Đề Xuất 3/2023 # The Olympia Schools Câu Hỏi Thường Gặp # Top 3 Like | Maubvietnam.com

Đề Xuất 3/2023 # The Olympia Schools Câu Hỏi Thường Gặp # Top 3 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về The Olympia Schools Câu Hỏi Thường Gặp mới nhất trên website Maubvietnam.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Trường PTLC Olympia giảng dạy những khối lớp nào?

Hệ thống giáo dục Olympia giảng dạy 4 cấp học:

1. Tiền tiểu học Olympia (4-5 tuổi)

2. Trường cấp 1 Olympia (lớp 1- lớp 4)

3. Trường cấp 2 Olympia (lớp 5- lớp 8)

4. Trường cấp 3 Olympia (lớp 9 – lớp 12)

Đặc biệt, ngoài chương trình phổ thông Olympia, trường cấp 3 Olympia triển khai Chương trình Song bằng Quốc tế để Phụ huynh và học sinh có thêm lựa chọn cho định hướng học tập tại cấp Đại học. Bốn cấp học đều hoạt động tại khu đô thị mới Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội (cơ sở duy nhất).

Trường Olympia có phải là trường quốc tế không?

Là trường Phổ thông Liên cấp Việt Nam, chương trình giáo dục ở Olympia đảm bảo mục tiêu giáo dục theo chương trình giáo dục quốc gia Việt Nam, có sự liên thông và kết nối giữa các cấp học và đặc biệt quan tâm giữ gìn bản sắc văn hóa Việt trong thế hệ trẻ. Mục tiêu đặc thù của chương trình giáo dục ở trường Olympia là chuẩn bị cho học sinh khả năng hội nhập để tiếp tục học tập trong các môi trường giáo dục quốc tế, cũng thành công như trên các ngả đường tương lai với tinh thần học tập suốt đời. Chương trình giáo dục tiếp cận chương trình tiên tiến của các quốc gia hàng đầu thế giới về giáo dục.

Đối tượng và yêu cầu tuyển sinh của trường Olympia như thế nào?

Trường PTLC Olympia tuyển sinh tất cả các học sinh Việt Nam và nước ngoài trong độ tuổi và hoàn thành chương trình học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam.

Hạnh Kiểm: Tốt

Sức khoẻ: Tốt

Trong quá trình tuyển sinh, các bạn học sinh sẽ được phỏng vấn và kiểm tra năng lực theo các quy trình và yêu cầu riêng của nhà trường.

Quy trình tuyển sinh của trường PTLC Olympia diễn ra như thế nào?

STT Quy trình Bước Phụ huynh Học sinh

1

Tìm hiểu thông tin

Bước 1

– Tham khảo thông tin trên fanpage và website của nhà trường – Đặt lịch tham quan trường qua fanpage

Bước 2

Trực tiếp gặp gỡ – Tham gia hội thảo phụ huynh – Tư vấn cá nhân, nhận văn bản thông tin từ bộ phận tuyển sinh

2

Thực hiện bài khảo sát

Bước 3

Phụ huynh thực hiện bài khảo sát: – Chia sẻ về nguyện vọng, nhu cầu của gia đình – Những điều phụ huynh đang hiểu về Olympia – Những hiểu biết và thực hành trong việc làm cha mẹ; mức độ sẵn sàng cùng phối hợp với nhà trường trong suốt quá trình học sinh theo học

Thực hiện phỏng vấn và bài kiểm tra dự tuyển đầu vào dành cho học sinh

Bước 4

Nhận kết quả và thông báo từ nhà trường

3

Hoàn thiện thủ tục nhập học

Bước 5

Gặp gỡ với Ban giám hiệu để thống nhất về cách thức phối hợp và lộ trình học tập của học sinh

Bước 6

Hoàn thành thủ tục nhập học (ký cam kết nhập học, hoàn thành đóng phí…) Chính thức trở thành Olympians.

Chúng tôi muốn liên hệ để tìm hiểu thêm về thông tin tuyển sinh thì có thể thực hiện qua kênh nào?

Đội ngũ tư vấn tuyển sinh của từng cấp học:

Ms. Vũ Thị Thắm: 093 677 2776 (Tiền tiểu học và Cấp 1)

Ms. Nguyễn Thị Huyền Trang: 090.626.1828 (Cấp 2)

Ms. Hoàng Thanh Hảo: 090.229.8676 ( Cấp 3)

Facebook

Trang tin tuyển sinh

Thời hạn nộp hồ sơ nhập học tại trường Olympia như thế nào?

Thời gian nhận hồ sơ tuyển sinh của nhà trường cụ thể như sau:

Học kỳ 1: 1/02 đến 30/6 (riêng khối 1 nhận hồ sơ tới 30/3/2020)

Học kỳ 2: 15/10 đến 15/12

Tùy thuộc vào số lượng tuyển sinh từng khối lớp năm học, thời gian nhận hồ sơ có thể kết thúc sớm hơn dự kiến. Nhà trường có chính sách ưu tiên đối với học sinh nộp hồ sơ, tham gia thi tuyển và nhập học sớm. Quý vị phụ huynh có thể theo dõi và cập nhật thường xuyên trên Fanpage và Website của trường Olympia để nắm được thông tin đầy đủ và chính xác.

Trong quá trình học, trường có các Câu lạc bộ gì?

Trường Olympia hiện tại có khoảng 24 câu lạc bộ (CLB) cấp 1, bao gồm:

Trường Olympia hiện tại có khoảng 25 CLB cấp 2, bao gồm:

Nhóm Đội tuyển: các đội tuyển Bóng rổ (nam, nữ), đội tuyển Bóng đá (nam, nữ), đội tuyển Bóng chuyền (nữ), đội tuyển Khoa học.

Nhóm Dự án Nghệ thuật: Nhảy hiện đại.

Nhóm Câu lạc bộ Khoa học Công nghệ Kỹ thuật: CLB STEM, CLB STEM-Robotics, CLB Làm vườn.

Nhóm Câu lạc bộ Nghệ thuật, Mỹ thuật: CLB Nhảy hiện đại, CLB Mỹ thuật – Khắc gỗ, CLB Mỹ thuật – Painting, CLB nghệ thuật giấy CLB Nhiếp Ảnh.

Nhóm Câu lạc bộ Tiếng Anh: CLB Tranh biện Tiếng Anh, Kịch Tiếng Anh.

Nhóm Câu lạc bộ ngôn ngữ: CLB Tiếng Hàn; CLB đọc sách.

Nhóm Câu lạc bộ Kỹ năng sống: CLB La Bàn, CLB Võ tự vệ.

Câu lạc bộ Truyền thông – Báo chí.

Trường Olympia hiện tại có khoảng 24 CLB cấp 3, định hướng là CLB/Dự án học tập do học sinh là chủ nhiệm dự án, bao gồm:

Nhóm Câu lạc bộ/Dự án học tập do Học sinh là chủ nhiệm dự án thuộc các nhóm hoạt động đa dạng: CLB Service learning, CLB Dance club, OPC (Olympia Photography Club), CLB Connected We, CLB Kiddo club, CLB Lập trình ICT.

Đội tuyển: các đội tuyển Học sinh giỏi bộ môn (Toán, Văn, Sử), Bóng rổ (nam, nữ), đội tuyển Bóng đá (nam, nữ), đội tuyển Bóng chuyền (nữ), đội tuyển Toán học, đội tuyển Khoa học.

Dự án Nghiên cứu khoa học: Dự án NC Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội.

Dự án học tập chuyên sâu SAT, AP Economics, Dự án học tập cá nhân.

Nhóm Câu lạc bộ Khoa học Công nghệ Kỹ thuật: CLB STEM, CLB STEM-Robotics, CLB Nhà Khoa học trẻ, CLB Làm vườn.

Nhóm Câu lạc bộ Nghệ thuật, Mỹ thuật: CLB Hàn Quốc, CLB Nhảy (Dancing Club), CLB Mỹ thuật – Khắc gỗ sơn mài, CLB Mỹ thuật – Điêu khắc và nghệ thuật sắp đặt, School Band, CLB Hợp xướng; CLB Kịch tương tác.

Nhóm Câu lạc bộ Thể thao: CLB võ tự vệ, Fitness.

Nhóm Câu lạc bộ Toán học Math and Chess.

Nhóm các Câu lạc bộ khác: Trà đạo, Radio, Thời trang.

