Đề Xuất 3/2023 # Review 4 Trường Quốc Tế Ở Việt Nam # Top 7 Like | Maubvietnam.com

Đề Xuất 3/2023 # Review 4 Trường Quốc Tế Ở Việt Nam # Top 7 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Review 4 Trường Quốc Tế Ở Việt Nam mới nhất trên website Maubvietnam.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Hồi còn học Ngoại thương mình đi làm thêm và có gia sư tiếng Anh cho em học sinh là con một, bố mẹ làm ở Văn phòng chính phủ và chức vụ cao của Ngân hàng Agribank. Mặc dù về tài chính có thể dư sức lo cho em đi du học ở bất cứ nước nào nhưng gia đình vẫn chọn cho con học ở Việt Nam. Giáo dục đặc biệt là du học dài và ngắn hạn là một ngành bị ảnh hưởng không ít bởi dịch Covid-19 đợt này. Đơn cử rất nhiều trường ở nước ngoài đã phải chuyển kỳ học tới sang online, và vì hạn chế di chuyển không bay được nên số lượng đăng ký cũng ít hơn. Rất nhiều anh chị phụ huynh có nhắn hỏi mình có chút lo lắng khi con ở xa mà có chuyện gì xảy ra thì bố mẹ lại không ở bên tỉ dụ như vụ các học sinh ở Texas mắc kẹt lại Mỹ.

Trong nguy có cơ, đây lại chính là cơ hội để các trường Đại học công lập Việt Nam và đặc biệt các trường quốc tế đẩy mạnh tuyển sinh. Có thể kết đến như Vin University, British University, Fulbright University Vietnam, RMIT. Lợi thế cho các bạn sinh viên là: Với những gia đình có điều kiện kinh tế thì đây là lựa chọn không tồi. Các bạn khó khăn hơn thì có thể xin học bổng hoặc Financial Aid. Hôm nay mình vừa nhận tin học sinh của HannahEd được nhận cả vào FUV, nhận học bổng 100% học phí Vin và có bạn chuẩn bị phỏng vấn học bổng BUV, chưa kể RMIT cũng góp mặt học bổng từ 20-100% – Gần nhà, không mất chi phí sinh hoạt – Vẫn có cơ hội tiếp cận trang thiết bị, cơ sở vật chất hiện đại – Giáo trình và thầy cô có chất lượng quốc tế 🙂 . Gần đây các trường này cũng quảng bá rất mạnh đòi hỏi các trường công của Việt Nam cũng không cần ngừng nâng cao chất lượng để thu hút sinh viên hơn. (Nhưng không phải tăng học phí đột ngột gấp 5 lần như Y Dược làm các bạn không kịp trở tay^^).

Mình xin gửi các bạn học sinh và các anh chị phụ huynh review từ thành viên trong nhóm – Fact: Vợ Công Phượng, Viên Minh học trường này, con gái của Giám đốc NHNN HCM – Cơ sở vật chất thì siêu siêu đỉnh, nhìn là mê Scholarship Hunters về các trường này. Các mẹ sẽ cho con du học hay học trong nước, học trường công hay trường tư, các bạn các thầy cô có thêm nhận xét gì không? 1. 📌 RMIT: – Môi trường học tập năng động, cơ sở vật chất tốt nhưng cơ sở ở HCM tốt hơn HN. – Học nhẹ nhưng thực tế và deadline nhiều, gpa khó – Được tự chọn thêm các môn minor nên có thể học được thêm chuyên ngành phụ – Ưu điểm lớn là relationship network, tức là các mối quan hệ tạo dựng được trong trường bởi sinh viên RMIT thì hoặc là cực rich hoặc là cực giỏi. – Học phí đắt, nhưng nếu chuyển tiếp sang cơ sở bên Úc thì không bị đổi học phí – Xin học bổng tương đối khó, cạnh tranh cao – RMIT hay dùng nhân lực tự có: tức là sinh viên sẽ có nhiều cơ hội được diện kiến nhiều công việc trong trường và mức lương thì cao – Cần IELTS min 6.5, ko band nào dưới 6.0 để học thẳng chương trình đhoc, còn ko thì học khóa TAnh của trường.

