Top 13 # Xem Nhiều Nhất Định Cư Hoa Kỳ Diện F4 Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Maubvietnam.com

Hoa Kỳ Sẽ Hủy Bảo Lãnh Anh Chị Em Diện F4?

Trong khi Thượng viện Hoa Kỳ tranh cãi sôi nổi dự luật cải tổ di trú, một số tổ chức của người Mỹ gốc Á -Thái Bình Dương vận động để thay đổi một điều khoản mà hầu hết các thượng nghị sĩ làm lơ, đó là điều khoản bãi bỏ bảo lãnh anh chị em và con cái trên 30 tuổi đã lập gia đình.

“Thay đổi này nằm trong đoạn nói về bảo lãnh gia đình, liệt kê ra những diện ưu tiên được bảo lãnh, và phải những ai biết trước đây có những diện nào, thì mới nhận ra rằng dự luật mới đã loại bỏ hai diện đó,” Luật sư Betty Hung, Giám đốc về Chính sách tại Trung tâm Pháp lý người Mỹ gốc Á-Thái Bình Dương (APALC) ở Los Angeles, nói.

Định cư Mỹ diện EB-3 cho cả gia đình AN TOÀN với mức cam kết bồi hoàn 100% của PACOM

Những đối tượng bị cấm và không bị cấm theo sắc lệnh cấm nhập cư của Trump

“Cuộc tranh cãi gần như hoàn toàn xoay quanh những điều khoản áp dụng cho người di dân không giấy tờ,” Pilar Marrero, một nhà báo chuyên về di trú và tác giả cuốn “Killing the American Dream” viết về nhu cầu cải tổ di trú, nhận xét. “Những thay đổi trong hệ thống di trú hợp pháp, hiện nay chưa thấy nói tới nhiều.”

Hoa Kỳ sẽ hủy bảo lãnh diện anh chị em?

Đối với người gốc Á-Thái bình dương, gia đình là chìa khóa thành công. Anh chị em giúp đỡ lẫn nhau, khi mở công việc làm ăn thì nhiều khi anh chị em làm chung, hoặc cho vay mượn vốn. Nếu thành luật, điều này sẽ gây khó khăn cho cộng đồng.”

Chính trong phần ít ai quan tâm đó, có đề nghị loại bỏ bảo lãnh đoàn tụ gia đình diện anh chị em và diện con cái trên 30 tuổi đã lập gia đình.

Bảo lãnh gia đình có hai loại:

Loại thân nhân trực hệ (“immediate relative” gồm vợ chồng, con chưa lập gia đình, …) không bị giới hạn quota tối đa hàng năm

Loại ưu tiên gia đình (“family preference”) có những giới hạn quota hàng năm và nếu hết quota năm nay thì phải chờ sử dụng quota năm sau hoặc sau nữa.

Trong các hạng ưu tiên này, con cái đã lập gia đình hiện nằm trong ưu tiên 3 và anh chị em hiện nằm trong ưu tiên 4.

Ngược lại, dự luật S.744 cũng có một thay đổi có lợi, là vợ con người mang thẻ xanh sẽ được xếp vào loại “immediate relative,” không bị giới hạn số visa và đơn sẽ được giải quyết nhanh hơn. Dự luật này cũng ra lệnh giải quyết toàn bộ hồ sơ bảo lãnh gia đình đang tồn đọng.

Người gốc Á bị ảnh hưởng nặng

Thượng nghị sĩ gốc Á duy nhất, Mazie Hirono, đảng Dân chủ, đại diện Hawaii, đề nghị trả lại hai diện bảo lãnh cho những trường hợp cực kỳ khó khăn (“extreme hardship”) cho phía công dân Hoa Kỳ, nhưng đề nghị này tuy giới hạn vẫn bị Ủy ban Tư pháp bác bỏ. Trong số phiếu chống đề nghị của Thượng nghị sĩ Hirono có cả phiếu cura Thượng nghị sĩ Diane Feinstein, đảng Dân chủ, đại diện California, nơi có rất đông cử tri gốc Á -Thái Bình Dương.