Trong quá trình học trường có hoạt động trải nghiệm gì?

Trình độ tiếng Anh của học sinh Olympia được đo bằng tiêu chí gì khi hết các lớp/cấp học? Có cần học tiếng Anh ở các trung tâm ngoại ngữ nữa không?

Trường Olympia là điểm thi chứng chỉ quốc tế do Đại học Cambridge, Vương quốc Anh tổ chức cho học sinh khi kết thúc các trình độ tương ứng. Ngoài ra, các con có thể đăng ký tham gia các kỳ thi chuẩn hóa Quốc tế do trường ĐH Cambridge tổ chức (không bắt buộc), cụ thể:

Ngoài ra, trường PTLC Olympia là một trong những địa điểm tổ chức kỳ thi SAT chính quy trên địa bàn Hà Nội. Học sinh không cần phải theo học tiếng Anh ở các trung tâm ngoại ngữ nếu không có nhu cầu thêm.

Chương trình tiếng Anh của trường có gì khác biệt?

Chương trình tiếng Anh của trường PTLC Olympia được xây dựng dựa trên cách tiếp cận Ngôn ngữ Học thuật và Tư duy (Cognitive Academic Learning Approach – CALP). Hướng tiếp cận này giúp học sinh, trong suốt chương trình học từ Cấp một đến Cấp ba, phát triển tích hợp và toàn diện 04 kỹ năng ngôn ngữ (Nghe – Nói – Đọc – Viết), thay vì chỉ tập trung vào 1-2 kỹ năng ngôn ngữ. Ngoài ra, học sinh được sử dụng các kỹ năng ngoại ngữ như một công cụ để tìm hiểu kiến thức từ nhiều lĩnh vực, xây dựng các năng lực tư duy nền tảng và năng lực học tập trọn đời. Chương trình tiếng Anh tại trường PTLC Olympia được đội ngũ chuyên môn nhà trường phối hợp với các chuyên gia giáo dục hàng đầu trong và ngoài nước thiết kế một cách hệ thống, chặt chẽ dựa trên Khung tham chiếu Châu Âu (CEFR) và Khung kỹ năng Thế kỷ 21 (Tư duy phản biện, Sáng tạo, Giao tiếp, Hợp tác). Điều này đảm bảo cam kết chuẩn đầu ra về năng lực ngoại ngữ ở tất cả các cấp học, không chỉ giúp học sinh được trang bị chắc chắn cho bất cứ một bài thi chuẩn hóa quốc tế nào (Cambridge, IELTS, TOEFL, SAT) mà còn là nền tảng vững vàng để học sinh có đủ khả năng theo học ở bất cứ môi trường học tập quốc tế nào trong tương lai. Phương pháp dạy học trong Chương trình Tiếng Anh tại Olympia liên tục được nghiên cứu và đột phá, ứng dụng các phương pháp dạy học tiên tiến và hiệu quả nhất trên thế giới, bao gồm: Dạy học truy vấn (Inquiry-Based Learning), Học sâu (Deep Learning), Học thông qua dự án (Project-Based Learning). Việc phối hợp và cân bằng giữa các phương pháp dạy học tiên tiến này cùng với một chương trình học được phát triển phù hợp với định hướng giáo dục nhà trường, khuyến khích thành công niềm yêu thích và động lực học tập cho học sinh, đồng thời giúp học sinh phát triển toàn diện về kiến thức và năng lực tư duy, bên cạnh năng lực ngôn ngữ.

Ai là Hiệu trưởng của trường PTLC Olympia?

Hiện tại, hiệu trưởng trường cấp Ba Olympia là Cô Phạm Thị Minh An. Hiệu trưởng trường cấp Hai và trường cấp Một Olympia là cô Vũ Thị Diệu Lý. Ngoài ra, trường PTLC Olympia cũng có đội ngũ các chuyên gia thuộc Hội đồng chuyên môn (HĐCM), đứng đầu HĐCM là thầy Nguyễn Văn Cường, tiến sĩ Khoa học giáo dục, ĐH Potsdam, CHLB Đức. Bên cạnh đó, mỗi cấp học đều có các thành viên Ban giám hiệu trực tiếp quản lý.

Nghỉ học các con có được hoàn trả học phí không? Hoàn tiền ăn không?

Nếu nghỉ học, nhà trường sẽ hoàn trả tiền ăn nếu gia đình thông báo nghỉ với trường đúng quy định. Tiền học phí sẽ không được hoàn lại. Quý phụ huynh có thể tìm hiểu thêm chi tiết tại: http://www.theolympiaschools.edu.vn/tuyen-sinh/q-a/

Văn phòng UCC đem lại những lợi ích gì cho học sinh và gia đình của học sinh?

Cách thức hỗ trợ từ các Chuyên viên Tâm lý học đường là gì?

Các chuyên viên tâm lý học đường sẽ đồng hành cùng thầy/cô, anh/chị và học sinh để tìm được lời giải cho vấn đề của riêng mình. Ngoài công tác sàng lọc phân hoá và tầm soát vấn đề sức khoẻ tâm thần chung của học sinh cả trường, khi đến với phòng tâm lý học đường, thầy/cô, anh/chị và học sinh hoàn toàn có thể lựa chọn các hình thức như:

Nghề nghiệp nào cũng có những nguyên tắc, vậy nguyên tắc làm việc của nghề Tâm lý học đường tại Olympia là gì?

Chúng tôi làm việc theo nguyên tắc:

Nguyên tắc số 1: Lắng nghe và tôn trọng

Lắng nghe, tôn trọng là thầy/cô, anh/chị và các con sẽ được chia sẻ bất cứ điều gì mình muốn, chúng tôi không đánh giá đúng hay sai và hoàn toàn chấp nhận, tôn trọng quan điểm của người chia sẻ.

Nguyên tắc số 2: Bảo mật thông tin

Phòng tâm lý học đường luôn tôn trọng sự riêng tư của mỗi người vì vậy chúng tôi cam kết mọi vấn đề thầy/ cô, anh/chị và học sinh chia sẻ với chúng tôi sẽ được giữ bí mật. Cụ thể:

Trong trường hợp học sinh tự mình tới phòng tư vấn, mọi vấn đề học sinh chia sẻ với nhà tư vấn sẽ được giữ bí mật.

Nguyên tắc số 3: Cung cấp giải pháp

Đến với phòng Tâm lý học đường Olympia thầy/cô, anh/chị và các con không chỉ được lắng nghe, thấu hiểu, chia sẻ mà còn được cung cấp những thông tin mới cập nhật cũng như trao đổi để tìm ra các giải pháp cho những tình huống cụ thể đang gặp phải.

Nguyên tắc số 4: Làm việc theo quy trình

Tại phòng tâm lý học đường, các dịch vụ đều được thực hiện theo quy trình năm bước khép kín, đảm bảo tính khoa học và tính bảo mật. Quy trình chung như sau:

Phỏng vấn trực tiếp người phát hiện vấn đề (phụ huynh, học sinh, giáo viên)

Gặp người cần tư vấn và mở hồ sơ tham vấn/ trị liệu

Sau 2-3 buổi gặp người cần hỗ trợ, chuyên viên tâm lý học đường lên kế hoạch tư vấn (số buổi, tần suất, những hỗ trợ cần thiết) và trao đổi với phụ huynh và giáo viên chủ nhiệm.

Đánh giá mỗi 3 buổi tư vấn và giữ liên hệ thường xuyên với phụ huynh và giáo viên (chủ nhiệm và bộ môn) đối với đối tượng tư vấn là học sinh.

Kết thúc ca, đánh giá ca và kế hoạch theo dõi tiếp theo.

Câu Hỏi Thường Gặp Của Ứng Viên

3. Ứng viên xin học bổng Thạc sỹ nghiên cứu có cần phải có giáo sư hướng dẫn khi nộp hồ sơ không? Tôi có thể tìm giáo sư hướng dẫn như thế nào?

4. Nhóm “Các công ty Việt Nam” có bao gồm các công ty nhà nước không?

5. Các cán bộ làm việc cho các dự án của Chính phủ nhưng không phải là công chức/viên chức Chính phủ có đủ điều kiện để nộp đơn xin học bổng không?

6. Nhân viên của công ty nước ngoài hoặc công ty có vốn đầu tư nước ngoài có thể nộp đơn xin học bổng không?

7. Ứng viên đã có bằng Thạc sỹ có thể nộp hồ sơ xin học bổng để lấy bằng Thạc sỹ khác không?