2. 📌 VinUni: – Hiện chỉ có cơ sở tại HN – Vì trường mới nên chưa có nhiều lứa học sinh để nhận xét về chương trình học, môi trường… – Là đhoc tư thục phi lợi nhuận 🙂

– Học phí thì cũng siêu siêu đắt, nhìn là hoảng nhưng vì năm đầu nên hỗ trợ tài chính khá rộng lượng, nhưng để đc chọn vào trường cũng là 1 vấn đề rồi nên cx có thể đoán là chất lượng sinh viên sẽ rất ok – Liên kết với 2 trường khối Ivy của Mĩ là Penn và Cornell – Trường có mục tiêu tiến ra thế giới nên chương trình học chắc cũng rất được đầu tư – Năm đầu còn được ở ktx của trường 3. 📌 Fulbright (FUV): – Hiện chỉ có sơ sở tại HCM =) – Là Đại học tư thục phi lợi nhuận theo hướng Liberal Arts – Học phí cũng siêu siêu đắt, xin hỗ trợ tài chính thì là need-based chứ ko phải merit-based (phụ thuộc hoàn toàn vào gia đình), quan trọng là báo cáo tài chính gia đình phải trung thực – Fact: Học sinh mình là một trong những bạn khoá đầu tiên của FUV và có Finaid 4. 📌 BUV: – Chương trình học tốt, thực tế, giáo viên chất lượng, 100% người quốc tế – Các thầy cô cực kỳ supportive và thân thiện, ko hiểu gì có thể email setup một buổi học riêng để các thầy giảng lại. – Môi trường học tập năng động, cơ sở vật chất tốt, hiện đại (có cả sân bóng, …) nhưng xa (ở Ecopark) có bus trường và ecobus – Học nhẹ nhưng lúc cuối kì kiểm tra thì phải dồn deadline – Sự kiện ngoại khoá rất sôi nổi, tích cực – Nếu có thể gom được 1 nhóm học cùng thì trường có thể mở lớp học các môn học tiếng miễn phí (tiếng Nhật, Hàn, Trung) – Trường cực kì hỗ trợ thực tập, BUV liên kết được vs nhiều công ty lớn để hỗ trợ thực tập cho sinh viên. Sinh viên có thể thực tập ngay từ năm nhất, cứ học 3 tháng rồi nghỉ 3 tháng để thực tập (hoặc làm việc khác) – Trước khi đi thực tập thì cũng có môn học giúp chuẩn bị kĩ mọi thứ từ CV, interview, … và phòng Student Experience cũng giúp sinh viên chỉnh sửa CV trước khi xin việc – Sau khi ra trường thì BUV có alumni party hàng năm để duy trì networking giữa sinh viên với nhau và nhà trường vs cựu sinh viên – Trường liên kết vs 2 đhoc của Anh là Staffordshire và University of London – Năm nay trường mở quỹ học bổng lên cao nên sẽ có nhiều cơ hội hơn nhưng vẫn khá cạnh tranh

P.S: Các anh chị phụ huynh và các bạn học sinh cần trao đổi hoặc hỗ trợ thêm về lựa chọn các trường, hồ sơ xin nhập học, học bổng hay tập phỏng vấn có thể tham khảo các lớp học bổng/Mentorship HannahEd. Lịch các lớp được update liên tục qua link: http://tiny.cc/HannahEdClass

hoặc đăng ký qua: http://tiny.cc/HannahEdClassInfo

Thông tin liên hệ: Founder Hannah Dinh: https://www.facebook.com/hoathanhdinh Website – https://hannahed.co/ Instagram – https://www.instagram.com/hannahed.co/ Facebook – https://www.facebook.com/ScholarshipforVietnameseStudents/ Facebook group – https://www.facebook.com/groups/scholarshiphunter/ Email – hannahed.co@gmail.com

Review: Wall Street English Việt Nam

Vừa rồi, mình có viết trên facebook có dính dáng đến Wall Street English Việt Nam thì khá nhiều bạn hỏi mình về Wall Street English. Cũng như Management Trainee, mình viết bài này để ai cần thông tin sẽ có cái nhìn rõ và thực tế nhất. Xin lưu ý là bài viết này theo cảm nhận thực tế của bản thân, theo trải nghiệm nhằm mục đích chia sẻ chứ không mang tính chất PR hay dìm hàng 🙂

