Top 12 # Xem Nhiều Nhất Đề Thi Đánh Giá Năng Lực 2020 Pdf Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Maubvietnam.com

Bộ Đề Luyện Thi Đánh Giá Năng Lực

Trang chủCửa hàngLưu hành nội bộ Bộ đề Luyện thi Đánh giá năng lực – ĐHQG chúng tôi

Lưu hành nội bộ

Ưu điểm nội bật của cuốn sách:

– Được làm quen và cọ xát với cấu trúc đề thi sát với cấu trúc đề minh họa của ĐH quốc gia HCM – Được làm quen và luyện tập/trải nghiệm với mức độ khó của đề thi – Được rèn luyện cách làm đề và phương pháp giải các dạng bài có trong đề thi. – Được bổ sung những kĩ năng cần thiết trong quá trình làm bài thi như: kĩ năng kiểm soát thời gian, kĩ năng nhận biết dạng bài, kĩ năng đoán đáp án… – Hệ thống đề thi được xây dựng bởi các giáo viên uy tín và có nhiều kinh nghiệm giảng dạy, nhanh chóng cập nhật thông tin về phương thức và nội dung đề thi mới.

1. Đối tượng học sinh

– Học sinh đăng kí dự thi vào các khối ngành của ĐHQG TPHCM – Học sinh đăng kí vào các khối ngành của trường sử dụng kết quả bài thi ĐGNL của ĐHQG TPHCM để xét tuyển Những học sinh có nhu cầu: Rèn luyện kĩ năng làm bài trong khung thời gian quy định. Học các phương pháp điển hình để giải các dạng bài tập có trong đề thi. Học/Bổ sung các phương pháp, tư duy đặc biệt để giải nhanh, chính xác các dạng bài tập trong đề thi.

2. Mục đích

– Giúp học sinh rèn phương pháp, luyện kĩ năng làm bài qua bộ đề thi mẫu (120 câu hỏi/đề) – Học sinh quen với cấu trúc đề, dạng câu hỏi và hướng tư duy giải quyết các câu hỏi thực tế hoặc liên môn. – Giúp học sinh nhận diện dạng bài và nắm bắt các phương pháp hiệu quả nhất để giải quyết tất cả các dạng bài, giúp đạt điểm số tối đa.

3. Nội dung sách

– Phân tích đặc điểm của dạng bài, tìm hướng giải thích hợp; – Đọc hiểu dữ liệu và tìm hướng xử lý thông tin; – Định hướng tư duy để giải quyết vấn đề một cách hợp lý và nhanh chóng.

Sản phẩm tương tự

Đã Có Đề Thi Mẫu Kỳ Thi Đánh Giá Năng Lực 2022

Sáng 12/12, Đại học Quốc gia chúng tôi công bố ngày thi và đề thi mẫu kỳ thi Đánh giá năng lực 2020.

Năm 2020, ĐH Quốc gia chúng tôi (ĐHQG-HCM) tiếp tục tổ chức kỳ thi Đánh giá năng lực (ĐGNL) phục vụ cho công tác tuyển sinh, dự kiến với hơn 40% tổng chỉ tiêu.

Theo đó, để tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh, kỳ thi ĐGNL năm 2020 sẽ được tổ chức hai đợt ở nhiều địa phương:

Đợt 1: 29-3-2020 tại:

Đợt 2: 5-7-2020 tại:

“Việc tổ chức thêm các điểm thi mới tại An Giang vì hiện Trường ĐH An Giang đã là đơn vị thành viên của ĐHQG-HCM; trong khi tổ chức thi tại Nha Trang sẽ thuận lợi cho các thí sinh khu vực miền Trung và Tây Nguyên”, ông Chính chia sẻ.

Chỉ tiêu tuyển sinh theo phương thức ĐGNL, tùy theo ngành, dao động trong khoảng từ 30-45% tổng chỉ tiêu.

Ông Chính cho biết thêm bài thi ĐGNL chú trọng đánh giá các năng lực cơ bản để học đại học của thí sinh như: sử dụng ngôn ngữ, tư duy logic, xử lý số liệu, giải quyết vấn đề.

Nội dung bài thi được tích hợp đầy đủ cả về mặt kiến thức và tư duy dưới hình thức cung cấp số liệu, dữ kiện và các công thức cơ bản.

