Top 13 # Xem Nhiều Nhất Apply Xin Học Bổng Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Maubvietnam.com

Quy Trình Apply Học Bổng Csc

Học bổng chính phủ Trung Quốc (CSC) là gì

Học bổng Chính phủ Trung Quốc (中国政府奖学金) có tên tiếng anh là Chinese Scholarship Council (CSC) là một chương trình học bổng được cung cấp bởi Bộ Giáo dục Trung Quốc để hỗ trợ sinh viên và các  học giả từ khắp nơi trên thế giới đến học tập và nghiên cứu, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau và tình hữu nghị giữa nhân dân Trung Quốc và nhân dân thế giới, đồng thời phát triển trao đổi và hợp tác giữa Trung Quốc và các nước khác trong lĩnh vực giáo dục, khoa học và công nghệ, văn hóa, kinh tế và thương mại.

Học bổng CSC China hiện đang mở cho các khóa học cấp bằng Cử nhân, Thạc sĩ hoặc Tiến sĩ  trong các chuyên ngành khác nhau được giảng dạy bằng tiếng Anh và tiếng Trung Quốc tại các trường Đh Trung Quốc

Lợi ích của học bổng CSC

HệSố tiền trợ cấp (RMB)Số tiền quy ra VNĐĐại học2500 tệ8,5 triệuThạc sĩ3000 tệ10 triệuĐại học3500 tệ11,5 triệu

Ngôn ngữ lên lớp: Tùy theo khả năng của người xin, có thể học bằng tiếng Trung hoặc tiếng Anh.

ĐIỀU KIỆN XIN HỌC BỔNG CSC

Loại học bổngThời gian họcBổ túc tiếng HánĐộ tuổi yêu cầuHọc lựcHệ Đại học4-5 năm1-2 nămDưới 25 tuổiĐã tốt nghiệp cấp 3 hoặc đang học lớp 12Hệ Thạc sĩ2-3 năm1-2 nămDưới 35 tuổiĐã tốt nghiệp ĐH hoặc đang là sviên năm cuốiHệ Tiến Sĩ3-4 năm1-2 nămDưới 40 tuổiCó bằng Thạc sĩ hoặc học Thạc sĩ năm cuối

Không phải là công dân Trung Quốc

Điểm kết quả học tập Khá trở lên

Độ tuổi giới hạn:

Cử nhân: dưới 25 tuổi

Thạc sĩ: dưới 35 tuổi

Tiến sĩ: dưới 40 tuổi

Chứng chỉ HSK ( chưa có sẽ học 1 năm tiếng )

Sức khỏe tốt, không có tiền án, tiền sự

Hồ sơ xin học bổng Chính phủ Trung Quốc (Học bổng CSC)

CHÚ Ý:– Tất cả giấy tờ phải là tiếng Trung hoặc tiếng Anh vì thể cần đưa đi dịch thuật công chứng, nếu là giấy tờ song ngữ thì không cần.– Bộ hồ sơ gửi cho trường bao gồm 2 bộ:  – 1 là bản gốc như trên (trường giữ)– 2 là bản sao của bộ trên (để gửi lên CSC)

Thời điểm nào thì có kết quả học bổng CSC

Kết quả của học bổng CSC thường sẽ có từ ngày 10/7 đến ngày 20/7 hàng năm 

Không giống với những loại học bổng khác, kết quả của học bổng CSC không có trạng thái đỗ trên hệ thống apply, chính vì thế các bạn phải theo dõi thông tin thông báo về việc đỗ học bổng CSC chính thức trên trang trường của mình.

Sau khi có kết quả chính thức, trường tiến hành gửi emai để thông báo cho học sinh đã trúng tuyển, yêu cầu học sinh, sinh viên xác nhận lại thông tin để gửi giấy báo. Lưu ý “ở bước này các bạn có thể thay đổi địa chỉ nhận giấy báo theo ý muốn”

Trường tiến hành gửi bộ giấy báo nhập học theo địa chỉ đã đăng ký.

Trải Nghiệm Apply Học Bổng Chevening

Đến bây giờ mình vẫn chưa thực sự bình tĩnh và tin được là mình đã nhận được học bổng này (chỉ còn mỗi thủ tục khám sức khỏe nữa thôi).

