Top 13 # Xem Nhiều Nhất Đề Thi Tài Chính Công Ufm Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Maubvietnam.com

Đề Thi Tài Chính Doanh Nghiệp

1 Đề thi tài chính doanh nghiệp của CPA luôn bao gồm 5 câu chia làm 2 phần: Phần 1 – Lý thuyết (2 câu) và Phần 2 – Bài tập (3 câu). Mình sẽ nói cụ thể về các dạng câu hỏi/bài tập của từng phần này.

Phần 1. Câu hỏi lý thuyết thường gặp trong Đề thi Tài chính doanh nghiệp

Một câu hỏi lý thuyết thông thường gồm 2 phần: phần lý thuyết đơn thuần (có sẵn trong đề cương ôn tập) và phần liên hệ thực tế. Và phạm vi ra đề cũng không cố định mà rải rác qua hầu hết chương/phần trong Đề cương ôn tập (trừ chương 1 và chương 2 mình chưa thấy có trong đề thi năm nào cả) cho nên khá khó dự đoán cách ra đề:

Tuy nhiên rất may là trên mạng có khá nhiều chia sẻ về các “CÂU HỎI LÝ THUYẾT MẪU”. Chúng ta có thể sử dụng để phân tích trọng tâm ôn thi phần lý thuyết và ôn luyện cách trả lời câu hỏi.

Các câu hỏi này được trả lời rất đầy đủ theo đúng kiểu “chấm điểm theo ý”. Nếu để ý bạn sẽ thấy cách trả lời câu hỏi phần lý thuyết thường chia thành 3 bước sau:

Nêu Định nghĩa của các khái niệm được đề cập trong câu hỏi

Giải thích ý nghĩa, công thức tính nếu có

Trả lời vào nội dung chính của câu hỏi: liệt kê và phân tích từng ý trả lời

Cách trình bày 3 bước này rất quan trọng để tối đa hóa số điểm cho câu hỏi lý thuyết. Các bạn nên lưu ý để áp dụng khi làm bài.

Phần 2. Dạng bài tập thường gặp trong Đề thi Tài chính doanh nghiệp

Có 3 chương mà bài tập của đề thi tài chính doanh nghiệp hầu như năm nào cũng có:

Rủi ro và tỷ suất sinh lời – Chương 3

Quyết định đầu tư vốn của doanh nghiệp – Chương 6

Chi phí sử dụng vốn và hệ thống đòn bẩy – Chương 8

Đây cũng chính là 3 nội dung theo mình là quan trọng nhất của đề thi Tài chính doanh nghiệp mà chúng ta cần dành 80% thời gian để ôn luyện thật kỹ.

Các dạng bài tập chi tiết cho từng chương đã được mình tập hợp ở File: [CPA 2020 – Tài chính] Tổng hợp các dạng bài tập

Trong các bài tiếp theo, mình sẽ phân tích cách giải quyết từng dạng bài tập trong 3 chương này.

Đề Thi Cpa 2022 Môn Tài Chính Và Quản Lý Tài Chính Nâng Cao

Đề thi CPA 2018 môn Tài chính sẽ giúp bạn nắm vững được cấu trúc đề thi. Đồng thời, có thể dự đoán các nội dung có trong đề thi và có một kế hoạch ôn thi hiệu quả thì việc phân tích cấu trúc đề thi là cần thiết. Đề thi môn tài chính những năm gần đây gồm 5 câu chia làm 2 phần: phần 1- lý thuyết (2 câu), phần 2 – Bài tập(3 câu). Về phần lý thuyết đề thi thường tập trung vào các dạng câu hỏi về định nghĩa, giải thích ý nghĩa, công thức tính nếu có. Về phần bài tập thường nằm trong: Chương 3 – Rủi ro và tỷ suất sinh lời Chương 6 – Quyết định đầu tư vốn của doanh nghiệp Chương 8 – Chi phí sử dụng vốn và hệ thống đòn bẩy Đây cũng chính là 3 chương quan trọng nhất mà bạn cần dành 80% thời gian để ôn luyện thật kỹ

Tài liệu ôn thi giúp bạn đạt điểm cao môn Tài chính và quản lý tài chính nâng cao

ĐỀ THI VIẾT NĂM 2018 MÔN TÀI CHÍNH VÀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH NÂNG CAO (ĐỀ CHẴN)

(Thời gian làm bài 180 phút )

Nêu sự khác biệt giữa 2 phương pháp thầm định bằng NPV và IRR. Đối với các dự án loại trừ/xung khắc, khi có sự mâu thuẫn giữa NPV và IRR thì giải quyết như thế nào? Lấy 01 ví dụ minh họa.

Tại sao đôi khi nhà quản lý lại không hành động vì mục tiêu của chủ sở hữu? Nêu 02 ví dụ về biểu hiện của việc nhà quản lý không hành động vì mục tiêu của chủ sở hữu. Theo anh/chị, có những cách nào đề đảm bảo nhà quản lý hành động vì lợi ích của chủ sở hữu? Tại Sao nói nguy cơ bị thâu tóm thù địch khiến cho nhà quản lý gắn bó với lợi ích cúa cổ đông hơn?