Trong 5 nước nhiều đơn bảo lãnh anh chị em nhất tính tới cuối năm ngoái, Việt Nam đứng thứ 4 sau Mexico, Ấn Độ, Philippines, và đứng trên Trung Quốc”

Số liệu của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ năm nay cho thấy trong 5 nước nhiều đơn bảo lãnh con cái đã lập gia đình, ngoài Mexico đứng đầu, cả bốn nước còn lại đều đến từ châu Á hoặc Thái bình dương: Philippines hạng nhì, Việt Nam hạng ba, theo sau là Ấn Độ và Trung Quốc.

Trong 5 nước nhiều đơn bảo lãnh anh chị em nhất tính tới cuối năm ngoái, Việt Nam đứng thứ 4 sau Mexico, Ấn Độ, Philippines, và đứng trên Trung Quốc.

Châu Á đứng hạng nhì về bảo lãnh gia đình nói chung, với 1.827.000 đơn sau Bắc Mỹ (bao gồm Canada, Mexico, Trung Mỹ, vùng biển Caribê). Về con số các hồ sơ tồn đọng thì Việt Nam đứng hạng 4 sau Mexico, Philippines, Ấn Độ và trên Trung Quốc.

Trong khi đó, người gốc Á chỉ chiếm 5.6% dân số Hoa Kỳ.

“Đối với người gốc Á-Thái bình dương, gia đình là chìa khóa thành công của chúng tôi ở Hoa Kỳ,” Luật sư Hung phát biểu. “Anh chị em giúp đỡ lẫn nhau, khi chúng tôi mở công việc làm ăn thì nhiều khi anh chị em làm chung, hoặc cho vay mượn vốn. Nếu thành luật, điều này sẽ gây khó khăn cho cộng đồng.”

Thu hút chất xám

Việc dự luật S.744 loại bỏ bớt bảo lãnh gia đình là một phần của cuộc chuyển hướng luật di trú từ coi trọng gia đình, chuyển qua coi trọng kinh tế và dùng hệ thống thang điểm để xét đơn.

“Chuyện này nằm trong đề nghị chung của nhóm Gang of Eight, nên không biết chính xác đến từ ai, nhưng hầu hết giới quan sát cho rằng đề nghị này đến đầu tiên từ phía Cộng hòa và sau đó thỏa hiệp với phía Dân chủ,” nhà báo Marrero nói.

Tranh cãi gần như hoàn toàn xoay quanh những điều khoản áp dụng cho người di dân không giấy tờ. Những thay đổi trong hệ thống di trú hợp pháp, hiện nay chưa thấy nói tới nhiều.”

Luật sư Hung nói cụ thể hơn, “Thượng nghị sĩ Lindsey Graham, đại diện đảng Cộng hòa tại South Carolina, là người luôn luôn muốn thay di trú theo gia đình bằng di trú để phát triển kinh tế.”

Với mục đích thu hút chất xám, gia tăng số di dân có khả năng làm việc trong những ngành quan trọng, dự luật S.744 lập ra một thang điểm, trong đó quan hệ gia đình nằm chung với các điều kiện khác như bằng cấp, việc làm, tuổi tác, trình độ tiếng Anh, thời gian đã sống ở Mỹ.

Trong một bức thư gởi Ủy ban Tư pháp, hơn 200 tổ chức cộng đồng thiểu số và cả nghiệp đoàn AFL-CIO lớn nhất nước Mỹ, cho rằng không nhất thiết phải như thế.

“Dự luật S.744 khiến hai giá trị quan trọng của Mỹ trở thành đối nghịch – đoàn tụ gia đình và phát triển kinh tế,” bức thư viết. “Hệ thống di trú hợp pháp của chúng ta không phải là một trò chơi bù trừ (zero-sum game); nó có thể dung hòa được cả hai giá trị này.”

Luật sư Hung nói thêm: “Thật sự là người tài nếu biết người ta sẽ được đoàn tụ với anh chị em, khả năng người ta quyết định đi Mỹ sẽ cao hơn. Nếu muốn thu hút người tài thì phải giữ lại các diện đoàn tụ.”

Vận động

APALC và các tổ chức cộng đồng gốc Á đang thúc đẩy việc trả lại hai diện bảo lãnh này. Họ đã gặp các Thượng nghị sĩ, dân biểu để hy vọng thay đổi.

