Top 15 # Xem Nhiều Nhất Cách Xin Visa Định Cư Mỹ Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Maubvietnam.com

Lệ Phí Xin Visa Định Cư Mỹ

Mong muốn được định cư tại Mỹ là mục tiêu của rất nhiều cá nhân và gia đình; bởi vì những lợi ích hấp dẫn mà “miền đất hứa” này mang lại. Các bạn có thể thỏa sức phát triển bản thân trong môi trường với những điều kiện về xã hội, giáo dục, y tế, sự nghiệp đứng đầu thế giới. Vậy phí visa định cư Mỹ là bao nhiêu?

Trước hết, chúng ta cần tìm hiểu về các dạng định cư Mỹ hiện tại:

Định cư Mỹ theo diện việc làm

Visa EB1: Dành cho người lao động ưu tiên

Visa EB2: Dành cho người lao động có trình độ cao

Visa EB3: Dành cho người lao động lành nghề

Visa EB4: Dành cho các di dân đặc biệt, cụ thể là người làm việc tôn giáo

Visa EB5: Dành cho các doanh nhân nước khác đầu tư vốn vào Mỹ, từ đó tạo ra việc làm cho người dân Mỹ. Đây là dạng ĐỊNH CƯ BẰNG HÌNH THỨC ĐẦU TƯ

Định cư Mỹ theo diện đoàn tụ gia đình

Visa F1: Con chưa lập gia đình của công dân Mỹ

Visa F2A: Vợ/chồng và con dưới 18 tuổi còn độc thân của người bảo lãnh có thẻ xanh

Visa F2B: Con trên 18 tuổi còn độc thân của người bảo lãnh có thẻ xanh

Visa F3: Con đã có gia đình của người bảo lãnh là công dân Mỹ

Visa F4: Anh em của người bảo lãnh là công dân Mỹ

Định cư Mỹ theo diện thành viên trực hệ

Visa IR1/CR1: Vợ/chồng của công dân Mỹ

Visa IR2/CR2: Con đẻ hay con riêng của vợ/chồng công dân Mỹ, chưa kết hôn, dưới 21 tuổi.

Visa IR3: Con nuôi của công dân Mỹ

Visa IR4: Con nuôi của công dân Mỹ (được nhận nuôi ở Mỹ)

Visa IR5: Cha mẹ đẻ hay cha mẹ kế của công dân Mỹ

Visa K1: Hôn phu hoặc hôn thê của công dân Mỹ

Visa K3: Vợ/chồng và con riêng của vợ/chồng công dân Mỹ

Khi mở hồ sơ, người thân hoặc chủ lao động tương lai phải nộp đơn I-130 (Petition for Alien Relative) cho Sở nhập tịch và di trú Mỹ (USCIS), (không bao gồm diện đầu tư định cư EB-5).

Phí nộp đơn I-130 cho USCIS: 560 USD

Hồ sơ của bạn sẽ được chuyển đến Trung tâm thị thực quốc gia (NVC), sau đó bạn phải làm theo hướng dẫn cuả NVC để đóng thêm hai khoản phí.

Phí xử lý đơn xin thị thực nhập cư DS-260: 325 USD/người

Phí xử lý đơn bảo trợ tài chính I-864: 120 USD

Khi hoàn thành việc đóng những khoản phí trên, NVC sẽ kiểm tra và hướng dẫn bạn làm các thủ tục tiếp theo. Nếu được chấp thuận, NVC sẽ sắp xếp và gửi thư mời phỏng vấn xin visa định cư cho bạn. Một trong những điều cần phải thực hiện trước buổi phỏng vấn là khám sức khỏe. Bạn sẽ được hướng dẫn để đến một trong những cơ sở y tế để thực hiện.

Phí khám sức khỏe: 240 USD/người lớn (15 tuổi trở lên), 210 USD/trẻ em (từ 2-dưới 15 tuổi), 145 USD/người đối với trẻ em dưới 2 tuổi. (tùy theo từng trường hợp sau khi khám sức khỏe, bạn sẽ được đề nghị tiêm phòng thêm Vaccine)

Sau khi buổi phỏng vấn thành công, bạn sẽ được hướng dẫn để đóng phí cấp thẻ xanh và lệ phí sinh trắc học.