Giả sử bạn thu thập được các thông tin về tỷ suất sinh lời của 3 loại cổ phiếu niêm yết gồm: S, H và R tương ứng với 3 trạng thái của nền kinh tế.

1.Tĩnh tỷ suất sinh lời kỳ vọng và độ lệch chuẩn cua các có phiếu S. L1. R.

2. Xác định ty suất sinh lời kỳ vọng và độ lệch chuẩn của:

Doanh nghiệp ABC dự định mua và lắp đặt một dây chuyển sản xuất sản phẩm X với giá trị 2 tỷ đồng, dự kiến sử dụng trong vòng 4 năm (sau 4 năm không có giá trị thu hồi). Dự kiến doanh thu nhận được hàng năm từ dây chuyền là 1,2 tỷ đồng và không thay đổi trong suốt thời gian sử dụng.

_Chỉ phí cố định hàng năm (không bao gồm khấu hao tài sản cố định) là 100 triệu đông, chỉ phí biển đối là 40% doanh thu hàng năm.

_ Doanh nghiệp ABC khẩu hao theo phương pháp đường thẳng, thời gian sử dụng – nữu ích là 4 năm. Mức thuê thu nhập doanh nghiệp là 20%/năm, nộp vào năm phát sinh thu nhập chịu thuế. Chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp ABC là 9%,

Bằng phương pháp tỷ suất sinh lời nội bộ (IRR), doanh nghiệp ABC có nên quyết định đầu tư dây chuyên sản xuất sản phẩm X hay không, vì sao?

Câu 5 (2 điểm): Một công ty chuyên sản xuất kinh doanh loại sản phẩm X, có tài liệu sau:

1. Số sản phẩm tiêu thụ trong năm là 50.000 sản phẩm với giá bán chưa có thuế là 14.000 đồng/sản phẩm.

2. Số vốn kinh doanh bình quân trong năm 800 triệu đồng, trong đó vốn lưu động bình quân: 175 triệu đồng

3. Chỉ phí sản xuất kinh doanh trong năm:

4. Tổng chỉ phí cố định kinh doanh (không bao gồm lãi vay) là 140 triệu đồng.

5. Chi phí biến đối cho một sản phẩm bằng 60% giá bán chưa có thuế

6. .Hệ số nợ bình quân trong năm là 40% vốn kinh doanh. Số lãi vay vốn kinh đoanh phải trả trong năm là 32 triệu đồng.

1. Đầu năm hoàn thành việc dầu tư đổi mới đây chuyển công nghệ. Với việc đầu tư như vậy, dự tính có những thay đổi so với năm báo cáo:

2. việc đầu tư làm cho tổng chí phí cỗ định kinh đoanlf(không bao gồm lãi vay) tăng thêm 70 triệu đồng, nhưng chỉ phí biến đổi cho một sản phẩm có thể giảm được 1.400 đồng.

3. Dự tính giá bán chưa có thuế giảm bót 1.400 đồng/sản phẩm và do vậy, số sản phẩm tiêu thụ có thể tăng thêm 50% so với năm báo cáo.

4. Hệ số nợ bình quân trong năm là 48%, do lãi suất giảm nên số lãi vay vốn kinh doanh phải trả trong năm là 42,35 triệu đồng.

5. Dự kiến tăng tốc độ chu chuyển vốn lưu động thêm 1 vòng so với năm báo cáo.

6. Vốn cố định bình quân trong năm: 861 triệu đồng.

1. Hãy xác định tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu năm báo cáo và năm kế hoạch?

2. Xác định hiệu suất sử dụng vốn lưu động năm kế hoạch qua các chỉ tiêu: Số vòng quay, kỳ luân chuyển và số vốn lưu động có thể tiết kiệm được so với năm báo cáo?

3. Nếu đạt được tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu như năm báo cáo thì năm kế hoạch cần sản xuất tiêu thụ bao nhiêu sản phẩm?

Biết rằng: Công ty phải nộp thuế thu nhập với thuế suất 20%

ĐỀ THI VIẾT NĂM 2018 MÔN TÀI CHÍNH VÀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH NÂNG CAO (đề lẻ)

(Thời gian làm bài 180 phút)

Câu 1 (2 điểm) Nêu các bước định giá đối với trái phiếu. Minh họa bằng một ví dụ có tính toán. Khi lãi suất thị trường biến động so với lãi suất danh nghĩa của trải phiếu, điều gì xây ra đối với giá trái phiếu?

Khi xác định dòng tiên của dự án đầu tư, có một số yếu tô cần cân nhắc bao gôm chi phí cơ hội, chỉ phí chìm, chỉ phí lãi vay, tác động của thuê. Trình bày cách xử lý các yêu tô này khi xác định dòng tiên và nêu 01 ví dụ minh họa đối với từng trường hợp.