8. Yêu cầu tiếng Anh của vòng tuyển chọn 2020/niên khóa 2021 là gì?

9. Có thể nộp chứng chỉ IELTS /TOEFL/PTE học thuật sau khi hết hạn nộp hồ sơ không?

10. Ứng viên đã tốt nghiệp đại học ở một nước nói tiếng Anh hoặc ở trường mà ngôn ngữ giảng dạy là tiếng Anh thì có cần nộp chứng chỉ IELTS không?

11. 24 tháng kinh nghiệm làm việc phù hợp sẽ được tính như thế nào?

12. 24 tháng kinh nghiệm làm việc có nhất thiết phải cùng một cơ quan không?

13. Tôi có phải nộp gì để làm bằng chứng về kinh nghiệm làm việc?

14. Tôi nộp đơn xin học bổng và các tài liệu kèm theo như thế nào?

15. Tôi phải nộp những tài liệu kèm theo nào?

16. Cơ quan nào có thể chứng thực bảng điểm đại học của tôi?

17. Ai là người có thể ký thư giới thiệu của cơ quan nếu hiện giờ tôi không đi làm?

18. Hồ sơ xin học bổng được xét duyệt như thế nào?

19. Kết quả xét tuyển học bổng được công bố vào thời gian nào?

20. Thạc sỹ hệ tập trung và Thạc sỹ hệ nghiên cứu khác nhau như thế nào?

21. Ứng viên có thể đăng ký các khóa học liên kết nào theo chương trình Học bổng Chính phủ Australia (Australia Awards) vòng tuyển chọn năm 2020?

22. Khóa học mà ứng viên lựa chọn có cần phải trùng với ngành học tập/lĩnh vực nghiên cứu trước đây không?

23. Tôi có thể thay đổi khóa học tôi đã chọn sau khi nộp hồ sơ không?

24. Công chức nhà nước phải tuân theo những quy định và luật nào của Việt Nam về việc trở về công tác tại cơ quan cũ sau khi hoàn thành khóa học?

25. Khoá học của tôi sẽ kéo dài bao lâu?

Học bổng Chính phủ Australia (Australia Awards) nhằm phát triển tiềm năng lãnh đạo và thúc đẩy thay đổi lâu dài thông qua việc xây dựng một mạng lưới toàn cầu các cá nhân tài năng bằng cách tiếp thu các trải nghiệm giáo dục chất lượng cao tại Australia và nước ngoài.

Người nhận học bổng trở về nước với tư duy, kiến thức mới và khả năng tạo nên những thay đổi quan trọng cho nước nhà với tư cách là những nhà lãnh đạo trong lĩnh vực của mình.

Học bổng Chính phủ Australia là một cấu thành quan trọng của chương trình hỗ trợ song phương của Chính phủ Australia dành cho Việt Nam và được trao hàng năm nhằm giúp đáp ứng các nhu cầu về phát triển và nguồn nhân lực ưu tiên của Việt Nam cũng như tăng cường liên kết giữa Australia và Việt Nam.

Trong vòng tuyển chọn 2020/niên khóa 2021, các suất Học bổng Chính phủ Australia (Australia Awards) sau đại học cho bậc học Thạc sỹ sẽ được trao cho các ứng viên Việt Nam đáp ứng các tiêu chí tuyển chọn và lựa chọn ngành học ưu tiên cho Việt Nam.

Lưu ý: các khóa học ngắn hạn được cung cấp trong các hoạt động phát triển nguồn nhân lực phi học bổng do Aus4Skills quản lý.

Để biết thêm thông tin, xin vui lòng truy cập các trang web:

Department of Foreign Affairs and Trade – Australia Awards

“Formal degree” là “bằng đại học chính quy”.

Bằng tại chức và bằng chuyên tu không được coi là bằng chính quy và sẽ không được chấp nhận là bằng cấp hợp lệ để xin Học bổng Chính phủ Australia (Australia Awards). Bằng liên thông được coi là bằng chính quy nếu ứng viên đã tốt nghiệp khóa học 3 năm ở bậc cao đẳng.

Ứng viên Thạc sỹ nghiên cứu phải cung cấp bằng chứng đã liên lạc với giáo sư hướng dẫn của một trường đại học Australia tại thời điểm nộp hồ sơ.

Có, nếu bạn là nhân viên của một công ty nhà nước trung ương hoặc địa phương mà đủ điều kiện nộp hồ sơ.

Có, nếu bạn đang làm việc cho một dự án của Chính phủ ở cấp trung ương hoặc địa phương nhưng không phải là công chức/viên chức chính phủ, bạn có thể nộp đơn xin Học bổng Chính phủ Australia (Australia Awards) và phải đáp ứng những yêu cầu tương ứng đối với nhóm các cơ quan trung ương hoặc địa phương.

Không, nhân viên của các công ty nước ngoài (bao gồm chi nhánh, công ty con của công ty nước ngoài có trụ sở tại Việt Nam) hoặc các công ty có vốn đầu tư nước ngoài không đủ điều kiện nộp đơn xin học bổng.

Không. Ứng viên không được nộp hồ sơ xin học bổng cùng bậc học với bằng cấp đã có. Nếu đã có bằng Thạc sỹ hoặc sắp có bằng Thạc sỹ, ứng viên không thể xin học bằng Thạc sỹ thứ hai, dù khác ngành.

8. Yêu cầu tiếng Anh của vòng tuyển chọn 2020/niên khóa 2021 là gì?

Yêu cầu IELTS (hoặc TOEFL iBT hoặc PTE Academic tương ứng) khác nhau theo nhóm ứng viên như sau:

Ứng viên có hoàn cảnh khó khăn

Ứng viên là người khuyết tật

Ứng viên đến từ những huyện nghèo theo quy định

– Không yêu cầu điểm IELTS tại thời điểm nộp hồ sơ

– Điểm IELTS 4.5 và không có điểm thành phần dưới 3.5

– Chính quyền địa phương cấp tỉnh (trừ Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Huế và Cần Thơ

– Không yêu cầu điểm IELTS tại thời điểm nộp hồ sơ

– Điểm IELTS 4.5 và không có điểm thành phần dưới 4.0

– Cơ quan trung ương

– Chính quyền địa phương cấp thành phố: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Huế và Cần Thơ

– Trường/cơ sở giáo dục nghề nghiệp

– Nộp điểm IELTS tại thời điểm nộp hồ sơ

– Điểm IELTS 5.0 và không có điểm thành phần dưới 4.5

– Viện nghiên cứu

– Tổ chức phi chính phủ của Việt Nam

– Công ty Việt Nam

– Nộp điểm IELTS tại thời điểm nộp hồ sơ

– Điểm IELTS 5.5 và không có điểm thành phần dưới 5.0

– Trường đại học tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Huế và Cần Thơ

– Tổ chức phi chính phủ quốc tế, Tổ chức Liên Hợp Quốc, Đại sứ quán

– Nộp điểm IELTS tại thời điểm nộp hồ sơ

– Điểm IELTS 6.5 và không có điểm thành phần dưới 6.0

Chú ý: Chứng chỉ IELTS (hoặc TOEFL iBT, chứng chỉ PTE Academic) hợp lệ là chứng chỉ có ngày thi bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 năm 2019 trở đi. Xin lưu ý chứng chỉ hợp lệ phải nộp cùng hồ sơ học bổng trực tuyến muộn nhất vào ngày 30 tháng 6 năm 2020.

Không, chứng chỉ IELTS/TOEFL/ PTE Academic nộp sau khi hết hạn nộp hồ sơ vào ngày 30 tháng 6 năm 2020 sẽ được coi là không hợp lệ.

24 tháng kinh nghiệm làm việc phù hợp được tính từ ngày ghi trên bảng điểm tốt nghiệp đến ngày hết hạn nộp hồ sơ. Thời gian làm việc phải được chứng minh bằng hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng chính thức đối với công chức nhà nước.

Tất cả các ứng viên, trừ ứng viên có hoàn cảnh khó khăn, PHẢI có 24 tháng kinh nghiệm làm việc phù hợp gần nhất tại Việt Nam tại thời điểm nộp hồ sơ, bao gồm cả thời gian thử việc. Kinh nghiệm làm việc trong thời gian còn đi học sẽ không được tính.