Ngân hàng đề thi tiếp tục củng cố và bổ sung

Cũng theo TS. Nguyễn Quốc Chính, đến nay ĐHQG-HCM đã xây dựng được ngân hàng câu hỏi với số lượng lớn. Việc quản lý ngân hàng câu hỏi, xây dựng đề thi, chấm thi, đánh giá câu hỏi đều được thực hiện với hệ thống phần mềm chuyên dụng, tương đương với các tổ chức đánh giá uy tín trong khu vực và trên thế giới.

PGS.TS Vũ Hải Quân – Phó Giám đốc ĐHQG-HCM – cho hay với kế hoạch chuẩn bị và triển khai cẩn trọng và khoa học, trong ba năm qua đại học này đã tập trung xây dựng ngân hàng đề thi với số lượng lớn, chất lượng cao, theo quy trình xây dựng chặt chẽ với đội ngũ các chuyên gia đến từ các đơn vị thành viên, Sở GD-ĐT và các trường THPT.

Tất cả các câu hỏi được đánh giá về độ giá trị, độ tin cậy, độ phân biệt thông qua nhiều vòng phản biện và thẩm định cẩn trọng bởi chuyên gia và đánh giá thực tế trên đối tượng học sinh THPT trong và ngoài phạm vi thành TP.HCM.

“Kết quả đánh giá thử nghiệm cho thấy sự ngân hàng câu hỏi có độ giá trị, độ tin cậy cao, và độ chọn lọc cao, phù hợp cho mục tiêu tuyển sinh. Năm 2020, ngân hàng đề thi tiếp tục được củng cố và bổ sung”, ông Chính cho biết thêm.

Đồng thời, ĐHQG-HCM đã công bố bài thi mẫu của kỳ thi ĐGNL năm 2020 gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm với thời gian làm bài là 150 phút.

“Đề thi năm 2020 sẽ tiếp tục được đổi mới để đánh giá chính xác và toàn diện hơn năng lực của thí sinh, giúp tuyển chọn được thí sinh có năng lực phù hợp cho giáo dục đại học”, ông Chính cho biết thêm.

▶ Thi Đánh giá năng lực 2020: vẫn thi hai đợt, tăng số cụm thi GIA NGHI tổng hợp

Tăng Tốc Luyện Đề Thi Đánh Giá Năng Lực Đhqg

Là cuốn sách giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức trọng tâm, trang bị phương pháp làm bài, làm quen với cấu trúc đề thi để chuẩn bị cho kì thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Phạm vi kiến thức

Từ lớp 6 đến lớp 12, có mở rộng kiến thức ngoài chương trình THPT, bao gồm các thành phần kiến thức: Ngôn ngữ (Tiếng Anh, Tiếng Việt), Tư duy logic, Phân tích số liệu, Vật lí, Hóa học, Lịch sử, Địa lí.

3. Đối tượng học sinh

Học sinh lớp 12, có nguyện vọng sử dụng điểm bài thi ĐGNL của ĐHQG HCM để xét tuyển vào trường ĐH thành viên, hoặc các trường ĐH – CĐ khác dùng kết quả này để làm căn cứ xét tuyển.

4. Phương pháp tiếp cận

– Tổng kết lý thuyết, tính chất, định lí trọng tâm của từng phần kiến thức. – Cung cấp các phương pháp làm bài tối ưu cho từng dạng, kèm ví dụ minh họa áp dụng phương pháp đó. – Thiết kế hệ thống 10 đề thi thử, phủ đủ các thành phần kiến thức, bám sát theo đề thi chính thức. – Cung cấp đáp án kèm lời giải chi tiết cho toàn bộ câu hỏi có trong đề.

5. Cấu trúc sách Gồm 2 phần: – Phần 1: Các dạng bài thường gặp

Dạng 1: Hệ thống hóa kiến thức trọng tâm/ kiến thức cần nhớ

Dạng 2: Chiến thuật và kĩ năng làm bài/ Phương pháp làm bài được trình bày theo 2 cách như sau: Chia nhỏ mảng kiến thức thành từng dạng bài và hệ thống lần lượt các phương pháp làm bài, dấu hiệu nhận biết cho các bài tập mà có thể áp dụng phương pháp đó.

– Phần 2: Hệ thống đề tham khảo

Đề thi tham khảo có cấu trúc bám sát theo cấu trúc đề thi chính thức của kì thi ĐGNL do ĐHQG TP. HCM tổ chức.