Giả sử bạn thu thập được các thông tin về tỷ suất sinh lời cúa 3 loại cỗ phiếu niêm yết gồm: HI, D và V tương ứng với 3 trạng thái của nên kinh tế như sau:

1. Xác định tỷ suất sinh lời kỳ vọng và độ lệch chuẩn của các cỗ phiếu H, D, V.

2. Xác định tỷ suất sinh lời kỳ vọng và độ lệch chuẩn của :

Doanh nghiệp XYZ. dự định mua và lắp đặt một dây chuyển sản xuất sản phẩm V với giá trị 15 tỷ đồng, dự kiến sử dụng trong vòng 5 năm (sau 5 năm không có giá trị thu hồi). Dự kiến trong 2 năm đầu, dây chuyền sẽ sản xuất ra 90.000 sản phẩm X mỗi năm. Tại năm thứ 2, doanh nghiệp XYZ sẽ phải bỏ ra 4,5 tỷ đồng để nâng cấp dây chuyển này. Dự kiến sau khi nâng cấp, dây chuyền sẽ sản xuất ra 100.000 sản phẩm mỗi năm. cho các năm còn lại. Vốn lưu động cần phải bỏ ra đầu năm thứ nhất là 300 triệu và mỗi năm sau tăng thêm 50 triệu và thu hồi vào cuối năm thứ 5.

Giá bán dự kiến của sản phẩm V là 100. 000 đồng, không thay đổi trong vòng 5 năm. Chỉ phí cố định hàng năm (không bao gồm khấu hao tài sản cố định) là 100 triệu đồng, chỉ phí biến đổi là 40% doanh thu hảng năm.

Doanh nghiệp XYZ khấu hao theo phương pháp đường thắng, thời gian sử dụng hữu ích là 5 năm. Mức thuế thu nhập doanh nghiệp là 2024/năm, nộp vào năm sau liền kể năm phát sinh thu nhập chịu thuế. Chỉ phí sử dụng vốn của doanh nghiệp XYZ là 11%.

Bằng phương pháp giá trị hiện tại thuần (NPV), Doanh nghiệp XYZ có nên quyết định đầu tư dây chuyền sản xuất sản phẩm V hay không, vì sao?

Một doanh nghiệp chuyên sản xuất loại sản phẩm A, có tài liệu năm N như sau:

1. Số sản phẩm sản xuất tiêu thụ trong năm là 300.000 sản phẩm, giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng là 60.000 đồng/ sản phẩm.

2. Chi phí sản xuất và tiêu thụ trong năm như sau:

– Tổng chỉ phí cố định kinh doanh (không bao gồm lãi vay): 3.500 triệu đồng.

– Chỉ phí biến đổi: 40.000đ/ sản phẩm.

3. Doanh nghiệp có hệ số nợ trung bình là 40% với lãi suất vay vốn bình quân 10%/ năm.

4. Tốc độ chu chuyển vốn lưu động bình quân trong năm là 4 vòng.

5. Vốn cố định bình quân trong năm: 10.500 triệu đồng.

6. Năm N+1, doanh nghiệp đang xem xét một dự án đầu tư như sau:

7. Tổng số vốn đầu tư là 2.800 triệu đồng đầu tư hoàn toàn từ vốn chủ sở hữu (giả thiết toàn bộ vôn đầu tư bỏ ngay một lần, thời gian thực hiện đầu tư là không đáng kể). Trong đó, đầu tư vào TSCP là 2.000 triệu đồng, đầu tư vào vốn lưu động thường xuyên là 800 triệu đồng.

8. Thời gian hoạt động của dự án là 4 năm, dự kiến lợi nhuận trước thuế thu được hàng năm lần lượt như sau: 520 triệu đồng, 1020 triệu đồng, 680 triệu đồng, 330 triệu đồng.

9. Dự kiến thời gian sử dụng hữu ích TSCĐ là 4 năm và khấu hao theo phương pháp đường thắng, giá bán thanh lý TSCĐ (đã trừ chỉ phí thanh lý) ước tính cuối năm thứ 4 là 30 triệu đồng. Số vốn lưu động đự tính thu hồi toàn bộ vào cuối năm thứ 4.

a. Xác định tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu năm N, để đạt được tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu là 15% như các doanh nghiệp trong cùng ngành thì năm N cần sản xuất và tiêu thụ bao nhiêu sản phẩm?

b. Xác định dòng tiền thuần và thời gian hoàn vốn đầu tư có chiết khấu của dự án trên và cho biết doanh nghiệp có chấp nhận dự á án không?

Biết rằng chi phí sử dụng vốn của dự án là 12%, thời gian hoàn vốn tối đa có thể chấp nhận được là 3,5 năm và công ty phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất 20%.

TACA – Đào tạo ôn thi chứng chỉ hành nghề Kế toán – Kiểm toán!

Young Marketer 9 Công Bố Đề Thi Chính Thức

*Lưu ý:

Đề thi mang tính giả định và phục vụ cho mục đích tìm ra các tiềm năng marketing để phát triển của cuộc thi Young Marketers. Tất cả thông tin về các đối tượng (third party) được đề cập trong đề thi này chỉ sẽ được xem là thông tin đầu vào cho các thí sinh của cuộc thi Young Marketers đưa ra phương án giải quyết.