Kinh nghiệm làm việc KHÔNG nhất thiết phải liên tục hoặc với cùng một cơ quan, nhưng vẫn phải phù hợp với ngành học tập và lĩnh vực nghiên cứu mà ứng viên lựa chọn.

Tất cả các ứng viên phải nộp bản sao công chứng hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng chính thức nếu ứng viên là công chức nhà nước cùng với hồ sơ xin học bổng để chứng minh đáp ứng đủ thời gian kinh nghiệm làm việc phù hợp. Những giấy tờ này không cần phải dịch sang Tiếng Anh.

Tất cả các ứng viên cũng phải nộp Thư giới thiệu của cơ quan (hoặc cơ quan trước đây nếu đã nghỉ việc tại thời điểm nộp hồ sơ).

Các ứng viên có hoàn cảnh khó khăn phải chứng minh có ít nhất 12 tháng kinh nghiệm làm việc phù hợp trong hợp đồng lao động và Thư giới thiệu của cơ quan.

Tất cả các ứng viên phải nộp hồ sơ trực tuyến trên trang OASIS cùng với tài liệu kèm theo muộn nhất là đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2020.

Hồ sơ xin học bổng giấy sẽ không được chấp nhận và sẽ được coi là không hợp lệ.

Bạn phải nộp toàn bộ những tài liệu được liệt kê ở phần Các tài liệu kèm theo cùng với đơn xin học bổng trực tuyến. Các hồ sơ thiếu tài iệu sẽ được coi là không hợp lệ.

Bảng điểm đại học có thể do Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Trưởng Phòng Đào tạo, Phó trưởng phòng Đào tạo hoặc cơ quan công chứng nhà nước chứng thực.

Các giấy tờ khác cần được chứng thực bởi cơ quan công chứng nhà nước.

Trong trường hợp này, Thư giới thiệu của cơ quan sẽ do người quản lý của ứng viên ở cơ quan cũ gần nhất ký và đóng dấu.

Hội đồng Tuyển chọn (JSC) bao gồm đại diện của Đại Sứ quán Australia và Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam sẽ xét duyệt Học bổng Chính phủ Australia (Australia Awards). Quy trình xét tuyển bao gồm vòng phỏng vấn đối với tất cả các ứng viên đã qua vòng sơ tuyển. Ứng viên được đánh giá trên cơ sở minh bạch và cơ hội tiếp cận công bằng dựa trên các yếu tố sau:

Kết quả học tập

Phẩm chất cá nhân và nghiệp vụ

Sự phù hợp giữa khoá học được lựa chọn với công việc hiện tại và/hoặc mục tiêu nghề nghiệp

Khả năng đóng góp cho sự phát triển của Việt Nam và thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Australia

Tố chất và tiềm năng lãnh đạo

19. Kết quả xét tuyển học bổng được công bố vào thời gian nào?

Đối với tất cả những ứng viên Học bổng Chính phủ Australia qua vòng sơ tuyển, chúng tôi dự kiến sẽ thông báo kết quả xét tuyển học bổng vào giữa tháng 10 năm 2020

Thạc sỹ hệ tập trung (Masters by coursework) là khóa học phần lớn thời gian yêu cầu học viên tham gia một số các môn học bắt buộc và lựa chọn. Thạc sỹ hệ tập trung yêu cầu học viên dự các lớp giảng dạy, lớp học nhóm và các lớp thí nghiệm nhỏ, tùy thuộc vào khóa học và trường đại học. Thạc sỹ học tập trung có thể có yêu cầu làm một luận văn hay nghiên cứu nhỏ trong vòng một học kỳ.

Thạc sỹ nghiên cứu (Masters by research) được trao sau khi học viên hoàn tất một đề tài nghiên cứu lớn, dưới sự dẫn dắt của một giáo sư hướng dẫn. Thường thì bằng Thạc sỹ nghiên cứu không yêu cầu tham gia nghe giảng hay đến lớp học tập, dù một số bằng Thạc sỹ nghiên cứu có thể có một, hai môn học bắt buộc.

22. Khóa học mà ứng viên lựa chọn có cần phải trùng với ngành học tập/lĩnh vực nghiên cứu trước đây không?

Đối với bậc Thạc sỹ, ứng viên có thể lựa chọn một khóa học tại Australia khác với ngành học trước đây, nếu khóa học này phù hợp với kinh nghiệm làm việc và mục tiêu nghề nghiệp. Trong đơn xin học bổng bạn phải chứng minh bạn sẽ sử dụng kiến thức và kỹ năng sẽ học được trong khóa học đó để thúc đẩy sự phát triển của Việt Nam sau khi bạn trở về từ Australia. Bạn cũng nên cân nhắc khả năng đáp ứng yêu cầu đầu vào của khóa học và khả năng hoàn thành khóa học.

23. Tôi có thể thay đổi khóa học tôi đã chọn sau khi nộp hồ sơ không?

Ứng viên nên chọn khóa học kỹ càng và cẩn thận ngay từ khi nộp hồ sơ để đảm bảo khóa học phù hợp với trình độ tiếng Anh của mình (hoặc cấp độ tiếng Anh có thể đạt được sau khóa đào tạo tiếng Anh và trước khi lên đường nếu cần). Điều này để giảm thiểu việc thay đổi khóa học sau khi đã nộp hồ sơ.

Ứng viên cần chọn hai khóa học cho nguyện vọng 1 và nguyện vọng 2 thuộc cùng một ngành học. Nếu chọn hai ngành học khác nhau, ứng viên sẽ được yêu cầu đổi một trong hai khóa học cho phù hợp với khóa học còn lại.

Cụ thể, khóa học nguyện vọng 2 đã được lựa chọn trong hồ sơ xin học bổng nên là khóa học có yêu cầu tiếng Anh thấp hơn khóa học nguyện vọng 1. Trong trường hợp ứng viên không đạt yêu cầu tiếng Anh đầu vào cho khóa học nguyện vọng 1, ứng viên có thể được khóa học nguyện vọng 2 chấp nhận.

Tại thời điểm nhập học, nếu người đạt học bổng có điều kiện không đạt được yêu cầu học thuật và tiếng Anh đầu vào của khóa học họ đã chọn tại một trường Đại học Australia và đã được Hội đồng Tuyển chọn phê duyệt, thì họ có thể bị rút học bổng.

Người đạt học bổng có trách nhiệm tuân thủ các thỏa thuận trong hợp đồng làm việc hoặc các thỏa thuận khác giữa người đạt học bổng và cơ quan chủ quản.

Ứng viên học bổng có điều kiện sẽ học một khóa Thạc sỹ toàn thời gian trong thời gian ngắn nhất cần thiết. Thời gian học cụ thể sẽ do trường Đại học Australia mà ứng viên đã lựa chọn và được Hội đồng tuyển chọn phê duyệt quyết định dựa vào hồ sơ của ứng viên, tuy nhiên thời gian khóa học tối đa chỉ là 2 năm.

Những Câu Hỏi Thường Gặp Về Bài Thi Ielts

1. Liệu đề thi Speaking và Writing có hỏi về các sự kiện đương thời như cuộc chiến chống lại IS hay không?

2. Có nên hỏi giám khảo trong bài thi như ví dụ sau không?

Examiner: Do you like cooking?

Student: Not really, I prefer eating in restaurants. And you?

Thí sinh không nên hỏi giám khảo những câu hỏi như trên. Giám khảo chấm thi được huấn luyện để kiểm tra khả năng sử dụng ngôn ngữ của thí sinh với hàng loạt câu hỏi đã được kiểm định trong vòng 12 tới 15 phút. Thời lượng thi sẽ được tận dụng tối đa để thí sinh thể hiện tối đa khả năng của mình. Bạn chỉ có thể hỏi lại giám khảo từ 1 tới 2 lần khi bạn không hiểu hoặc nghe không rõ câu hỏi.

3. Thí sinh có quyền yêu cầu giám khảo coi thi đưa một “cue card” khác trong bài thi IELTS Speaking Part 2 không?

Thí sinh không được quyền yêu cầu giám khảo coi thi đổi cue card khác. IELTS là hệ thống kiểm tra nhằm đánh giá khả năng ngôn ngữ của thí sinh trong môi trường đại học và làm việc. Vì vậy, thí sinh được yêu cầu có kiến thức xã hội nhất định và vốn từ vựng đủ để sử dụng. Nếu không có đủ ý tưởng cũng như từ vựng để trả lời các câu hỏi trong bài thi IELTS Speaking, bạn sẽ không đạt yêu cầu để đi du học hoặc đi làm tại các nước nói tiếng Anh.

