Cập nhật nội dung chi tiết về Tìm Hiểu 4 Loại Visa Làm Việc Và Định Cư Tại Úc mới nhất trên website Maubvietnam.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Havetco28/12/2016
4 loại visa làm việc và định cư tại Úc mới nhất gồm
Subclass 400 Temporary Work,
Subclass 403 Temporary Work,
Subclass 407 Training Visa,
Subclass 408 Temporary Activity Visa… và các danh sách tay nghề định cư – SOL mới cập nhật.
Subclass 400 Temporary Work (Short Stay Specialist) Visa, Visa 400 cho làm việc tạm thời (Chuyên gia ngắn hạn)
Visa này thường dành cho các chuyên gia muốn đến Úc trong thời gian ngắn để:
Làm việc ngắn hạn, công việc đòi hỏi chuyên môn đặc biệt và không phải là công việc liên tục.
Subclass 403 Temporary Work (International Relations) Visa, Visa 403 cho làm việc tạm thời (Quan hệ quốc tế)
Loại visa này cho phép người có visa đến Úc trong một thỏa thuận song phương, để đại diện cho một chính phủ ngoại quốc hoặc tham gia vào Chương trình công nhân thời vụ và các hoạt động khác.
Visa này dành cho những người đến Úc trong thời gian ngắn:
Đại diện cho một chính phủ ngoại quốc ở Úc.
Hoặc để giảng dạy ngoại ngữ trong trường học ở Úc.
Để làm việc nhà toàn thời gian cho một nhà ngoại giao.
Như một cá nhân với các ưu đãi và quyền miễn trừ.
Để tham gia vào chương trình công nhân thời vụ.
Subclass 407 Training Visa, Visa 407 cho đào tạo
Loại visa này cho phép người có visa đến Úc để huấn luyện hay tham gia vào các hoạt động phát triển chuyên môn trong lớp học.
Subclass 408 Temporary Activity Visa, Visa 408 cho hoạt động tạm thời
Visa này dành cho những người đến Úc:
Làm việc trong ngành kỹ nghệ giải trí.
Tham gia các hoạt động và sự kiện văn hóa xã hội theo lời mời của một tổ chức của Úc.
Làm việc như một chuyên gia học thuật trong một dự án nghiên cứu.
Tham gia vào một chương trình đặc biệt nhằm tăng cường quan hệ quốc tế và trao đổi văn hóa.
Tham gia chơi và thi đấu thể thao cấp cao, bao gồm huấn luyện.
Làm việc trong một vị trí đòi hỏi tay nghề theo thỏa thuận trao đổi nhân viên.
Làm việc như một thành viên trong thủy thủ đoàn của một chiếc du thuyền lớn.
Làm việc nhà toàn thời gian cho một số nhà lãnh đạo cao cấp ngoại quốc.
Hiểu rõ danh sách tay nghề định cư SOL 2016-17 để sinh sống ở Úc
Danh sách Tay nghề Định cư Úc (SOL) 2016-2017 có hiệu lực từ 1/7 tới đây mà Bộ Di trú (DIBP) vừa công bố. Theo đó từ nay chỉ còn 2 loại visa du học Úc: Subclass 500 dành cho sinh viên mới và Subclass 590 dành cho người giám hộ đi theo sinh viên, cụ thể:
Sinh viên quốc tế muốn đến Úc du học, bất kể ở cấp độ nào từ Trung học đến Tiến sĩ, đều có chung visa Subclass 500.
Thân nhân hay người giám hộ đi theo sinh viên sẽ nộp đơn xin visa Subclass 590.
Những sinh viên quốc tế đang học tập tại Úc với visa du học từ subclass 570 đến 576 vẫn giữ nguyên visa cho đến khi hết hạn, không bị ảnh hưởng bởi thay đổi này.
Những thay đổi quan trọng theo SSVF bao gồm:
Giảm từ 8 loại visa sinh viên quốc tế xuống còn 2 loại
Đưa ra duy nhất 1 cách xếp loại mức độ nguy hiểm về mặt di trú cho tất cả sinh viên quốc tế. Giáo dục quốc tế là một trong năm trụ cột của sự tăng trưởng kinh tế Úc. Tổng thu nhập tạo ra bởi tất cả các hoạt động giáo dục quốc tế là $16,3 tỷ đô la trong năm tài khóa 2013 – 2014.Chính phủ Úc công nhận những đóng góp kinh tế và văn hóa mạnh mẽ của ngành giáo dục quốc tế và cam kết hỗ trợ sự tăng trưởng của lĩnh vực này bằng cách tạo điều kiện thuận lợi hơn cho quá trình xin visa du học Úc cho sinh viên đối với những người thực sự muốn đến Úc du học.