Phí cấp thẻ xanh: 220 USD/người

Lệ phí sinh trắc học: 85 USD/người

Lệ phí xin visa định cư Mỹ cập nhật (áp dụng từ 2/10/2020)

SKT LawTracy Bui

Bài viết này thuộc sở hữu của SKT Law. Vui lòng trích dẫn nguồn khi chia sẻ hoặc sao chép bất kỳ phần nào trong bài viết này.

Điều Kiện Và Cách Làm Hồ Sơ Xin Visa Định Cư Mỹ Nhanh Chóng

IR1/CR1: Người vợ/chồng đã kết hôn hợp pháp với công dân Hoa Kỳ. Do đó, hồ sơ bảo lãnh chỉ được mở sau khi có giấy chứng nhận kết hôn (hôn thú). Người bảo lãnh phải từ 18 tuổi trở lên và có tình trạng lưu trú ở Hoa Kỳ.

Nắm vững và hiểu rõ những kiến thức về lĩnh vực di trú Mỹ sẽ giúp cho mọi người xin Visa định cư một cách dễ dàng hơn.

Visa định cư Mỹ và cách xin Visa định cư đã và đang là vấn đề mà nhiều người Việt có mong muốn định cư Mỹ rất quan tâm, vì thế cho nên trước khi tham gia các chương trình định cư Mỹ dưới bất kỳ hình thức nào đi chăng nữa thì mọi người đều phải chú ý đến các điều kiện xin visa định cư Mỹ được quy định trong luật di trú Mỹ năm 2016 mới nhất. Nắm vững và hiểu rõ những kiến thức về lĩnh vực di trú Mỹ sẽ giúp cho mọi người xin Visa định cư một cách dễ dàng hơn.

Các loại Visa định cư Mỹ

Về cơ bản, các loại Visa định cư Mỹ được phân loại thành 5 nhóm chính sau đây:

1. Visa cho diện bảo lãnh đi Mỹ các thành viên trực hệ bao gồm:

IIR1/CR1: Vợ/chồng của công dân Hoa Kỳ. IR2/CR2: Con đẻ hay con riêng của vợ/chồng công dân Hoa Kỳ, con còn độc thân, dưới 21 tuổi. IR3: Con nuôi của công dân Hoa Kỳ IR4: Con nuôi của công dân Hoa Kỳ (được nhận nuôi ở Hoa Kỳ) IR5: Cha/mẹ đẻ hay cha/mẹ kế của công dân Hoa Kỳ K1: Hôn phu (thê) của công dân Hoa Kỳ. K3: Vợ/chồng và con riêng của vợ/chồng công dân Hoa Kỳ.

2.Visa cho diện bảo lãnh đi Mỹ diện đoàn tụ gia đình

F1: Con độc thân của công dân Hoa Kỳ. F2A: Vợ/chồng và con độc thân dưới 21 tuổi của Thường Trú Nhân. V: Thị thực không định cư cho vợ/chồng và con độc thân dưới 21 tuổi của Thường Trú Nhân để đến Hoa Kỳ chờ giải quyết hồ sơ bảo lãnh định cư F2A. F2B: Con độc thân trên 21 tuổi của Thường Trú Nhân. F3: Con đã kết hôn của công dân Hoa Kỳ. F4: Anh, chị, em của công dân Hoa Kỳ.

3. Visa diện trẻ lai: Thị thực trẻ lai giúp nhiều em bé có bố là công dân Hoa Kỳ có một cuộc sống hạnh phúc cùng cha mẹ.

Luật di dân Hoa Kỳ định nghĩa Trẻ Lai ” Là người được sinh ra tại Việt Nam sau ngày 1 tháng 1 năm 1962 và trước ngày 1 tháng 1 năm 1976 có cha là Công dân Hoa Kỳ.”