4. Có thể sử dụng tiếng lóng như “rank” hoặc “disgusting” trong bài thi Speaking hay không?

Thí sinh không nên dùng “slang” (tiếng lóng) trong bài thi. Những từ này sẽ làm giảm tính nghiêm túc và trang trọng trong bài thi nói. Những cụm từ mà thí sinh cần sử dụng là những cụm collocation hoặc các idiom.

5. Trong bài thi IELTS Speaking, thí sinh có thể nói trộn lẫn cả 2 giọng Anh Anh và Anh Mỹ không?

Hoàn toàn được. Thí sinh có thể nói bất kỳ giọng của nước nói tiếng Anh như ngôn ngữ mẹ đẻ như Úc, Newzealnd, hoặc trộn lẫn với nhau… Điểm quan trọng là bạn chỉ cần phát âm rõ ràng, các ý tưởng mạch lạc với vốn từ vựng đa dạng.

6. Những nhận xét phổ biến giám khảo chấm thi hay sử dụng trong bài IELTS Writing là gì?

Illegible: chữ viết không đủ rõ để đọc được.

Memorised: bài essay này có vẻ như được học thuộc.

Under-length: bài viết thấp hơn 150 từ hay 250 từ.

7. Thí sinh được mang những gì và không được mang những gì vào phòng thi?

– Những vật dụng được mang vào phòng thi:

CMND/passport bản chính còn thời hạn sử dụng và đúng loại giấy tờ đã đăng ký trên đơn dự thi;

Nước lọc trong chai trong suốt.

Bút chì và tẩy (gôm) sẽ được cung cấp trong phòng thi.

– Những vật dụng KHÔNG được mang vào phòng thi:

Điện thoại di động & các thiết bị điện tử khác, đồng hồ, bóp/ ví;

Các loại viết: viết chì, viết bi/ mực, viết highlight, viết xóa các loại;

Bút bi/ mực các loại sẽ không được sử dụng trên bài thi.

Giấy nháp và các lọai giấy tờ tài liệu khác;

Thức ăn, kẹo cao su.

8. Thí sinh có thể viết chữ in không?

Có, bạn có thể viết in trong phần thi Đọc và Nghe của IELTS và cả trong phần thi Viết.

Câu Hỏi Thường Gặp Về Chương Trình Đại Học

Dành cho sinh viên nhập học kỳ thu năm 2020 (Cập nhật ngày 28/9/2020)

(Q101) Tôi sẽ nhập học vào kỳ thu năm 2020, nhưng tôi sống ở một quốc gia hoặc khu vực hiện nằm trong danh sách các khu vực bị hạn chế nhập cảnh của chính phủ Nhật Bản. Tôi có thể nhập cảnh vào Nhật Bản vào tháng 9 này không?

Nếu quốc gia hoặc khu vực mà bạn cư trú nằm trong danh sách các khu vực bị chính phủ Nhật Bản hạn chế nhập cảnh, bạn không thể nhập cảnh vào Nhật Bản cho đến khi hạn chế được dỡ bỏ và bạn đã có được thị thực du học hợp lệ. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể tham gia các lớp học và khóa định hướng trực tuyến cho kỳ thu năm 2020. Chúng tôi cũng đang có kế hoạch mở thêm một giai đoạn cung cấp Dịch vụ Hỗ trợ Đến APU vào tháng 11/2020. Sau khi quy định hạn chế nhập cảnh được dỡ bỏ đối với quốc gia hoặc khu vực mà bạn cư trú, bạn có thể nhập cảnh vào Nhật Bản và chuyển đến kí túc xá sau trong học kỳ. Hãy đảm bảo thường xuyên kiểm tra mọi thông tin được gửi đến bạn từ APU.

(Q102) Tôi đã nhận được COE từ APU. Khi nào tôi nên đến Đại sứ quán / lãnh sự quán để xin visa du học?

Nếu quốc gia hoặc khu vực bạn cư trú nằm trong danh sách các khu vực bị hạn chế nhập cảnh của chính phủ Nhật Bản:

Tính đến cuối tháng 8, chính phủ Nhật Bản vẫn chưa dỡ bỏ các hạn chế nhập cảnh, khiến sinh viên từ các khu vực được liệt kê khó có thể nhập cảnh vào Nhật Bản trong thời gian diễn ra Dịch vụ Hỗ trợ Đến APU giai đoạn tháng 9. Do đó, bạn có thể bắt đầu học kỳ mùa thu năm 2020 bằng cách tham gia các lớp học trực tuyến từ nhà của bạn và chuẩn bị đến APU trong thời gian Dịch vụ Hỗ trợ Đến APU tiếp theo (26-28/11/2020), với điều kiện là tại thời điểm đó, chính phủ Nhật Bản đã dỡ bỏ các hạn chế.

Đối với hồ sơ xin thị thực du học, nếu quốc gia hoặc khu vực mà bạn cư trú nằm trong danh sách các khu vực bị hạn chế nhập cảnh của chính phủ Nhật Bản, hồ sơ của bạn có thể không được chấp nhận ngay lập tức. Ngoài ra, ngay cả khi đơn xin thị thực sinh viên của bạn được chấp nhận, thị thực sinh viên có thể không được cấp cho đến khi hạn chế nhập cảnh được dỡ bỏ. Nếu Đại sứ quán / lãnh sự quán không chấp nhận đơn xin thị thực, vui lòng gọi cho Đại sứ quán / lãnh sự quán hàng tuần để biết khi nào họ bắt đầu tiếp nhận đơn xin thị thực trở lại. Khi họ tiếp tục xử lý thị thực, vui lòng gửi đơn của bạn. Trong thời gian chờ đợi, vui lòng liên hệ với Đại sứ quán / lãnh sự quán của bạn để hỏi về các giấy tờ bổ sung cần thiết để xin thị thực du học và chuẩn bị trước chúng để sẵn sàng nộp đơn xin thị thực.

Nếu quốc gia hoặc khu vực bạn cư trú không nằm trong danh sách các khu vực bị hạn chế nhập cảnh của chính phủ Nhật Bản:

Có thể mất hơn hai tuần để thị thực sinh viên được cấp. Nếu bạn chưa nộp đơn xin thị thực sinh viên của mình, bạn sẽ khó có thể nhận được thị thực trong giai đoạn Dịch vụ Hỗ trợ Đến APU tháng 9 (16-20/9/2020). Trong trường hợp này, bạn có thể bắt đầu học kỳ mùa thu năm 2020 bằng cách tham gia các lớp học trực tuyến tại nhà của bạn và chuẩn bị đến APU trong giai đoạn Dịch vụ Hỗ trợ Đến APU tiếp theo (26-28/11/2020).

(Q103) Tôi đã quyết định hoãn nhập học từ mùa thu năm 2020 sang mùa xuân năm 2021, nhưng tôi đã nhận được COE từ APU. Bây giờ tôi có nên xin visa du học không? Tôi có cần đăng ký COE một lần nữa để đăng ký vào kỳ xuân năm 2021 không?

Nếu quốc gia hoặc khu vực bạn cư trú không nằm trong danh sách các khu vực bị hạn chế nhập cảnh của chính phủ Nhật Bản, bạn có thể sử dụng COE mà chúng tôi đã gửi cho bạn để nộp đơn xin thị thực du học của bạn sau này. Tuy nhiên, hãy đợi đến tháng 2/2021 để nộp hồ sơ nhập cảnh vào Nhật Bản cho kỳ học tháng 4 năm 2021. Nếu vào tháng 2/2021, quốc gia hoặc khu vực bạn đang cư trú được thêm vào danh sách hạn chế nhập cảnh, vui lòng liên hệ ngay với Văn phòng Tuyển sinh (Quốc tế) tại địa chỉ applied@apu.ac.jp.

Nếu quốc gia hoặc khu vực mà bạn cư trú hiện nằm trong danh sách các khu vực bị hạn chế nhập cảnh của chính phủ Nhật Bản, nhưng hạn chế được dỡ bỏ trong tháng 9/2020, COE của bạn sẽ hết hạn trước kỳ nhập học mùa xuân năm 2021. Trong trường hợp này, vui lòng liên hệ với Văn phòng Tuyển sinh (Quốc tế) theo địa chỉ applied@apu.ac.jp, vì APU sẽ cần gửi lại COE của bạn cho Cục Nhập cư Nhật Bản để xin COE mới.