Danh sách Tay nghề Định cư – SOL sẽ được dùng để duyệt xét visa các subclass:
189 (Skilled Independent Visa)
489 (Skilled Regional Provisional Visa)
485 (Graduate Temporary Visa)
Bộ Di trú cũng công bố danh sách cần bảo trợ (Consolidated Sponsored Occupations List – CSOL) trong dịp này, dành cho các hồ sơ xin visa subclass:
190 (Skilled Nominated Visa)
457 (Temporary Work Skilled Visa)
186 (Employer Nominated Scheme)
Những ngành nhiều du học sinh người Việt theo học vẫn nằm trong danh sách SOL năm nay như:
Kế toán (Accountant, Management Accountant, Taxation Accountant)
Y tá (Nurse Practitioner, Registered Nurse)
Một số chuyên ngành IT Úc vẫn cần (ICT Business Analyst, Systems Analyst, Developer Programmer, Software Engineer, Computer Network & Systems Engineer, Telecommunications Engineer, Telecommunications Network Engineer…)
Những nhóm ngành mà Bộ giáo dục Úc hồi đầu năm cho rằng đã đủ người hoặc nhu cầu sẽ giảm như: Bác sĩ gia đình (General Practitioner), Bác sĩ Sản khoa và Phụ khoa (Obstetrician & Gynaecologist), Chuyên viên Nhãn khoa (Optometrist), Chuyên viên Vật lý trị liệu (Physiotherapist) nhưng vẫn còn trong SOL 2016-17.
Trong khi Nha sĩ (Dentist), Giáo viên Tiểu học (Primary School Teacher), Dược sĩ (Hospital/ Industrial/ Retail Pharmacist), Chuyên gia dinh dưỡng về ăn kiêng (Dietitian), Chuyên viên làm web (Web developer)… đã rớt xuống, nằm trong danh sách Danh sách Tay nghề Định cư Cần Bảo trợ CSOL.
Nghề mới thêm vào danh sách tay nghề định cư – SOL từ ngày 1/7:
Audiologist – Chuyên viên thính lực
Orthotist or prosthetist – Chuyên viên chỉnh hình hay làm các bộ phận thay thế trên người
Nhiều ngành ‘làm thợ’ chiếm đa số trong SOL 2016-17:
Nhiều nghề trong nhóm ‘trades’: thợ cơ khí xe hơi, đầu bếp, thợ chế tạo kim loại, thợ xây gạch, thợ mộc, thợ sơn
Kế toán
Kỹ sư: kỹ sư điện cơ, kỹ sư điện tử, kỹ sư cơ khí
Để dễ dàng định cư Úc sau khi du học, người đi du học Úc phải thật sự thông minh trong việc lựa chọn một ngành nghề phù hợp đầu tiên là với chính bản thân người học, sau đó là phù hợp với danh sách SOL để tăng cơ hội việc làm và định cư Úc.
Bộ Di trú cũng công bố một danh sách tay nghề định cư cần bảo trợ Consolidated Sponsored Occupations List (CSOL) dành cho những du học sinh đã tốt nghiệp muốn định cư tại Úc với visa:
190 (Skilled Nominated Visa)
457 (Temporary Work Skilled Visa)
186 (Employer Nominated Scheme)
Để được 3 loại visa này, một du học sinh quốc tế sau khi tốt nghiệp cần có sự bảo trợ của một công ty tại Úc. Chương trình visa làm việc 457 là ‘chiếc vé’ phổ biến nhất mà nhiều du học sinh quốc tế nhắm đến Úc, mỗi năm có đến hơn 50 ngàn hồ sơ xin cấp loại visa này. Người được cấp visa 457 được làm việc ở Úc trong 4 năm, được mang theo gia đình đến để làm việc hay học tập ở Úc và được xuất/ nhập cảnh Úc không hạn chế.