Một số điều kiện cần thiết để có thể xin Visa định cư tại Mỹ

1. Điều kiện xin Visa bảo lãnh đi Mỹ cho các thành viên trực hệ

IR1/CR1: Người vợ/chồng đã kết hôn hợp pháp với công dân Hoa Kỳ. Do đó, hồ sơ bảo lãnh chỉ được mở sau khi có giấy chứng nhận kết hôn (hôn thú). Người bảo lãnh phải từ 18 tuổi trở lên và có tình trạng lưu trú ở Hoa Kỳ.

IR2/CR2: Con đẻ hay con riêng của vợ/chồng công dân Hoa Kỳ, con còn độc thân, dưới 21 tuổi.

Con riêng chỉ đủ điều kiện xin định cư nếu cuộc hôn nhân của cha/mẹ với người bảo lãnh được thiết lập trước khi người con riêng được 18 tuổi.

IR5: Cha/mẹ đẻ hay cha/mẹ kế của công dân Hoa Kỳ.

– Công dân Hoa Kỳ bảo lãnh hồ sơ phải từ 21 tuổi trở lên.

– Cha/mẹ kế chỉ đủ điều kiện xin định cư khi cuộc hôn nhân của họ với cha/mẹ của người bảo lãnh được thiết lập trước khi người bảo lãnh được 18 tuổi.

– Nếu đã được xin làm con nuôi hợp pháp, người bảo lãnh có thể không bảo lãnh được cho cha/mẹ đẻ.

K-1: Hôn phu (thê) của công dân Hoa Kỳ. Công dân Hoa Kỳ có thể nộp đơn xin bảo lãnh cho hôn phu (thê).

– Con riêng còn độc thân, dưới 21 tuổi của hôn phu (thê) Công dân Hoa Kỳ có thể xin thị thực K-2 theo hồ sơ bảo lãnh K-1. Tên của (những) người con đó phải được ghi trong hồ sơ bảo lãnh.

– Con của người hôn phu (thê) Công dân Hoa Kỳ (K-2) có thể đi cùng với cha/mẹ (K-1) hay đi theo sau trong vòng một năm kể từ ngày cha/mẹ (K-1) được cấp thị thực.

K-3: Loại thị thực dành cho vợ/chồng của Công dân Hoa Kỳ. Trước tiên, người bảo lãnh cần mở một hồ sơ bảo lãnh định cư (Mẫu đơn I-130) cho mỗi đương đơn, sau đó mới mở thêm một hồ sơ bảo lãnh K-3 (Mẫu đơn I-129F) cho vợ/chồng và con độc thân, dưới 21 tuổi của K-3.

2. Điều kiện xin Visa bảo lãnh đi Mỹ diện anh, chị, em, đoàn tụ gia đình

F1: Con còn độc thân của công dân Hoa Kỳ (bao gồm cả người phụ thuộc là con độc thân, dưới 21 tuổi nếu có). Đương đơn loại thị thực này phải giữ tình trạng độc thân. Nếu như đương đơn kết hôn, loại thị thực sẽ chuyển thành diện F3 (Con đã kết hôn của công dân Hoa Kỳ).

F2A: Vợ/chồng và con độc thân, dưới 21 tuổi của Thường Trú Nhân. Hồ sơ bảo lãnh có thể bao gồm vợ/chồng và con của Thường Trú Nhân. Tuy nhiên, khi người bảo lãnh nhập tịch Hoa Kỳ, mỗi người con sẽ cần có một hồ sơ riêng. Khi nhập quốc tịch, người bảo lãnh cần gửi bằng chứng nhập tịch của mình đến Trung tâm Thị thực Quốc gia (NVC) hay Lãnh sự quán (nếu hồ sơ đã chuyển về văn phòng chúng tôi).

V: Vợ/chồng và con độc thân, dưới 21 tuổi của Thường Trú Nhân có thể xin thị thực diện V với các điều kiện sau:

– Hồ sơ bảo lãnh định cư (mẫu I-130) được mở trước hay vào ngày 21/12/2000.

– Hồ sơ bảo lãnh mở đã được 3 năm trở lên;

– Hồ sơ chưa đến lượt giải quyết;

– Đương đơn chưa được phỏng vấn hay chưa được xếp lịch phỏng vấn xin thị thực định cư;

– Hồ sơ bảo lãnh chưa được chuyển đến Đại sứ/Lãnh sự quán Mỹ;

– Đương đơn hội đủ điều kiện để xin thị thực định cư.