(Q104) COE mà tôi nhận được cho thấy nó có giá trị trong 3 tháng kể từ ngày phát hành. Tôi có thể sử dụng COE này để xin thị thực du học không?

Theo thông báo của Cục Nhập cư Nhật Bản vào ngày 26/6/2020, COE được cấp từ ngày 1/10/2019 đến 29/1/2021 sẽ có hiệu lực trong vòng 06 tháng kể từ ngày hạn chế nhập cảnh được dỡ bỏ hoặc cho đến ngày 30/4/2021 nếu đến lúc đó quy định hạn chế nhập cảnh không thay đổi. Do đó, bạn có thể sử dụng COE trong khoảng thời gian nêu trên để xin thị thực du học đến Nhật Bản cho học kỳ mùa thu năm 2020 hoặc học kỳ mùa xuân năm 2021.

Nếu quốc gia hoặc khu vực bạn cư trú không nằm trong danh sách các khu vực bị hạn chế nhập cảnh của chính phủ Nhật Bản, COE của bạn có giá trị đến ngày 30 tháng 4 năm 2021. Do đó, bạn có thể sử dụng COE để xin thị thực du học vào Nhật Bản cho học kỳ mùa thu năm 2020 hoặc học kỳ mùa xuân năm 2021.

Xin lưu ý rằng không giống như COE, thị thực sinh viên sẽ chỉ có hiệu lực trong 03 tháng kể từ ngày cấp và bạn cần phải nhập cảnh vào Nhật Bản khi cả COE và thị thực sinh viên của bạn còn hợp lệ.

(Q105) Tôi có cần phải xét nghiệm COVID-19 trước khi lên đường sang Nhật Bản không?

Mặc dù chưa có thông báo chính thức, nhưng một khi chính phủ Nhật Bản dỡ bỏ hạn chế nhập cảnh, rất có thể những người xin thị thực du học và dự định nhập cảnh vào Nhật Bản sẽ phải xét nghiệm COVID-19. Việc xét nghiệm phải được thực hiện trong vòng 72 giờ kể từ thời gian khởi hành từ quốc gia hoặc khu vực bạn sinh sống và phải có “Giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính”. Chính phủ Nhật Bản sẽ quy định định dạng của “Giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính”. APU sẽ cung cấp thêm thông tin về việc xét nghiệm COVID-19 trước khi khởi hành sau khi chính phủ Nhật Bản đưa ra thông báo chính thức.

(Q106) Hiện tại, chỉ có một số chuyến bay từ quốc gia hoặc khu vực cư trú của tôi đến Nhật Bản và những chuyến bay đó không đến nơi trong giai đoạn Dịch vụ Hỗ trợ Đến APU của trường. Tôi có thể đến APU ngoài giai đoạn Dịch vụ Hỗ trợ Đến APU không?

Hiện tại, những người nhập cảnh bị cấm sử dụng phương tiện giao thông công cộng để di chuyển từ sân bay đến điểm đến của họ. Ngoài ra, APU khó có thể thu xếp dịch vụ xe buýt ngoài thời gian của giai đoạn Dịch vụ Hỗ trợ Đến APU. Về nguyên tắc, điều này có nghĩa là học sinh sẽ không được phép chuyển đến kí túc xá ngoài thời gian của Dịch vụ Hỗ trợ Đến APU. Nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể cần phải chuyển đến kí túc ngoài thời gian của Dịch vụ Hỗ trợ Đến APU, vui lòng tham khảo ý kiến với Văn phòng ký túc tại ssc_bo@apu.ac.jp càng sớm càng tốt.

(Q107) Làm cách nào để đến APU nếu tôi đến một sân bay ở Nhật Bản mà không phải là Sân bay Fukuoka hoặc Sân bay Kansai?

Hiện tại, những người nhập cảnh từ bên ngoài Nhật Bản bị cấm sử dụng các phương tiện giao thông công cộng bao gồm tàu hỏa, xe buýt, taxi và các chuyến bay nội địa nối chuyến. Nếu bạn đến một sân bay ở Nhật Bản không phải là Sân bay Fukuoka hoặc Sân bay Kansai, bạn sẽ phải cách ly 14 ngày tại một khách sạn gần đó mà bạn phải tự đặt phòng. Tại sân bay, trạm kiểm dịch sẽ chỉ định dịch vụ xe buýt hoặc xe hơi mà bạn có thể sử dụng để đến khách sạn. Bạn cần chi trả mọi chi phí đi lại và ăn ở trong khoảng thời gian này. Sau 14 ngày tự cách ly, bạn sẽ có thể sử dụng Dịch vụ Hỗ trợ Đến APU tại Sân bay Fukuoka hoặc Sân bay Kansai hoặc sử dụng phương tiện giao thông công cộng để đến kí túc xá.

Xin lưu ý rằng để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19, bạn sẽ không được phép vào kí túc ngoài thời gian Dịch vụ Hỗ trợ Đến APU. Nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể cần phải chuyển đến kí túc ngoài thời gian của Dịch vụ Hỗ trợ Đến APU, vui lòng tham khảo ý kiến với Văn phòng ký túc tại ssc_bo@apu.ac.jp càng sớm càng tốt.

(Q108) Tôi sẽ nhập học vào mùa thu năm 2020. Tôi nên bay thẳng đến Nhật Bản hay bay nhiều chuyến?

Bạn có thể nhập cảnh vào Nhật Bản nếu quốc gia hoặc khu vực mà bạn hiện đang cư trú không nằm trong danh sách các khu vực bị hạn chế nhập cảnh của chính phủ Nhật Bản tại thời điểm bạn đi. Vui lòng đảm bảo chỉ đến trong thời gian diễn ra Dịch vụ Hỗ trợ Đến APU. Giai đoạn 1 của Dịch vụ Hỗ trợ Đến là từ ngày 16-20/9 và Giai đoạn 2 là từ ngày 26-28/11. Dịch vụ Hỗ trợ Đến APU chỉ được cung cấp tại Sân bay Fukuoka và Sân bay Kansai.

Nếu bạn bay thẳng đến Sân bay Fukuoka hoặc Sân bay Kansai trong thời gian Dịch vụ Hỗ trợ Đến APU, vui lòng đi xe buýt mà APU sẽ sắp xếp đi từ sân bay đến APU. Bạn không thể sử dụng phương tiện công cộng.

Nếu bạn phải quá cảnh tại một quốc gia hoặc khu vực nằm trong danh sách các khu vực bị hạn chế nhập cảnh của chính phủ Nhật Bản, hãy lưu ý rằng nếu bạn đi qua cửa khẩu và nhập cảnh vào quốc gia đó, bạn sẽ phải làm bài kiểm tra COVID-19 khi đến Sân bay Fukuoka hoặc Sân bay Kansai ở Nhật Bản. Chúng tôi đặc biệt khuyên bạn không nên đi qua cửa khẩu kiểm tra nhập cảnh hoặc nhập cảnh vào quốc gia nơi bạn quá cảnh.

Ngoài ra, Dịch vụ Hỗ trợ Đến APU sẽ không được cung cấp tại các sân bay khác ngoài Sân bay Fukuoka hoặc Sân bay Kansai, và những người nhập cảnh từ bên ngoài Nhật Bản bị cấm sử dụng phương tiện giao thông công cộng bao gồm tàu hỏa, xe buýt, taxi và các chuyến bay nội địa nối chuyến. Điều này có nghĩa là nếu bạn đến một sân bay ở Nhật Bản không phải là Sân bay Fukuoka hoặc Sân bay Kansai, bạn sẽ phải cách ly trong 14 ngày tại một khách sạn gần đó mà bạn phải tự đặt phòng. Tại sân bay, trạm kiểm dịch sẽ chỉ định dịch vụ xe buýt hoặc xe hơi mà bạn có thể sử dụng để đến khách sạn. Bạn cần chi trả mọi chi phí đi lại và ăn ở trong khoảng thời gian này.

Vì vậy, vui lòng cố gắng hết sức có thể để đặt vé máy bay đến Sân bay Fukuoka hoặc Sân bay Kansai trong thời gian Dịch vụ Hỗ trợ Đến APU. Bạn có thể đăng ký Dịch vụ Hỗ trợ Đến APU bằng cách gửi email cho Văn phòng kí túc tại ssc_bo@apu.ac.jp.

