Top 8 # Xem Nhiều Nhất Du Học Sinh Nhập Quốc Tịch Mỹ Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Maubvietnam.com

Nhập Quốc Tịch Mỹ: Điều Kiện Nhập Quốc Tịch Mỹ

Hình thức nhập quốc tịch Mỹ

    Visa định cư Mỹ theo diện đầu tư EB-5.

    Visa định Mỹ theo diện làm việc: Visa EB-1, Visa EB-2, Visa EB-3, Visa EB-4. Riêng Visa EB-3 là dành cho người lao động lành nghề.

    Visa định cư Mỹ dành cho thành viên gia đình bao gồm các loại visa sau:

    Visa F1: Con cái chưa kết hôn của công dân Mỹ.

    Visa F2A: Vợ/chồng và con độc thân dưới 21 tuổi của thường trú nhân.

    Visa F2B: Con cái chưa kết hôn của thường trú nhân.

    Visa F3: Con cái đã kết hôn của công dân Mỹ.

    Visa F4: Anh, chị, em của công dân Mỹ.

    Điều kiện nhập quốc tịch Mỹ

    Đương đơn phải ít nhất là 18 tuổi tại thời điểm nộp đơn N-400 (Đơn xin nhập tịch).

    Trở thành thường trú nhân (sở hữu Thẻ Xanh) trong ít nhất 5 năm.

    Chứng minh bạn đã sống ít nhất 3 tháng tại tiểu bang hoặc địa hạt của USCIS nơi bạn nộp đơn. (USCIS là viết tắt của United States Citizenship and Immigration Services – Sở Nhập tịch và Di Trú Mỹ)

    Chứng minh cư trú liên tục tại Mỹ trong ít nhất 5 năm, ngay trước ngày nộp đơn N-400.

    Cho thấy bạn đã có mặt thực tế tại Hoa Kỳ ít nhất 30 tháng trong số 5 năm, ngay trước ngày nộp đơn N-400.

    Chứng minh bạn có thể đọc, viết và nói tiếng Anh cơ bản.

    Có hiểu biết cơ bản về lịch sử và chính phủ Mỹ.

    Là người có đạo đức tốt, lý lịch tư pháp rõ ràng.

    Thể hiện sự gắn bó với các nguyên tắc và lý tưởng của Hiến pháp Mỹ.

    Quy trình nhập quốc tịch Mỹ

    Về cơ bản, quy trình nhập quốc tịch Mỹ cho con hay bất kỳ đối tượng nào gồm các bước:

    Xác định rằng bạn đã sẵn sàng để trở thành công dân Mỹ.

    Xem xét kỹ các điều kiện để trở thành công dân Mỹ.

    Chuẩn bị đơn N-400 và gửi cho USCIS.

    Thực hiện việc lấy sinh trắc học (nếu có).

    Hoàn thành cuộc phỏng vấn nhập tịch.

    Sau buổi phỏng vấn, nếu như bạn đáp ứng đủ các yêu cầu. Bạn sẽ nhận được quyết định của USCIS trên đơn nhập tịch. Đồng thời họ cũng sẽ gửi thông báo về việc thực hiện “Lời thề trung thành với nước Mỹ dành cho người nhập quốc tịch Mỹ“.

    Phỏng vấn nhập quốc tịch Mỹ

    Thời gian và chi phí để nhập quốc tịch Mỹ

    Sau khi đọc đến đây, chắc hẳn bạn đã có câu trả lời của câu hỏi bao lâu mới được nhập quốc tịch Mỹ. Toàn bộ quy trình sẽ mất khoảng từ 8 đến 12 tháng. Thời gian xử lý có thể ngắn hoặc dài đối với mỗi đối tượng khác nhau. Thời gian xử lý chung có thể được tra cứu trên trang web của Sở Di trú Hoa Kỳ.

    Chi phí cho quy trình này là 725 Đô la Mỹ, bao gồm:

    Quy trình xử lý đơn xin nhập cư là 640 Đô la Mỹ.