F2B: Con độc thân, trên 21 tuổi của Thường Trú Nhân (bao gồm cả người phụ thuộc là con độc thân, dưới 21 tuổi , nếu có). Lưu ý, hồ sơ bảo lãnh sẽ không còn hiệu lực nếu như đương đơn kết hôn trước ngày người bảo lãnh nhập tịch Hoa Kỳ.

F3: Con đã có gia đình của công dân Hoa Kỳ . Vợ/chồng và con độc thân dưới 21 tuổi của đương đơn được xin thị thực định cư theo hồ sơ bảo lãnh của đương đơn.

F4: Anh, chị, em của công dân Hoa Kỳ.

– Người bảo lãnh (công dân Hoa Kỳ) phải từ 21 tuổi trở lên.

– Vợ/chồng và con độc thân dưới 21 tuổi của đương đơn được xin thị thực định cư theo hồ sơ bảo lãnh của đương đơn.

Quy Trình Xin Visa Không Định Cư Mỹ

Ở chuyên mục này, Global Support xin phép cung cấp đến bạn một số thông tin về quy trình và giấy tờ cần chuẩn bị khi xin visa để đi công tác, du lịch, thăm thân hoặc học tập tại Mỹ.

CÁC GIẤY TỜ CẦN CHUẨN BỊ

Dành cho đương đơn xin visa đi công tác/du lịch/thăm thân/du học Mỹ/làm việc ngắn hạn:

Mẫu đơn xin visa không định cư DS-160 mới nhất kèm mã vạch.

Hộ chiếu còn hiệu lực ít nhất 6 tháng tính từ ngày dự kiến rời Mỹ và còn 2 trang trống.

Tất cả hộ chiếu cũ nếu có.

Ảnh thẻ 5×5 nền trắng mới chụp trong 6 tháng, không đeo kính, nhìn rõ hai tai.

Biên nhận phí visa Lãnh sự.

Thư hẹn phỏng vấn Lãnh sự.

Lịch trình cụ thể cho chuyến đi Mỹ.

Nếu bạn là chủ doanh nghiệp: giấy phép kinh doanh, biên lai nộp thuế 3 tháng gần nhất (nếu có).

Nếu bạn là cán bộ/nhân viên: hợp đồng lao động, bảng lương 3 tháng gần nhất, đơn xin phép nghỉ đi du lịch, thư xác nhận cử đi công tác.

Nếu bạn xin visa làm việc ngắn hạn (H, L, O, P, Q): mẫu đơn I-129/ I-797, hợp đồng lao động, quyết định tuyển dụng, bảng lương 3 tháng gần nhất, tờ khai thuế liên bang.

Nếu là người đã nghỉ hưu: sổ hưu trí và phiếu xác nhận chi trả lương hưu.

Nếu đương đơn đi Mỹ để chữa bệnh: thư xác nhận của bác sỹ tại VN và bệnh án quá trình điều trị, các giấy tờ chứng minh tài chính để đảm bảo chi trả chi phí chữa trị tại Mỹ, thư xác nhận của bác sỹ/trung tâm y tế tại Mỹ về việc tiếp nhận chữa trị và kê khai đầy đủ chi phí dự kiến.

Chứng minh tài chính: sổ tiết kiệm, giấy tờ chứng minh sở hữu tài sản, nhà đất…

CÁC BƯỚC NỘP ĐƠN XIN PHỎNG VẤN VISA MỸ

Bước 1 – Chuẩn bị hồ sơ xin visa Mỹ

Đương đơn cần có hộ chiếu, ảnh thẻ và một số giấy tờ cần thiết. Vui lòng tham khảo checklist bên trên để biết thêm về giấy tờ yêu cầu cho từng loại visa.

