến cố nào đã xảy ra. Thế đấy, không có những thành tích to lớn để nói về nước Nhật nhưng thương hiệu “made in Japan”, là thương hiệu uy tín vượt trên mọi khuôn khổ, tiêu chuẩn khắt khe, được toàn cầu tôn trọng nhất mà tôi từng biết.

Bạn cũng có một nước Việt để tự hào

Nói Việt Nam là một “nhà giàu”, quả là không ngoa. Giàu tài nguyên, giàu truyền thống, giàu văn hóa… Nhưng con cháu của nhà giàu, sẽ phải đối mặt với những vấn đề nan giải của nhà giàu. Và không phải ai cũng biết cách sống có trách nhiệm trong sự giàu có ấy.

Thật đáng tự hào nếu bạn được lớn lên ở một đất nước được thiên nhiên ưu đãi với rừng vàng biển bạc. Đáng xấu hổ nếu xem đó là khoản thừa kế kếch xù, không bao giờ cạn. Thật tiếc đó lại là những gì tôi thấy. Tại các thành phố, chỉ cần nhà mình sạch sẽ là được, ngoài phạm vi ngôi nhà, bẩn đến đâu, không ai quan tâm. Ở các nhà máy, nếu không biết dồn rác thải ở đâu, họ sẽ cho chúng ra ngoài đường, sông suối, biển cả vì đó là “tài sản quốc gia” – đã có quốc gia lo, không phải việc của mỗi người dân. Tại một đất nước mà 80% dân số sống bằng nghề nông, đất đai, nước ngầm hầu như đã bị nhiễm độc, đến nỗi, người ta nói vui trong năm nữa thôi sẽ là thời đại của ung thư vì ăn gì cũng độc, không ít thì nhiều, không thể khác. Vì sao nên nỗi?

Thật đáng tự hào vì Việt Nam có 4000 năm văn hiến. Thật xấu hổ nếu 4000 năm văn hiến chỉ là một chương trong sách lịch sử chứ không được thể hiện trong cách hành xử đời thường. Thật buồn vì đó cũng là điều tôi thấy mỗi ngày.

Hãy chỉ cho tôi thấy rằng tôi đã sai nếu nói: Người Việt không biết xếp hàng, xếp hàng chỉ dành cho học sinh tiểu học; người Việt không biết tự hào về người Việt, nếu không thì Flappy Bird đã không phải chết yểu đau đớn; người Việt chửi hay còn hơn hát, cứ xách ba lô ra tới thủ đô một chuyến thì sẽ được mục sở thị; người Việt vẫn còn luyến tiếc văn hóa làng xã, giai cấp nếu không phải thế thì họ đã không đứng thẳng người chửi đổng và cúi rạp mình trước quyền lực bất công mà chẳng dám lên tiếng; người Việt có đôi mắt siêu hạng nhất vì nhìn đâu cũng thấy cơ hội để mánh mun, lọc lừa.

Tôi chưa từng thấy đất nước nào mà các bậc mẹ cha dạy dỗ con cháu cố gắng học hành để sau này là bác sỹ, phi công, thuyền trưởng… mà xuất phát không vì đam mê mà vì phong bì nhiều, đút lót dễ, giàu sang mấy hồi… Vì đâu nên nỗi?

Người Việt có một nền di sản độc đáo, một nguồn sức mạnh vô cùng to lớn, ai cũng nhìn thấy, chỉ có người Việt là không thấy hoặc từ chối nhìn thấy. Vì sao nên nỗi?

Tôi đang nhìn thấy một thế hệ, họ không còn biết phải tin vào điều gì, thậm chí còn không dám tin vào chính mình. Là một người Việt – khó lắm! Thật vậy sao?”

Trong thư, người viết đã không ngại ngần chỉ ra những điểm chưa đẹp trong văn hóa của người Việt. Từ văn hóa ứng xử hàng ngày như xếp hàng, giao tiếp rồi đến những lỗ hổng trong nhận thức: “người Việt không biết tự hào về người Việt” hay văn hóa giáo dục của chính bố mẹ dạy cho con cái cũng có những điểm phi lý và… ngược đời. Theo đó, so với những gì mà đất nước đang may mắn sở hữu: bề dày truyền thống với 4000 năm văn hiến, hay tài nguyên giàu có “rừng vàng biển bạc” thì những gì người Việt thể hiện chỉ chứng tỏ đó là những đứa con “chưa ngoan” của một “nhà giàu”.

Những sự việc không mấy tự hào như hôi của, rác thải bừa bãi, cho đến vấn đề đạo đức như “người Việt chửi như hát hay”, “đứng thẳng người chửi đổng”, rồi “cúi rạp trước bất công”… đều được tác giả chỉ ra một cách thẳng thắn, trực tiếp. Như muốn nói hộ cho cả “một thế hệ”, người viết đã kết thúc bài viết bằng một câu hỏi đầy hoài nghi, thắc mắc: “Là một người Việt – khó lắm! Thật vậy sao!”.