Trước khi mình xin sếp, mình rất ngại vì sợ sếp nghĩ mình đang làm mà cứ thích nhảy linh tinh. Rồi mình email sếp, mấy ngày sau không thấy sếp trả lời, mình sợ quá chừng. Nhưng khoảng 1 tuần sau thì sếp mình mail lại và đính kèm một thư giới thiệu trong mail và bảo thấy thế được chưa? Số mình may vì từ khi ra trường toàn được làm với đồng nghiệp nice, sếp mình là người Anh nên mình sẽ đến thăm gia đình anh ấy ở Anh.

Mình phỏng vấn vào ngày 1 tháng 4. Ngày 1 tháng 4 thực ra là ngày nói dối nhưng quả thật ngày này mình rất may vì mình đều nhận được offer công việc ở Save the Children và Animals Asia vào đúng ngày này. Khoảng thời gian trước phỏng vấn mình cực kì lo lắng, căng thẳng, lúc nào cũng nghĩ đến phỏng vấn, thậm chí mình còn phải viết một tờ note “Be calm and win” để dán lên bàn làm việc. Mình phỏng vấn tại đại sứ quán Anh và hội đồng phỏng vấn gồm cả người Anh và người Việt. Khi mình chờ ở ngoài thì mình cảm thấy run và toát mồ hôi tay, nhưng khi bắt đầu trả lời câu hỏi thì mình lấy được lại bình tĩnh và coi đó là một buổi nói chuyện và chia sẻ thôi.

Phỏng vấn từ 1 tháng 4 mà đến tận đầu tháng 6 mình mới biết kết quả. Thời gian chờ đợi này thực sự là căng thẳng . Thông qua facebook mà các ứng viên nộp học bổng có một nhóm lớn hơn 1000 ứng viên nộp Chevening trên khắp thế giới. Từ ngày 25 bọn mình đã đau tim khi nước Argentina bắt đầu có kết quả, cứ bạn nào có kết quả là update lên đó. Kết quả được gửi từ hội đồng ở London nên bọn mình bắt đầu canh kết quả từ 3 giờ chiều (vì London sau Việt Nam 6 tiếng) đến 12 giờ đêm. Đây là một kỉ niệm khó quên, vì nhóm ứng viên Việt Nam còn chát với nhau liên tục đến 12 giờ đêm rồi rủ nhau đi ngủ….

Cuối cùng, mình xin chia sẻ là mình đã nộp học bổng và đã từng trượt, một trải nghiệm rất thất vọng mà khiến mình trân trọng cơ hội này hơn. Mình đã mất một khoảng thời gian vô cùng buồn. Nhưng đồng thời lúc đó mình đã đọc được cuốn sách Nhà Gỉa Kim, có một câu nói trong cuốn sách là ” Rồi khi anh quyết chí muốn điều gì thì thì toàn vũ trụ sẽ chung sức để anh đạt được điều ấy “, mình hiểu rằng nếu mình thực sự muốn điều gì và thực sự cố gắng thì mình chắc chắn làm được.

Và một bài hát nữa mà mình thấy vô cùng truyền cảm hứng là “Try everything” trong phim Zootopia

“I won’t give up, no I won’t give in

And then I’ll start again

I wanna try even though I could fail”

và mình đã làm lại, mình nghĩ và chỉ ra những điểm yếu của mình, trong một năm vừa rồi mình đã cố gắng nắm bắt mọi cơ hội để cải thiện bản thân, mình cố gắng được tham gia chương trình ở Nepal về biến đổi khí hậu nơi mình gặp được hơn 30 bạn đại diện đến từ các quốc gia Châu Á Thái Bình Dương và mình đã được tham gia lead một nhóm trong chương trình. Chuyến đi này và khóa học ngắn hạn ở Mỹ đã giúp mình có thêm nhiều chia sẻ trong buổi phỏng vấn Chevening. Mình cũng không tiếc năm ngoái mình đã không được vì nếu mình được mình đã không có cơ hội đến Nepal, trải nghiệm một nền văn hóa độc đáo và gặp được 30 bạn trẻ tài năng đến từ khắp nơi và mình đã không được trải nghiệm 1 tháng vô cùng thú vị ở Mỹ với anh gà. (Trường hợp này đúng với câu khi cánh cửa này đóng lại thì một cánh cửa khác mở ra).

