Đề Xuất 6/2023 # Tâm Sự Của Nữ Du Học Sinh # Top 8 Like | Maubvietnam.com

Đề Xuất 6/2023 # Tâm Sự Của Nữ Du Học Sinh # Top 8 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Tâm Sự Của Nữ Du Học Sinh mới nhất trên website Maubvietnam.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Ở nhà là một đứa đi xe máy xa cũng cảm thấy lo lắng, du học là một đứa đã thoăn thoắt các thủ tục ở sân bay.

Ở nhà là một đứa ko tin có thể một mình đi xa nhà mấy trăm cây số, du học là một đứa nghĩ rằng chỉ cần có tiền và visa thì đi đâu nó cũng dám đi.

Ở nhà đi chơi đến 10 giờ đêm là mẹ gọi điện liên tục nhắc về, lạc đường một tí là cuống cuồng gọi trợ giúp. Du học có những hôm hai giờ sáng còn lang thang ở một trạm tàu điện nào đó tìm đường về, nhìn bản đồ, hỏi đường bằng tiếng Anh, tiếng bản xứ của họ, rồi ngôn ngữ bằng tay chân hồi lâu thì cũng về đến nhà nguyên vẹn. Không có trợ giúp mới biết mình có thể làm được những gì khi không thể có trợ giúp.

Ở nhà là đau bụng, đau răng, đau đầu cũng gọi điện cho mẹ, đến bữa nằm trên phòng mè nheo bố nấu cháo. Xa nhà là cả tuần Tết tự nấu cháo ăn vì đau răng, người mệt lử, đau ko muốn mở mắt vẫn cố bò dậy một mình đến bệnh viện. Mắt nhìn bác sỹ, tay múa máy, đầu cố gắng nhớ từ thuốc kháng sinh với nhiễm trùng bằng tiếng Anh và cũng chả còn thời gian mà đau với tủi thân. Tối online skype nhìn mẹ mắt cay xè mà miệng vẫn cười toe toét huyên thuyên đủ thứ “con khỏe lắm ko sao đâu mẹ ạ, dịch vụ tốt lắm, con được phát thuốc miễn phí, con học được từ mới đấy…”

Ở nhà là đi thi IELTS kiểm tra tiếng Anh 3 tiếng nghĩ không khác gì vừa vượt được cửa ải vũ môn. Sang đây một bài thi kiểm tra giữa kỳ cũng ba tiếng, nhưng ngoài tiếng Anh ra còn cả bài tập và lý thuyết của quyển kinh tế vi mô 700 trang. Thời gian học và ôn chỉ có 2 tháng cho một môn thi. Lịch thi cho từ đầu kỳ và không sai một phút, đến ngày giờ là ngồi vào phòng với giáo viên, trợ lý giáo viên và quay cuồng với đề thi hai trang giấy.

Ở nhà là ngẩng cao đầu vì nhà đẹp xe đẹp. Du học nhận ra những thứ đó là của bố mẹ, không phải của ta.

Ở nhà là có những lúc sung sướng vì chỗ làm đẹp, váy áo đẹp, nhưng trong lòng ta là thứ cảm giác trống rỗng, trong đầu là sự phụ thuộc tự ti đến yếu đuối, và trong trái tim ta nhức nhối “Ta đang sống không lý tưởng cũng chả có đam mê…”. Còn du học, là tự thuê được cái phòng bằng phòng riêng ở nhà mà mặt rạng ngời như vừa xây được dinh thự, mua được cái tủ lạnh mà tự hào hơn cái xe mô tô mẹ mua cho, sống trơ trọi giữa thủ đô nước bạn và bất ngờ thấy ta tự tin hơn từng ngày…

Ở nhà thấy bạn thân xa mình một chút là giận, du học biết rằng cần phải quen với sự chia tay. Cuộc đời là một chuyến tàu, bến đỗ này ta gặp tình yêu, bến đỗ khác gặp u buồn, nhưng với những người không cùng điểm đến với ta thì chia tay là điều tất yếu. Có những người bạn ta chỉ gặp một lần duy nhất trong cuộc đời, nhưng nhờ có họ mà ta hiểu thế giới hơn. Kỷ niệm đẹp và những gì ta học được sẽ là hành trang của ta trên con đường phía trước.