(Cập nhật: Mình đã ghi thêm nhận xét nên hay không nên học tại Wall Street ở dưới)

I. Mình tại Wallstreet

– Cách đây 5 tháng, mình muốn tập trung hơn về kĩ năng giao tiếp bằng tiếng anh về phát âm, cách nói, độ trôi chảy, tự nhiên nên mình nghĩ mình cần một môi trường tập trung về giao tiếp tiếng Anh. Bởi ngữ pháp, đọc viết, nghe thì có thể tự luyện nhưng nói thì với mình, mình không thể “tự kỷ” ngồi nhà nhìn gương nói với chính mình được. Nên xem xét các khóa anh văn:

– ACET: chủ yếu luyện thi IELTS, TOEFL tốt, tuần học 5 buổi, giờ giấc cố định, với mình thì mình muốn linh hoạt hơn và mục tiêu mình không phải IELTS, TOEFL, mà như đã nói là mình muốn giao tiếp. (Nếu bạn muốn chuyên IELTS, TOEFL, bạn có thể tham khảo ACET)

– Apollo: Lớp này chỉ 2 hoặc 3 buổi và có vẻ dạy như hội Việt Mỹ, mình thấy cơ hội nói chuyện trong lớp học kiểu truyền thống là rất ít. Nên học phí khá rẻ nhưng mình không chọn.

– Wall Street: Nghe cũng mới tới Việt Nam được 1 năm nên mình cũng tò mò tìm hiểu, đúng thật là phù hợp với mình nhất: Giờ giấc linh hoạt (có thể linh hoạt thay đổi giờ học hằng tuần), tập trung vào kĩ năng nghe nói nhiều hơn, nghe có vẻ lớp học vài người, cơ hội tiếp xúc giáo viên nhiều hơn để cải thiện..

Khi học ở đây với một học phí rất cao so với sức mình, mình cũng tranh thủ đi đều đặn, dành thời gian chăm chú học lessons,tranh thủ tham gia các lớp học (Complementary Class, social club, encounter class), ban đầu mình khá ngập ngùng khi nói chuyện nhưng dần dần môi trường mở ở Wall Street cho mình nhiều không gian để nói chuyện, thực hành nói nghe giao tiếp cũng như làm quen với nhiều người rất tốt và thân thiện

Bởi tiến độ học ở Wallstreet của mình tốt nên Wallstreet đã chọn mình đi thi TOEIC miễn phí. May mắn, tập trung thi mình được 970/990. Cách đây một năm rưỡi là 800/990. Không hoàn toàn do Wallstreet nhưng ít ra một phần nào.

Vì phải rời Việt Nam đầu tháng 8 nên mình đã cố gắng xong 3 levels trong 4 tháng. Khá khó để đánh giá chính xác mức độ tiếng anh của bản thân sau một thời gian nhưng nói chung là từ vựng lên chút, cách phát âm được cải thiện qua mấy bài lesson và thỉnh thoảng bị “chỉnh” bởi giáo viên, personal tutor và các học viên, bắt đầu nhận ra người khác nói sai chỗ nào, không hay chỗ nào, ngữ pháp ra sao, cảnh giác và ý thức hơn khi bản thân nói tiếng anh. Cho nên dù có thể không được hoàn thiện lắm nhưng ít ra cũng tự tin để nói nhiều hơn và đúng hơn 🙂 Vẫn cần cải thiện tiếp

II. Wall Street English Việt Nam

1. Giới thiệu:

Theo mình được biết thì Wall Street English đã tồn tại cũng mấy chục năm ở nhiều nước, mình có người quen từng học ở Shanghai cách đây cũng 10 năm rồi. Wall Street English xuất hiện Việt Nam vào khoảng tháng 5 năm 2013. Từ trụ sở chính ở 21 Lê Quý Đôn bây giờ đã có thêm ở Pico Plaza đường cộng hòa, và vừa mới mở thêm trung tâm ở Hùng Vương Plaza quận 5 ở tầng 6. Nghe dự tính sẽ mở thêm ở quận 7.