1 năm học tập ở Anh chắc chắn sẽ có nhiều thử thách, và vất vả….Đây là một thành công vô cùng nhỏ trong con đường sự nghiệp của mình nhưng mình sẽ cố gắng hết sức. Hôm qua thầy giáo có nhắn tin bảo mình rằng “Chặng đường khó khăn có thể vẫn còn ở phía trước nhưng tôi tin em sẽ vượt qua và đạt nhiều thành công hơn nữa!!!”.

They fall down and get up

Nobody learns without getting it wrong”

Cảm ơn mọi người đã đọc đến đây, mình sẽ cố gắng thật nhiều…

Kinh Nghiệm Apply Học Bổng Erasmus Mundus

Mình vừa nhận được thư nhận vào chương trình Erasmus Mundus Master in Research & Innovation in Higher Education – MARIHE. Trong thời gian apply đã nhờ Minh đọc hồ sơ và giúp quay clip giới thiệu (và mình yêu thương Minh rất nhiều 😡 ) nên hôm nay nhận lời Minh viết bài tâm sự với mọi người và cũng để tự ngẫm lại tại sao 2 năm trước mình trượt mà năm nay lại đỗ.

Mình biết đến MARIHE chính xác là 12 ngày trước khi hết hạn, hiện mình đang học năm 2 thạc sĩ nên nếu theo MARIHE sẽ là bằng thạc sĩ thứ 2. Từ cái nhìn đầu tiên là mình đã thích chương trình rồi vì rất phù hợp với định hướng nghiên cứu hiện tại của mình, nhưng sau khi dạo một vòng profile của alumni thì mình đoán người đã đi làm trong ngành (ví dụ các cơ quan nhà nước, sở/bộ giáo dục hoặc giảng viên các trường ĐH) sẽ có lợi thế. Mà mình thì chỉ là sinh viên thạc sĩ với 3 tháng thực tập ở 1 viện nghiên cứu nên cũng không ôm ấp quá nhiều cơ hội. Chưa kể là thời gian còn lại gấp và chứng chỉ tiếng Anh đã hết hạn. Nhưng Minh đã động viên mình rất nhiều, nên mình quyết định give it a try!

1) Giấy tờ và chứng chỉ tiếng Anh: Trong vòng 12 ngày đó tất cả các suất thi IELTS và TOEFL trên nước Nhật đã hết sạch, mình tuyệt vọng đến nỗi tìm cả ở Việt Nam và Singapore cũng không có. May sao đọc lại guideline thấy có chấp nhận cả PTE mà 2 ngày có kết quả luôn, nên mình đăng kí PTE ở Tokyo, đọc qua format rồi vác xác đi thi. Mình hiểu là dù thi gấp một chứng chỉ mới nhưng không cần đặt nặng điểm số vì hội đồng hoàn toàn có thể hiểu khả năng tiếng Anh của mình qua hồ sơ và video giới thiệu bản thân. Mình đang học ở Nhật nên các giấy tờ xác nhận sinh viên, bảng điểm đều thể in ra bằng tiếng Anh rất nhanh chóng.

2) CV và xác định điều gì sẽ là chủ đạo trong bộ hồ sơ của mình: CV là thứ mình làm tiếp theo, vì nó giúp nhìn lại tổng thể quá trình học và nghiên cứu. Làm xong CV sẽ giúp mình keep track những thành tích và kinh nghiệm, để đảm bảo được là những điều cần được mention sẽ được mention, cần được nhấn mạnh sẽ được nhấn mạnh ở đâu đó hoặc là trong thư giới thiệu, trong CV, trong video hoặc SoP hoặc essay để tạo một sự thống nhất. Ngay từ đầu mình đã xác định mình không phải người có kinh nghiệm làm việc, nhưng mình có background khá ổn về học thuật và là một sinh viên quốc tế ở Nhật. Nên mình quyết định lấy 2 ý đó làm điểm mạnh xuyên suốt bộ hồ sơ. Mình cũng list ra luôn 2 key words mà mình quan tâm trong giáo dục đại học là “internationalization” và “commercialization” để lấy đó làm kim chỉ nam lúc nào cũng nhìn vào khi viết bài. Sau khi xác định được tinh thần chung của bộ hồ sơ và những thứ râu ria có thể làm trong vòng 1 ngày thì mình tập trung giải quyết thư giới thiệu từ 2 thầy cô trước, đây là thứ mà bản thân mình không nắm được trong tay mà phải phụ thuộc vào người khác.