Vui lòng tham khảo email được gửi cho bạn vào ngày 7/8 để biết thêm chi tiết về Dịch vụ Hỗ trợ Đến APU.

(Q109) Tôi là người sinh viên nhập học kỳ tháng 9/2020, nhưng tôi không thể nhập cảnh vào Nhật Bản. Cho đến khi nào tôi có thể vào sống trong kí túc?

Để hỗ trợ sinh viên thích nghi với cuộc sống mới ở đây, các sinh viên đăng ký nhập học kỳ tháng 9/2020 nhập cảnh vào Nhật Bản vào tháng 11/2020 hoặc tháng 3/2021 sẽ có thể sống trong kí túc cho đến cuối tháng 8/2021.

Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy rằng một số sinh viên đăng ký nhập học kỳ tháng 9/2020 chưa thể chuyển đến ngay. Đối với những sinh viên sẽ chuyển đến sau tháng 9/2021, thời gian cư trú tại kí túc sẽ được gia hạn cho đến tháng 2/2022.

Mặc dù chúng tôi ước gì có thể gia hạn cư trú vô thời hạn cho các sinh viên, kí túc được thành lập để đảm bảo rằng các sinh viên mới nhập học có được sự hỗ trợ cần thiết để giúp họ thích nghi với cuộc sống mới tại Nhật Bản. Sau khi sinh viên làm quen với cuộc sống ở đây bằng cách học tiếng Nhật và phát triển kỹ năng sống của bản thân, họ sẽ không còn nhu cầu sống trong kí túc và sẽ chuyển đến trung tâm thành phố Beppu để nhường chỗ cho các sinh viên mới nhập học.

Dành cho sinh viên tương lai của kỳ tuyển sinh năm 2021

(Q201) Tôi không thể lấy bảng điểm học tập chính thức. Liệu tôi có thể nộp đơn không?

Có. Thay vào đó, bạn có thể tải lên bất kỳ tài liệu nào có thể được sử dụng để xác nhận năng lực học tập của mình. Ví dụ, chúng tôi sẽ chấp nhận ảnh chụp bảng điểm hoặc ảnh chụp màn hình điểm đã được công bố trên mạng của bạn ngay cả khi nó không có con dấu chính thức. Tuy nhiên, khi bạn đã được nhận vào APU, chúng tôi sẽ thông báo cho bạn về ngày bạn cần nộp lại bản sao bảng điểm chính thức. Chúng tôi sẽ cố gắng linh hoạt với những thời hạn này tùy theo tình hình của bạn, nhưng đơn đăng ký của bạn sẽ được coi là chưa hoàn thành nếu bạn không thể nộp chúng trước thời hạn cuối cùng. Xin lưu ý rằng thời hạn nộp đơn sẽ không được gia hạn nếu bạn không thể lấy và tải lên các tài liệu học tập của mình.

(Q202) Trường của tôi đã chuyển từ điểm chữ cái sang đánh giá qua môn / trượt. Điều này có ảnh hưởng đến hồ sơ đăng ký của tôi không?

Không, bạn sẽ không gặp bất lợi ngay cả khi phương pháp chấm điểm của trường bạn đã thay đổi. Xin lưu ý rằng khi chúng tôi đã nhận được đơn đăng ký của bạn, chúng tôi có thể liên hệ với bạn để biết thêm chi tiết về điểm của bạn.

(Q203) Các kỳ kiểm tra / kỳ thi chuẩn hóa để tốt nghiệp của tôi (bao gồm cả Chứng chỉ IB và GCE A Level) đã bị hủy bỏ. Liệu tôi có thể nộp đơn không?

Ngay cả khi bạn không thể tham gia kỳ thi tốt nghiệp / các kỳ thi chuẩn hóa, bạn vẫn có thể nộp hồ sơ đăng ký miễn là bạn đã hoàn thành hoặc dự kiến sẽ hoàn thành chương trình giáo dục tiêu chuẩn 12 năm tại quốc gia / khu vực bạn cư trú. Có thể có những trường hợp khác mà bạn vẫn có thể nộp đơn. Để biết chi tiết, vui lòng gửi email tới welcome@apu.ac.jp.

* Nếu bạn sẽ hoàn thành chương trình giáo dục tiêu chuẩn 11 năm, vui lòng gửi email tới welcome@apu.ac.jp trước khi đăng ký.

(Q204) Kỳ thi năng lực ngoại ngữ mà tôi dự định thi đã bị hủy bỏ. Tôi nên làm gì?

Đối với ứng viên đăng ký chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh:Bạn có thể gửi điểm của mình trong các kỳ thi trực tuyến sau đây để chứng minh trình độ tiếng Anh của mình.• IELTS Indicator • iBT® Special Home Edition • Duolingo English Test* * Nếu bạn muốn đăng ký với điểm của Duolingo English Test, bạn cũng phải nộp Mẫu đánh giá năng lực tiếng Anh. Truy cập trang Cách đăng ký của chúng tôi để biết thêm chi tiết.

Đối với ứng viên đăng ký chương trình giảng dạy bằng tiếng Nhật:Bạn có thể gửi điểm của mình trong kỳ thi trực tuyến sau để chứng minh năng lực tiếng Nhật của mình. • Bài kiểm tra thích ứng trên máy tính của Nhật Bản (J-CAT) Hãy truy cập trang Cách đăng ký của chúng tôi để biết thêm chi tiết.

(Q205) Tôi không thể lấy chứng chỉ tốt nghiệp / chứng chỉ tốt nghiệp dự kiến. Liệu tôi có thể nộp đơn đăng ký không?

Nếu bạn đã tốt nghiệp, hãy tải lên bản sao bằng tốt nghiệp của bạn hoặc một tài liệu tương tự. Nếu bạn chưa tốt nghiệp và gặp khó khăn trong việc nộp giấy chứng nhận tốt nghiệp dự kiến tại thời điểm nộp đơn, vui lòng nộp trước hạn nộp hồ sơ sau khi bạn đã được nhận vào trường.

(Q206) Tôi nên hỏi xin Thư giới thiệu từ giáo viên của mình hoặc nhờ giáo viên điền vào Mẫu Đánh giá Năng lực Ngôn ngữ của tôi như thế nào?

Vui lòng đưa giáo viên của bạn các biểu mẫu có sẵn trong hệ thống đăng ký trực tuyến để điền vào và gửi trực tiếp cho chúng tôi bằng Adobe Sign.

(Q207) Tôi không thể thanh toán phí đăng ký bằng chuyển khoản ngân hàng. Có những tùy chọn thanh toán nào khác?

Bạn cũng có thể trả phí đăng ký bằng thẻ tín dụng. Xin lưu ý rằng phí chuyển sẽ thay đổi khi thanh toán bằng thẻ tín dụng. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc thực hiện thanh toán bằng thẻ tín dụng, vui lòng gửi email tới welcome@apu.ac.jp trước thời hạn nộp đơn.

(Q208) Ngày tốt nghiệp của tôi đã bị hoãn. Tôi vẫn có thể đăng ký / ghi danh được không?

Bạn sẽ được yêu cầu nộp các tài liệu để chứng minh rằng bạn đã hoàn thành chương trình giáo dục tiêu chuẩn 12 năm tại quốc gia / khu vực nơi bạn cư trú trước ngày 31/3/2021 đối với các sinh viên nhập học kỳ tháng 4 và trước ngày 20/9/2021 đối với sinh viên nhập học kỳ tháng 9. Nếu ngày tốt nghiệp của bạn đã thay đổi và bạn sẽ không thể tốt nghiệp trước những ngày này, vui lòng liên hệ welcome@apu.ac.jp.

* Nếu bạn sẽ hoàn thành chương trình giáo dục tiêu chuẩn 11 năm, vui lòng gửi email tới welcome@apu.ac.jp trước khi đăng ký.

Đối với sinh viên nhập học trong năm 2021

(Q301) Tôi không thể thanh toán phí ghi danh bằng chuyển khoản ngân hàng. Có những tùy chọn thanh toán nào khác?

Bạn có thể thực hiện thanh toán trực tuyến bằng thẻ tín dụng thông qua Western Union GlobalPay cho sinh viên. Xin lưu ý rằng phí xử lý sẽ khác nhau tùy thuộc vào phương thức thanh toán bạn chọn trong dịch vụ này.

(Q302) Tôi không thể nhận được bằng tốt nghiệp bản gốc. Tôi nên làm gì?