Độc giả Đặng Quân nhận xét: “Bài viết của bạn này quá hay, quá chính xác, đó là những điều ai cũng biết, cũng thấy, cũng hiểu nhưng người Việt không ai viết ra vì thực tế nó cũng chẳng thay đổi được những gì vốn thuộc về bản chất”.

Hay như facebook Linh Le: “Là một người Việt Nam, tôi thật sự thấy xẩu hổ khi đọc bài viết này. Đó không chỉ là con sâu làm rầu nồi canh nữa mà đã là những nhận thức, hành động thuộc về đa số. Sự thật vốn mất lòng, thuốc đắng thì dã tật. Chúng ta hãy dũng cảm nhìn vào thực tế và đừng bao biện gì nữa!”.

Bên cạnh đó lại là những ý kiến không đồng tình với bài viết. “Có thể các bạn đọc và gật gù thấy đúng, nhưng thực ra đây đâu phải bức tranh toàn cảnh của xã hội? Đừng nhìn vào những lát cắt nhỏ bé mà đánh giá cả một tổng thể vậy chứ. Đâu phải tất cả văn hóa người Việt đều rơi vào tình trạng xuống cấp đáng báo động. Chẳng phải chúng ta vẫn có vô số những hành động đang tự hào đấy sao? Tôi không tin một người mới ở đây bốn năm lại có thể hiểu rõ mọi thứ đến thế! Ở đâu thì cũng thế thôi, mọi thứ luôn có hai mặt của nó, có người tốt thì cũng có những người chưa tốt. Nếu cứ tiếp tục nhìn cuộc sống bi quan như vậy thì cũng không thể khá lên được đâu!” – trích nhận xét của facebook Đoàn H.N.

Còn theo Khánh Ly: “Bài viết tưởng chừng khách quan nhưng lại mang hơi hướng chủ quan ngay từ những dòng viết về đất nước Nhật Bản. Liệu đây có phải một sự so sánh khập khiễng? Có thể những dẫn chứng bạn đưa ra là không sai, những đó chưa là gì cả so với một đất nước với 90 triệu dân. Nghĩ cả thế hệ người Việt đang rơi vào ngõ cụt liệu có quá bất công với rất nhiều người đang miệt mài cố gắng hay không?”

Thật khó để nói bức thư trên là đúng hay sai, nhưng dù sao, nhân đây, chúng ta lại thêm một lần nữa có cơ hội để nhìn lại chính mình và nhìn ra xung quanh để xem lối sống, văn hóa, cách ứng xử của mình có đang gặp nhiều điểm tồn tại? Dù thế nào đi nữa, thì việc tự nhìn nhận và đánh giá luôn là điều cần thiết để hoàn thiện cho mình ngày một tốt hơn.

Du Học Sinh Nhật Viết “Tâm Thư” Về Việt Nam Gây Tranh Cãi

Bên cạnh những ý kiến đồng ý, nhiều cư dân mạng đã lên tiếng phản đối bài viết của tác giả được cho là du học sinh người Nhật tại Việt Nam khi có những nhận xét “phiến diện” về văn hóa Việt.

Mới đây, bức thư được cho là của một du học sinh Nhật Bản từng có bốn năm sinh sống tại Việt Nam bàn về “văn hóa Việt” đã lan truyền trên facebook và thu hút rất nhiều ý kiến của các cư dân mạng. “Bình cũ, rượu mới” – “văn hóa Việt” vốn không phải điều gì quá lạ lẫm khi được mang ra bàn luận. Nhưng có thể nói, với góc nhìn khách quan của người ngoại quốc và sự bày tỏ hết sức thẳng thắn, bức “tâm thư” này lại một lần nữa làm dấy lên những tranh cãi không có hồi kết cho vấn đề “biết rồi, khổ lắm, nói mãi” của chính những người Việt chúng ta.

“Việt Nam – nhà giàu và những đứa con chưa ngoan

Tôi đang là một du học sinh Nhật, có hơn 4 năm sinh sống tại Việt Nam. Với ngần ấy thời gian, tôi đã kịp hiểu một đạo lý giản đơn của người Việt: “Sự thật mất lòng”. Song không vì thế mà tôi sẽ ngoảnh ngơ trước những điều chưa hay, chưa đẹp ở đây. Hy vọng những gì mình viết ra, không gì ngoài sự thật, như một ly cà phê ngon tặng cho mảnh đất này, tuy đắng nhưng sẽ giúp người ta thoát khỏi cơn ngủ gục – ngủ gật trước những giá trị ảo và vô tình để những giá trị thật bị mai một.

Tôi có một nước Nhật để tự hào

Tôi tự hào vì nơi tôi lớn lên, không có rừng vàng biển bạc. Song, “trong đêm tối nhất, người ta mới thấy được, đâu là ngôi sao sáng nhất”. Thế đấy, với một xứ sở thua thiệt về mọi mặt, nghèo tài nguyên, hàng năm gánh chịu sự đe dọa của hàng trăm trận động đất lớn nhỏ lại oằn mình gánh chịu vết thương chiến tranh nặng nề, vươn lên là cách duy nhất để nhân dân Nhật tồn tại và cho cả thế giới biết “có một nước Nhật như thế”.