Bước 2 – Nộp mẫu đơn online DS-160

Bước 3 – Thanh toán lệ phí xét duyệt visa Mỹ và đặt lịch hẹn phỏng vấn

Đương đơn đến Bưu điện để thanh toán lệ phí đặt lịch hẹn Lãnh sự. Sau đó đặt lịch trên hệ thống của Đại sứ quán/ Lãnh sự quán Mỹ.

Bước 4 – Phỏng vấn xin visa Mỹ

Đến ngày hẹn, đương đơn mang toàn bộ hồ sơ và thư hẹn tới địa điểm đã đăng ký để phỏng vấn visa Mỹ:

Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội: Tầng 2, Tòa nhà Vườn Hồng, số 170 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại chúng tôi Số 4 Lê Duẩn, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Thông thường viên chức Lãnh sự sẽ thông báo trực tiếp kết quả visa trong buổi phỏng vấn. Đương đơn có thể đăng ký dịch vụ gửi hộ chiếu tận nhà để nhận visa Mỹ của mình nếu được cấp visa.

Cách Chuyển Đổi Visa Du Học Mỹ Sang Visa Định Cư Mỹ – Dpq

Về nguyên tắc, du học sinh không được phép định cư tại Mỹ

Vấn đề định cư sau tốt nghiệp tại Mỹ sẽ còn khắt khe hơn rất nhiều lần nếu bạn đi du học theo diện Visa F1. Visa F1 hay còn được gọi là Thị thực F1 được cấp cho du học sinh có ý định tham gia một khóa học hoặc khóa tiếng Anh ở các trường Đại học tại Mỹ. Du học sinh được cấp thị thực F1 phải bảo đảm duy trì việc học toàn thời gian (full-time student status) trong suốt thời hạn của thị thực.

Sau khi khóa học kết thúc, du học sinh có quyền lưu trú thêm 60 ngày tại Mỹ. Du học sinh phải hoàn tất khóa học theo thời hạn được ghi trên I-20 (Giấy Chứng nhận Đủ Điều kiện dành cho Sinh viên Không Di dân – được cấp bởi các trường Đại học Hoa Kỳ chứng nhận sinh viên được chấp thuận học tập ở trường).

4 Cách giúp du học sinh đường đường chính chính ở lại Mỹ làm việc sau tốt nghiệp

Tùy thuộc vào loại visa du học Mỹ sinh viên mà thời gian được phép ở lại Mỹ sau khi hoàn thành khóa học sẽ khác nhau. Đối với sinh viên F-1 sẽ có thời gian lưu trú là 60 ngày, trong khi visa M-1 và J-1 chỉ có 30 ngày. Trước khi visa hết hạn, có 4  phương án để bạn tiếp tục được ở lại Mỹ, một là tiếp tục xin cấp Visa lao động dưới sự bảo hộ của một công ty tại Mỹ, hai là tiếp tục tham gia các chương trình đào tạo tại Mỹ, ba là đầu tư tại Mỹ và bốn là kết hôn với người bản địa Mỹ . Nếu không, bạn sẽ bị buộc phải rời nước Mỹ và xin lại visa ở Việt Nam. Hãy tìm hiểu thật cẩn thận 04 “cánh cửa định cư” này để đưa ra quyết định sáng suốt nhất trong giấc mơ định cư tại Mỹ của mình:

1.     Xin cấp thị thực lao động

Có nhiều loại Thị thực lao động khác nhau, nếu bạn là sinh viên quốc tế muốn ở lại Mỹ sau tốt nghiệp nhưng không muốn tiếp tục tham gia vào một chương trình đào tạo khác thì bạn cần nộp đơn xin Thị thực tạm thời (H-1B) dưới sự đảm bảo của một công ty. Loại Thị thực này cho phép bạn lưu lại Mỹ lên đến 3 năm, và có thể gia hạn lên tối đa 6 năm. Để làm được điều đó bạn phải xin được việc ở một công ty bên Mỹ, công ty đó sẽ lo cho bạn có Greencard (thẻ xanh) và chuyện ở lại Mỹ là vấn đề không khó khi xin được visa H1-B.