2. Đối tượng:

Wall Street nhắm vào đối tượng người lớn, độ tuổi nhỏ nhất là 16 tuổi, lớn nhất không giới hạn. Chủ đạo là những người bận rộn, thời gian học không cố định được, phải đi công tác, muốn thay đổi lịch học thường xuyên. Học ở Wall Street, bạn sẽ phải tới gặp lễ tân để chọn thời gian học phù hợp, cứ như bạn đi đặt lịch khám bệnh, có khi sẽ học buổi trưa, chiều, tối. Cho nên dù bạn có đi công tác, bị bênh, hay thỉnh thoảng kẹt chuyện gì đấy thì cũng không lỡ buổi chỉ cần gọi tới lễ tân và kêu “I want to cancel my class and book another one”.

Mục tiêu học: Wall Street hiện tại cung cấp khóa học cho các sinh viên muốn tập trung chủ yếu vào giao tiếp cuộc sống và công việc (Communication). Nếu mục tiêu của bạn là tập trung vào kĩ năng giao tiếp thì Wall Street là một nơi tốt nhất hiện tại (theo kinh nghiệm bản thân) để thực hành và nâng cao giao tiếp. Nếu mục tiêu của bạn là thi lấy bằng cấp TOEFL, IELTS, TOEIC thì mình khuyên nên chọn các trung tâm khác như ACET, hội đồng anh gì đấy,.. Mình từng trao đổi với Michel, CEO của Wall Street thì hình như tháng 10/2014, Wall Street sẽ có chương trình riêng cho ai muốn tập trung TOEFL, IELTS, TOEIC. Chuyện này mình không chắc có hay không và cả chất lượng chương trình. Nên bạn muốn thì có thể tự tới và tìm hiểu thêm.

Cập nhật tháng 5 2015: Wallstreet đã có khoá TOEFL, IETLS, TOEIC nhưng mình không rõ chất lượng thế nào.

3. Cách học:

Phải nhấn mạnh là Wall Street học cực kì khác với các trung tâm khác. Các trung tâm khác dạy theo kiểu truyền thống là Bạn sẽ có lớp học trong 1 tháng hay 2 tháng, cố định vào mỗi buổi như thứ 2,4,6. Tới giờ, bạn chui vào lớp rồi thầy trò “quây quần” sau đó thả ra về.

Còn ở Wall Street thì bạn sẽ tự đặt lớp học cho mình, tới giờ bạn đặt hẹn thì bạn tới để học trong vòng 1 tiếng. Bạn rảnh rỗi thì bạn tham gia thêm lớp khác nếu lớp đó còn trỗ chống. Thời gian không có lớp, bạn sẽ có thể tự học bài của mình trên máy tính, và bạn có thể quanh quẩn, ngồi đâu đó, uống nước và bắt chuyện với mọi người để nâng cao tiếng anh giao tiếp và thêm tự tin.

Có 3 lớp học ở Wallstreet:

– Encounter Class: Đây là lớp chính để hoàn thành chương trình học của bạn, lớp tối đa 4 người, tùy số người đặt lịch có chung giờ với bạn, có khi sẽ maximum 4 người, có khi chỉ mình bạn với giáo viên. Giáo viên bản ngữ sẽ kiểm tra lại những gì bạn đã học trong mấy bài lessons bạn tự học với máy tính.

Để rõ hơn thế này:

Khi bạn học, bạn sẽ đăng kí học theo level chứ không theo thời gian. Khóa bạn có thể 1, 2,3,4 level hoặc không giới hạn trong 1 năm. Ví dụ: 1 level bạn sẽ có tối đa 3 tháng để hoàn thành (bạn có thể hoàn thành nhanh hơn). Mỗi level được chia làm 4 Unit. Mỗi Unit bạn phải làm 3 lesson tự học với máy tính.

Khi học 1 lesson trên máy tính, bạn sẽ trải qua, nghe đoạn hội thoại/bài nói, sau đó sẽ trả lời các câu hỏi từ trắc nghiệm, điền từ đến nối câu. Mỗi lesson sẽ cho bạn thêm dạng cấu trúc câu, ngữ pháp mới, ngoài ra thì bạn còn phải nói vào micro để xem mình phát âm có tốt không, có phù hợp không. Riết cái lưỡi bạn cũng uốn nắn để phát âm tốt hơn.haha.