    Phí sinh trắc học là 85 Đô la Mỹ.

    Một số câu hỏi khác về nhập quốc tịch Mỹ

    Nhập quốc tịch Mỹ có mất quốc tịch Việt Nam?

    Câu trả lời là không, vì:– Luật di trú Mỹ chấp nhận song tịch. – Nhà nước Việt Nam vẫn công nhận quốc tịch Việt Nam đối với công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài trong quan hệ với cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.

    Mua nhà ở Mỹ có được nhập quốc tịch?

    Câu trả lời là không thể. Vì khi muốn xin nhập quốc tịch Mỹ, đương đơn cần phải đáp ứng những yêu cầu từ Sở Di trú Hoa Kỳ.

    Lựa chọn một công ty tư vấn định cư uy tín là điều cần thiết để hồ sơ của bạn được xúc tiến nhanh và chính xác. Công ty luật quốc tế SKT tự hào đã hỗ trợ pháp lý thành công cho nhiều khách hàng trở thành công dân Mỹ. Nếu bạn cần hỗ trợ chi tiết hơn, vui lòng liên hệ với đội ngũ luật sư di trú của chúng tôi để nhận được những dịch vụ tư vấn định cư tối ưu nhất.

Nhập Quốc Tịch Mỹ Có Mất Quốc Tịch Việt Nam Không Và Quyền Lợi Của 2 Quốc Tịch

Thực chất khi bạn nhập quốc tịch Mỹ sẽ không mất quốc tịch Việt Nam, không những vậy bạn còn được song tịch Mỹ-Việt có được nhiều quyền lợi hơn cho mình. Tuy nhiên để có được cùng lúc 2 quốc tịch bạn cần phải đáp ứng được các điều kiện sau đây.

Trường hợp người Việt nhập quốc tịch Mỹ và mất đi quốc tịch Việt Nam

Theo quy định tại Điều 26 Luật Quốc tịch 2008, người Việt không còn quốc tịch Việt Nam nếu thuộc các trường hợp sau:

Không đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam: Trước ngày 1/7/2009 những trường hợp người Việt Nam định cư ở Mỹ mà chưa mất quốc tịch Việt Nam thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam. Nhưng theo Điều 13 Luật quốc tịch 2008, trong thời hạn 5 năm (kể từ ngày 1/7/2009) phải đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở Mỹ để giữ quốc tịch Việt Nam.

Trẻ em chưa đủ 15 tuổi được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà cha, mẹ là người có quốc tịch Mỹ và trường hợp con chưa thành niên khi cha mẹ thôi quốc tịch Việt Nam.

Được thôi quốc tịch Việt Nam

Bị tước quốc tịch Việt Nam

Điều 21 Nghị định 78/2009/NĐ-CP quy định: “Kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2009, công dân Việt Nam vì lý do nào đó mà có quốc tịch nước ngoài (Mỹ) và chưa mất quốc tịch Việt Nam thì vẫn có quốc tịch Việt Nam”. Vậy nên nếu bạn được bảo lãnh sang Mỹ thuộc các diện gì đi chăng nữa khi bạn thi quốc tịch Mỹ sẽ không mất quốc tịch Việt Nam.

Hình ảnh tuyên thệ trước khi nhập quốc tịch Mỹ

Trường hợp công dân Việt Nam được mang song tịch

Được quy định trong Luật Quốc tịch Việt Nam (sửa đổi) ngày 13/11/2008 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2009 các cá thể được quyền có song tịch và được pháp luật Việt Nam thừa nhận, bao gồm:

Xin trở lại quốc tịch Việt Nam

Được chủ tịch nước cho phép

Người Việt định cư ở nước ngoài và đã nhập quốc tịch nước này nhưng vẫn giữ hoặc muốn nhập quốc tịch Việt Nam

Người có cha mẹ đẻ, vợ/chồng, con đẻ là công dân Việt Nam thì được nhập quốc tịch Việt Nam và giữ lại quốc tịch hiện có của họ.