Tất cả quy định ở đề thi đi kèm sẽ là quy định cuối cùng và cập nhật đến thời điểm đề thi được công bố.

Riêng với mùa thi này, ý tưởng thắng cuộc có khả năng được triển khai vào thực tế với sự tư vấn của Hội Đồng Chuyên Gia từ nhiều đối tác

Thông tin hình ảnh sản phẩm được đưa vào thử thách Vòng Sơ Loại dự kiến sẽ được công bố đại chúng vào cuối tháng 9/2020 và chưa được đề cập trong đề thi này

“Huyndai làm được, Toyota làm được, tại sao Việt Nam mình không làm được? Mỹ có Microsoft, có Apple… tại sao mình không có được? Cứ cho là mình không phải số 1 nhưng bét ra cũng vào top 5, top 10 đi. Những cái đó sẽ mang lại thương hiệu cho đất nước mình. Thế giới không chỉ biết đến một Việt Nam anh hùng, mà phải biết đến một Việt Nam trí tuệ, đẳng cấp.” (trích lời ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Vingroup)

THỰC TRẠNG

Không ai có thể phủ nhận tiềm năng của trí tuệ Việt Nam. Năm 2019 đánh dấu năng lực đổi mới sáng tạo của Việt Nam đạt thứ hạng tốt nhất từ trước tới nay, xếp thứ 42 trên 129 quốc gia, đứng đầu các nước thu nhập trung bình thấp. Số lượng công bố quốc tế của các nhà khoa học Việt Nam tăng trung bình 26% mỗi năm. Việt Nam đang dần trở thành điểm đến của những tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới như Samsung, Microsoft.

Thế nhưng, trên đường đua công nghệ thế giới, Việt Nam hầu như không có một dấu ấn nào. Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) nhận định hệ thống đổi mới sáng tạo còn non trẻ, manh mún, khiến cho bức tranh khoa học công nghệ của Việt Nam khá mờ nhạt. Sự tham gia của doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi sản xuất sản phẩm phần lớn chỉ dừng lại ở giai đoạn gia công, lắp ráp. Mỗi ngày người Việt Nam sản xuất ra hàng ngàn chiếc điện thoại cho Samsung, Google Pixel, LG…, nhưng việc xuất hiện một cái tên thương hiệu Việt Nam trên sân chơi công nghệ thế giới vẫn dường như là điều không tưởng. Những gã khổng lồ với lợi thế thương hiệu quốc tế khiến cho người tiêu dùng thậm chí không cần phải tự hỏi liệu có lựa chọn nào tốt hơn?

Câu hỏi đến bao giờ Việt Nam mới có thể tự chủ công nghệ cao, mới đặt được dấu ấn trí tuệ của mình trên đường đua công nghệ toàn cầu – vẫn còn đau đáu đi tìm lời giải trong suốt nhiều năm qua.

THƯƠNG HIỆU

Ngày 12/6/2018, công ty CP Nghiên cứu và Sản xuất VinSmart chính thức ra đời. Trên trang cá nhân của mình, một quản lý truyền thông và kinh doanh cấp cao của VinSmart chia sẻ với bạn bè: ” Đây mới là một công ty khởi nghiệp thực sự, khởi nghiệp cả một ngành công nghiệp “. Là đứa con của VinGroup – VinSmart ra đời mang theo ước mơ của chủ tịch Phạm Nhật Vượng: trở thành ngọn cờ đầu dẫn dắt ngành công nghệ Việt Nam tự chủ công nghệ cao, vươn ra thế giới.

Một ước mơ đầy tham vọng, chỉ làm được điều đó khi có được một hệ sinh thái về công nghệ, những Viện nghiên cứu công nghệ lõi về AI, Big Data, những công ty sản xuất phần mềm, những nhà thầu phụ của họ. Từng bước, VinGroup thực sự đã xây dựng nền tảng đó cho sự ra đời của VinSmart.

Để sản xuất, nhà máy VinSmart được xây dựng với dây chuyền sản xuất giống như của các hãng điện thoại hàng đầu trên thế giới với công suất hơn 25 triệu sản phẩm một năm. Song song đó thành lập Hội đồng khoa học mà nhiều giáo sư đã nhận lời tham gia như: GS Dương Nguyên Vũ, GS Phan Dương Hiệu,Tiến sĩ Bùi Hải Hưng tại Viện Nghiên cứu trí tuệ nhân tạo (VinAI), Viện Big Data dẫn dắt bởi giáo sư Vũ Hà Văn…

Thay vì lao ngay vào phân khúc cao cấp, VinSmart chọn khởi nghiệp từ phân khúc phổ thông và tầm trung. Với lựa chọn chiến lược này, chỉ sau 15 tháng ra mắt, VinSmart đã chiếm lĩnh 16,7% thị phần điện thoại thông minh Việt Nam, chính thức xác lập kỷ lục tăng trưởng chưa từng có. Các sản phẩm của VinSmart được đánh giá là tối ưu chất lượng và tính năng trong tầm giá phổ thông (1-3 triệu) và sau đó dần phủ sang phân khúc cận trung cấp (4-5 triệu). Thành công bước đầu ở thị trường nội địa, nhưng để thực sự vươn ra thế giới thì những sản phẩm vừa túi tiền tầm trung vẫn chưa đủ. Điều VinSmart cần là trở thành một thương hiệu được biết đến và được ưa chuộng, yêu thích.