Ở nhà là có những lúc tự ti nghĩ mình chẳng bằng ai, du học lại là ý nghĩ: ai cũng như ai, mọi châu lục, màu da, quốc tịch… tất cả chỉ khác nhau ở sự cố gắng.

Ở nhà trách mình mơ mộng không thực tế, du học luôn nhắc mình phải sống khát khao hơn.

Ở nhà là tìm kiếm cảm xúc để viết, du học là có những cảm xúc nhưng phải lờ nó đi, không dám viết ra vì sợ mình lại yếu lòng.

Và du học là biết bên ngoài khác với những gì 23 năm mình đã nhìn thấy, tầm mắt được mở rộng hơn để biết rằng mình có nhiều con đường, nhiều lựa chọn trong cuộc sống, để biết rằng thế giới rộng lớn và đôi chân là để bước đi…

Và đúng như ai đó nói: du học là tự hào, tự hào thấy mình đang lớn, thấy mình đang đổi thay, khao khát một ngày đem đến điều gì đó tốt đẹp hơn cho cuộc đời, như cuộc đời đã dành quá nhiều điều tốt đẹp cho ta…

Tâm Sự Xúc Động Của Nữ Du Học Sinh Ngày Đầu Xa Nhà

Hoàng Thị Khuyên, cô gái quê huyện Nghi Lộc (Nghệ An), sáu năm trước, khi vừa tròn 18 tuổi thì sang Nhật du học. Những ngày đầu tại đất nước mặt trời mọc là ký ức không thể quên, cả về nỗi nhớ nhà hằng đêm luôn day dứt lẫn ý chí thích nghi, hòa nhập và chủ động với môi trường mới: hoang mang và dữ dội!

Pháp Luật chúng tôi xin lược trích những tâm sự, đồng thời như lời nhắn xúc động của Khuyên gửi tới các bạn trẻ sẽ hoặc đang trải nghiệm cuộc sống du học.

“Vậy là đã tròn một tháng kể từ ngày xa gia đình, xa bạn bè, xa những người thân để đến một nơi hoàn toàn xa lạ. Một tháng sống và học tập trên đất nước Mặt Trời Mọc cho nó (Khuyên – PV) hiểu ra thế nào là Du học…

Một tháng thôi nhưng với nó là khoảng thời gian dài hơn bao giờ hết, lần đầu tiên xa nhà đến một nơi xa xa xôi thật sự là không dễ dàng gì. Nó tự đặt cho mình câu hỏi du học với nó là gì rồi tự trả lời: Du học có nghĩa là đi học ở rất xa, là đi học ở rất rất xa…

Và rồi mỗi sáng thức dậy là hiện lên của sự cô đơn trống trải. Sáng đi học, chiều đi làm thêm, rồi cứ thế mỗi ngày trôi qua lặp đi lặp lại như 1 vòng xoay không thể thay đổi.

Sau một ngày đi học, đi làm… mệt mỏi chân tay như muốn rời ra. Về tới nơi ở là chui vào bếp tự nấu những món ăn với những thứ gia vị thật “cổ quái”.

Tự nấu rồi tự mình thưởng thức tác phẩm của mình sao cảm giác nhớ nhà, nhớ những món ăn mẹ nấu, nhớ những hương vị Việt Nam đã in vào tâm trí nó từ nhỏ?

Nhớ và nhớ… Có ai đã ngồi ăn cơm chan nước mắt, và thực đơn là những kỷ niệm quê nhà? Có ai thèm một bữa ăn gia đình, thèm cái cảm giác quây quần bên mâm cơm rồi chỉ biết tự an ủi mình: Cố lên mày, muốn thành công thì phải có cái giá của nó. Ăn để mà sống, để mà thực hiện hoài bão ước mơ của mày, cố lên mày?.