Trẻ em là con nuôi muốn nhập quốc tịch

Căn cứ vào những điều vừa nêu trên, công dân Việt Nam có quyền giữ lại quốc tịch gốc là Việt Nam khi đang sở hữu quốc tịch ở quốc gia khác mà họ đang sinh sống ví dụ là quốc tịch Mỹ.

Trường hợp Việt kiều Mỹ về định cư Việt Nam vẫn được giữ quốc tịch Mỹ

I. Trường hợp người Việt Nam định cư ở Mỹ mà chưa mất quốc tịch Việt Nam

Theo Điều 13. Người có quốc tịch Việt Nam quy định:

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày Luật này có hiệu lực thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam.

Người có quốc tịch Việt Nam bao gồm những người đang có quốc tịch Việt Nam cho đến ngày Luật này có hiệu lực và người có quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật này.

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài đồng thời có quốc tịch nước ngoài, nếu xuất trình được các giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 11 Luật quốc tịch Việt Nam thì sẽ là công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài. Các loại giấy tờ bao gồm Giấy khai sinh, Hộ chiếu Việt Nam, Giấy chứng minh nhân dân,…

Đối với trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài chưa mất quốc tịch quốc tịch Việt Nam mà không có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 11 của Luật này thì có thể đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để được xác định có quốc tịch Việt Nam và cấp Hộ chiếu Việt Nam.

II. Trường hợp đã mất quốc tịch Việt Nam

Theo Luật Quốc tịch 2009 sửa đổi bổ sung 2014, Điều 23. Những trường hợp được trở lại quốc tịch Việt Nam.

1. Theo quy định tại Điều 26 của Luật này nếu người có quốc tịch Mỹ đã mất quốc tịch Việt Nam có đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì có thể được trở lại quốc tịch Việt Nam nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:

Đã thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch Mỹ, nhưng không được nhập quốc tịch Mỹ.

Xin hồi hương về Việt Nam

Thực hiện đầu tư tại Việt Nam

Có vợ, chồng, cha/mẹ đẻ hoặc con để là công dân Việt Nam

Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam

2. Người được trở lại quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch Mỹ, trừ những người sau đây, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép:

Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam

Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam

3. Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam phải lấy tên gọi Việt Nam trước đây, tên gọi này phải được ghi rõ trong Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam

4. Chính phủ quy định cụ thể các điều kiện được trở lại quốc tịch Việt Nam

5. Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam không được trở lại quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam

6. Trường hợp người bị tước quốc tịch Việt Nam xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì phải sau ít nhất 5 năm, kể từ ngày bị tước quốc tịch mới được xem xét cho trở lại quốc tịch Việt Nam.

Lưu ý quan trọng: Căn cứ vào quy định trên, chỉ ngoại trừ những người trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép tại khoản 5 điều 23 Luật Quốc tịch thì những trường hợp khác bắt buộc người trở lại quốc tịch Việt Nam phải thôi quốc tịch Mỹ (quốc tịch nước ngoài).

1. Quyền bảo lãnh các thành viên gia đình sang định cư Mỹ

Bao gồm cả người phối ngẫu, con cái, cha mẹ và anh chị em người có quốc tịch Mỹ đều được quyền bảo lãnh người thân cho cả hai loại thị thực định cư gồm dành cho thành viên gia đình trực hiện và thị thực dành cho thành viên gia đình. Trong khi đó người có thẻ xanh Mỹ chỉ có thể bảo lãnh giới hạn như vợ/chồng và con cái, đặc biệt không được bảo lãnh cho cha mẹ và anh chị em.