Tôi tự hào vì đất nước tôi không có bề dày văn hiến lâu đời nên chúng tôi sẵn sàng học hỏi và tiếp nhận tinh hoa mà các dân tộc khác “chia sẻ”. Từ trong trứng nước, mỗi đứa trẻ đã được học cách cúi chào trước người khác. Cái cúi chào ấy là đại diện cho hệ tư tưởng của cả một dân tộc biết trọng thị, khiêm nhường nhưng tự trọng cao ngời.

Tôi tự hào vì đất nước tôi được thử thách nhiều hơn bất kỳ ai. Khi thảm họa động đất sóng thần kép diễn ra, cả thế giới gần như “chấn động”. Chấn động vì giữa hoang tàn, đổ nát, đói khổ và biệt lập, người ta chỉ nhìn thấy từng dòng người kiên nhẫn xếp hàng nhận cứu trợ và cúi đầu từ tốn cảm ơn. Không có cảnh hôi của, lên giá, cướp bóc, bạo lực nào diễn ra giữa sự cùng khổ. Chỉ chưa đầy một năm sau khi hàng loạt thành phố bị xóa sổ hoàn toàn, sự sống lại bắt đầu hồi sinh như chưa từng có biến cố nào đã xảy ra. Thế đấy, không có những thành tích to lớn để nói về nước Nhật nhưng thương hiệu “made in Japan”, là thương hiệu uy tín vượt trên mọi khuôn khổ, tiêu chuẩn khắt khe, được toàn cầu tôn trọng nhất mà tôi từng biết.

Bạn cũng có một nước Việt để tự hào

Nói Việt Nam là một “nhà giàu”, quả là không ngoa. Giàu tài nguyên, giàu truyền thống, giàu văn hóa… Nhưng con cháu của nhà giàu, sẽ phải đối mặt với những vấn đề nan giải của nhà giàu. Và không phải ai cũng biết cách sống có trách nhiệm trong sự giàu có ấy.

Thật đáng tự hào nếu bạn được lớn lên ở một đất nước được thiên nhiên ưu đãi với rừng vàng biển bạc. Đáng xấu hổ nếu xem đó là khoản thừa kế kếch xù, không bao giờ cạn. Thật tiếc đó lại là những gì tôi thấy. Tại các thành phố, chỉ cần nhà mình sạch sẽ là được, ngoài phạm vi ngôi nhà, bẩn đến đâu, không ai quan tâm. Ở các nhà máy, nếu không biết dồn rác thải ở đâu, họ sẽ cho chúng ra ngoài đường, sông suối, biển cả vì đó là “tài sản quốc gia” – đã có quốc gia lo, không phải việc của mỗi người dân. Tại một đất nước mà 80% dân số sống bằng nghề nông, đất đai, nước ngầm hầu như đã bị nhiễm độc, đến nỗi, người ta nói vui trong năm nữa thôi sẽ là thời đại của ung thư vì ăn gì cũng độc, không ít thì nhiều, không thể khác. Vì sao nên nỗi?

Thật đáng tự hào vì Việt Nam có 4000 năm văn hiến. Thật xấu hổ nếu 4000 năm văn hiến chỉ là một chương trong sách lịch sử chứ không được thể hiện trong cách hành xử đời thường. Thật buồn vì đó cũng là điều tôi thấy mỗi ngày.

Hãy chỉ cho tôi thấy rằng tôi đã sai nếu nói: Người Việt không biết xếp hàng, xếp hàng chỉ dành cho học sinh tiểu học; người Việt không biết tự hào về người Việt, nếu không thì Flappy Bird đã không phải chết yểu đau đớn; người Việt chửi hay còn hơn hát, cứ xách ba lô ra tới thủ đô một chuyến thì sẽ được mục sở thị; người Việt vẫn còn luyến tiếc văn hóa làng xã, giai cấp nếu không phải thế thì họ đã không đứng thẳng người chửi đổng và cúi rạp mình trước quyền lực bất công mà chẳng dám lên tiếng; người Việt có đôi mắt siêu hạng nhất vì nhìn đâu cũng thấy cơ hội để mánh mun, lọc lừa.

Tôi chưa từng thấy đất nước nào mà các bậc mẹ cha dạy dỗ con cháu cố gắng học hành để sau này là bác sỹ, phi công, thuyền trưởng… mà xuất phát không vì đam mê mà vì phong bì nhiều, đút lót dễ, giàu sang mấy hồi… Vì đâu nên nỗi?

Người Việt có một nền di sản độc đáo, một nguồn sức mạnh vô cùng to lớn, ai cũng nhìn thấy, chỉ có người Việt là không thấy hoặc từ chối nhìn thấy. Vì sao nên nỗi?

Tôi đang nhìn thấy một thế hệ, họ không còn biết phải tin vào điều gì, thậm chí còn không dám tin vào chính mình. Là một người Việt – khó lắm! Thật vậy sao?”