Du học là những giọt nước mắt chảy dài khi thấy hình mẹ trên điện thoại nhỏ xíu hỏi con bên đó ra sao học hành thế nào, cuộc sống tốt chứ ?… Lúc ấy, gắng mấp máy môi trả lời mà như chực nấc nghẹn, con sống tốt lắm bố mẹ đừng lo.

Phải nói để bố mẹ yên tâm vậy, vì nó biết ở nhà sau lưng bố mẹ đang phải vật lộn với những núi đá nặng trịch của cuộc đời. Nó biết nó phải làm, nó phải vững vàng lên vì nó là kì vọng là niềm tự hào của bố mẹ. Muốn khóc cũng không được khóc vì nó phải mạnh mẽ .

Du học,… lớn nhất là phải hi sinh tình cảm, tình yêu và nó biết nó biết nó đang nghĩ tới ai.

Du học là từng sáng mai thức giấc với những cơn gió thổi lạnh tê tái lòng người. Cố bò dậy lê lết khoác ba lô đi học, hai con mắt díp lại không thể mở ra vì thức khuya, vội vàng cầm ổ bánh mỳ vừa đạp xe vừa ăn.

Du học là đối chọi với những cơn mưa lạnh tới tấp tạt vào mặt nó. Nó chỉ biết đạp xe đạp trước những cơn gió lớn thổi như muốn cướp đi chiếc xe đạp nhỏ nhắn. Nó chỉ biết cầm chắc ghi đông “cố lên mày không gì có thể quật ngã mày được”. Tự nhủ thế rồi gắng đạp xe tới công ty, mọi người xuýt xoa bên những lò sưởi thấy nó mặc áo cộc mặt lấm tấm mồ hôi hỏi nó không lạnh sao rồi nó chỉ cười và nói: Không lạnh, ở Việt Nam còn lạnh hơn nhiều.

Rồi nó bắt đầu vào công việc ớ một nơi mà nó phải nói chuyện bằng một thứ ngôn ngữ mà bên Việt Nam mới được trang bị cơ bản. Khi không hiểu, chỉ biết cười rồi nó tự nghĩ nó phải quyết tâm để học thật tốt để nói chuyện được với họ vì nó thấy họ thật tốt bụng hiền lành, ngày nào nó cũng được các bà (người ở chỗ làm- PV) cho kẹo, cho hoa quả.

Đó là niềm vui đầu tiên của nó khi sống học tập và làm việc trên đất nước Nhật Bản này.

Du học có nghĩa là tự hào. Tự hào thấy mình thay đổi, tự hào thấy mình đang lớn, tự hào vì mình được yêu thương…

Du học sướng????… Và có ai hiểu chăng nỗi lòng của những người xa quê để HỌC…..

Cô gái có những dòng tâm sự xúc động 6 năm trước này hiện đã tốt nghiệp và làm việc trong lĩnh vực thực phẩm bên Nhật. Nói về những ngày tháng đã qua, Khuyên cho biết dù vất vả nhưng đó là một phần rất quan trọng của cuộc đời mình. “Vì nó rèn giũa nghị lực, bản lĩnh sống của em rất nhiều.

Một năm em về thăm nhà khoảng hai lần, lần nào về cũng thương bố thương mẹ vì thời gian khiến tóc bố bạc nhiều và lưng mẹ có dấu hiệu xoay trở khó khăn của tuổi già. Khi chia tay ra đi thì sự lưu luyến, nỗi nhớ dữ dội không thể nói được…” – Khuyên bỏ lửng lời chia sẻ…

Tâm Sự Của Một Du Học Sinh Canada

tâm sự của du học sinh canada. ✅Gửi các bạn bài viết của bạn có facebook Nam Hải Ng được đăng trên group “Tâm sự du học sinh Canada”.✅ Bài viết rất thú vị, viết về những trải nghiệm của bạn sau 1 năm du học tại Canada.

Tâm sự của một du học sinh Canada

TRÒN MỘT NĂM TẠI CANADA

Hi mọi người, hôm nay mình muốn chia sẻ về khoảng thời gian 1 năm của mình tại Canada.