2. Đảm bảo các quyền tự do dân chủ của cả 2 nước

Việc sở hữu song tịch Mỹ – Việt bạn sẽ được chính phủ, luật pháp của cả hai quốc gia bảo vệ nhiều hơn. Chứng minh cho điều đó chính là khi đi lại sẽ cảm thấy dễ dàng ở cả 2 nước giúp bạn luôn thấy yên tâm cũng như được chào đón như một người bản xứ.

Hoặc khi làm việc ở Mỹ thì bạn chắc chắn sẽ nhận được sự hỗ trợ của 2 quốc gia này tại các lãnh sự quán Mỹ hay lãnh sự quán Việt Nam. Chẳng may bạn gặp sự cố bạn có thể nhanh chóng nhận được sự hỗ trợ của các đại sứ quán (1 trong 2 nước bạn có quốc tịch).

Có thể nói đây là niềm vui lớn khi bạn có thêm một 1 quê hương nữa để đi về cũng như được hưởng thụ thêm những tinh hoa văn hóa ở ngôi nhà mới của mình. Cũng là lý do tại sao nhu cầu định cư Mỹ sở hữu 2 quốc tịch ngày càng tăng cao và Tổng thống Mỹ Donald Trump bắt buộc ký hàng loạt sắc lệnh để cắt giảm bớt tình trạng này.

3. Quyền tự do đi lại và thoải mái du lịch

Khi bạn có được 2 quốc tịch thì quyền lợi thực tế đầu tiên có thể nói đến chính là bạn không cần phải tốn công xin thủ tục làm visa cũng như phiền phức về các thủ tục gia hạn, phát sinh chi phí,…

Khi bạn có song tịch Mỹ và Việt Nam để ra vào Việt Nam bạn sẽ sử dụng hộ chiếu Việt Nam, khi ra vào nước Mỹ bạn sẽ cần sử dụng hộ chiếu Mỹ và chỉ đơn giản như thế. Lưu ý nhỏ là khi làm thủ tục check-in với các hãng hàng không khi xuất nhập cảnh, bạn cần xuất trình cả hai hộ chiếu để chứng minh không cần visa cho nước bạn sẽ bay đến như Việt Nam hoặc Mỹ. Vậy nên mới nói những người có 2 quốc tịch Mỹ – Việt thì việc xuất nhập cảnh có thể nói là vô cùng thuận tiện và dễ dàng.

4. Quyền lợi nhận được gấp hai lần

Vì mang hai quốc tịch Mỹ – Việt nên bạn sẽ được hưởng quyền lợi từ cả hai quốc gia gồm:

Ứng cử, bầu cử;

Chi phí học tập được giảm hoặc miễn phí (tùy thuộc vào khu vực), miễn phí giáo dục công từ lớp 1-12 dành cho người định cư Mỹ hợp pháp ( có thẻ Xanh/ quốc tịch)

Phúc lợi xã hội (được chăm sóc sức khỏe);

Công dân Mỹ có phạm vi tiếp cận rộng hơn với các công việc liên bang vì hầu hết các cơ quan chính phủ Mỹ yêu cầu phải là công dân mới đủ điều kiện nộp đơn xin việc;

Tự do lựa chọn nơi cư trú, làm việc, học tập;

Sở hữu tài sản, đứng tên và sở hữu công ty, mua bán bất động sản;

Bảo lãnh người thân;

Các nước chấp nhận và không chấp nhận 2 quốc tịch

Những nước tiêu biểu chấp nhận 2 hoặc nhiều quốc tịch

Bạn có thể xin nhập tịch và giữ 2, 3 hoặc nhiều quốc tịch tùy ý muốn tại các nước như Australia, Pháp, Anh, Mỹ, Canada. Ví dụ nếu trẻ em sinh ra ở Mỹ có bố là Australia, mẹ là người Canada thì có thể có cả quốc tịch Mỹ, Canada và Australia.