Năm 2020 này, thời cơ ấy đã đến. Khi Xiaomi nói vẫn còn lâu nữa mới có giải pháp hiệu quả để ra mắt camera ẩn dưới màn hình, Samsung còn nghiên cứu thời điểm để ra mắt giới hạn công nghệ bảo mật lượng tử. Những gã khổng lồ dần bộc lộ điểm yếu vì bộ máy cồng kềnh lẫn vì bài toán lợi nhuận, mối ưu tiên lớn nhất của họ không còn là trải nghiệm và lợi ích của người dùng.

Ngày 31/8/2020, khi cả thế giới chần chừ, VinSmart tung video đầu tiên giới thiệu VSmart Aris Pro. Là quả ngọt chín muồi của hệ sinh thái nghiên cứu, VSmart Aris Pro có trong tay những công nghệ tiên phong trên toàn cầu:

– Lần đầu tiên, màn hình hoàn toàn vô khuyết được thương mại hoá

– Lần đầu tiên, bảo mật lượng tử được tiên phong phổ biến

– Lần đầu tiên, kính nhám 3D không vân tay được giới thiệu ở mức giá tầm trung (giá bán dự kiến 9-10tr). Trong khi đó, công nghệ kính nhám 3D được giới thiệu trên dòng điện thoại cao cấp iPhone 12).

Sự ra đời của Aris Pro, và thế hệ sản phẩm mới tiếp nối, đánh dấu một bước ngoặt: đã đến lúc VinSmart vượt qua câu chuyện tự hào Việt Nam, mà bước thêm 1 bước tiến dài, không chỉ tham gia, mà còn có thể thay đổi cuộc chơi công nghệ quốc tế với bộ máy tinh gọn, tốc độ sáng tạo, và luôn đặt lợi ích của người dùng trên hết.

Cùng với Aris Pro, VinSmart đã định hướng cho mình trở thành một thương hiệu công nghệ “Sáng tạo thay đổi cuộc chơi” – truyền cảm hứng cho cả ngành công nghệ Việt Nam cùng thay đổi luật chơi công nghệ thế giới, vốn trước nay chỉ dành cho những gã khổng lồ.

ĐỀ BÀI ĐẶT RA

* Thử thách cụ thể ở Vòng Sàng Lọc:

Với ngân sách 10,000,000,000 VND, bắt đầu từ tháng 10 năm 2020 và kéo dài trong tối đa 3 tháng, hãy đề xuất một kế hoạch marketing truyền thông:

(1) Truyền cảm hứng mạnh mẽ về tự hào trí tuệ Việt Nam, sáng tạo công nghệ thay đổi cuộc chơi của VSmart

(2) Tạo sự nhận biết rộng rãi về sản phẩm Aris Pro và thông điệp truyền thông mới của VSmart trong đối tượng mục tiêu cho tối thiểu 6 triệu khách hàng mục tiêu ở 6 thành phố lớn (Hồ Chí Minh, Hà Nội, Cần Thơ, Đà Nẵng, Hải Phòng, Nha Trang)

(3) Thúc đẩy nhu cầu mua hàng dành cho Aris Pro của đối tượng mục tiêu để đạt được tối thiểu doanh số 10,000 sản phẩm trong 3 tháng từ 25/10 đến 31/12.

THÔNG TIN THAM KHẢO

TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ

1. Tính hiệu quả

– Chiến dịch có đạt được các mục tiêu kinh doanh & truyền thông của thương hiệu không? (38%)

2. Ý tưởng

– Ý tưởng lớn của chiến dịch là gì, dựa trên nền tảng insight nào? (20%)

– Ý tưởng này có được triển khai hiệu quả qua các kênh truyền thông phù hợp với đối tượng mục tiêu hay không? (12%)

3. Tính khả thi và ứng dụng

– Kinh phí thực hiện chiến dịch có phù hợp? Các hoạt động có khả thi để thực hiện hay không? (18%)

4. Trình bày

– Tính thẩm mỹ & Mức độ đầu tư (12%)

HÌNH THỨC NỘP BÀI

Đối tượng dự thi Người đủ điều kiện tham dự cuộc thi là: – Các marketer có độ tuổi từ 18-24 (sinh năm 1996 đến 2002), thật sự đam mê & nghiêm túc với Marketing – Công dân Việt Nam hợp pháp & đã tốt nghiệp THPT – Không phải là các thí sinh đã lọt vào các vòng Chung kết của Young Marketers 8 mùa trước hoặc học viên của Young Marketers Elite Development 7 mùa trước – Cam kết tham gia đầy đủ chương trình học các sáng thứ 7 hàng tuần từ tháng 1-10/2021 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đăng ký dự thi

Thí sinh trước tiên phải đăng ký dự thi cá nhân gửi về application@youngmarketers.vn từ 21/9 đến 10/10.