Du học sinh cần làm gì với những thay đổi về Visa du học Úc sau 1/7/2016
Chương trình visa sinh viên hiện tại xét theo dạng SVP, nghĩa là nếu sinh viên nhận được thư mời nhập học từ các trường lớn trong danh sách SVP thì sẽ được giảm đi yêu cầu tiếng Anh và tài chính. Nếu không nhận được offer từ các trường này, hồ sơ của họ sẽ được xét ở cấp độ 3, phải chứng minh tài chính (để tiền trong tài khoản tiết kiệm ít nhất là 3 tháng trước khi nộp hồ sơ), đồng thời phải chứng minh nguồn gốc của số tiền đó.
Theo SSVF, việc xác định mức độ rủi ro của một hồ sơ xin visa sẽ dựa trên 2 yếu tố: Rating của nước và rating của trường. Rating của trường được xét trên nhiều yếu tố. Chẳng hạn như, một trường có rating tốt (level 1) là những trường mà sinh viên của họ hoàn thành trọn vẹn khóa học với trường mà không bỏ ngang hoặc chuyển sang trường khác…
Vì vậy từ sau 1/7/2016, để tăng khả năng xét duyệt Visa du học Úc. Du học sinh cần nên lựa chọn các trường thuộc danh sách SVP để đảm bảo về khả năng chứng minh tài chính và dễ dàng hơn trong việc cấp xét visa du học Úc.
Cùng Tìm Hiểu Top Những Thành Phố Có Cơ Hội Làm Việc Và Định Cư Cao Tại Úc
Du học Úc có nhiều lợi thế hơn các đất nước khác bởi không chỉ được tiếp cận nền giáo dục hiện đại hàng đầu mà sinh viên còn được rất nhiều chính sách ưu đãi. Sinh viên được phép ở lại tại Úc sau khi tốt nghiệp. Hơn thế, cơ hội tìm kiếm việc làm và định cư rất cao.
1. Thành phố Adelaide, bang South Australia: top 5 thành phố đáng sống
Adelaide là thành phố lớn thứ 5 của Úc. Nơi đây cũng có rất nhiều trường Đại học lớn, chỉ sau Sydney và Melbourne. Theo bình chọn của The Economist Intelligence, Adelaide đứng thứ 5 trong bảng xếp hạng những thành phố đáng sống nhất thế giới.
Các trường Đại học tại Adelaide cũng có nhiều chương trình học bổng cho sinh viên quốc tế. Bạn muốn tìm thành phố có cơ hội việc làm và định cư cao tại Úc sau khi tốt nghiệp? Chắc chắn Adelaide sẽ là sự lựa chọn không tồi.
2. Thành phố Canberra: tỷ lệ thất nghiệp thấp, thu nhập trung bình cao
Canberra được quy hoạch mới hoàn toàn. Tại đây, khung cảnh khác hoàn toàn so với những thành phố khác do chịu ảnh hưởng của phong cách làm vườn.
Theo xếp hạng của QS Best Student Cities 2015, Canberra nằm trong Top 50 thành phố du học tốt nhất thế giới. Nơi đây có nhiều trường Đại học lớn, chất lượng đào tạo cao như: Đại học Canberra; Australian National University…. Ngoài ra, hệ thống các trường Cao đẳng, trường dạy nghề cũng rất lớn.
Không khó để bạn có thể tìm kiếm được việc làm và định cư tại Canberra sau khi tốt nghiệp. Bởi thế, nhiều du học sinh đã chọn đây là điểm đến của mình.
3. Hobart: thành phố có cơ hội việc làm và định cư cao tại Úc
4. Thành phố Darwin bang Northern Territory: cơ hội định cư cao
Thành phố Darwin là thủ phủ của bang Northern Territory. Khu vực này có mật độ dân cư thưa thớt. Darwin đang phát triển với mục tiêu trở thành thành phố đa văn hóa. Chính quyền nơi đây rất chú trọng đầu tư vào giáo dục, đặc biệt là thu hút sinh viên quốc tế.
Với những ưu điểm nổi bật, Darwin chính là thành phố có cơ hội việc làm và định cư cao tại Úc.
Tiêu chí nào ảnh hưởng đến cơ hội định cư tại Úc cho du học sinh?