Trong thư, người viết đã không ngại ngần chỉ ra những điểm chưa đẹp trong văn hóa của người Việt. Từ văn hóa ứng xử hàng ngày như xếp hàng, giao tiếp rồi đến những lỗ hổng trong nhận thức: “người Việt không biết tự hào về người Việt” hay văn hóa giáo dục của chính bố mẹ dạy cho con cái cũng có những điểm phi lý và… ngược đời. Theo đó, so với những gì mà đất nước đang may mắn sở hữu: bề dày truyền thống với 4000 năm văn hiến, hay tài nguyên giàu có “rừng vàng biển bạc” thì những gì người Việt thể hiện chỉ chứng tỏ đó là những đứa con “chưa ngoan” của một “nhà giàu”.

Những sự việc không mấy tự hào như hôi của, rác thải bừa bãi, cho đến vấn đề đạo đức như “người Việt chửi như hát hay”, “đứng thẳng người chửi đổng”, rồi “cúi rạp trước bất công”… đều được tác giả chỉ ra một cách thẳng thắn, trực tiếp. Như muốn nói hộ cho cả “một thế hệ”, người viết đã kết thúc bài viết bằng một câu hỏi đầy hoài nghi, thắc mắc: “Là một người Việt – khó lắm! Thật vậy sao!”.

Hay như facebook Linh Le: “Là một người Việt Nam, tôi thật sự thấy xẩu hổ khi đọc bài viết này. Đó không chỉ là con sâu làm rầu nồi canh nữa mà đã là những nhận thức, hành động thuộc về đa số. Sự thật vốn mất lòng, thuốc đắng thì dã tật. Chúng ta hãy dũng cảm nhìn vào thực tế và đừng bao biện gì nữa!”.

Bên cạnh đó lại là những ý kiến không đồng tình với bài viết. “Có thể các bạn đọc và gật gù thấy đúng, nhưng thực ra đây đâu phải bức tranh toàn cảnh của xã hội? Đừng nhìn vào những lát cắt nhỏ bé mà đánh giá cả một tổng thể vậy chứ. Đâu phải tất cả văn hóa người Việt đều rơi vào tình trạng xuống cấp đáng báo động. Chẳng phải chúng ta vẫn có vô số những hành động đang tự hào đấy sao? Tôi không tin một người mới ở đây bốn năm lại có thể hiểu rõ mọi thứ đến thế! Ở đâu thì cũng thế thôi, mọi thứ luôn có hai mặt của nó, có người tốt thì cũng có những người chưa tốt. Nếu cứ tiếp tục nhìn cuộc sống bi quan như vậy thì cũng không thể khá lên được đâu!” – trích nhận xét của facebook Đoàn H.N.

Còn theo Khánh Ly: “Bài viết tưởng chừng khách quan nhưng lại mang hơi hướng chủ quan ngay từ những dòng viết về đất nước Nhật Bản. Liệu đây có phải một sự so sánh khập khiễng? Có thể những dẫn chứng bạn đưa ra là không sai, những đó chưa là gì cả so với một đất nước với 90 triệu dân. Nghĩ cả thế hệ người Việt đang rơi vào ngõ cụt liệu có quá bất công với rất nhiều người đang miệt mài cố gắng hay không?”

Thật khó để nói bức thư trên là đúng hay sai, nhưng dù sao, nhân đây, chúng ta lại thêm một lần nữa có cơ hội để nhìn lại chính mình và nhìn ra xung quanh để xem lối sống, văn hóa, cách ứng xử của mình có đang gặp nhiều điểm tồn tại? Dù thế nào đi nữa, thì việc tự nhìn nhận và đánh giá luôn là điều cần thiết để hoàn thiện cho mình ngày một tốt hơn.

http://2sao.vn/p0c1049n20140325072707515/du-hoc-sinh-nhat-viet-tam-thu-ve-viet-nam-gay-tranh-cai.vnn Gửi từ ứng dụng Cafe trên iPhone

Tâm Thư Gửi Mẹ Đầy Xúc Động Từ Một Du Học Sinh Nhật

“Hôm nay con đã nhận lương chưa ? Bao giờ thì con gửi về?”

“Con nhận rồi, nhưng con xin lỗi, con trả nợ hết rồi Mẹ à … Tháng này con phải chuyển nhà nữa nên chắc không có gửi về rồi Mẹ”

4/4/2017 Chỉ có Mẹ và cô bạn thân đến sân bay tiễn, nhìn gia đình bạn bè thực sự con không hề ghen tị, vì chỉ cần hai người thôi, con đã thấy đủ lắm rồi. Con sợ con khóc mất, con sợ con yếu lòng lắm mẹ à, sợ không chịu nổi mất … Đây là lần đầu tiên con đi xa nhà như thế – Nhật Bản – 3600km.

Một tháng đầu con còn không thể định hình được con đang ở đâu, ăn gì, làm gì và sống như thế nào nữa? Con thực sự bế tắc hoàn toàn và không biết bây giờ mình phải làm gì?