Khi xong 3 lesson của một Unit, bạn sẽ có encounter class (đã được bạn đặt lịch) để giáo viên hỏi, kiểm tra lại tất cả những gì bạn đã học, thực hành ngữ pháp, cấu trúc câu. Nếu giáo viên thấy bạn đủ yêu cầu, bạn sẽ học Unit tiếp theo, nếu chưa, giáo viên sẽ yêu cầu bạn ôn lại, học lại và lần sau kiểm tra lại.

Lưu ý là Encounter class, có khi bạn học giáo viên này, có khi bạn học giáo viên nọ, tùy sự sắp xếp của bạn và giáo viên được phân công nên không sợ dính mãi với một người. Có khi bạn học giáo viên giọng Mỹ, New Zealand, có khi lại học với giọng Anh.

Xong 4 Unit, bạn đã hoàn thành một level, và có một bài kiểm tra tổng quát trong máy tính, một buổi hẹn với gia sư cá nhân để xem lại quá trình bạn, có vấn đề gì, có cải thiện được gì.

– Đó là Encounter class, song song thì bạn có thể tự đặt lịch cho lớp Complementary Class và Social Club.

Trong quá trình học, bạn sẽ có một người gọi là Personal Tutor, như một người gia sư cá nhân riêng, nếu bạn có vấn đề gì thì bạn có thể hỏi trực tiếp người đấy hoặc gia sư khác về vấn đề tiếng anh.

4. Học phí

Học phí ở đây không phải tùy theo trình độ của bạn mà tùy theo mức độ bạn muốn học. Bạn có thể chọn học 1 level, 2,3,4,5 hoặc không giới hạn level trong một thời gian nhất định.

Nếu ban đầu nghe qua, bạn sẽ phải thốt lên “Sao mắc thế”. Mình không rõ học phí hiện giờ. Hồi đấy, mình nhớ 1 level (tối đa 3 tháng) khoảng 17 triệu và học không giới hạn trong 1 năm là ~53 triệu. Nếu bạn có thẻ sinh viên sẽ giảm 1 triệu, nếu có chương trình khuyến mãi thì bạn sẽ được giảm thêm. Ngoài ra nghe có chính sách nếu hoàn thành hết khóa sẽ đưa lại vài triệu hay cho thi TOEFL, TOEIC hay IELTS miễn phí thì phải.

Nghe thì thấy mắc, chia ra theo số tháng bạn học thì một tháng khoảng 4-5 triệu.

Một chia sẻ: Chủ yếu là chúng ta bỏ tiền ra thì cái thu lại có đáng hay không! Good no cheap, cheap no good! Tiền nào của nấy. Nếu thật sự bỏ một số tiền và bù lại tiếng anh lên để nhiều cơ hội học và làm thì rất đáng. Nếu bỏ tiền nhiều mà không thu được gì thì … quá tệ. Bạn phải đánh giá, xem xét so với yêu cầu, mục tiêu cá nhân chứ không nên nghe mình hay bất kì ai xúi.

Chia sẻ thêm: Bạn có thể cải thiện tiếng anh nhanh và tốt hơn nữa, với số tiền rẻ hơn, nếu bạn tìm được cho mình một người bạn, giáo viên người nước ngoài để dạy riêng, hoặc đơn giản là trao đổi ngôn ngữ, bạn dạy họ tiếng VIệt, họ dạy bạn Tiếng Anh. Nhưng trường hợp này, bạn phải chủ động để họ biết cách giúp đỡ bạn cải thiện như thế nào.

5. Giảng viên

Giảng viên ở đây hoàn toàn bản xứ, theo mình đánh giá cũng có giảng viên tốt, giảng viên mình không ấn tượng lắm. Về yêu cầu của giáo viên thì mình thấy đảm bảo để dạy và kiểm tra tiếng anh mình. Vấn đề chỉ là có giảng viên rất nhiệt tình, vui vẻ, có giáo viên thì trầm tính, hơi trầm lặng tí nhưng ít ra cũng hoàn thành nhiệm vụ tối thiểu.. Dù sao thì bạn cũng nên chủ động để giao tiếp và trao đổi với giáo viên.