Những nước không chấp nhận 2 hoặc nhiều quốc tịch

Tất cả mọi người xin nhập quốc tịch các nước như Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore phải chứng nhận là đã từ bỏ quốc tịch hiện tại của mình. Riêng Hàn và Nhật Bản, trẻ em và thanh niên dưới 21 tuổi có thể có đa quốc tịch. Nhưng họ sẽ mất quốc tịch Hàn hay Nhật Bản nếu không từ bỏ quốc tịch khác khi đến tuổi 21.

Tiến Trình Nhập Quốc Tịch Định Cư Mỹ

Kiểm tra nhập tịch ban đầu:

Viên chức cho người nộp đơn thề bằng lời tuyên thệ và phỏng vấn ứng viên về các câu hỏi và đáp ứng trong đơn xin nhập quốc tịch của đương đơn. Thẩm định nhập tịch ban đầu bao gồm:

Việc kiểm tra của viên chức về thông tin được cung cấp trong đơn xin nhập quốc tịch định cư Mỹ của đương đơn

Việc kiểm tra các yêu cầu về giáo dục cho nhập quốc tịch.

Một câu hỏi của cảnh sát về khả năng nhập tịch của đương đơn

Phản hồi bằng văn bản của người nộp đơn đối với các câu hỏi về đơn nhập quốc tịch của họ là một phần của tài liệu ghi lại dưới hình phạt khai man. Biên bản ghi chép bao gồm bất kỳ sửa đổi nào đối với các phản hồi trong đơn mà viên chức đó đưa ra trong quá trình phỏng vấn nhập tịch do kết quả của lời khai của người nộp đơn. Các bản sửa đổi, tuyên thệ tuyên thệ, và các tuyên bố miệng và các câu trả lời ghi lại lời khai và tuyên bố của đương đơn trong cuộc phỏng vấn nhập quốc tịch định cư Mỹ.

USCIS có thể lên lịch cho một người nộp đơn để kiểm tra tiếp theo (kiểm tra lại) để xác định tình trạng hội đủ điều kiện của người nộp đơn. Trong quá trình kiểm tra lại:

Nhân viên kiểm tra bất kỳ bằng chứng nào do người nộp đơn cung cấp để phản hồi yêu cầu cung cấp bằng chứng trong hoặc sau cuộc phỏng vấn ban đầu.

Viên chức xem xét lời khai miệng và bằng văn bản mới và xác định xem đương đơn có đáp ứng tất cả các yêu cầu về tính đủ điều kiện nhập tịch, bao gồm cả việc kiểm tra lại người nộp đơn về các yêu cầu giáo dục (nếu cần).

Nhìn chung, việc kiểm tra lại cung cấp cho người nộp đơn một cơ hội để vượt qua những thiếu sót trong đơn xin nhập quốc tịch của mình. Trường hợp kiểm tra lại được lên kế hoạch cho việc không đáp ứng các yêu cầu giáo dục cho nhập quốc trong lần khám đầu tiên, thì kiểm tra lại tiếp theo sẽ được lên kế hoạch từ 60 đến 90 ngày kể từ ngày khám ban đầu.

Nếu đương đơn không thể vượt qua những thiếu sót trong đơn xin nhập quốc tịch, viên chức đó từ chối đơn xin nhập quốc tịch định cư Mỹ. Người nộp đơn hoặc người đại diện có thẩm quyền của họ có thể yêu cầu một buổi điều trần của USCIS trước một nhân viên về việc từ chối đơn xin nhập quốc tịch của đương đơn.

Đẩy nhanh các ứng dụng từ một số Người thụ hưởng SSI

USCIS sẽ xúc tiến các đơn xin nhập quốc tịch định cư Mỹ nộp bởi các đương đơn:

Những ai trong vòng một năm hoặc ít hơn được hưởng Trợ cấp An sinh Xã hội (SSA) của SSI

Đơn xin nhập quốc tịch của người đó đã được chờ trong bốn tháng hoặc hơn kể từ ngày nhận được USCIS.