Con dần quen và thích nghi với cuộc sống hiện tại. Mỗi ngày luôn là một vòng tuần hoàn nhưng con chẳng biết phải bắt đầu từ đâu. Kết thúc một buổi học ở trường… con sẽ chạy thật vội vàng để kịp chuyến tàu sớm nhất, không kịp ăn mà chỉ ngủ thiếp đi trên tàu. Mẹ biết không mỗi điểm đến dù chỉ cách nhau 2 phút thôi. Con của mẹ vẫn có cảm giác như được ngủ cả mùa đông đấy mẹ ạ … xong ca làm tối nay, con lại phải đi làm đêm mất rồi, cũng không kịp gọi điện hỏi thăm Mẹ nữa. Dù đôi khi con muốn ngã quỵ ngay ở đó, nhưng con cũng phải tự dặn lòng mình. “Chính mày đang chạy đua với thanh xuân của Bố Mẹ đấy, làm ơn đừng nản chí…”

Con nghỉ giải lao lúc 2h sáng tìm một chút đồ ăn và cốc cà phê lót dạ. Thỉnh thoảng con còn ngủ thiếp đi nữa mẹ ạ.

8h sáng là lúc mà con kết thúc công việc của mình, chạy hớt hải ra ga con chỉ muốn ngủ, ngủ và ngủ thôi… Đôi khi con còn nghĩ: “Dù con có cả thế giới ở đây con cũng sẽ vứt bỏ hết mà ngủ một giấc thật sâu.”

13 giờ chiều là lúc con thường xuyên gặp những cuộc điện thoại mà con căm ghét :”Tại sao em không đến lớp?? Em có biết mấy giờ rồi không, dù em có ốm hay mệt mỏi đến mức nào nữa, cũng phải đến trường ngay lập tức…” Lại là cô quản sinh gọi đấy mẹ ạ, con không thể kể với họ rằng con đi làm đêm được, vì nếu thế trường có thể cấm con đi làm đêm mất.

Một ngày của con gái mẹ trôi qua như thế đấy ạ.

Là những lúc quên ăn, quên ngủ

Là những lúc ngồi khóc một mình

Là những lúc tự động viên bản thân phải cố gắng

Là những lúc phải chấp nhận rằng thực sự không có nổi một người bạn.

Cuối tháng là tất thảy những hoá đơn từ tiền điện thoại, tiền bảo hiểm, tiền thuế mà con phải đóng đầy đủ…

Con thấy thương mẹ, thương mỗi ngày đi làm mệt mỏi mà vẫn phải về chăm sóc cho từng đứa con, thương cho mỗi bữa ăn phải tính tới tính lui của mẹ

Và thương cho sự hy sinh của mẹ với gia đình này.

Thế nhưng, mẹ đang nhìn cuộc sống của con dường như chỉ nghe qua lời con kể đúng không ạ. Mẹ luôn hỏi con rằng: Tại sao con đi làm tận 32 ngày mỗi tháng mà miệng vẫn luôn kêu không đủ tiền để tiêu, không đủ tiền gửi về mỗi tháng…

O của Con cũng đang làm việc ở nước ngoài mẹ nhỉ? O cũng hơn 50 rồi, và mẹ thường so sánh con với O rằng :”Tại sao O làm được mà con thì không thể? Tại sao O biết chịu khó còn con thì suốt ngày chỉ vùi mình đi chụp ảnh, đi chơi, mặc những bộ đồ rất xa xỉ?”

Mẹ à … con chỉ là đứa con gái 20 tuổi, phải sống xa gia đình, không hề có bạn bè, chưa từng thoát khỏi cái cảnh cô đơn lạc lõng…

Mẹ à … bọn con còn phải sống, còn phải chi tiêu tiết kiệm từng đồng, lên lịch trước cả tháng xem tiền lương sau khi nhận được sẽ phân chia thế nào cho hợp lý…

Mẹ à … nếu số tiền một tháng mà con con kiếm được, con nhịn ăn, nhịn mặc, không đi lại, và không đóng mọi thứ thuế bắt buộc … thì con chắc chắn đã trả nợ đủ cho mẹ rồi đấy.

Mẹ à … O là đi lao động, bọn con không chỉ đi học, mà còn đi nhìn cuộc sống, đi học cách làm người, học cách tự đứng lên mà không cần ai mỗi lần vấp ngã,

Nên mẹ làm ơn, đừng ví cuộc sống của bọn con giống ai cả, cũng đừng nghe người ngoài kể về cuộc sống của con họ bên đây. Nhật Bản thực sự không như người ta nói đâu ạ.

Con tất tả kiếm tiền ngược xuôi cũng chỉ mong nhanh trở về bên Bố Mẹ,

Con cố gắng học thật nhiều cũng chỉ mong mình đủ để hiểu rằng mình không bao giờ được gục ngã,

Con đã từng nấu ăn cho rất nhiều người, nhưng con chỉ muốn ăn mỗi món ăn của mẹ,

Con đã đang và sẽ cố gắng hết mình để vượt nhanh tốc độ già đi của bố mẹ

Nên xin mẹ, xin gia đình làm ơn … đừng tạo áp lực lên đôi vai con, con cũng phải thở, cũng phải sống để nhanh trở về.