Mình tới Canada vào cuối tháng 8/2016, tại Vancouver. Mình đi theo diện CES nên hồ sơ thủ tục làm rất nhanh chóng. Lúc sắp đi thì cũng chả nhớ là vui hay buồn, bạn bè thì sau khi thi ĐH mỗi đứa 1 trường, mình lại nôn ra sống nước ngoài nên thành ra nhiều cảm xúc đan xen lẫn nhau. Hôm mà ba má chở ra phi trường thì cũng chẳng biết nói gì, ba mình thì cứ kiểu “Mày đi cho lẹ để tao về ngủ” còn mẹ mình thì chụp hình mình chắc được khoảng 2 cuốn album.

Sau đó thì chia tay, vô hải quan.

(Nguồn: facebook Nam Hảii Ng từ group “Tâm sự du học sinh Canada”)

Tâm sự của du học sinhCanada 2019 -Đi du học chưa bao giờ là dễ dàng.

Khi bản thân bạn muốn bỏ cuộc bạn hãy nhớ lại lý do vì sao bạn lại quyết định đi du học, bạn chọn đất nước Canada này.

“Vạn sự khởi đầu nan” tôi tin rằng tất cả những khó khăn ban đầu rồi sẽ qua thôi” tâm sự của Hằng – một du học sinh Việt Nam tại Canada.

Thành phố Montréal là thành phố lớn nhất của tính bang Québec, thành phố đông dân thứ nhì của Canada và được mệnh danh là “Thành phố văn hóa” vì nơi đây tập trung rất nhiều trường đại học nổi tiếng.

Khi tôi đặt chân đến đất nước lá phong đỏ – Canada là vào mùa thu, phố phường tràn ngập lá phong rơi.

Khoảng thời gian đầu tiên qua đây, thay đổi múi giờ, văn hóa, ngôn ngữ, mối quan hệ, chỗ ở, học tập… Việc nhanh chóng thích nghi như muốn vắt kiệt sức của tôi. Tôi đã từng lén trốn trong phòng mà khóc, nghĩ rằng mình thật đúng là đang tự đày đọa bản thân, rời bỏ người thân và bạn bè để đi đến một nơi hoàn toàn xa lạ.

Nhưng khi nghĩ đến lý do vì sao mình lại qua Canada, lại chọn đi du học thì tôi vẫn luôn tự nhủ với mình rằng “Vạn sự khởi đầu nan”.

Về chỗ ở, khi đi du học tại Canada bạn không cần phải lo lắng về vấn đề chỗ ở vì đa số các trường đại học ở Canada đều có ký túc xá dành cho sinh viên. Ở đây trang bị nhiều thiết bị hiện đại, phòng ốc thoáng mát, đầy đủ tiện nghi cũng như tiết kiệm được chi phí.

Sau khoảng ba tháng, tôi quen được khá nhiều bạn du học sinh Việt Nam cũng như nước ngoài, dần dần quen được với cuộc sống ở bên này. Khi không có tiết học, tôi thường đi dạo vòng quanh Montreal với bạn cùng phòng, cùng nhau đi trượt tuyết, tham gia các buổi giao lưu văn hóa mùa xuân với bạn bè nước ngoài. Điều này giúp tôi có thêm nhiều trải nghiệm trong cuộc sống.

Vào những buổi học đầu tiên, tôi cũng giống như các bạn Việt Nam vừa mới qua đây e ngại, rụt rè và chỉ ngồi vào một góc chả bù lại với các bạn sinh viên khác rất năng động. Nhưng nhờ vào sự giúp đỡ của các bạn, chỉ sau hai tuần tôi đã quen dần với phương pháp học tập nơi đây. Tôi trở nên chủ động hơn, tích cực tham gia vào bài giảng, biết đứng lên nói ra quan điểm của mình, đưa ra câu hỏi nếu cảm thấy chưa hiểu rõ vấn đề.