Vui lòng tải lên bản sao bằng tốt nghiệp của bạn hoặc tài liệu tương tự mà bạn có lên trên Hệ thống đăng ký trực tuyến để chứng minh bạn đã tốt nghiệp. Khi bạn đã lấy được chứng chỉ gốc, vui lòng gửi chứng chỉ đó cho chúng tôi càng sớm càng tốt. Nếu bạn không thể gửi được, vui lòng gửi email tới địa chỉ applied@apu.ac.jp với thông tin sau: 1. Mã số đăng ký, 2. Họ và tên, 3. Quốc gia / khu vực cư trú, 4. Quốc tịch, 5. Lý do tại sao bạn khó có thể gửi tài liệu.

Xin lưu ý rằng bạn vẫn sẽ phải nộp chứng chỉ gốc cho APU trước ngày đăng ký.

(Q303) Tôi nên nộp hồ sơ ghi danh như thế nào (bao gồm cả hồ sơ chứng nhận đủ điều kiện)?

Bạn có thể tải lên và gửi bản sao kỹ thuật số các tài liệu của mình thông qua Hệ thống Thủ tục Ghi danh Trực tuyến. Vui lòng gửi bản gốc của các tài liệu tới Văn phòng Tuyển sinh APU ngay khi bạn có thể làm như vậy. Nếu gặp khó khăn trong việc lấy hoặc gửi tài liệu gốc của bạn trước thời hạn nộp tài liệu, vui lòng gửi email tới địa chỉ apply@apu.ac.jp kèm theo thông tin sau: 1. Mã số đăng ký, 2. Họ và Tên, 3. Quốc gia / khu vực cư trú, 4. Quốc tịch, 5. Lý do tại sao bạn không thể lấy / gửi tài liệu gốc của mình. Xin lưu ý rằng bạn vẫn sẽ được yêu cầu nộp các tài liệu gốc cho APU trước ngày nhập học.

(Q304) APU có thể thay mặt tôi đăng ký Giấy chứng nhận đủ điều kiện (COE) bằng các tài liệu tôi gửi trực tuyến không?

Về nguyên tắc, tất cả các tài liệu yêu cầu bản chính phải được gửi qua đường bưu điện. Tuy nhiên, xem xét tình hình COVID-19, chúng tôi sẽ thay mặt bạn tiến hành đăng ký COE bằng các tài liệu bạn gửi trực tuyến. Chúng tôi sẽ chỉ gửi COE cho bạn sau khi chúng tôi nhận được bản gốc các tài liệu của bạn, vì vậy vui lòng gửi chúng cho chúng tôi càng sớm càng tốt. Nếu không thể gửi hồ sơ qua đường bưu điện, vui lòng gửi email tới địa chỉ apply@apu.ac.jp với thông tin sau: 1. Mã số đăng ký, 2. Họ và tên, 3. Quốc gia / khu vực cư trú, 4. Quốc tịch, 5. Lý do tại sao bạn khó có thể gửi tài liệu.

(Q305) Tôi có thể xin visa du học Nhật Bản ngay bây giờ không?

Vui lòng liên hệ với đại sứ quán hoặc lãnh sự quán Nhật Bản tại địa phương của bạn để biết thêm chi tiết về việc liệu thị thực có được cấp hay không.

(Q306) Tôi nên chuẩn bị như thế nào để đi tới Nhật Bản?

(Q307) Tôi sống ở một quốc gia / khu vực hiện đang bị giới hạn nhập cảnh của Nhật Bản. Tôi vẫn có thể ghi danh vào APU chứ?

Có. Những ứng viên nhập học vào kỳ tháng 4 / tháng 9 năm 2020 đã có thể đăng ký và tham gia các lớp học trực tuyến từ bên ngoài Nhật Bản. Tương tự, sinh viên được nhận vào kỳ nhập học tháng 4 / tháng 9 năm 2021 cũng sẽ có thể đăng ký vào APU bằng cách tham gia các lớp học trực tuyến ngay cả khi họ không thể nhập cảnh vào Nhật Bản. Thông tin chi tiết sẽ được công bố sau khi theo dõi tình hình COVID-19 mới nhất và các hướng dẫn do chính phủ Nhật Bản ban hành.

(Q308) Tôi có thể thay đổi kỳ nhập học của mình không?

Chúng tôi sẽ chấp nhận yêu cầu hoãn nhập học của bạn do COVID-19 theo từng trường hợp (ví dụ: vì bạn không thể nhập cảnh Nhật Bản do hạn chế đi lại). Bạn sẽ có thể yêu cầu hoãn tối đa 2 học kỳ. Để yêu cầu hoãn lại, vui lòng gửi email tới địa chỉ applied@apu.ac.jp với thông tin sau: 1. Mã số đăng ký, 2. Họ và tên, 3. Quốc gia / khu vực cư trú, 4. Quốc tịch, 5. Đề nghị hoãn nhập học, 6. Lý do tại sao bạn muốn hoãn nhập học. Để đủ điều kiện hoãn nhập học, bạn phải hoàn thành cả hai khoản thanh toán Phí Ghi danh 1 và Phí Ghi danh 2 trước thời hạn thanh toán. Xin lưu ý rằng tùy thuộc vào từng trường hợp, yêu cầu hoãn lại của bạn có thể không được chấp nhận.

Các câu hỏi khác (Cập nhật ngày 28/9/2020)

(Q401) Với tư cách là sinh viên nhập học kỳ tháng 4 / tháng 9 năm 2020, tôi dự định vào kí túc trong thời gian Hỗ trợ Đến APU vào tháng 11. Từ tháng nào tôi sẽ bắt đầu phải trả tiền thuê nhà?

Bạn sẽ không bị tính tiền thuê trước khi chuyển đến kí túc. Đối với những người sẽ đến APU trong thời gian Hỗ trợ Đến APU vào tháng 11, việc thanh toán tiền thuê nhà sẽ bắt đầu từ tháng 12. Ngoài ra, tiền thuê nhà trong 2 tháng đầu tiên (đối với sinh viên nhập học tháng 4) hoặc 1,5 tháng đầu (đối với sinh viên nhập học tháng 9) sẽ được chi trả bằng khoản thanh toán phí ghi danh của bạn. Do đó, những người nhập học tháng 4 sẽ được yêu cầu thanh toán bắt đầu từ tháng 2, trong khi những người nhập học tháng 9 sẽ phải thanh toán từ giữa tháng 1.

(Q402) Tôi nghe nói rằng tôi sẽ cần phải cách ly trong 2 tuần sau khi nhập cảnh vào Nhật Bản. Tôi có thể cách ly trong kí túc không?

Hiện tại, những người nhập cảnh vào Nhật Bản phải xét nghiệm COVID-19 trước khi rời khỏi đất nước của họ và khi nhập cảnh vào Nhật Bản. Những sinh viên nhập học có kết quả âm tính sẽ được cách ly trong kí túc. Xin lưu ý rằng kế hoạch này có thể thay đổi về sau.

(Q403) Tôi đã nhập học vào tháng 4 năm 2020 nhưng vẫn chưa thể nhập cảnh vào Nhật Bản. Cho đến khi nào tôi có thể vào sống trong kí túc?

Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy rằng một số sinh viên đăng ký nhập học kỳ tháng 4/2020 chưa thể chuyển đến ngay. Đối với những sinh viên sẽ chuyển đến sau tháng 3/2021, thời gian cư trú tại kí túc sẽ được gia hạn cho đến tháng 8/2021.

Mặc dù chúng tôi ước gì có thể gia hạn cư trú vô thời hạn cho các sinh viên, kí túc được thành lập để đảm bảo rằng các sinh viên mới nhập học có được sự hỗ trợ cần thiết để giúp họ thích nghi với cuộc sống mới tại Nhật Bản. Sau khi sinh viên làm quen với cuộc sống ở đây bằng cách học tiếng Nhật và phát triển kỹ năng sống của bản thân, họ sẽ không còn nhu cầu sống trong kí túc và sẽ chuyển đến trung tâm thành phố Beppu để nhường chỗ cho các sinh viên mới nhập học.

(Q404) APU phản ứng như thế nào với COVID-19, chẳng hạn như có chương trình hỗ trợ sinh viên nào không?

Vui lòng kiểm tra trang chủ của APU để biết thông tin chi tiết và các thông báo mới nhất.

Bạn đang đọc nội dung bài viết The Olympia Schools Câu Hỏi Thường Gặp trên website Maubvietnam.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!