Con đã đi qua rất nhiều con đường, nhưng đường về nhà thì sẽ không bao giờ quên.

Người viết: Nguyễn Thị Cẩm Vi

(Nguồn: Ybox)

Cách Viết Thư Cảm Ơn

Giới thiệu chung về bức thư cảm ơn – Thank you letter

Những bức thư cảm ơn thường được viết trong những môi trường yêu cầu sự trang trọng và chuyên nghiệp, như là:

Sau một cuộc phỏng vấn

Sau khi nhận được thư mời nhận việc

Sau khi nhận được cơ hội tham gia vào một tổ chức nào đó

Sau khi nhận được học bổng

Sau khi nhận được sự hỗ trợ (về tài chính hoặc chuyên môn) từ đồng nghiệp hoặc từ công ty.

hoặc những môi trường thân mật khác:

Bày tỏ sự tri ân thầy cô giáo

Bày tỏ sự tri ân đối với một người bạn hoặc người thân

Cảm ơn người khác vì một món quà 

Cảm ơn người khác vì lời mời đi dự sự kiện thân mật, như là đám cưới.

Có một số nguyên nhân cho việc nên sử dụng thư trong những trường hợp trên:

Do môi trường mang tính chất chuyên nghiệp, tuân theo những tiêu chuẩn và các phép lịch sự được xã hội công nhận. Điều này thể hiện rõ ràng sự tôn trọng đối với công việc và với người khác, từ đó khiến công việc và người khác tôn trọng lại người thể hiện hành vi chuyên nghiệp (

ĐH Rasmussen

).  

Việc viết lá thư cảm ơn cũng có thể là một hành động gây ấn tượng, thể hiện rõ ràng sự cẩn thận và tôn trọng hết mức đối với bên nhận (

ĐH Minnesota

).

Đôi khi, một số công ty hoặc tổ chức quý trọng lá thư cảm ơn vì chúng có thể được sử dụng làm thông điệp quảng bá (như

Lực lượng giữ gìn hoà bình của LHQ

).

Để tiết kiệm thời gian của cả hai bên, vì việc gặp mặt trực tiếp hoặc gọi điện thoại có thể rất bất tiện nếu lịch của cả hai bên không trùng với nhau, và vì đọc email sẽ nhanh hơn là việc nghe lời cảm ơn.

Cách viết thư cảm ơn

Dựa vào những nguyên nhân đã liệt kê trên, có thể hiểu được một lá thư cảm ơn nên được viết dựa theo một số tiêu chí nhất định. Tiêu chí quan trọng nhất là bức thư cảm ơn nên thể hiện rõ sự biết ơn của người viết đối với người đọc. Điều này có nghĩa là người viết không nên chỉ nêu ra lời cảm ơn, mà còn phải giải thích tại sao người viết lại biết ơn, và sự giúp đỡ của người nhận đã giúp đỡ người viết ra sao. Điều này sẽ giúp người nhận sẽ thấy rõ được tầm ảnh hưởng của sự giúp đỡ của mình, làm cho bức thư có ấn tượng mạnh hơn. Hơn nữa thì bức thư cảm ơn cũng nên ngắn gọn, xúc tích, không nên dài quá 1 trang. 

Dựa trên những tiêu chí trên, có thể xây dựng được cấu trúc chung cho một bức thư cảm ơn như sau:

Mở đầu:

Opening address – thưa gửi người đọc.

Lời cảm ơn mở đầu

Mở đầu bằng lời cảm ơn người nhận vì sự giúp đỡ của họ.

Nêu ra thật cụ thể hành động giúp đỡ của người nhận. 

Chi tiết cho lời cảm ơn

Nêu ra cảm xúc khi được người nhận giúp đỡ.

Giải thích cho người nhận hành động của họ có ảnh hưởng ra sao.

Kết thúc bức thư

Cảm ơn người nhận một lần nữa.

Chúc người đọc may 

Sign-off – lời chào cuối thư.

Chi tiết cách viết thư cảm ơn theo từng phần

Phần thưa gửi người đọc

Bức thư nên bắt đầu bằng từ Dear nằm trước danh xưng của người nhận:

Mr để chỉ đàn ông

Mrs nếu người nhận là phụ nữ đã kết hôn

Ms nếu người nhận là phụ nữ độc thân

sau đó đến tên của họ. 

VD: Mr. Ahmed, Mrs. Anane, Ms. Kavya

Nếu người viết không rõ tình trạng hôn nhân của người phụ nữ thì nên dùng từ Ms. (Emily Post Etiquette, Grammarly)

VD: Ms. Taylor, Ms. Omar

Nếu người viết không biết rõ tên của người nhận thì có thể thay tên bằng vị trí của người nhận, hoặc tên của bộ phận nhận bức thư.

VD: Dear Admissions Officer, Dear Human Resources Department.

Lưu ý: Tuyệt đối không sử dụng “To whom it may concern” hoặc “Dear Mrs/Mrs”. Từ này được coi là quá lạc hậu và hoàn toàn không phù hợp với văn phong hiện đại. Hơn nữa thì việc dùng từ này có thể gây ấn tượng không tốt, vì nó có thể cho thấy rằng người viết lười biếng tới mức không tìm hiểu rõ tên hoặc vị trí của người nhận (Grammarly, U.S. News). 