Tìm được việc làm và trở thành công dân Úc sau khi tốt nghiệp là ước mơ của hầu hết du học sinh. Bởi thế, nếu xác định mục đích du học định cư Úc, bạn cần lựa chọn những ngôi trường phù hợp nhất. Các tiêu chí ảnh hưởng tới cơ hội định cư như:
1. Địa điểm, thành phố du học
Học tập tại những địa phương có dân cư thưa thớt, nhu cầu việc làm cao thì sẽ được ưu tiên. Điều này lý giải vì sao lựa chọn trường học, địa điểm học là yếu tố cần quan tâm đều tiên.
Muốn lựa chọn học tập tại thành phố cơ cơ hội việc làm và định cư cao tại Úc? Top những thành phố Darwin, Hobart, Canberra, Adelaide trên là lựa chọn bạn nên ưu tiên. Ngoài ra, còn rất nhiều thành phố khác cũng có chính sách ưu tiên định cư.
Cũng như những quốc gia khác, ngành nghề nào thiếu nhân lực thì cơ hội việc làm sẽ cao hơn. Điều này đồng nghĩa với cơ hội định cư sẽ cao hơn rất nhiều.
Để biết ngành nào đang thiếu nhân lực, sinh viên có thể theo dõi SOL. Đây là danh sách những ngành nghề thiếu nguồn nhân lực hiện nay tại Úc và đã được chính phủ Úc ưu tiên trong chương trình di cư. Lựa chọn học những nhóm ngành này, bạn sẽ có nhiều cơ hội trở thành công dân Úc.
Các nhóm ngành được ưu tiên như: Kinh tế, Kỹ sư, Công nghệ thông tin – Viễn thông, Y dược, Luật, Công tác xã hội.
Tuy nhiên, sinh viên cũng cần lưu ý, chương trình Visa, vùng Lãnh thổ và ngành nghề định cư của Bộ Di trú sẽ thay đổi hàng năm. Có thể trong thời điểm đăng ký học, ngành nghề này nằm trong danh sách ưu tiên. Nhưng khi ra trường, ngành này sẽ không còn được áp dụng chính sách hỗ trợ.
Có thể khẳng định, xin việc làm và định cư Úc dễ hơn rất nhiều so với những quốc gia khác. Chính phủ cũng có nhiều hỗ trợ cho sinh viên quốc tế. Sinh viên có năng lực thường được giữ lại làm việc trong các tổ chức, các công ty lớn. Họ có nhiều chính sách đãi ngộ về lương thưởng, nhà ở, chính sách an sinh xã hội… Điều này nhằm thu hút nhân tài, phục vụ cho sự phát triển của đất nước.
Để được tư vấn và hỗ trợ làm hồ sơ miễn phí, vui lòng liên hệ với chúng tôi:
Tìm Hiểu Các Loại Visa Không Định Cư Của Mỹ
Các loại visa Mỹ hay các loại thị thực Mỹ được công bố rõ ràng, giúp công dân nước ngoài muốn đến Hoa Kỳ đều hiểu rõ ý nghĩa thông qua ký hiệu của visa.
Thị thực hay visa là một loại giấy tờ thông hành mà bất cứ công dân nước ngoài nào muốn vào Hoa Kỳ đều phải xin cấp. Thị thực này được dán trên hộ chiếu của người xin cấp thị thực. Và trong thực tế có một số trường hợp được miễn thị thực Hoa Kỳ vì hội đủ các yêu cầu miễn thị thực của Chính Phủ Mỹ.