Còn về phương tiện đi lại ở Canada vô cùng tiện lợi. Nơi đây lúc nào cũng có bus và skytrain, chỉ cần có 1 bản lịch trình xe chạy qua các tuyến đường là bạn có thể thoải mái di chuyển trong thành phố. Khi bị lạc bạn có thể hỏi những người dân bản địa, họ sẽ vui vẻ giúp đỡ hoặc bạn có thể lấy bản đồ ở các trạm skytrain cũng như trong thư viện.

Những trang phục ấm áp là điều rất cần thiết cho chúng ta: đội mũ che kín đầu, găng tay, mang boots cao, quấn khăng choàng cổ để tránh các bệnh về hô hấp. Bạn cũng đừng quá lo lắng về các trang phục chống rét lỉnh kỉnh trên người vì các trường học ở đây đền có một ngăn tủ đựng đồ, trước khi vào lớp học, bạn có thể bỏ áo choàng, găng tay, khăn vào đây vì lớp học cũng có lò sưởi. Bạn không nên mang quá nhiều áo rét từ Việt Nam sang vì quần áo rét được bán với giá phải chăng và mẫu mã khá đẹp ở đây.

Thông thường các bạn có thể mua thực phẩm tại các hệ thống siêu thị hoặc tại chợ về nấu ăn để tiết kiêm chi phí. Bạn có thể tìm thấy mọi thứ, từ gạo, nước mắm, chả giò gia vị, rau thơm, các loại cá… nhập khẩu từ trong nước, kể cả các loại thức ăn nấu sẵn như canh chua, cá lóc, cá kho tộ. Bạn có thể dễ dàng mua được những thực phẩm cần thiết tại Granville Island Market, T&T, Osaka,… Nếu nhớ gia đình, thèm hương vị cơm Việt Nam thì bạn có thể đến khu ChinaTown.

Một trong những nơi tôi thích nhất là cầu dành cho người đi bộ lớn nhất trên thế giới nằm tại thành phố Vancouver. Tôi đã đến đó vào dịp hè đầu tiên của mình. Tôi không sao quên được cảnh tượng tuyệt đẹp đó.

Qua đây gần một năm, tôi đã yêu cuộc sống, yêu con người, yêu phố phường tràn đầy lá phong rụng, yêu cái lạnh của mùa đông nơi đây. Tôi đã biết đi tìm việc làm thêm vào cuối tuần hoặc các kỳ nghỉ lễ, tham gia vào các hoạt động ngoại khóa của trường. Canada thật sự đã thay đổi bản thân tôi hoàn toàn.

Khi còn ở Việt Nam tôi được gia đình yêu thương bảo bọc, qua đây, tôi đã học được cách sống tự lập, tự chăm sóc cho bản thân mình.

Đọc nhiều tuần qua:

Tâm Sự Của Một Du Học Sinh Tại Nhật Bản

Du học Nhật Bản Thanh Giang và cái vòng kiếm tiền, trả nợ rồi lại kiếm tiền.

Những công ty tư vấn du học Nhật Bản ở Việt Nam đến thời điểm hiện tại mọc lên như nấm sau mưa. Chưa bao giờ người ta thấy đi du học Nhật Bản lại dễ dàng như thế. Viễn cảnh về một tương lai tươi sáng, màu hồng được các công ty tư vấn vẽ ra khi học sinh muốn đi du học Nhật Bản, nhưng sự thật đằng sau viễn cảnh ấy là gì? Mình là một du học sinh tại Nhật, lại làm trong trường senmon và có giới thiệu việc cho các bạn hơn ai hết mình hiểu rất rõ cuộc sống, những điều được và mất của những du học sinh đang sinh sống tại đất nước mặt trời mọc.

Nhật Bản là một đất nước có nền kinh tế phát triển, nền văn hoá lâu đời đặc sắc nhưng cũng không kém phần hiện đại với nền công nghiệp truyện tranh, anime, thời trang, phim ảnh không bi nhoè lẫn với bất cứ quốc gia nào ..Tại đất nước này bạn sẽ thấy giao thông, siêu thị, nhà hàng, các dịch vụ công cộng rất tiện lợi. Cách đối xử giữa con người văn minh, môi trường sống trong sạch và lành mạnh. Thực sự Nhật Bản là một quốc gia rất đáng sống, rất đáng để học tập và làm việc.