Lời cảm ơn mở đầu

Khi mở đầu bức thư, người viết nên lập tức cảm ơn người nhận vì sự giúp đỡ của họ. Hơn nữa, người viết cũng nên kể một cách cụ thể hành động giúp đó là gì, thay vì chỉ nói đến một hành động chung. Điều này sẽ giúp người nhận hiểu rõ được hành động của họ là gì, cũng như là để cho họ thấy rằng người viết có để tâm và thực sự chú ý tới việc làm tốt (YourDictionary, TheBalanceCareers). Người viết có thể sử dụng những cấu trúc sau để thể hiện sự biết ơn:

Cấu trúc

Tạm dịch

Ví dụ

Thank you (so much) for…

Cảm ơn rất nhiều vì…

Thank you so much for sheltering me in your home while my apartment was under renovation.

I would like to take this opportunity to thank you for…

I would like to take this opportunity to thank you for your generous donation of $20.000 to the Basra Women’s Shelter.

I would like to thank you for…

I would like to thank you for providing me with an opportunity to become an official speaker for the ASEAN University Network’s seminar on cultural diversity.

I want (would like) to tell you how much I appreciate your assistance…

Tôi muốn kể với bạn về sự biết ơn của mình đối với…

I want to tell you how much I appreciate your assistance in helping me revise the African Culture coursebook at such short notice.

I would like to express my (most sincere)/deepest  appreciation/gratitude for…

Tôi muốn bày tỏ sự biết ơn sâu sắc nhất…

I would like to express our most sincere gratitude for your utmost dedication and enthusiasm in providing valuable cultural insights during our company’s expansion to the Middle Eastern market.

Một yếu tố quan trọng cần chú ý nữa là người viết nên thật thà hết mức có thể, và không nên bịa đặt, nói dối hoặc phóng đại quá mức trong bức thư cảm ơn. Điều này sẽ khiến lời cảm ơn trở nên trống rỗng và không thành thật, từ đó làm thông điệp mất đi giá trị. 

Một ví dụ là khi người viết đang viết một bức thư để cảm ơn người bạn vì đã giúp mình sơn nhà. Nếu người viết ghi là: “I greatly appreciate your boundless enthusiasm and absolute mastery at painting the ceiling” – “Tôi rất quý trọng lòng nhiệt huyết cháy bỏng và kỹ năng siêu đẳng của bạn trong việc sơn trần nhà” thì bức thư sẽ mang nhiều tính mỉa mai, thậm chí là xúc phạm hơn là biết ơn. 

Chi tiết cho lời cảm ơn

Cảm xúc của người viết khi được giúp đỡ là gì?

Hành động đó đã giúp người viết ra sao?

Người viết quý trọng khía cạnh nào nhất của sự giúp đỡ?

Thank you so much for sheltering me in your home while my apartment was under renovation. I don’t think I can express how deeply grateful I am for your help. As you know, I have no other place to come back to, so without your help, I would probably have to sleep in my car and shower in public bathrooms for months at a time. I also can’t thank you enough for covering the costs to feed my cat Mr. Belly while I had to struggle to pay off the bills. 

Trong ví dụ này thì người viết đã bày tỏ cảm xúc của mình trong câu “I don’t think I can express how deeply grateful I am for your help” (tạm dịch: “Tớ không biết phải diễn tả sự biết ơn của mình đối với cậu như nào”). Sau đó thì người viết đã giải thích được tầm quan trọng của sự giúp đỡ thông qua câu “without your help, I would probably have to sleep in my car and shower in public bathrooms for months at a time” (tạm dịch “Nếu không có sự giúp đỡ của cậu thì tớ chắc phải ngủ trong xe và tắm trong nhà vệ sinh công cộng trong mấy tháng liền”). Cuối cùng thì người viết đã bày tỏ sự biết ơn đặc biệt với việc người nhận đã chi tiền ăn cho chú mèo Belly trong suốt quãng thời gian đó “I also can’t thank you enough for buying all the food for my cat Mr. Belly while I had to struggle to pay off the bills”.

I would like to take this opportunity to thank you for your generous donation of $20.000 to the Basra Women’s Shelter. The amount has allowed us to provide a constant flow of electricity, water, and a stable Internet connection for well over 200 women currently housed in the main building, which drastically improved their living conditions. I was also extremely impressed by your promptness, as the funds arrived just one day after we made our call for donations online.

