Đề Xuất 4/2023 # Sự Thật Đằng Sau Việc Du Học Sinh Nhật Bị Trục Xuất Về Nước # Top 5 Like | Maubvietnam.com

Đề Xuất 4/2023 # Sự Thật Đằng Sau Việc Du Học Sinh Nhật Bị Trục Xuất Về Nước # Top 5 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Sự Thật Đằng Sau Việc Du Học Sinh Nhật Bị Trục Xuất Về Nước mới nhất trên website Maubvietnam.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Làm thêm quá giờ quy định

Để so sánh giữa số lượng sinh viên được tuyển vào các trường Đại học, Cao đẳng tại Nhật Bản và số lượng sinh viên tốt nghiệp tại chính những trường đó, thì có thể thấy đó là một sự chênh lệch không hề nhỏ. Nhiều sinh viên đã không thể tốt nghiệp được và bị buộc phải về nước, hoặc được phép học đến khi các bạn tốt nghiệp nhưng không đạt trình độ của trường yêu cầu nên cũng không được cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó là do các bạn sinh viên Việt khi du học Nhật đã lạm dụng vào việc làm thêm quá nhiều, vì tiền làm hoa cả mắt do thu nhập tại Nhật khá cao và một phần vì do bạn bè rủ rê, lôi kéo. Từ đó, bạn sẽ rơi vào vòng xoáy của tiền và không thể dừng lại được, cho đến khi gần tốt nghiệp thì chợt nhận ra là mình không đủ điểm đồng nghĩa với việc bạn không được cấp chứng nhận tốt nghiệp và buộc phải về nước. Sau khi trở về bạn phải đối diện với tương lai mù mịt và thế bạn đã vô tình làm niềm hi vọng của gia đình dành cho bạn tan biến vì những hành vi của mình.

Đa số du học sinh tại Nhật xem việc làm thêm là mục đích chính

Nghỉ học quá số tiết quy định

Tùy trường hợp và chương trình đào tạo, mà sẽ có số tiết học bắt buộc khác nhau. Nếu bạn nghỉ học quá số tiết quy định sẽ bị cho thôi học, buộc phải về nước và cơ hội sang Nhật du học lần 2 hầu như không thể. Do đó, khi gặp những sự cố ngoài ý muốn như bệnh nặng hay phải về nước tạm thời, hãy trao đổi trực tiếp với thầy, cô ở trường.

Trộm cắp

Do không cân bằng được giữa việc học, việc làm, do áp lực công việc, mâu thuẫn cá nhân dẫn đến túng quẩn, chỉ còn con đường sống chui sống ẩn dật và trộm cắp để có tiền trang trải học phí.

Hành vi trộm cắp là hành vi vi phạm pháp luật tại Nhật – trục xuất nếu bị phát hiện

Nhật Bản là một nước coi trọng tính trung thực và kỉ luật, thế nên hành vi trộm cắp được coi là hành vi tồi tệ và khủng khiếp. Sự việc này đang dấy lên một hồi chuông báo động, chỉ cần 1 lần vi phạm, bạn sẽ bị bắt giữ và trục xuất khỏi nước ngay lập tức.

Môi trường tại Nhật Bản khá khắt khe, vì thế nếu bạn có ý định du học Nhật Bản thì nên nắm được những quy định pháp luật tại Nhật và chấp hành đúng những quy định này khi muốn học tập và làm việc tại xứ sở hoa anh đào. Và lời cảnh tỉnh cho người Việt đang sinh sống và làm việc ở Nhật bản, hãy dừng lại trước khi quá muộn, đừng khép lại cánh cửa du học cho những người đi sau.

Du Học Sinh Ở Mỹ Không Lo Bị Trục Xuất Về Nước

Ngày 6/7, Bộ Di trú của Mỹ ra thông báo về việc người nước ngoài đang theo học tại Mỹ có thể sẽ phải rời khỏi nước này nếu nhà trường chuyển sang dạy 100% trực tuyến vào học kỳ mùa thu tới. Thông tin được phát đi từ đài CNN đã khiến cho nhiều phụ huynh tại Việt Nam hoang mang.

Chế độ đãi ngộ bất ngờ cho du học sinh

Trò chuyện với Phóng viên Báo Phụ nữ Việt Nam, chị Nguyễn Thị Giáng Hương (ngụ TP Hà Nội) chia sẻ, thông tin du học sinh có nguy cơ bị trục xuất ở các trường đại học và cao đẳng cộng đồng tại Mỹ không phải là phổ biến. Thời điểm này, ở Mỹ chỉ mới 7% các trường có thông báo sẽ tổ chức dạy và học trực tuyến toàn phần.