Tại Quận Cam, dân biểu Loretta Sanchez của đảng Dân chủ đã gửi thư kêu gọi Ủy ban Tư pháp Thượng viện phục hồi bảo lãnh anh chị em và con đã lập gia đình trên 30 tuổi, nhưng dân biểu Ed Royce đảng Cộng hòa chưa quyết định. Cả hai đều đại diện vùng đông người gốc Á.

Mặt khác, S.744 cũng chỉ mới là dự luật của phía Thượng viện. Phải có một dự luật cải tổ di trú thông qua ở Hạ viện, rồi hai phía gộp chung lại thành một bản thỏa hiệp, rồi lại biểu quyết ở hai viện, lúc đó mới thành luật.

“Phía Hạ viện hiện chưa chính thức đưa ra đề nghị nào, mặc dầu họ cũng có một nhóm 7 người gọi là Gang of Seven đang thương lượng riêng,” nhà báo Marrera cho biết.

“Sáng nay có tin đồn Hạ viện sẽ công bố dự luật của họ vào tuần tới, nhưng không ai biết trong đó có gì và thuộc dạng nào, một vài cải tổ lẻ tẻ hay một dự luật lớn bao quát.”

Các tổ chức cộng đồng xem đó chính là dịp để vận động.

“Tôi hy vọng cộng đồng sẽ lên tiếng để chống lại việc bãi bỏ hai diện bảo lãnh này,” Luật sư Hung nói.

“Không những vậy, mà còn bảo vệ những điểm tốt trong dự luật, như đưa vợ con người thường trú nhân vào loại thân nhân trực hệ, hay điều khoản giải quyết hết hồ sơ ứ đọng, trong đó Việt Nam đứng hạng 5.”

“Những mối quan hệ gia đình cần được củng cố hơn, chứ không thể bị triệt phá,” Luật sư Hung nói.

Định Cư Mỹ Diện Visa F4

Định cư Mỹ vẫn luôn là giấc mơ của nhiều gia đình Việt Nam. Có nhiều diện định cư Mỹ như: Định cư theo diện đầu tư, định cư theo diện kết hôn, định cư theo diện Du học,… Trong bài viết này Bluesea giới thiệu thêm đến quý độc giả diện định cư F4:

Visa F4 là một loại thị thực định cư diện đoàn tụ gia đình theo thứ tự ưu tiên. Bảo lãnh diện F4 được xếp vào diện ưu tiên thứ tư (Fourth family – sponsered preferences). Thị thực này cho phép công dân Mỹ (từ 21 tuổi trở lên) bảo lãnh anh, chị, em sang Mỹ (kèm theo vợ/chồng và con độc thân dưới 21 tuổi của họ) để đoàn tụ, sinh sống và học tập.

Các loại visa diện F4 được cấp:

– Visa F41: cấp cho người thụ hưởng chính (anh chị em của công dân Hoa Kỳ).

– Visa F42: vợ chồng của người giữ visa F41.

– Visa F43: Con độc thân dưới 21 tuổi của người giữ visa F41.

Anh chị em bảo lãnh đi Mỹ mất bao lâu?

Giới hạn số lượng visa cấp hằng năm cho hồ sơ định cư Mỹ diện F4

Diện bảo lãnh gia đình có hai loại: bảo lãnh người thân trực hệ (Immediate Relatives) và bảo lãnh người thân theo thứ tự ưu tiên (Family-Sponsered Preferences).

Người thân trực hệ bao gồm: vợ/chồng, con chưa kết hôn dưới 21 tuổi của công dân Mỹ, và cha mẹ của công dân Mỹ từ 21 tuổi trở lên. Những đối tượng này không có giới hạn số lượng visa được cấp hằng năm.

Khác với số thị thực luôn sẵn có cấp cho người thân trực hệ, diện bảo lãnh F4 thuộc loại “thị thực ưu tiên” nên lượng visa được cấp là có giới hạn. Số lượng visa cấp hằng năm đối với di trú Mỹ diện F4 là 65.000 cộng thêm số visa diện F1, F2, F3 không sử dụng trong năm đó.