6. Môi trường

Mình từng thủ học ở một trung tâm thủ đức, VUS va Cleverlearn, nhưng mình thật sự không hợp với môi trường dạy kiểu truyền thống, cứ tới ngồi nghe, nói vài câu, học thụ động rồi về.

Môi trường Wallstreet rất phù hợp với người lớn vì bạn phải tự đặt lịch học cho mình, giáo viên bản ngữ tốt, gia sư nhiệt tình, mọi người thân thiện, cơ sở hạ tầng rất tốt, có chỗ tốt cho học viên ngồi, trao đổi nói chuyện.

Điều thích nhất của mình về Wallstreet là cho một không gian mở, ngoài lớp học, bạn có thể đi xung quanh, ngồi ở một chỗ nào đó, bắt chuyện với ai bạn muốn, cả gia sư hay giáo viên nước ngoài để thực tập nói tiếng anh. Còn ở trung tâm khác, bạn chỉ vô lớp rồi về, không một nơi để gặp gỡ nói chuyện.

Cái hay ở Wall Street là bạn có thể gặp, nói chuyện, làm quen với rất nhiều loại người khác nhau, bởi vì học phí có thể nói là khá cao, nên chuyện bạn gặp CEO, quản lý, người nổi tiếng cũng dễ xảy ra. Đôi khi bạn sẽ thấy ngạc nhiên, học hỏi được nhiều khi trao đổi với nhiều người đến từ nhiều môi trường khác nhau ở đây.

7. Điểm tốt và điểm chưa tốt chung:

Theo mình, điểm tốt:

– Môi trường thoải mái, tạo điều kiện cho mọi người có thể gặp nhau giao tiếp.

– Các bài học cũng thay đổi, thực tế và sinh động.

– Học viên thân thiện và dễ bắt chuyện.

– Có gia sư cá nhân để bạn hỏi mọi lúc.

– Giáo viên hoàn toàn bản xứ, đa dạng, nhiều quốc gia khác nhau, sẽ quen giọng của nhiều nước, bạn được học nhiều giáo viên

– Cơ sở vật chất rất tốt, bàn ghế, phòng máy lạnh, sáng sủa, có chỗ uống nước với trà, coffee miễn phí

– Có gia sư nhắc nhở nếu bạn không tham gia lớp học một thời gian dài, có lễ tân gọi nhắc bạn có lớp học.

Điểm chưa tốt:

– Học phí cao, nếu không tận dụng môi trường, nguồn dữ liệu học tập, sẽ lãng phí, nếu biết tận dụng thì sẽ đáng.

– Bạn phải tự chủ động, nếu bạn thụ động học thì hơi khó để lên trình độ. Mà làm cái gì cũng chủ động!

– Không có lớp buổi sáng. Các lớp hiện tại toàn bắt đầu từ 12h trưa đến 8h tối.

– Nói là đặt lớp theo giờ mình muốn nhưng cũng tùy giờ vào Wallstreet có lớp còn trống ,tuy nhiên vẫn đảm bảo đúng tiến độ của bạn nếu bạn không quá kén giờ.

– Cơ hội nói chuyện với người bản xứ là hơi ít, ngoài các lớp học với giáo viên, thì chủ yếu bạn giao tiếp tiếng anh với người việt nam nhiều hơn. Thỉnh thoảng có giáo viên nước ngoài tới nói chuyện chung với mọi người. Nếu luôn luôn có giáo viên ngồi ở bàn công cộng thì hay hơn nhỉ ( có một sự yêu cầu tham lam và không được hợp lý lắm ở đây hehe).

– Tốn tiền người xe cho học viên 😀

8. Tips học

Nếu thật sự bạn học ở đây, thì mình có những tips, chia sẻ để bạn học tốt hơn ở đây.

+ Bạn cứ tới uống nước, pha trà, coffee thoải mái.

+ Bạn cứ hỏi giáo viên, gia sư thoải mái nếu có bất kì thắc mắc gì.

+ Bạn cứ tham gia nhiều lớp nếu lớp còn trống và bạn có thể xếp lịch.

+ Cố gắng tận dụng thời gian ở đây để học hỏi, nói chuyện với nhiều người để quen giao tiếp dần.