Chị Hương có 2 người con đều đi du học tại Mỹ. Người con lớn đang là du học sinh năm thứ 4 và người con út du học năm thứ 1. Ngoài 2 người con, chị Hương còn người cháu cũng vừa hoàn thành chương trình năm thứ 3 ở Mỹ. Các cháu lần lượt học ở 3 bang khác nhau: Indiana, Nebraska và Flodia. Tìm hiểu của chị Hương, đa số đa số các trường còn lại đều dạy theo hình thức xen kẽ giữa học trực tuyến và ở trên lớp.

Vẫn còn một số trường chưa có thông báo và các trường này cũng sẽ có kế hoạch điều chỉnh theo thông báo của Bộ Di trú Mỹ. Sau khi nghe thông tin ban đầu từ Bộ Di trú Mỹ phát ra, chị và gia đình thực sự hoang mang và lo lắng cho các con và cháu đang theo học ở Mỹ.

Trường đại học các con chị Hương có gửi thư điện tử thông báo ngay sáng ngày 7/7, là trường tổ chức dạy và học xen kẽ nên các cháu không bị ảnh hưởng. Chị Hương khuyên các bậc phụ huynh đừng nên quá lo lắng mà phải đọc thông tin xong, gửi thư hỏi nhà trường để biết được chính xác sự việc vì mỗi trường đều có kế hoạch khác nhau.

Các con của chị Hương cũng không cần phải gia hạn lưu trú do các cháu là du học sinh F1 nên nếu vẫn ở Mỹ thì sẽ sống hợp pháp theo thời hạn của I20. Chỉ khi ra khỏi nước Mỹ, các cháu mới bị buộc phải gia hạn lại visa.

Nhà trường còn gửi thông báo khi quay lại trường thì 100% sinh viên đều được kiểm tra Covid-19 và chia khu cách ly riêng. Các bạn âm tính cũng được bố trí ở riêng biệt mỗi bạn 1 phòng trong ký túc xá và khi lên lớp học cũng bố trí đủ phòng học với cự ly giãn cách chỗ ngồi học trong lớp.

Trăn trở của phụ huynh khi con sắp đặt chân đến Mỹ

Trường hợp chị Lan (ngụ quận Tân Bình, TPHCM) có cô con gái đang học lớp 12 ở trường Phổ thông Năng khiếu TPHCM và chuẩn bị sang Mỹ để du học. Cháu được 12 trường Đại học ở Mỹ trao học bổng nhưng chọn cho mình trường Công nghệ Bách khoa của Mỹ theo niềm đam mê.

Hiện tại, cháu vẫn đang ở Việt Nam, chưa được cấp visa đi Mỹ. Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam hẹn đến ngày 15/9 sẽ phỏng vấn và cũng có thể dời thời gian đến cuối năm.

Nhà trường cho 3 sự lựa chọn. Thứ nhất, cháu phải sang Mỹ tương tác trực tiếp với giáo sư vào mùa Thu nhưng do sợ dịch bệnh đang diễn ra phức tạp nên chưa thể qua được. Thứ hai, chuyển học kỳ sang mùa Xuân thì cháu lại lo lắng có giữ được suất học bổng hay không? Thứ ba, nhà trường tạo điều kiện học trực tuyến vào mùa Thu ở Việt Nam và mùa Xuân sẽ sang Mỹ tương tác với giáo sư.

Chị Lan và cháu đã quyết định chọn lựa điều kiện thứ 3 và hy vọng mùa Xuân sẽ hết dịch để được qua Mỹ học tập theo niềm đam mê ngành công nghệ và robot. Trong thời gian tới, cháu sẽ đăng ký học trực tuyến ở Việt Nam để tránh dịch bệnh. Chị lo lắng đến sức khỏe của con phải thức khuya để học trực tuyến do lệch múi giờ.

Du Học Sinh Tại Mỹ Có Nguy Cơ Bị Trục Xuất

Thông báo được Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Mỹ (ICE) đưa ra ngày 6/7, áp dụng với nhóm sinh viên quốc tế, những người đang theo học các chương trình có cấp bằng, chứng chỉ ở Mỹ đang giữ visa F-1 và M-1.