– Visa diện F1: Công dân Mỹ bảo lãnh con độc thân trên 21 tuổi

– Visa diện F2A và F2B: Thường trú nhân Mỹ bảo lãnh vợ và con độc thân dưới 21 tuổi

– Visa diện F3: Công dân Mỹ bảo lãnh con đã kết hôn

Diện F4 thời gian chờ bao lâu?

Theo số liệu thống kê hằng năm của USCIS, tổng số lượng hồ sơ diện F4 nộp vào Sở Di Trú lúc nào cũng vượt đáng kể so với lượng visa sẵn có dẫn đến thời gian xử lý hồ sơ là rất lâu. Đây cũng là diện có thời gian chờ đợi lâu nhất trong các diện thị thực bảo lãnh gia đình.

Thời gian bão lãnh diện F4 ít nhất là mười bốn (14) năm. Thời gian này thậm chí còn lâu hơn với những quốc gia như Philippines (20 năm) và Mexico (22 năm). Đương đơn phải theo dõi Lịch chiếu khán hàng tháng để biết hồ sơ đến lượt xử lý hay chưa.

Như đã nói, thời gian bảo lãnh anh chị em đi Mỹ là rất lâu. Vậy nên đương đơn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ ngay từ ban đầu. Lưu ý, thủ tục mỗi lần sửa đổi, bổ sung hồ sơ mất trung bình khoảng 6 tháng.

Thành phần hồ sơ đi Mỹ diện F4 cơ bản gồm những tài liệu sau:

– Giấy tờ chứng minh mối quan hệ giữa người Bảo lãnh và người Được bảo lãnh. Ví dụ: giấy khai sinh, chứng nhận kết hôn, giấy nhận con nuôi…

– Đơn I-130;

– CMND, giấy khai sinh, passport, bằng quốc tịch đối với người Bảo lãnh;

– Hồ sơ bảo trợ tài chính …

Quy trình xin Visa định cư Mỹ diện F4

– Bước 1: Nộp đơn I-130 đến Sở Di trú Mỹ diện F4. Thời gian xử lý hồ sơ trung bình từ 8.5-11 năm.

– Bước 2: Sau khi có ngày chấp thuận diện F4 (hay đơn I-130 được chấp thuận) thì hồ sơ sẽ được chuyển sang xử lý tại Trung tâm Thị thực Quốc gia (NVC). Theo dõi Lịch chiếu khán mới nhất để biết mình đến lượt nộp hồ sơ và phỏng vấn định cư hay chưa.

– Bước 3: Nộp hồ sơ lên NVC và thanh toán các loại phí.

– Bước 4: NVC gửi thư mời phỏng vấn định cư mỹ diện F4

– Bước 5: Khám sức khỏe, chuẩn bị hồ sơ và tham dự phỏng vấn tại Lãnh sự quán Mỹ theo đúng lịch hẹn.

– Bước 6: Lãnh sự quán cấp visa định cư Mỹ F4 nếu xét thấy đủ điều kiện.

Những câu hỏi thường gặp khi đi phỏng vấn tại sở di trú Mỹ diện Visa F4:

– Phía bảo lãnh di trú Mỹ theo diện gì?

– Cho biết tên, tuổi, học ngành gì với con của người bảo lãnh di trú diện anh chị em?

– Hình ảnh gia đình của người bảo lãnh đâu và đứng đâu trong tấm hình đó?

– Người bảo lãnh anh chị em diện di trú Mỹ F4 đã về Việt Nam được nhiêu lần?

– Gia đình người bảo lãnh đang sống ở đâu và với ai

Kinh nghiệm định cư Mỹ diện F4

Điều kiện cần đáp ứng khi tiến hành bảo lãnh di trú diện F4

– Độ tuổi: Ít nhất từ 21 tuổi trở lên mới có thể tiến hành nộp hồ sơ tại sở di trú Mỹ diện F4 để bảo lãnh anh chị em đến sinh sống tại Mỹ (Lưu ý: thường trú nhân không thể bảo lãnh anh chị em theo diện này).