Nếu như trước kia, hầu hết các bạn du học sinh sang Nhật theo dạng quốc phí (nhận được học bổng từ chính phủ hoặc các cơ quan tổ chức của Nhật Bản) và số lượng không nhiều thì hiện nay giấc mơ được một lần đặt chân lên xứ sở hoa anh đào không còn quá xa lạ với các bạn học sinh Việt Nam nữa. Đối với du học sinh quốc phí, được nhận một số tiền nhất định hàng tháng, không nhất thiết phải đi làm thêm, được học trong những trường đại học tốt của Nhật thì thực sự họ sẽ có những trải nghiệm rất thú vị. Có thời gian học tập để nâng cao kiến thức chuyên ngành và tiếng nhật, hơn thế được tìm hiểu văn hoá với các hoạt động như đi tham quan các khu lịch sử, được một lần ngồi trong chùa uống trà đạo, mặc bộ kimono truyền thống hay đi xem sumo, xem kabuki, kịch Nô, có cơ hội giao lưu, làm quen với bạn bè quốc tế và Nhật Bản.

Nhưng ngược lại những du học sinh tự túc thì cuộc sống thực sự vất vả hơn rất nhiều. Hầu hết số học sinh sang Nhật du học tuổi đời còn khá trẻ, họ mang trên mình ước vọng đổi đời của bố mẹ và mong muốn kiếm tiền của bản thân. Không có quá nhiều người sang với mục đích học tiếng nhật và học nâng cao kiến thức chuyên ngành. Ở Việt Nam họ sẽ học một khoá tiếng nhật khoảng 6 tháng trước khi nhận được tư cách nhập học từ trường tiếng Nhật. Tiếng nhật là một trong những ngôn ngữ khó trên thế giới, với khoảng thời gian ngắn ngủi như thế chắc hẳn khi sang Nhật, du học sinh sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Việc làm quen với môi trường mới,ở một đất nước xa lạ, với những người không quen biết, khác biệt về văn hoá, chỉ có tiếng nhật là kênh giao tiếp và liên hệ duy nhất, nếu tiếng Nhật không giỏi việc gặp khó khăn là điều hiển nhiên. Mặc dù các bạn được học tiếng Nhật ở tiếng trường tiếng Nhật một tuần 5 buổi nhưng rất nhiều bạn coi giờ học tiếng nhật là khoảng thời gian tuyệt vời để chợp mắt, tạm quên di mệt mỏi, tạm lãng quên đi những trăn trở suy tư.

Sự thật thì du học sinh việt Nam có rất nhiều bạn thông minh, có khả năng học tiếng nhật tốt nhưng như đã nói ở trên, để có thể sang Nhật các bạn phải mất một chi phí rất lớn cho trung tâm làm hồ sơ du học và hơn hết là trả học phí cho trường tiếng nhật. Tất cả chi phí học tập dao động trong khoảng 250 triệu đến 300 triệu, một số ít gia đình có điều kiện thì số tiền này không quá lớn, nhưng phần đông là gia đình phải đi vay cho con đi du học, thậm chí vay ngân hàng 100% số chi phí kể trên. Với một số tiền lớn như vậy, du học sinh khi sang Nhật sẽ nghĩ đến chuyện đi làm thêm để trả số tiền đó cho bố mẹ, cho ngân hàng. Nhưng quy định của Nhật Bản chỉ cho phép du học sinh làm 28 tiếng một tuần, nếu quá thời gian trên thì có thể bị trục xuất về nước. Với thời gian trên, du học sinh chỉ có thể kiếm được số tiền đủ để chi tiêu sinh hoạt còn tiền đóng học phí những kì tiếp theo đó, tiền nhà cửa, tiền trả số nợ ban đầu khi làm hồ sơ du học, hoàn toàn không thể đủ. Các bạn buộc phải làm nhiều hơn số giờ trên, làm đêm làm ngày, làm đủ các công việc, ngày chỉ ngủ 2, 3 tiếng, có bạn làm thông mấy ngày không được chợp mắt..Tiếng Nhật không tốt không thể kiếm được những việc lương cao, chủ yếu các bạn làm trong các công trường, xưởng rau, xưởng cơm hộp..ít có thời gian luyện tập tiếng Nhật, lên lớp là lúc các bạn đã quá mệt mỏi, không thể tập trung học hành..Sự cùng quẫn dẫn đến một số bạn phải trộm cắp, trốn vé đi tàu..Hình ảnh người Việt Nam trong mắt người Nhật cũng trở nên xấu xí, một số nơi người Nhật không tuyển làm thêm nếu biết đó là người Việt Nam.