– Trong những ngày nắng nóng, hay ở nhà buồn chán cần một không gian thoải mái, sáng sủa, mát mẻ thì có thể lên đây pha cốc nước rồi ngồi làm chuyện riêng với wifi miễn phí.

– Đừng e ngại nói tiếng anh, ở đây ai cũng biết ai cũng muốn phát triển tiếng anh, ai cũng có lỗi, nên bạn cứ nói, quan trọng là tự tin, có người sẽ sửa cho bạn, không ai cười, bạn cũng nên sửa người khác nếu biết họ nói sai.

– Nếu có thời gian rảnh rỗi, bạn có thể làm quen, rủ mọi người hoặc ngay cả giáo viên để đi ăn uống, nói chuyên (tiếng anh).

– Bạn có thể tự lập một nhóm nhỏ để cùng nhau trao đổi về lesson, cùng nhau học tiếng anh về lĩnh vực kinh doanh, cùng nhau ôn thi IELTS, TOEFL, luyện writing. Mình thấy nhiều nhóm lập ra lắm đấy. Thật sự rất hay.

9. Có nên học ở Wallstreet English ở Việt Nam hay không?

Mình nhận thấy nhu cầu cần nâng cao tiếng anh của nhiều người rất lớn. Mình muốn lưu ý một số điều như sau:

– Mình không đảm bảo chất lượng giáo viên hiện giờ so với thời gian mình học tháng 4/2014. Có thể họ sẽ đảm bảo chất lượng giảng dạy và sự nhiệt tình của giáo viên bản xứ nhưng có thể sẽ vì mở nhiều chi nhánh, chất lượng giáo viên vào sẽ không còn cao như trước. Hãy xem xét kĩ.

– Số tiền một khóa là rất lớn so với thu nhập của người Việt Nam, nếu bạn có học bổng thì ngại gì không học, nhưng nếu không có nguồn kinh tế khá giả thì cùng một số tiền, bạn có thể tìm nhiều cách học khác hiệu quả hơn nhiều như học riêng với một người bản xứ ở Việt Nam và trả tiền cho họ theo giờ, dùng tiền để làm một chuyến du lịch tới một đất nước khác nói tiếng anh để ép bản thân giao tiếp,… Đối với mình, nếu thời điểm đó, mình cũng có thể tìm một giáo viên người nước ngoài riêng và nhờ học riêng với họ mỗi tuần, tự học ngữ pháp, từ vựng và mỗi tuần gặp người nước ngoài để nhờ họ chỉnh sửa tiếng anh cho mình.

– Bạn sẽ phải xem cách học ở Wallstreet có phù hợp bản thân không? Phương pháp, môi trường.

– Tất cả là tùy thuộc vào bản thân mình, nếu bản thân cố gắng nỗ lực thì bằng cách này hay cách khác đều sẽ đạt được.

III. Kết

Nên Đi Du Học Hay Học Các Trường Quốc Tế Tại Việt Nam?

Du học hiện nay đang dần trở thành lựa chọn phổ biến của những gia đình có khả năng kinh tế, hoặc với những học sinh có thành tích học tập nổi bật, giành được học bổng từ các trường đại học danh giá Thế giới. Bên cạnh đó cũng có một số quan điểm cho rằng du học là không cần thiết, trong khi ở Việt Nam hiện tại đang có khá nhiều trường THPT, đại học quốc tế cũng không thua kém gì các trường THPT, đại học ở quốc gia khác. Vậy thì, nên đi du học hay học tại các trường quốc tế trong nước? Trong bài viết này, Megastudy sẽ phân tích ở nhiều khía cạnh khác nhau để bạn có thể đưa ra lựa chọn đúng đắn cho bản thân.

1. Xu hướng cho con hưởng nền giáo dục quốc tế của phụ huynh Việt Nam

Giáo dục luôn được coi trọng ở bất cứ quốc gia nào và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Hiện nay, với xu thế hội nhập đang ngày càng mạnh mẽ, các cơ sở giáo dục quốc tế tại Việt Nam đã không còn xa lạ với nhiều gia đình. Đối với những gia đình có điều kiện tốt về kinh tế, việc cho con đi du học hoặc học tại các trường quốc tế uy tín là lựa chọn phổ biến. Nhu cầu này ngày một tăng du cho mức học phí tại các trường quốc tế đôi khi ngang ngửa với việc đi du học.