3) Thư giới thiệu: khi nhìn lại việc trượt một chương trình ERASMUS về business 2 năm trước, mình nhận ra một trong những vấn đề lớn của mình là không communicate rõ ràng với hai thầy cô viết thư giới thiệu về học bổng của mình, nên có lẽ các thầy cô viết rất chung chung. Một là thư giới thiệu chung chung là một lá thư rất nguy hiểm. Lần này, ngay từ email nhờ vả đầu tiên mình đã trình bày mục tiêu và tiêu chí chọn ứng viên của MARIHE và nhờ hai thầy cô nhấn mạnh vào khía cạnh này hay trải nghiệm kia của mình trong thư giới thiệu làm sao phù hợp với tiêu chí của chương trình nhất. Hai người đều bảo mình gửi thêm SoP để hiểu hơn về định hướng của mình mà viết cho chi tiết. Các thầy cô trường mình bên Nhật đều quen viết LoR nên chỉ nói sơ qua là thầy cô hiểu, điểm này mình rất may mắn. Mình giữ quan hệ rất ổn với các thầy cô đã từng học, luôn thành thật chia sẻ và hỏi han qua lại kể cả khi không nhờ vả, đến lúc cần mới thấy thật sự đáng quý. Cả hai người đều gửi lại trong vòng 1 ngày nhận được SoP của mình, khiến mình vững tâm hơn rất nhiều.

4) SoP: Nhận được gật đầu của thầy cô rồi là mình đi tiếp đến SoP và bài luận. Khi viết SoP mình cố gắng nhấn mạnh GPA, kinh nghiệm nghiên cứu, có đề cập đến 1 trường trong consortium vì trường từng host một hội thảo về mảng mình quan tâm, nhấn mạnh rằng mình có định hướng rõ ràng muốn học gì từ MARIHE và muốn làm khóa luận về đề tài gì nếu được nhận. Ngày nào mình cũng vào website của chương trình dùng kinh nghiệm đi hóng chuyện và stalk lâu năm để “soi” từng chi tiết một để hiểu họ ưu tiên gì trong nội dung giảng dạy, mặt mũi các sinh viên alumni như thế nào, tốt nghiệp thì alumni thường làm ở đâu, các trường host là ai và thế mạnh của họ là gì? Mình đoán MARIHE coi trọng mảng chính sách và thích sinh viên reflect về chính nền giáo dục từ nơi họ đến từ chứ không chỉ học về giáo dục châu Âu – điều này thể hiện trong các course ở curriculum, nên cố gắng lái sang đề tài nghiên cứu hiện tại về chính sách khoa học công nghệ ở Việt Nam.

5) Essay: Đề essay của MARIHE là “From your own experience: What would you change at your university?”. Mình xem website thì có vẻ MARIHE chưa từng có sinh viên từ Nhật, nên mình quyết định lấy điểm trừ làm điểm mạnh, viết bài luận từ góc nhìn sinh viên quốc tế có 5 năm mài đũng quần ở 2 ngôi trường công của Nhật để đánh giá quá trình quốc tế hóa giáo dục của MEXT như thế nào. Vì mình không chỉ là sinh viên, mà chính là một chủ thể tham gia và làm nhân chứng cho quá trình đó. Điều đó giúp mình vừa khoe được thành tích và hoạt động trong quá trình học, vừa thể hiện được khả năng quan sát, phân tích và kiến thức của cá nhân. Trong 12 ngày đó thực sự là mình đã ăn ngủ cùng bài luận và bài SoP. Lúc đi siêu thị hay trên tàu mình liên tục tự hỏi xem có thể có thêm ý tưởng gì không, làm sao để dàn trải khoe thành tích mà không trùng nhau, mình có điểm đặc biệt gì khác với những người khác nhỉ? 2 năm trước khi nộp GLOCAL mình viết xong hồ sơ sát nút chương trình mà không có nhiều thời gian đọc đi đọc lại, nói chung là trượt cũng rất đáng. Tin mình đi, qua mỗi đêm đọc lại bài sẽ lại thấy một vấn đề mới nảy sinh, hãy cố gắng nộp một bản hồ sơ tốt nhất mình có thể ở thời điểm ấy thì không có nuối tiếc gì cả.