Các loại visa Mỹ không định cư
Các loại visa Mỹ không định cư
Mục đích của Chuyến đi tới Hoa Kỳ và Thị Thực Không định cư Loại Thị thựcVận động viên, nghệ sĩ, giới giải trí
P
Công dân Úc – chuyên gia
E-3
Thẻ Qua Biên giới : Mexico
BCC
Thủy thủ/phi hành đoàn (phục vụ ở nước ngoài trên tàu biển hoặc máy bay của Hoa Kỳ
D
Viên chức ngoại giao và quan chức chính phủ nước ngoài
A
Nhân viên hoặc tạp vụ nội bộ (phải đi cùng một nhân viên chính phủ nước ngoài)
B-1
Nhân viên của tổ chức quốc tế được định rõ, và NATO
G1-G5, NATO
Khách trao đổi – người giúp việc nước ngoài
J-1
Khách trao đổi – trẻ em (dưới 21 tuổi) hoặc vợ chồng của người có Thị thực loại J-1
J-2
Khách trao đổi – giáo sư, học giả, giáo viên
J-1
Khách trao đổi – văn hóa quốc tế
J, Q
Nhân viên quân sự nước ngoài đóng quân ở Hoa Kỳ
A-2, NATO1-6
Công dân nước ngoài có khả năng đặc biệt về khoa học, nghệ thuật, giáo dục, kinh doanh hoặc thể thao
O-1
Chuyên gia của Hiệp định Thương mại Tự do (FTA): Chile
H-1B1
Chuyên gia của Hiệp định Thương mại Tự do (FTA): Singapore
H-1B1
Đại diện truyền thông (truyền thông, báo chí)
I
Nhân viên luân chuyển trong nội bộ công ty
L
Khách điều trị y tế cho
B-2
Nhân viên chuyên môn của NAFTA: Mexico, Canada
TN/TD
Điều dưỡng đi tới các khu vực thiếu chuyên gia chăm sóc sức khỏe
H-1C
Nhân viên hoạt động tôn giáo
R
Nghề nghiệp trong các lĩnh vực cần kiến thức chuyên môn cao
H-1B
Học sinh – học sinh học kiến thức và ngôn ngữ
F-1
Người phụ thuộc – người phụ thuộc của cá nhân có Thị thực F-1
F-2
Người phụ thuộc – người phụ thuộc của cá nhân có Thị thực M-1
M-2
Nhân viên tạm thời – nông nghiệp thời vụ
H-2A
Nhân viên tạm thời – không thuộc lĩnh vực nông nghiệp
H-2B
Học viên tham gia chương trình đào tạo hoặc huấn luyện
H-3
Nhà đầu tư theo hiệp ước
E-2
Doanh nhân theo hiệp ước
E-1
Nạn nhân của nạn buôn người
T-1
Xin cấp mới Thị thực tại Hoa Kỳ – A, G, và NATO
A1-2, G1-4, NATO1-6
Nơi gia hạn các loại visa Mỹ tại Việt Nam
Để gia hạn visa Mỹ tại Việt Nam, bạn có thể đến Đại sứ Quán Hoa Kỳ tại Hà Nội, Việt Nam hoặc Tổng Lãnh sự Quán Hoa Kỳ tại TPHCM, Việt Nam.
Thông tin liên hệ cụ thể như sau:
Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội, Việt Nam: Tầng 2, Tháp Vườn Hồng, 170 Phố Ngọc Khánh, Hà Nội
Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam: Số 4 Đường Lê Duẩn
Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Visa Không Định Cư: Sống Và Làm Việc Tại Mỹ
Visa không định cư là gì?
Hàng năm có hàng triệu người vào Mỹ bằng các loại visa khác nhau. Có hai loại chung: visa định cư và visa không định cư. Visa không định cư là giấy tờ đi lại cho phép người nước ngoài đến Mỹ trong thời gian tạm thời. Ngược lại, một visa định cư là một loại visa hợp pháp cho phép người có visa định cư vĩnh viễn tại Mỹ. Loại visa không định cư hoặc định cư mà các ứng viên muốn có phụ thuộc vào thông tin cá nhân và lý do họ muốn đến Mỹ.
Visa du lịch
Chương trình Miễn trừ visa
Danh sách các quốc gia được miễn trừ visa
Visa theo Chương trình Sinh viên và Trao đổi, giao lưu
không định cư F-1, J-1, và M-1 cho phép cư dân nước ngoài đến Mỹ với tư cách là sinh viên và khách trao đổi, giao lưu. Những người đến Mỹ bằng visa F-1, J-1, và M-1 thường chỉ có thể ở lại Mỹ trong thời gian diễn ra chương trình. Tuy nhiên, việc gia hạn có thể được thực hiện đối với những người giữ visa này.
Visa sinh viên F-1 dành cho những người muốn vào Mỹ để học tập tại một trường cao đẳng, đại học, trung học phổ thông, hoặc viện ngôn ngữ đã được công nhận. Người có visa F-1 bắt buộc phải là sinh viên toàn thời gian với đầy đủ số học trình trong các kỳ học. Các ứng viên xin visa F-1 cũng phải chứng minh họ có điều kiện ràng buộc với nước sở tại của họ rằng sẽ quay trở về nước sau khi kết thúc chương trình. Những điều kiện ràng buộc đó có thể là có đất đai do gia đình sở hữu, triển vọng việc làm, hoặc tư cách thành viên trong một tổ chức nghề nghiệp ở nước sở tại.