Mặc dù USCIS sẽ ưu tiên xử lý những đơn này, mỗi đương đơn vẫn phải đáp ứng tất cả các điều kiện để nhập tịch vào thời điểm nộp đơn. Các ứng viên, những người có đơn đăng ký đang chờ giải quyết, phải thông báo cho USCIS về việc chấm dứt các khoản trợ cấp gần đây bằng cách bổ nhiệm InfoPass hoặc bằng bưu điện Mỹ hoặc dịch vụ chuyển phát nhanh khác bằng cách cung cấp:

Một lá thư xin việc hoặc tờ bìa để giải thích rằng các khoản trợ cấp SSI sẽ bị chấm dứt trong vòng một năm hoặc ít hơn và đơn xin nhập quốc tịch của họ đã được chờ trong bốn tháng hoặc hơn kể từ ngày nhận được USCIS

Một bản sao của bức thư SSA gần đây nhất của đương đơn đề cập đến việc chấm dứt các khoản trợ cấp SSI của họ. (Số người nước ngoài của USCIS phải được viết ở trên cùng bên phải của bức thư SSA).

Những người nộp đơn chưa nộp đơn xin nhập quốc tịch định cư Mỹ có thể viết “SSI” ở đầu trang một trong những đơn. Người nộp đơn nên nộp bao gồm một lá thư xin việc hoặc bìa kèm theo đơn của họ để giải thích rằng trợ cấp SSI của họ sẽ bị chấm dứt trong vòng một năm hoặc ít hơn.

( * Lưu ý :

Nếu bạn được chấp thuận về đơn yêu cầu bồi thường tàn tật của SSI, bạn sẽ nhận được trợ cấp tiền mặt hàng tháng, trả lại cho tháng bạn đã nộp đơn (“trả trước”) và lệ phí y tế. (Bạn sẽ nhận được những khoản trợ cấp nào nếu bạn được chấp thuận cho SSDI, xem bài viết về trợ cấp tàn tật của An Sinh Xã Hội)

+ Trợ cấp Tiền mặt Hàng tháng: Khoản thanh toán hàng tháng cho Thu Nhập An Sinh Bổ Sung (SSI) dựa trên mức lãi suất liên bang là 735 đô la, nhưng có thể nhiều hơn hoặc ít hơn tùy thuộc vào việc bạn có thu nhập hay không và liệu tiểu bang của bạn có trả tiền SSI hay không.

+ Trả sau: Trong hầu hết các trường hợp, bạn cũng sẽ nhận được một khoản tiền nhất định trong các khoản trợ cấp tàn tật do quá khứ, dựa trên thời gian giải quyết vụ án của bạn. Đối với SSI, bạn có thể nhận trợ cấp trở lại vào tháng đầu tiên sau khi bạn áp dụng. Bạn không thể nhận trợ cấp hồi tố từ ngày bạn bị tàn tật, nếu trước ngày nộp đơn của bạn.Bởi vì có thể mất An Sinh Xã Hội từ ba tháng đến hai năm để chấp thuận cho bạn các khoản trợ cấp SSI, khoản tiền trả nợ của bạn có thể có giá trị hàng ngàn đô la. Trả sau thường được trả theo số tiền một lần, nhưng tùy thuộc vào số tiền trả nợ bạn nợ, khoản thanh toán có thể được chia thành nhiều lần. (Trả sau SSI có thể được thanh toán theo đợt, trong khi trả sau người khuyết tật về An sinh Xã hội luôn được thanh toán bằng một lần duy nhất.) Đọc các quy tắc về thời gian trả sau SSI được thanh toán theo từng đợt và khi được thanh toán một lần.

+ Lợi ích của y học: Nếu bạn được chấp thuận cho SSI, bạn sẽ được hưởng quyền lợi về dịch vụ y tế tự động. Ở hầu hết các tiểu bang, bạn không phải nộp đơn riêng; phúc lợi y tế của bạn sẽ bắt đầu ngay sau khi bạn được chấp thuận.