– Chứng minh huyết thống: Phải chứng minh được mối quan hệ giữa người bảo lãnh và người được bảo lãnh (Huyết thống cùng cha, cùng mẹ hoặc tối thiểu nhất là người cùng cha hoặc cùng cha hoặc cùng mẹ)

Trường hợp bảo lãnh di trú diện Visa F4 cùng mẹ thì rất dễ dàng, nhanh chóng không có bất kỳ yêu cầu nào khác. Nhưng sẽ có một số trường hợp khó khăn như sau nếu trường hợp bảo lãnh anh chị em cùng cha nhưng người cha đó chưa có hôn thú với mẹ, thì lúc này cần chứng minh được mối quan hệ cha con thông qua những việc cụ thể bao gồm:

+ Đã làm thủ tục nhìn nhận con.

+ Có những hành động cha con cụ thể (ví dụ: Giấy tờ, hình ảnh, nuôi dưỡng, liên lạc với nhau…

+ Đã có hôn thú với người mẹ trước khi con chưa đủ 18 tuổi.

Để tạo thiện cảm cũng như tiết kiệm thời gian cho người phỏng vấn nên chú ý những điều sau đây:

– Khi đi phỏng vấn di trú Mỹ F4 trả lời đúng câu hỏi đặt ra, hạn chế nói dài dòng lê thê vì viên công chức không đánh giá cao câu trả lời rườm rà.

– Bạn có thể tự nhiên hỏi lại câu hỏi do cán bộ phỏng vấn đặt ra mà nghe chưa được rõ và không được ngắt ngang lời khi đang chưa hết câu hỏi.

– Nếu không muốn mất đi cơ hội và tốn thêm thời gian cho việc phỏng vấn di trú Mỹ bạn nên trả lời sự thật 100%.

– Tránh làm mất thời gian chờ đợi xét di trú, lưu ý mang đầy đủ giấy tờ mà họ yêu cầu. Giấy tờ mang theo khi đi phỏng vấn đảm bảo là đã được công chứng và có bản gốc để đối chiếu.

Để biết thêm thông tin cụ thể về chương trình, vui lòng liên hệ Định cư Bluesea. Hotline 0901 83 85 86.

Bảo Lãnh Định Cư Mỹ Theo Diện F4

– Các lưu ý về việc chuẩn bị đơn bảo lãnh anh chị em F4:

Luật quy định trong diện này cho phép chồng hoặc vợ và con dưới 21 tuổi (chưa lập gia đình) được phép đi cùng với người được bảo lãnh chính, do đó người bảo lãnh chỉ điền một đơn I-130 cho ngươì được bảo lãnh chính, hôn phu hoặc hôn thê và các con của họ đi theo sẽ được điền phần sau của mẫu đơn I-130 này.

USCIS chấp nhận bản sao. Khi người nộp hồ sử dụng bản chính thì họ sẽ lưu lại trong hồ sơ của bạn. Còn nếu bạn gửi bản sao, họ sẽ liên lạc với bạn khi họ cần bản chánh.

Những giấy tờ, hồ sơ không phải bằng tiếng Anh thì cần được dịch sang tiếng Anh với địa chỉ và tên họ đầy đủ của người dịch. Người dịch cần phải xác nhận rằng mình đã dịch đúng với bản chính.

Giấy tờ chứng minh bạn là công dân Mỹ cần có: Bản sao giấy khai sinh (nếu bạn được sinh ra tại Mỹ); hoặc bản sao bằng quốc tịch; hoặc bản sao hộ chiếu Mỹ; hoặc là mẫu đơn FS-240, cung cấp ngày tháng năm sinh của bạn tại Mỹ.

– Những trường hợp đặc biệt trong bảo lãnh định cư Mỹ diện anh em F4

Nếu người bảo lãnh hay người được bảo lãnh đổi tên phải nộp bản sao giấy chứng nhận rằng mình đã đổi tên chẳng hạn như giấy hôn thú, giấy đổi tên của tòa án hay là giấy nhận con nuôi.

Bản sao giấy khai sinh của người bảo lãnh và bản sao giấy khai sanh của người được bảo lãnh để chứng minh 2 người có cùng cha mẹ hay ít nhất là cùng mẹ hoặc cùng cha.

Nếu là cùng cha khác mẹ hoặc ngược lại thì cần nộp thêm: Bản sao giấy kết hôn của cha hoặc mẹ bạn với những người trước (cha ruột và cha kế hoặc mẹ ruột và mẹ kế); Bản sao giấy ly hôn hoặc giấy chứng tử cuộc hôn nhân trước của cha hoặc me bạn để chứng minh rằng cuộc hôn nhân trước đã được chấm dứt hợp pháp.