+ Email Subject: Young Marketers 9 Application – Họ Tên

+ Nội dung email: họ tên, ngày tháng năm sinh, trường/ công ty đang làm việc, 1 hình chân dung file jpg từ 1m-2mb, và phần hình ảnh 1 mặt chứng minh thư/ thẻ căn cước để xác định tuổi.

Toàn bộ thí sinh đăng ký hợp lệ sẽ nhận được thư phản hồi và số báo danh từ Young Marketers trong 14-18/10.

Nộp bài vòng loại Các thí sinh hợp lệ được cung cấp số báo danh sẽ cần nộp bài Vòng Sơ loại Young Marketers 9: * từ 09:00 đến 21:00 ngày 20/10/2020 về * Email subject: Young Marketers 9 R1 Submission – Họ Tên – Số Báo Danh * Nội dung email: viết ý chính trong proposal trong 100 từ bằng tiếng Anh, đính kèm file pdf proposal vòng loại dưới 20 slide (đã bao gồm 3 slide Opening, Agenda, Thank you), proposal bằng tiếng Anh (tiếng Việt có thể dùng cho các execution copy/ visual), và file dưới 5mb, các thông tin, hình ảnh trong proposal cần ghi rõ nguồn và credits). * Top 20 bước vào Vòng Bán kết/ Private Pitching sẽ được công bố vào 21:00 ngày 2/11. Young Marketers – Building the next purposeful marketing leaders since 2013. application@youngmarketers.vn *Nguồn: Young Marketers

Cuộc thi Young Marketers mùa thứ 9 là một phần của hành trình Building The Next Purposeful Marketing Leaders của Young Marketers từ 2013 – bên cạnh Young Marketers Elite Development Program, với đối tác truyền thông nhiều năm là BrandsVietnam từ 2013 & Advertising Vietnam từ 2018, đặc biệt năm nay với sự đồng hành của đối tác chiến lược duy nhất là thương hiệu VSmart & tập đoàn Vingroup.

Tổng Hợp 20 Đề Thi Công Chức Kế Toán Các Năm (Đề Chính Thức)

Tổng hợp 20 đề thi công chức kế toán chính thức các năm được mình đề thi tuyển công chức chuyên ngành kế toán có đáp án, câu hỏi ôn thi công chức kế toán. Các bạn có thể xem 100 câu hỏi thi công chức kế toán xã, đề thi công chức kế toán 2018, 2019 và đề thi công chức kế toán hành chính sự nghiệp ở đây

Câu 1: Anh (chị) hiểu như thế nào là phí, lệ phí? nguyên tắc xác định mức thu, miễn giảm phí, lệ phí quy định tại Luật Phí, lệ phí số 97/2015/QH13 ngày 25/11/2015 của Quốc hội? (30 điểm) Câu 2: Anh (chị) hãy trình bày nội dung công việc kế toán trong trường hợp chia, sáp nhập đơn vị kế toán theo quy định của Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015 của Quốc hội ?(35 điểm) Câu 3: Hãy nêu nội dung về tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công tự đảm bảo một phần chi thường xuyên theo quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ- CP của Chính phủ? Nguồn thu phí theo pháp luật về phí, lệ phí được để lại chi cho những nội dung gì? (35 điểm)

Đề số 2

Câu 1: Hãy nêu những nội dung xử lý thu, chi ngân sách nhà nước cuối năm theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015 của Quốc Hội? Theo quy định của Luật ngân sách nhà nước hiện hành thì các khoản tăng thu, tiết kiệm chi trong năm thuộc ngân sách cấp tỉnh khi được sử dụng tăng chi đầu tư một số dự án quan trọng phải đảm bảo điều kiện nào? (35 điểm)

Câu 2: Hãy nêu phạm vi và đối tượng điều chỉnh của Nghị định 130/2005/NĐ- CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan quản lý nhà nước và Nghị định 117/2013/NĐ-CP ngày 07/10/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ? (35 điểm)

Câu 3: Hãy nêu nội dung kiểm tra kế toán, quyền và trách nhiệm của đơn vị kế toán được kiểm tra kế toán theo quy định của Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015 của Quốc Hội? (30 điểm)

Đề số 3

Câu 1: Hãy nêu những quy định thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí theo Luật Phí, lệ phí số 97/2015/QH13 ngày 25/11/2015 của Quốc Hội? (35 điểm) Câu 2: (35 điểm)

1. Hãy trình bày trình tự luân chuyển và kiểm tra chứng từ kế toán theo quy định tại Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính? (25 điểm)

2. Kế toán đơn vị A lập phiếu xuất kho cho khách hàng (trường hợp đặc biệt phải viết 5 liên), kế toán đã thực hiện viết 2 lần (cho 5 liên phiếu xuất kho cần viết), các nội dung trên hai lần viết đều giống nhau thì có được không? Tại sao? (10 điểm)