Visa trao đổi, giao lưu J-1 dành cho những người tham gia vào các chương trình trao đổi văn hóa hoặc giáo dục bao gồm chương trình giảng dạy, thực tập, đào tạo, giáo sư, và giúp việc để học ngoại ngữ.
Visa M-1 dành cho những người tham gia vào các chương trình dạy nghề và phi học thuật.
Người phụ thuộc của những người có visa sinh viên và trao đổi, giao lưu được phép vào Mỹ bằng visa F-2, J-2, hoặc M-2. Người phụ thuộc có thể bao gồm vợ/chồng và con cái chưa kết hôn dưới 21 tuổi của người có visa.
Visa công tác tạm thời
Những người nước ngoài muốn làm việc tại Mỹ trong một khoảng thời gian nhất định có thể có đủ điều kiện để vào Mỹ nhờ visa công tác tạm thời không định cư. Các công ty muốn thuê lao động nước ngoài thường phải nộp đơn xin visa cho người lao động của họ. Loại visa cụ thể cho người lao động hợp lệ phụ thuộc vào tính chất công việc và mục đích của việc lưu trú.
Visa H1-B dành cho những lao động có công việc đòi hỏi kiến thức chuyên ngành cao. Loại visa H-1B dành cho nhiều loại nghề nghiệp khác nhau như: người mẫu thời trang, nhà nghiên cứu liên chính phủ, và những nhân viên dự án cùng sản xuất của Bộ Quốc phòng.
Visa O-1 dành cho các cá nhân có khả năng hoặc thành tích đặc biệt trong các lĩnh vực như nghệ thuật, khoa học, thể thao, giáo dục, kinh doanh và giải trí.
Visa O-2 dành cho người lao động đi cùng với người giữ visa O-1 cho một sự kiện việc làm cụ thể nào đó.
Visa L-1 dành cho những nhà quản lý, lãnh đạo, hoặc nhân viên có chuyên môn để chuyển từ văn phòng nước ngoài đến chi nhánh công ty của Mỹ.
Visa E-1 dành cho những lao động từ các quốc gia hiệp ước vào Mỹ để tham gia vào thương mại quốc tế. Các quốc gia hiệp ước là những quốc gia đã ký cùng Mỹ hiêp ước hàng hải hoặc thương mại.
Visa E-2 dành cho các cá nhân từ các quốc gia hiệp ước đã có những đầu tư đáng kể vào Mỹ.
Các quốc gia hiệp ước E1
Các quốc gia hiệp ước E-2
Mặc dù đơn xin có thể khác nhau tùy thuộc vào loại visa cụ thể, nhưng tất cả các ứng viên xin visa công tác tạm thời đều tuân theo cùng một quy trình chung. Các chủ thuê mướn những lao động có visa tạm thời phải có đơn làm việc không định cư I-129 được phê duyệt bởi . Các lao động tạm thời phải nộp đơn xin visa không định cư điện tử mẫu DS-160 cho hoặc lãnh sự quán Mỹ tại nơi họ thường trú. Các ứng viên tạm thời phải trải qua các buổi phỏng vấn tại đại sứ quán hoặc lãnh sự quán Mỹ gần nhất nơi họ cư trú. Vài loại visa công tác tạm thời yêu cầu chứng chỉ lao động từ Bộ Lao động để chứng minh rằng ứng viên xin visa sẽ được trả mức lương hiện thời. Mức lương hiện thời là khoản tiền mà một lao động Mỹ được thuê sẽ được trả cho cùng một vị trí. Việc lao động nước ngoài được trả lương công bằng sẽ giúp đảm bảo không một lao động Mỹ nào sẽ bị thay thế bởi lao động nước ngoài nếu được trả thấp hơn. Yêu cầu về mức lương hiện thời cũng giúp ngăn chặn việc lao động nước ngoài bị khai thác và trả lương quá thấp. Mặc dù nó dao động tùy thuộc vào loại visa cụ thể, nhưng giai đoạn đầu tiên lưu trú của những lao động có visa tạm thời thường kéo dài từ 1 đến 3 năm. Có loại visa nhất định đã được xác định thời hạn (H-1B và L-1) và có loại visa nhất định được gia hạn vô thời hạn (O-1 và E).
Bạn đang đọc nội dung bài viết Tìm Hiểu 4 Loại Visa Làm Việc Và Định Cư Tại Úc trên website Maubvietnam.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!