Nếu anh chị em nuôi bảo lãnh cần nộp thêm: Bản sao giấy chứng nhận con nuôi của người được bảo lãnh và bản sao giấy chứng nhận con nuôi của người bảo lãnh để chứng minh người bảo lãnh và người được bảo lãnh có cùng tên, tuôỉ mẹ/cha nuôi.

Nếu người được bảo lãnh đã có gia đình thì cần thêm: Bản sao giấy kết hôn của người được bảo lãnh chính. Bản sao giấy khai sinh của chồng hoặc vợ người được bảo lãnh chính. Bản sao giấy khai sanh con của người được bảo lãnh chính.

Bởi vì những thông tin như lệ phí, địa chỉ, mẫu đơn… có thể thay đổi bất kỳ lúc nào nên các bạn cần phải đọc thật kỹ hướng dẫn trước khi hoàn tất và gởi đơn xin bảo lãnh. Lệ phí: Về lệ phí định cư Mỹ được mang bao nhiêu tiền ?, bạn nên vào trang web về bảng lệ phí của Sở di trú và nhập tịch của Hoa Kỳ để biết thêm thông tin về lệ phí hiện hành. Nếu cha mẹ của các bạn đã ly dị thì lúc trả lời câu hỏi phỏng vấn, trường hợp bạn dưới 18 tuổi thì phải có giấy chấp thuận của cha hoặc mẹ của bạn cho phép đi theo.

CALI VISA

Bạn cần tư vấn về di trú Mỹ. Đừng ngần ngại, CALI VISA luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc:

Điện thoại : (028) 3838.4568 / 3838.4569

Hotline : 0901.440.666

Facebook : https://www.facebook.com/caliservices/

Email : vietnam@calivisa.vn

Website : http://calivisa.vn/

Bảo Lãnh Anh Chị Em Định Cư Mỹ Diện F4

Bảo lãnh anh chị em đi định cư Mỹ diện F4 phải được đăng ký bởi công dân Mỹ phải từ 21 tuổi trở lên.

Số lượng visa cho diện này bị giới hạn hàng năm. Hiện nay, tất cả các loại thị thực này đều đã bị quá tải, làm cho thời gian chờ đợi khá lâu trước khi đơn xin thị thực được xem xét đến.

Hồ sơ định cư được giải quyết dựa trên ngày hồ sơ được mở tại Sở Di Trú và Nhập Tịch Hoa Kỳ (U.S. Citizenship and Immigration Services-USCIS) của Bộ An Ninh quốc gia (Department of Homeland Security-DHS). Ngày hồ sơ được mở gọi là ngày ưu tiên. Để xem ngày ưu tiên cho từng loại thị thực đang được giải quyết, vui lòng liên hệ với Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ tại Washington, điện thoại (202) 663-1541 hay xem thông tin trên trang web Tư vấn di trú.

2. Công dân Mỹ phải chứng minh được mối quan hệ của họ với người được bảo lãnh là anh chị em với nhau. Anh chị em ở đây được định nghĩa là họ có cùng cha cùng mẹ sinh ra hoặc ít nhất là cùng cha hoặc cùng mẹ.

Trong trường hợp bảo lãnh định cư Mỹ diện F4 cùng mẹ thì không có bất cứ đòi hỏi gì khác.

Điều kiện bảo lãnh định cư Mỹ anh em cùng cha mà người cha đó không có hôn thú với người mẹ thì người cha đó phải chứng minh đã có những hành động công nhận mối quan hệ cha con với 2 anh chị em này. Những hành động công nhận này bao gồm:

– Đã làm hôn thú với người mẹ trước khi người con 18 tuổi . – Đã làm thủ tục nhìn nhận con. – Có những hành động cha – con cụ thể như nuôi nấng, ăn ở, liên lạc với nhau.

Nếu không có những hành động như trên thì mối quan hệ cha con với người anh chị em đó không được thành lập và họ sẽ không thể nộp hồ sơ bảo lãnh anh chị em được.