+ Tem phiếu thực phẩm: Những người nhận SSI cũng thường hội đủ điều kiện nhận tem phiếu thực phẩm thông qua Chương trình Hỗ trợ Dinh dưỡng Bổ sung (SNAP) của liên bang.

Quốc Tịch Canada Thay Đổi Điều Kiện Nhập Tịch

Quốc tịch Canada được Bộ trưởng Bộ Di trú, Tị nạn và Quốc tịch Canada, ông Ahmed Hussen đã công bố những thay đổi quan trọng trong Luật về Quốc tịch bằng việc thông qua Luật C-6. Chính phủ Canada đã đưa ra một loạt các biện pháp mới và những thay đổi đối với Đạo luật. Luật mới này sẽ đơn giản hóa và linh hoạt hơn đối với những người muốn có quốc tịch Canada.

Để có quốc tịch Canada chỉ cần sống 1,095 ngày

Trước đây, để có quốc tịch Canada bạn sẽ phải sống thường trú 4 năm trong 6 năm tại Canada. Theo quy định mới, những người nhập cư chỉ cần sống ở Canada 3 năm trong vòng 5 năm sẽ đủ điều kiện nộp hồ sơ nhập quốc tịch. Như vậy, thời gian bắt buộc cư trú đã giảm đáng kể. Đây là một tin vui cho những công dân Canada tương lai. Những gia đình đang có ý định định cư Canada từ bây giờ cũng sẽ được hưởng lợi.

Đạo luật về quốc tịch Canada mới có hiệu lực từ ngày 11/10/2017

Bộ trưởng Bộ Nhập cư, Người tị nạn và Quốc tịch Canada, Ahmed Hussen, tuyên bố: Sự phát triển của Canada luôn được định hình bởi những đóng góp đáng kể về kinh tế, văn hoá và xã hội của người nhập cư. Những thay đổi đối với Đạo luật về Công dân sẽ làm tăng tính toàn vẹn của chương trình. Đồng thời sẽ mang lại sự linh hoạt hơn cho các ứng viên hội đủ điều kiện để đáp ứng các yêu cầu về quyền công dân để họ có thể tiếp tục xây dựng cuộc sống thành công tại Canada”.

Ông Ahmed Hussen phát biểu rằng: “Chính phủ khuyến khích tất cả những người nhập cư nên đi theo con đường quốc tịch và tận dụng mọi lợi thế mà một công dân Canada được quyền thụ hưởng”.Cũng trong tuyên bố này, Bộ trưởng Ahmed Hussen khẳng định toàn bộ nội dung mới nhất của Luật C-6 sẽ có hiệu lực vào ngày 11 tháng 10 năm 2017.Điều này hẳn sẽ mang lại cho các công dân Canada tương lai nhiều đặc quyền hơn trong việc nộp hồ sơ nhập tịch.

NVS đồng hành cùng quý khách hàng trên con đường lấy quốc tịch Canada

Chính phủ liên bang khuyến nghị các cá nhân có ý định nộp hồ sơ đăng ký nhập tịch đáp ứng được các thay đổi trong quy định mới này. Người nhập cư hãy nộp hồ sơ từ ngày 10 tháng 11 tới đây. Dự kiến luật sẽ tiếp tục thêm nhiều thay đổi hơn với luật quốc tịch sau năm 2017 và 2018.

Như vậy, hiện nay những điều kiện để nhập tịch Canada đã dễ dàng hơn. NVS luôn đồng hành cùng quý khách hàng và mang đến những thông tin mới nhất và hữu ích nhất. Cùng với đó là những chương trình ưu đãi dành cho khách hàng. Hy vọng có thể mang đến thật nhiều những hỗ trợ nhằm giúp khách hàng định cư thành công.

NVS tiếp tục hỗ trợ quý khách hàng và cả gia đình trên con đường định cư Canada. Vui lòng liên hệ hotline 0914 137 699 để được tư vấn trực tiếp.