Ví dụ trên dù không đưa ra cảm xúc của người viết, nhưng cũng đã đề cập đến tầm ảnh hưởng của sự giúp đỡ, thông qua câu “The amount has allowed us to provide electricity, water and an Internet connection for well over 200 women currently housed in the main building with, which has drastically improved their living conditions” (tạm dịch: Khoản tiền này đã giúp chúng tôi cung cấp nước, điện và kết nối mạng cho hơn 200 phụ nữ. Việc này đã làm tăng đáng kể chất lượng sống của họ). Người viết trong câu này cũng đã nhấn mạnh vào sự nhanh chóng trong việc cung cấp số tiền “I was also extremely impressed by your promptness, as the funds arrived just one day after we made our call for donations online” – “Tôi cũng rất ấn tượng với sự kịp thời, vì số tiền đã được chuyển chỉ 1 ngày sau khi chúng tôi đăng kêu gọi sự giúp đỡ trên mạng”

Kết thúc nội dung phần cảm ơn

Để kết thúc một nội dung phần cảm ơn một cách phù hợp thì người viết có thể cảm ơn người nhận thêm một lần nữa để nhấn mạnh sự biết ơn, đặc biệt là trong các bức thư thân mật. Người viết có thể cân nhắc dùng những cấu trúc sau:

Cấu trúc

Tạm dịch

Ví dụ

I thank you again for… (Chỉ dùng trong thư rất trang trọng)

Thanks again,… (Chỉ dùng trong thư thân mật)

Thanks again for all the help, Linda!

(Once) again,…

Một lần nữa, …

Again, your contributions to the translation are greatly appreciated.

Cấu trúc

Tạm dịch

Thank you again (hoặc “I am grateful”) for your time (hoặc “generosity”, “contribution”) and consideration (hoặc “support”, “effort).

I greatly appreciate your assistance (hoặc “support”, “effort”).

Tôi rất biết ơn sự giúp đỡ của bạn.

Please accept my sincerest gratitude for your assistance (hoặc “support”, “effort”).

Tôi rất mong bạn hãy chấp nhận sự biết ơn chân thành nhất.

Người viết cũng có thể bày tỏ mong muốn được gặp lại hoặc hợp tác lại với người nhận, thông qua việc sử dụng cấu trúc “I’m looking forward (hoặc “eager”) to….” (VD: I’m looking forward to collaborating with you once more in the future; I am eager to meet you again).

Kết thúc bức thư

Lời chào

Ngữ cảnh phù hợp

(All the) best,

Trang trọng, thân mật

Best regards,

Trang trọng, thân mật

Warm(est) regards

Trang trọng

Thank you,

Trang trọng, thân mật

Much appreciated,

Trang trọng, thân mật

Respectfully yours,

Rất trang trọng

Sincerely,

Rất trang trọng, tang tóc

Ví dụ mẫu cách viết thư cảm ơn

Bức thư trang trọng

Dear Mr. Suleyman

On behalf of the Kahlo Foundation, I am writing this letter to express our deepest gratitude for your continued financial support for the Mexico City branch of our organization. 

With your monthly contribution of 155.000 pesos, we were able to provide a significant pay rise for our 10 permanent employees, from a mere 5.000 pesos per month to the current rate of 10.000. This generous amount now allows each of our employees to lead a very comfortable life, and has also contributed to a massive 20% boost in overall productivity compared to the previous quarter. Furthermore, this donation has also made possible our distant provinces outreach project, which is now in its very final phase. Thanks to your contribution, children in Anenecuilco are now able to gain access to free art classes and a comprehensive support program, including scholarships, museum tours and many more. It is our hope that this effort will allow talented artists to fully flourish, and to create art that not only mesmerizes, but also inspires, thousands of others.

I thank you again for the contributions you have made for the Kahlo Foundation. We are eager to work with you in the future. 

Best regards,

Hafiz.

Thư thân mật

Dear Mrs. Collette,

Thank you so much for showing me how to back up data and replace my hard drive while I was just finishing up with my thesis. I really don’t know how I could even finish this semester without your help. When I contacted you after the hard drive containing much of my thesis got corrupted, you immediately offered your assistance without hesitation, and helped me recover much of my data and transfer them into a new drive. I’m now finished with my research paper, and it wouldn’t have been possible without you! I also can’t thank you enough for being patient with me throughout the whole process. It’s just incredible how you could still be so calm and understanding when I keep making terrible mistakes over and over!

Once again, I am extremely grateful for your help. I owe my degree and future career to you! And I’ll make sure to write you back once I graduate. See you then!

Lịch thi thử IELTS (Paper-based) tháng này

Kinh nghiệm phòng thi rất quan trọng và thi thử là cách rất tốt để tích lũy kinh nghiệm. Đề thi IELTS tại ZIM rất sát đề thi thật, đánh giá trình độ chính xác, nhận kết quả ngay sau khi thi, và phần thưởng 1.000.000đ cho giải nhất ….

All the best,

Sofia.

Tổng kết

Bài viết trên đã tổng kết cách viết thư cảm ơn, những yếu tố quan trọng nhất cấu thành nên thank you letter, cũng như là một số cấu trúc mà người học có thể sử dụng để thể hiện sự biết ơn đối với người nhận. Bằng việc sử dụng cấu trúc trên thì người học có thể viết nên một bức thư cảm ơn hoàn chỉnh, từ đó cho thấy sự chu đáo, lịch sự đối với người thân và bạn bè, cũng như là thể hiện sự chuyên nghiệp đối với cấp trên và đồng nghiệp.

Vũ Trọng Hiếu

Tin tuyển dụng