Cấu trúc đề thi:

Phần 1: Ngôn ngữ

Phần 2: Toán học, Tư duy logic, Phân tích số liệu

Phần 3: Giải quyết vấn đề (bao gồm: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí)

6. Kết quả đạt được

Nắm vững kiến thức trọng tâm trong chương trình THPT, kiến thức được mở rộng bên ngoài SGK.

Nhận diện, biết cách làm các dạng bài có trong đề thi, đặc biệt là các dạng bài nằm trong phần kiến thức lạ, khó

Có phương pháp làm bài hiệu quả cho từng dạng bài đồng thời bổ sung các phương pháp tư duy cũng như kĩ năng cần thiết để giải nhanh, chính xác từng dạng.

Làm quen với cấu trúc đề thi được chuẩn hóa, áp dụng các phương pháp làm bài cũng như kiến thức được hệ thống để đạt được kết quả cao nhất.

Đề Thi Đánh Giá Năng Lực 2022 Đại Học Quốc Tế Đhqghcm Môn Hóa

Mời các bạn cùng tham khảo ngay 60 câu hỏi trắc nghiệm trong bộ đề thi đánh giá năng lực năm 2019-2020 môn Hóa do các thầy cô giảng viên giàu kinh nghiệm của Trường Đại học Quốc tế trực thuộc ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh biên soạn và tổ chức thi trong kỳ thi kiểm tra năng lực năm 2019 có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết nhằm giúp các em học sinh lớp 12 làm quen và luyện giải để chuẩn bị tốt cho kỳ thi đại học năm 2021 tốt nhất.

1. Đề thi Đánh giá năng lực 2019 đại học Quốc tế HCM môn Hóa

Giới thiệu cấu trúc đề thi ĐGNL môn Lý 2019 trường ĐH Quốc tế HCM

Đề thi bao gồm 60 câu hỏi và được làm trong 90 phút (trung bình thí sinh có 1 phút 30 giây cho 1 câu hỏi). Để đánh giá chính xác năng lực của thí sinh, các câu hỏi trong đề thi được phân loại theo 03 tiêu chí sau:

– Theo mức độ (độ phức tạp/khó)

– Loại câu hỏi

– Chuyên đề nội dung

Chi tiết của 3 cách phân loại được trình bày chi tiết ngay sau đây.

1. Cấu trúc đề theo mức độ

Các câu hỏi được phân bố theo 5 mức độ: (1) Dễ, áp dụng kiến thức, (2) Có suy luận tổng hợp, (3) Có mức độ suy luận cao, (4) Có mức độ suy luận và tổng hợp cao, (5) Có mức độ suy luận và tổng hợp rất cao. Cấu trúc đề theo loại câu hỏi

Các câu hỏi được phân theo 2 loại: (i) Lý thuyết và (ii) Bài tập với tỷ lệ phần trăm tương ứng là 60% và 40%

3. Cấu trúc đề theo chuyên đề nội dung

Nội dung các câu hỏi tập trung vào khối kiến thức thuộc chương trình lớp 12 (chiếm 80% số câu hỏi). Các câu hỏi còn lại là về khối kiến thức thuộc chương trình lớp 10&11 (chiếm 80% số câu hỏi). Khối kiến thức lớp 10&11 là kiến thức nền, rất cơ bản giúp việc tiếp thu và vận dụng kiến thức lớp 12 dễ dàng và có hệ thống, do đó việc có những câu hỏi cụ thể về khối kiến thức này sẽ giúp đánh giá chính xác hơn năng lực của thí sinh.

Trích dẫn nội dung đề thi

Câu 1. Cho hai mệnh đề sau:

(I) Dung dịch KOH dẫn điện.

(II) Dung dịch KOH chứa các ion K+ và OH- có thể di chuyển đến các điện cực trái dấu.

Nhận xét nào đúng về hai mệnh đề đã cho?

A. Cả (I) và (II) đều đúng và mệnh đề (II) giải thích cho mệnh đề (I).

B. Cả (I) và (II) đều đúng nhưng mệnh đề (II) KHÔNG giải thích cho mệnh đề (I).

C. Một trong hai mệnh đề sai.

D. Cả hai mệnh đề đều sai.

Câu 2. Các kim loại hoạt động hóa học mạnh nhất trong bảng tuần hoàn có đặc điểm chung là gì? A. Có bán kính lớn và độ âm điện nhỏ. B. Có bán kính lớn nhất và độ âm điện lớn.