Câu 3: Hãy nêu nội dung Kiểm kê tài sản được quy định tại Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015 của Quốc hội?(30 điểm)

Đề số 4

Câu 1: Hãy nêu nội dung nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015 của Quốc hội? Theo Luật ngân sách nhà nước hiện hành thì chi bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách cấp nào? (35 điểm)

Câu 2: Hãy nêu các nguyên tắc hạch toán kế toán trả lương và các khoản thu nhập khác qua tài khoản cá nhân theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thông tư số 185/2010/TT-BTC ngày 15/11/2010 của Bộ Tài chính? (35 điểm)

Câu 3: Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015 qui định như thế nào đối với Quản lý nhà nước về kế toán, trách nhiệm và quyền của kế toán trưởng? (30 điểm)

Đề số 5

Câu 1: Hãy nêu quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; Các hành vi bị cấm trong quản lý sử dụng tài sản nhà nước quy định tại Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước số 09/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc hội?(35 điểm)

Câu 2: Anh (chị) hãy cho biết thời gian hướng dẫn lập, xây dựng, tổng hợp, quyết định và giao dự toán ngân sách nhà nước theo Luật NSNN số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015 của Quốc hội? (35 điểm)

Câu 3: Theo anh (chị) những đối tượng nào áp dụng Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015 của Quốc hội? (30 điểm)

Đề số 6

Câu 1: Hãy nêu các căn cứ lập dự toán ngân sách nhà nước hằng năm theo quy định của Luật ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015 của Quốc hội? (35 điểm)

Câu 3: Anh (chị) hãy nêu thẩm quyền và trách nhiệm của Bộ Tài chính và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh về quản lý phí và lệ phí quy định tại Luật Phí, lệ phí số 97/2015/QH13 ngày 25/11/2015 của Quốc hội? (35 điểm)

Câu 3: Theo quy định của Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015 thì các hành vi nào bị nghiêm cấm trong công tác kế toán ?(30 điểm).

Đề số 7

Câu 1: Anh (chị) hãy nêu các khoản thu ngân sách địa phương được hưởng 100% theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015 của Quốc hội? (35 điểm)

Câu 2: Hãy nêu các quy định về nghĩa vụ tài chính, quản lý tài sản Nhà nước và quy chế chi tiêu nội bộ, tự chủ trong giao dịch tài chính của đơn vị sự nghiệp công theo quy định tại Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ? (35 điểm)

Câu 3: Hãy cho biết thời gian, nội dung mở sổ kế toán và trình tự khóa sổ kế toán theo quy định tại Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính? (30 điểm)

Đề số 8

Câu 1: Hãy nêu yêu cầu và thời hạn về phân bổ và giao dự toán ngân sách nhà nước theo Luật ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015 của Quốc hội? (35 điểm)

Câu 2: Anh (chị) hãy nêu trách nhiệm quản lý nhà nước về tài sản nhà nước của Bộ Tài chính và Ủy ban nhân dân các cấp theo quy định của Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước số 09/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc hội? (35điểm)

Câu 3: Anh (chị) hãy nêu yêu cầu kế toán, các đối tượng kế toán theo qui định của Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015 của Quốc Hội ?(30 điểm)

Đề số 9

Câu 1: Hãy nêu nguyên tắc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp ở địa phương theo quy định của Luật NSNN số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015 của Quốc hội ?(35 điểm)

Câu 2: Anh (chị) hãy nêu những quy định về đầu tư xây dựng trụ sở làm việc, mua sắm tài sản nhà nước tại cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân theo quy định tại Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước số 09/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc hội? (30 điểm)

Câu số 3: Hãy trình bày nội dung tự chủ về thực hiện nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của đơn vị sự nghiệp công theo quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ? (35 điểm)

Đề số 10

Câu 1: Hãy nêu thời gian công khai và các hình thức công khai ngân sách nhà nước được quy định theo quy định của Luật NSNN số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015 của Quốc hội?(35 điểm)

Câu 2 Anh (chị) hãy cho biết tiêu chuẩn, quyền và trách nhiệm của người làm kế toán, tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng theo qui định của Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015? (30 điểm)

Câu 3: Anh (chị) hãy nêu trình tự, thủ tục điều chuyển tài sản nhà nước quy định tại Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03/6/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước? (35 điểm)

Đề số 11

Câu 1: Hãy nêu trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc lập dự toán ngân sách hằng năm theo quy định của Luật NSNN số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015 của Quốc hội (35 điểm)

Câu 2: Anh (chị) hãy nêu trình tự, thủ tục bán tài sản nhà nước tại cơ quan nhà nước quy định tại Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03/6/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước? (30 điểm)

Câu 3: Hãy cho biết thời hạn nộp báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách theo quy định tại Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về ban hành chế độ kế toán hành chính sự nghiệp? (35 điểm).