Tuy nhiên, các thủ tục hành chính để xin Thị thực của Mỹ rất cồng kềnh và phức tạp, bạn hầu như sẽ không đủ điều kiện xin được khi còn là sinh viên, thậm chí với một người vừa mới tốt nghiệp ra trường thì “kịch bản” đó rất khó xảy ra cho dù bạn làm việc ở những công ty lớn như Facebook hay Google.

Bạn có thể xem thông tin chi tiết, các tiêu chí và thủ tục cần làm cho mỗi loại visa và sup-type trên trang web của Bộ phận quốc tịch và Nhập cư Hoa Kỳ (US Citizenship and Immigration Services – USCIS). Cũng là một ý hay nếu bạn liên hệ với trường đại học vài tháng trước khi tốt nghiệp để nhờ lời khuyên hoặc hỗ trợ tìm việc làm.

2.     Chương trình (OPT) Optional Practical Training

3.     Chương trình đầu tư EW hoặc EB5

Đây là một chương trình đơn giản hơn cả để Du học sinh Mỹ có thẻ xanh, tuy nhiên phải tốn một ít phí và một số điều kiện kèm theo, như: Sức khỏe, không có tiền án tiền sự, cam kết làm việc toàn thời gian, dài hạn, đang sống hợp pháp tại Mỹ và đơn I-20 vẫn còn thời hạn giá trị…

Nếu có điều kiện, bạn có thể đầu tư vào 1 dự án EB5 tại Mỹ với mức đầu tư 500.000 USD (được hoàn lại sau 5 năm). Khi có được visa EW hoặc EB5, du học sinh hoàn toàn có quyền lợi & nghĩa vụ như 1 công dân Mỹ. Hơn thế nữa, đầu tư EB5 còn là con đường lấy thẻ xanh cho cả gia đình bạn an toàn & nhanh nhất hiện nay với mức đầu tư 500.000 USD (được hoàn lại sau 5 năm)

4.     Kết hôn với người có quốc tịch Mỹ

Ngoài ra để nhập cư Mỹ còn thực hiện qua nhiều con đường khác nhau như đi du lịch để kết hôn với người có quốc tịch Mỹ, kết hôn giả (lưu ý: không an toàn)… Nếu các bạn muốn du học Mỹ có hồ sơ định cư, các bạn cũng có thể đăng kí kết hôn tại Hoa Kỳ, sau đó tiến hành xin chuyển đổi visa và đăng ký tình trạng thường trú nhân hoặc thẻ xanh. Thủ tục xin thẻ xanh bao gồm việc nộp hồ sơ bảo lãnh vợ hoặc chồng cho USCIS để xin chuyển đổi visa, lăn tay và buổi phỏng vấn trước khi bạn được cấp thẻ xanh (khoảng 30 – 45 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ và lâu hay mau tùy thuộc vào trường hợp riêng của mỗi người).

Mỗi con đường dẫn bạn đến cơ hội định cư lâu dài tại Mỹ sau tốt nghiệp đều có những ưu điểm và bất cập riêng. Do đó bạn nên cân nhắc lựa chọn hình thức xin định cư phù hợp nhất với điều kiện cá nhân và hãy luôn làm những điều hợp pháp. Trong trường hợp, nếu phụ huynh có con em đang du học Mỹ và muốn định cư tại quốc gia này, thì đầu tư định cư Mỹ là lựa chọn tốt nhất không chỉ dành cho con em mà còn cho cả gia đình. Vì chỉ cần đầu tư, bạn có thể nhận được tấm thẻ xanh cho gia đình sau 2 năm. Vì vậy có thể nói trong tất cả các cách thì cách lấy tấm thẻ thường trú, còn được gọi là “thẻ xanh” bằng con đường du học và đầu tư định cư (EB5, EW) hiện nay được xem là ổn định và hợp pháp hơn cả.

Với hơn 15 năm Kinh nghiệm trong lĩnh vực Visa Mỹ, Đại Phú Quý tự tin sẽ giúp bạn có được Visa Mỹ trong tay

Đại Phú Quý – Chuyên Visa Mỹ

SĐT: 0931.222.689 – 09.3769.3789

Địa chỉ: 36/43 Nguyễn Gia Trí (D2 cũ), P. 25, Q. Bình Thạnh, TP. HCM