Bộ Ngoại giao Mỹ được yêu cầu tìm hiểu thông tin về các trường/chương trình học của người xin visa. Nếu hình thức giảng dạy là 100% online, Bộ Ngoại giao sẽ không cấp thị thực. Với những du học sinh đã có thị thực, bộ phận Hải quan Mỹ tại sân bay cũng sẽ không cho nhập cảnh.

ICE gợi ý sinh viên hiện còn ở Mỹ và nếu đăng ký các môn học 100% online cho kỳ mùa thu 2020 phải thay đổi ngay lập tức bằng cách chuyển đến các trường có dạy trực tiếp hay kết hợp lớp học trực tuyến với trực tiếp.

Theo Viện Giáo dục quốc tế (IIE), có hơn một triệu sinh viên quốc tế tại Mỹ trong năm học 2018-2019. Số lượng du học sinh chiếm 5,5% trong tổng sinh viên theo học giáo dục đại học tại Mỹ.

Đến nay, phần lớn trường đại học ở Mỹ chưa công bố chương trình giảng dạy cho học kỳ mùa thu, bắt đầu từ tháng 9. Tuy nhiên, theo khảo sát của The Chronicle of Greater Education với gần 1.100 trường đại học, khoảng 8% trường đang có kế hoạch dạy học trực tuyến hoàn toàn trong mùa thu này, 23% cho biết sẽ hoạt động theo mô hình kết hợp trực tiếp với trực tuyến, 60% dự định tổ chức các lớp học trực tiếp và số còn lại đang cân nhắc.

Đại học Harvard là một trong những trường sẽ dạy trực tuyến trong mùa thu tới do ảnh hưởng của Covid-19. Điều này đồng nghĩa sinh viên quốc tế của trường phải rời khỏi Mỹ. “Thật bực bội khi có quá nhiều điều mơ hồ. Nếu phải về Mexico, tôi có thể quay lại Mỹ nhưng nhiều sinh viên quốc tế khác không thể”, Valeria Mendiola, 26 tuổi, sinh viên trường Harvard’s Kennedy School of Government, nói.

Brad Farnsworth, Phó chủ tịch Hội đồng giáo dục Mỹ (ACE), cho biết thông báo này khiến ông và nhiều người khác bất ngờ. “Chúng tôi cho rằng điều này sẽ tạo ra nhiều nhầm lẫn”, ông nói và đặt câu hỏi nếu áp dụng chính sách này, điều gì sẽ xảy ra khi tình hình Covid-19 xấu đi vào mùa thu và các trường đại học đã cung cấp lớp học trực tiếp phải chuyển tất cả khóa học sang trực tuyến để giữ an toàn?

Theo báo cáo hàng năm Open Doors của Viện Giáo dục quốc tế (IIE) được Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam thông báo vào cuối năm 2019, Việt Nam có 24.390 du học sinh đang học tập tại Mỹ, đứng thứ sáu trong những nước có số sinh viên du học Mỹ nhiều nhất, trong đó 69,9% học đại học, 15,2% sau đại học, 10,2% tham gia thực tập không bắt buộc và 4,6% còn lại theo học các chương trình không cấp bằng. Hiện, Việt Nam chưa mở đường bay quốc tế do ảnh hưởng của Covid-19.

Dương Tâm (theo CNN, US News & World Report)

Tâm Sự Du Học Sinh Sau Khi Tốt Nghiệp Về Nước

Tâm sự du học sinh sau khi tốt nghiệp đã quyết định về nước làm việc với mong muốn được phục vụ cho quốc gia. Liệu họ có được trọng dụng, có được công việc tốt đúng chuyên môn, được trả lương tương xứng với năng lực???

Bài viết này chỉ là tam su của một du học sinh, về việc tại sao du học sinh không nên “hét lương” khi trở về. Đặc biệt là các du học sinh bậc cử nhân và chưa từng trải nghiệm bất cứ công việc chuyên nghiệp nào. Sau khi tốt nghiệp về nước là một lựa chọn của khá nhiều du học sinh. Nhưng khi về nước các du học sinh sẽ phải đối mặt thế nào với thực tế???

Tôi hiểu thị trường lao động Việt Nam và biết phải làm những gì để có thể giành lấy một vị trí cạnh tranh trong thị trường ấy. Vấn đề quyền lợi việc làm dành cho du học sinh sau khi về nước không phải là vấn đề mới, nhưng lại nóng hổi vì mỗi năm, Việt Nam lại chào đón hàng ngàn các bạn du học sinh trở về tìm kiếm cơ hội.

Đầu tiên, chưa có kinh nghiệm làm việc, đồng nghĩa bạn không nên “quá đòi hỏi” cho tấm bằng bạn đang sở hữu.