Giấc ngủ đến chập chờn, cái lạnh khi đi làm trong mưa tuyết, sự nóng nực đạp xe giữa trời nắng chói chang khiến đôi vai các bạn chùng xuống..Giọt nước mắt khẽ rơi khi nhớ về cha mẹ, khi bất chợt ngửi thấy mùi nhang trầm trong ngày đầu năm mới mà không thể về nhà..Đâu đó vang lên giai điệu trầm buồn “con biết xuân này mẹ chờ e mong..tiếng pháo giao thừa rộn ràng nơi nơi..”

Nhưng không phải tất cả đều là một màu đen tối, đều trầm buồn, đều là những bữa cơm chan đầy nước mắt? Sự thực thì cuộc sống nơi đất nước xa lạ cũng cho du học sinh nhiều bài học quý báu mà nếu ở Việt Nam chưa chắc các bạn đã có được. Sự khổ cực rèn luyện sự chịu đựng dẻo dai, trưởng thành và chủ động trong cuộc sống. Có rất nhiều bạn vẫn sắp xếp thời gian hợp lý giữa đi làm thêm và việc học tiếng nhật. Các bạn tranh thủ học trên lớp, giao tiếp với thầy cô, với người nhật tại nơi làm thêm. Sau khoảng thời gian học tiếng nhật các bạn có thể giao tiếp khá tốt và thi vào những trường đại học tốt ở Nhật, có cơ hội nhận được học bổng để tập trung nhiều hơn vào việc học tập, nghiên cứu.

Vấn đề quan trọng là phải xác định được mục tiêu thực sự của mình. Khi làm hồ sơ sang các trường tiếng nhật nên tìm hiểu thật kỹ thông tin và thủ tục để giảm tối thiểu chi phí làm hồ sơ, hơn thế học chăm chỉ tiếng nhật ở Việt Nam để có thể học tập và hoà nhập nhanh khi sang Nhật. Cũng nên biết cân bằng cuộc sống của mình, không nên bỏ bê việc học tập để chỉ đi làm thêm, nếu không lúc nhìn lại các bạn sẽ không thấy mình được gì ngoài những giọt mồ hôi rơi, những đêm thức trắng, bị quay cuồng trong một vòng luẩn quẩn ” kiếm tiền, nộp học phí, trả nợ, kiếm tiền” đến khi về nước tay trắng lại trắng tay..tuổi xuân mất đi, sức lực mất đi và tương lai cũng không màu hồng như giấc mơ ấp ủ ngày còn ở Việt Nam.

Thành công hay thất bại, được hay mất, vất vả hay sung sướng..tất cả tuỳ thuộc vào suy nghĩ và hành động của các bạn..Với những du học sinh tự túc, việc vừa học vừa làm sẽ vất vả nhưng cũng là một cách rèn luyện bản thân và giúp các bạn chạm đến gần hơn ước mơ của mình. Hãy biến khoảng thời gian sống ở Nhật thành khoảng thời gian ý nghĩa và tạo dựng tương lai cho mình, chứ đừng để nó trôi qua trong sự nuối tiếc và vô nghĩa.

Đừng thở dài hãy vươn vai mà sống Buồn ở dưới chân nhưng nắng ở trên đầu

Bạn đang đọc nội dung bài viết Tâm Sự Của Nữ Du Học Sinh trên website Maubvietnam.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!