Quá trình chuẩn bị rất căng thẳng vì mình phải làm cả khóa luận tốt nghiệp, nộp hồ sơ tiến sĩ nữa. Nhưng nhờ thật sự có đam mê với chương trình và sự hỗ trợ nhiệt tình của thầy cô và bạn bè mà mình rất vững tâm. Khi nộp hồ sơ xong trước deadline 4 tiếng lận mình ngồi thừ ra thấy rất thanh thản vì không có gì nuối tiếc cả. Cảm giác khác hoàn toàn với lần apply trước khi mình có cả mấy tháng chuẩn bị nhưng vội vã nộp trước deadline mấy phút và mọi thứ cứ rối tung lên.

Hướng Dẫn Apply Học Bổng Chính Phủ

Học bổng chính phủ toàn phần là ước mơ của rất nhiều bạn trẻ Việt Nam. Do đó, hàng năm số lượng các bạn apply học bổng chính phủ không ngừng tăng lên và cũng cạnh tranh hơn.

Học bổng chính phủ có thể kể tên hiện nay được nhiều bạn trẻ Việt Nam biết đến: học bổng Chevening, học bổng New Zealand Asean, học bổng Irish Aid, học bổng AAS, học bổng Endeavour, học bổng Erasmus Mundus, học bổng chính phủ Thụy Điển SISS, học bổng Eiffel, học bổng Đại sứ quán Pháp , học bổng chính phủ Hàn Quốc – KGSP, học bổng chính phủ Nhật Bản (MEXT, JDS), học bổng Fulbright của chính phủ Mỹ, học bổng DAAD, v..v..

Số lượng các suất học bổng hoặc không thay đổi hoặc giảm xuống hoặc tăng lên tùy theo tình hình ngân sách của Chính phủ nước đó hoặc chất lượng hồ sơ ứng viên năm đó.

Hiểu được khát khao dành được suất học bổng chính phủ toàn phần danh giá này, Team Mentor của chúng tôi sẽ sát cánh cùng bên bạn trong giai đoạn đầy thử thách này.

Để apply học bổng chính phủ toàn phần, các bạn cơ bản cần sự chuẩn bị các tài liệu như bên dưới (điều kiện sẽ tùy thuộc vào các học bổng chính phủ khác nhau):

Statement of purpose (SOP)/ Letter of motivation

Letter of Recommendation (LOR)

Study/Research Objectives – Research Proposal

IELTS/TOEFL iBT/GMAT/GRE Certificate

Bảng điểm Đại học- bằng Đại học

Kinh nghiệm làm việc tối thiểu 2 năm (tùy học bổng)

Thành tích, giải thưởng quốc gia, quốc tế khác

(Lưu ý: Sẽ có những học bổng chính phủ đòi hỏi kinh nghiệm 2 năm sau khi tốt nghiệp như học bổng Irish Aid, New Zealand Asean, Fulbright, AAS. Nhưng cũng có những học bổng chính phủ tính cả part-time, volunteer, kinh nghiệm đi làm trước và sau tốt nghiệp như học bổng Chevening cần tối thiểu 2800h hay học bổng chính phủ Thụy Điển cần tối thiểu 3000h và có chứng nhận của Quản lý theo Form SISS)

Chúng tôi sẽ review hồ sơ và chỉ nhận hướng dẫn những hồ sơ ứng viên có khả năng, tiềm năng đạt học bổng chính phủ.

Nhiệm vụ chính của chúng tôi là tập trung hướng dẫn để ứng viên có thể hoàn thiện các lỗi lớn hoặc nhỏ trong hồ sơ ứng viên trước khi apply học bổng.

Chúng tôi KHÔNGchịu trách nhiệm về kết quả học bổng vì kết quả phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác ngoài chất lượng hồ sơ của các bạn.

Sau khi các bạn đã apply hồ sơ và đợi kết quả, nhiệm vụ của chúng tôi kết thúc.

Nếu bạn vào vòng Interview, chúng tôi sẽ hỗ trợ Mock Interview

Hãy liên hệ & đăng kí ngay từ hôm nay để chúng tôi hỗ trợ các bạn sớm nhất!