Một sự thật hiển nhiên là các nhà tuyển dụng chuyên nghiệp luôn tìm kiếm các cá nhân có khả năng làm việc, chứ không tìm các loại bằng cấp. Khả năng làm việc của mỗi người được chứng minh bằng những gì mà một tân cử nhân đạt được trong công việc. Điều này lí giải tại sao kinh nghiệm làm việc và những kỹ năng học được từ nghề nghiệp là điều quan trọng nhất, vì chúng thể hiện được khả năng làm việc của mỗi người.

Người lao động cũng giống như các công ty riêng biệt, cố gắng giành lấy “khách hàng”, là những công việc trên thị trường lao động. Việc một cử nhân tốt nghiệp trong nước hay ngoài nước, sẽ không phải là vấn đề mà các nhà tuyển dụng quan tâm nếu nhìn nhận dựa trên khía cạnh kinh nghiệm việc làm.

Bạn tốt nghiệp đại học thuộc top 100 thế giới và chưa từng đi làm toàn thời gian trước đó, thì cũng tương đương với một người mới tốt nghiệp đại học Ngoại Thương và đang tìm kiếm công việc đầu tiên. Không ai có thể đảm bảo khả năng làm việc của bạn vượt trội hơn những cử nhân tốt nghiệp trong nước. Chính vì thế, tôi hiểu một sự thật là tất cả các tân cử nhân chưa có kinh nghiệm làm việc đều có một khởi điểm ngang nhau.

Thứ hai, sự hiểu biết về thị trường Việt Nam sẽ là một điểm yếu của du học sinh.

Để hoàn tất một chương trình đại học tại nước ngoài, bạn phải trải qua một khoảng thời gian ít nhất là 3 đến 5 năm. Trong khoảng thời gian ấy, các du học sinh có thể đã bị mất liên kết với thị thường trong nước. Họ sẽ không biết hết được những thay đổi xảy ra trên thị trường trong quãng thời gian đi du học.

Chính vì thế, từ khía cạnh hiểu biết về thị trường, các tân cử nhân trong nước sẽ hơn hẳn những người học từ nước ngoài trở về. Họ không cần thời gian tìm hiểu thêm về thị trường, cũng có thể trở nên nhanh nhạy hơn vì họ biết những đặc điểm và những gì đang diễn ra trên thị trường Việt Nam. Du học sinh về nước sẽ cần thời gian để tìm hiểu và thích ứng với trị trường và cách thức vận động của nó.

Điều thứ ba, cũng là điều chủ quan, mang tính định kiến nhất. Đó chính là một hình ảnh chưa được tốt về du học sinh trong mắt xã hội và nhà tuyển dụng.

Tôi từng đọc một bài báo có nói rằng, khoảng hơn 90% du học sinh Việt là thuộc dạng du học tự túc. Một thực tế là có rất nhiều các bạn trẻ được gia đình tạo điều kiện cho đi du học vì các lí do khá hài hước: Ở Việt Nam quá cá biệt hay rớt đại học trong nước. Những du học sinh này chính là nguồn ngọn của các định kiến hiện tại.

Nhiều nhà tuyển dụng cho rằng du học sinh là những người có tư duy kém, khả năng kém, vì không thi đậu đại học trong nước nên mới đi du học. Do đó, có rất nhiều nhà tuyển dụng đang chuyển hướng thu hút các nhân tài trong nước hơn là các du học sinh.

Mặt khác, nhiều du học sinh trở về chưa thể hiện được khả năng và kiến thức họ học được tại nước ngoài. Điều này dẫn đến việc hình thành một hình ảnh không tốt cho tất cả các du học sinh trong mắt nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, tôi muốn khẳng định một điều, việc học ở nước ngoài hoàn toàn không hề dễ dàng, dù không phải thi đầu vào như các trường đại học trong nước nhưng để hoàn tất chương trình, các du học sinh phải nỗ lực rất lớn.

Cuối cùng, tôi không phải là du học sinh có thành tích xuất sắc như các du học sinh Việt khác ở khắp nơi trên thế giới. Tôi cũng không phải là người có các hoạt động ngoại khóa nổi trội để được biết đến. Tôi chỉ là một du học sinh bình thường, chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc ở một trường đại học tương đối lớn tại xứ sở chuột túi xa xôi.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Sự Thật Đằng Sau Việc Du Học Sinh Nhật Bị Trục Xuất Về Nước trên website Maubvietnam.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!