Đề số 12

Câu 1: Hãy nêu các hành vi bị cấm trong lĩnh vực ngân sách nhà nước theo quy định của Luật ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015 của Quốc hội? (35 điểm)

Câu 2: Hãy nêu những quy định về tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên theo quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ? (35 điểm)

Câu 3: Hãy nêu những quy định về thuê tài sản không phải là trụ sở làm việc phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước quy định tại Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03/6/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước? (30 điểm)

Đề số 13

Câu 1: Anh (chị) hãy nêu yêu cầu quyết toán ngân sách nhà nước theo quy định của Luật ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015 của Quốc hội ? (30 điểm)

Câu 2: Hãy nêu những quy định về tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công tự đảm bảo chi thường xuyên theo quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập? (35 điểm)

Câu 3: Anh (chị) hãy nêu trình tự, thủ tục thu hồi tài sản nhà nước tại cơ quan nhà nước quy định tại Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03/6/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước? (35 điểm)

Đề số 14

Câu 1: Hãy nêu những quy định về phân bổ và giao dự toán ngân sách nhà nước theo Luật số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015 của Quốc hội? Cơ quan nào được giao thực hiện kiểm tra dự toán đơn vị dự toán cấp I đã giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách? (30 điểm)

Câu 2: Chế độ Kế toán Hành chính sự nghiệp ban hành theo Quyết định 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính áp dụng cho những đối tượng nào? Nêu các quy định cụ thể về lập chứng từ kế toán? (35 điểm)

Câu 3: Anh (chị) hãy nêu thẩm quyền thu hồi tài sản nhà nước tại cơ quan nhà nước quy định tại Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03/6/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước? (35 điểm)

Đề số 15

Câu 1: Hãy nêu nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị dự toán ngân sách theo quy định tại Luật ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015 của Quốc hội? (35 điểm)

Câu 2: Theo quy định tại Nghị định số 117/2013/NĐ-CP ngày 07/10/2013 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ thì kinh phí quản lý hành chính giao cho các cơ quan thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm được xác định và giao hàng năm bao gồm những khoản nào? (35 điểm)

Câu 3: Anh (chị) hãy trình bày trình tự, thủ tục thanh lý tài sản nhà nước tại cơ quan nhà nước theo quy định tại Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03/6/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước? (30 điểm)

Đề số 16

Câu 1: Anh (chị) hãy nêu quy định về tổ chức thu ngân sách nhà nước theo quy định tại Luật ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015 của Quốc hội?(35 điểm)

Câu 2: Hãy nêu phạm vi sử dụng kinh phí tiết kiệm được theo quy định tại Nghị định số 117/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 130/2005/NĐ- CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ?(35 điểm)

Câu 3: Hãy trình bày nội dung quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính dùng vào mục đích cho thuê quy định tại Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03/6/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước? (30) điểm

Đề số 17

Câu 1: Anh (chị) hãy nêu quy định về tổ chức chi ngân sách nhà nước theo quy định tại Luật ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015 của Quốc hội?(35 điểm)

Câu 2: Hãy cho biết trách nhiệm của cơ quan thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định tại Nghị định số 117/2013/NĐ-CP ngày 17/10/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ? Ai là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình trong việc quản lý, sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính được giao? (35 điểm)

Câu 3: Hãy trình bày trình tự thực hiện sắp xếp lại, xử lý trụ sở làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quy định tại Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03/6/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước?(30 điểm)

Đề số 18

Câu 1: Anh (chị) hãy nêu yêu cầu lập dự toán ngân sách nhà nước hằng năm theo quy định tại Luật ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015 của Quốc hội? (35 điểm)

Câu 2: Hãy nêu quy định điều chỉnh biên chế và mức kinh phí được giao để thực hiện chế độ tự chủ theo quy định tại Nghị định số 117/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ? (35 điểm)

Câu 3: Anh (chị) hãy nêu thẩm quyền quyết định điều chuyển tài sản nhà nước quy định tại Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03/6/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước? (30 điểm)

Đề số 19

Câu 1: Anh (chị) hãy cho biết các khoản thu ngân sách trung ương hưởng 100% được quy định tại Luật ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015 của Quốc hội?(35 điểm)

Câu 2: Theo quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ thì đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên được phân phối kết quả tài chính trong năm như thế nào? (30 điểm)

Câu 3: Hãy trình bày nội dung quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính dùng vào mục đích liên doanh, liên kết quy định tại

Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03/6/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước?(35 điểm)

Đề số 20

Câu 1: Theo quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ thì đơn vị sự nghiệp công do Nhà nước bảo đảm chi phí thường xuyên có các nguồn tài chính nào? Nêu trình tự sử dụng kinh phí tiết kiệm chi thường xuyên của loại hình đơn vị này? (35 điểm)

Câu 2: Theo quy định của Luật ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015 của Quốc hội thì việc xét duyệt quyết toán năm được thực hiện theo các nội dung nào? Khi xét duyệt quyết toán, cơ quan xét duyệt có quyền gì? (35 điểm)

Câu 3: Hãy trình bày phương thức xử lý trụ sở làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03/6/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước? (30 điểm)