C. Có bán kính nhỏ và độ âm điện nhỏ.

D. Có bán kính nhỏ và độ âm điện lớn.

Câu 3. Cho phản ứng hoá học sau ở trạng thái cân bằng:

H2 (k) + I2 (k) → 2HI (k)

Cân bằng này có nhiệt phản ứng theo chiều thuận âm, ∆Hrxn < 0 (phản ứng tỏa nhiệt). Trường hợp nào sau đây KHÔNG làm chuyển dịch cân bằng của phản ứng?

A. Tăng nồng độ khí H2 lên gấp đôi.

B. Tăng áp suất của hệ.

C. Tăng nhiệt độ của hệ.

D. Tăng nồng độ khí HI lên gấp đôi.

Câu 4. Dãy các chất nào sau đây đều phản ứng được với phenol?

A. Na, dung dịch Br2 và dung dịch CH3COOH.

B. Na, dung dịch NaOH và dung dịch Br2.

C. Dung dịch NaOH, dung dịch NaCl và dung dịch CH3COOH.

D. Dung dịch Br2, dung dịch NaCl và dung dịch CH3COOH.

Câu 5. Hợp chất nào sau đây KHÔNG có liên kết ion?

A. C3H5(OH)3.

B. Na2SO4.

C. KOH.

D. NH4NO3.

Câu 6. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol propan C3H8 (k) thu được m gam nước. Giá trị của m là bao nhiêu?

A. 14,4 gam.

B. 36,0 gam.

C. 44,8 gam.

D. 28,8 gam.

Câu 7. Hòa tan 0,4 mol Na2SO4, 0,1 mol NaCl và 0,3 mol NaNO3 vào nước để được 2500 ml dung dịch X. Nồng độ mol của ion Na+ trong dung dịch X là bao nhiêu?

A. 0,32 M.

B. 0,80 M.

C. 0,48 M.

D. 2,50 M.

Câu 8. Một anion X2- có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3p6. Nguyên tố X thuộc chu kỳ và nhóm (phân nhóm) nào sau đây?

A. Chu kì 3, nhóm VIA.

B. Chu kì 3, nhóm VIIIA.

C. Chu kì 3, nhóm IIA.

D. Chu kỳ 4, nhóm IIIA.

Câu 9. Cho chất hữu cơ mạch hở X có công thức phân tử C3H6O2. X có thể là chất nào sau đây? A. Axit hoặc este no, đơn chức, mạch hở. B. Rượu hai chức chưa no có 1 liên kết đôi.

C. Xeton hai chức no.

D. Anđehit hai chức no.

Câu 10. Cho các chất sau: H2S, Cl2, SO2, H2SO4 và HCl. Số các chất có thể thể hiện cả tính khử và tính oxi hoá là bao nhiêu?

A. 5

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 11. Một dung dịch chứa 0,1 mol Mg2+, 0,3 mol Al3+, x mol NO3 – và y mol SO4 2-. Biết khi cô cạn dung dịch và làm khan thu được 64,7 gam chất rắn khan. Giá trị của x là bao nhiêu?

A. 0,3 mol.

B. 0,2 mol.

C. 0,5 mol.

D. 0,1 mol.

Câu 12. Một hỗn hợp X gồm 3 rượu đơn chức thuộc cùng một dãy đồng đẳng. Đốt cháy m gam hỗn hợp X thu được 4,48 lít CO2 (đktc) và 5,4 gam H2O. Giá trị của m là bao nhiêu?

A. 2,7 gam.

B. 4,6 gam.

C. 2,3 gam.

D. 9,2 gam.

Câu 13. Chất nào sau đây là axit béo?

A. Axit glutamic.

B. Axit benzoic.

C. Axit axetic.

D. Axit stearic.

Câu 14. Chất nào sau đây có mùi thơm của hoa nhài?

A. Etyl butirat. B. Geranyl axetat.

C. Isoamyl axetat.

D. Benzyl axetat.

Câu 15. Đun nóng 0,1 mol este đơn chức X với 135 ml dung dịch NaOH 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được ancol etylic và 9,6 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X là gì?

A. C2H3COOC2H5.

B. CH3COOC2H5.

C. C2H5COOCH3.

D. C2H5COOC2H5.

Nội dung còn tiếp. Mời các bạn CLICK vào file tải về để xem FULL nội dung đề thi