Theo khảo sát do chúng tôi thực hiện trên 688 trường quốc tế tại 27 quốc gia và vùng lãnh thổ khắp thế giới, ở khu vực APAC, Việt Nam có mức học phí trung bình chỉ đứng sau Trung Quốc, Singapore, Hồng Kông và Australia.

5 quốc gia APAC có mức học phí trường quốc tế đắt đỏ nhất là:

1. Trung Quốc: 33.591 USD

2. Singapore: 25.758 USD

3. Hồng Kông: 22.046 USD

4. Australia: 19.357 USD

5. Việt Nam: 17.941 USD

Điều làm cho các phụ huynh yên tâm về chất lượng giáo dục cho con em mình ở các trường quốc tế là con em mình được tiếp thu các xu hướng giáo dục mới, tiếp xúc với nền văn hóa và giáo dục đa dạng hơn, đầu tư chi phí học ngoại ngữ cho con để tìm được công việc tốt sau này lập nghiệp. Hiện nay, việc lựa chọn một trường học với chất lượng đảm bảo, các dịch vụ phục vụ học sinh tốt, khả năng cho con được học tại các tổ chức giáo dục quốc tế và đi du học cũng sẽ là xu hướng của các bậc cha mẹ. Theo một cuộc điều tra với tỉ lệ hơn 85% người được hỏi mong muốn chọn trường quốc tế cho con họ và 81% phụ huynh mong muốn cho con đi du học nước ngoài. Xu hướng lựa chọn này hứa hẹn sẽ tiếp tục tăng nhanh và mạnh trong thời gian tới tại Việt Nam.

2. So sánh du học nước ngoài và du học tại chỗ (học các trường quốc tế tại Việt Nam)

Học phí tại một số trường quốc tế (tham khảo):

Trường British Vietnamese International: 350 – 490 triệu

Trường Phổ thông song ngữ liên cấp Wellspring: 308 triệu

Trường Quốc tế Hà Nội (HIS): 547 triệu

-Môi trường năng động

-Tối ưu hoá chi phí, đặc biệt tiết kiệm chi phí ăn uống, sinh hoạt, đi lại

-Được ở gần gia đình nên có chỗ dựa tinh thần vững vàng

-Không bị shock văn hoá

-Môi trường học ngôn ngữ hiệu quả nhất

-Bằng cấp được đánh giá cao

-Có cơ hội để gặp gỡ, gắn kết bạn bè trên toàn thế giới, vừa mở rộng mối quan hệ vừa tăng hiểu biết về nền văn hoá của các quốc gia

-Cơ hội tốt nhất để thay đổi tư duy, phát triển nhiều kỹ năng và rèn luyện tính tự lập

-Được đi du lịch nhiều nơi trên Thế giới

-Có cơ hội xin việc làm tại các công ty lớn trên thế giới

-Không có cơ hội trải nghiệm môi trường sống ở nước ngoài

-Hạn chế khả năng phát triển ngôn ngữ, cơ hội để tiếp xúc với sự phát triển, tiên tiến của nước ngoài

-Bằng cấp không có giá trị bằng du học ở nước ngoài

-Hồ sơ xin Visa khá phức tạp và tỉ lệ cạnh tranh cao nếu đăng kí những trường đạt ranking cao.

-Một số du học sinh bị shock văn hoá, khó thích nghi với môi trường mới

-Chi phí du học khá lớn do phát sinh thêm sinh hoạt phí

Hãy LIÊN HỆ MEGASTUDY và nhanh tay đăng ký để được tư vấn chi tiết và nhận nhiều ưu đãi.

CÔNG TY CỔ PHẦN DU HỌC VÀ ĐÀO TẠO QUỐC TẾ MEGASTUDY

Aof Là Trường Gì? Điểm Chuẩn Thi Vào Trường Khối Kinh Tế Bậc Nhất Ở Việt Nam

AOF là viết tắt của Academy of Finance có nghĩa Học viện tài chính. Địa chỉ trụ sở của trường nằm trên trục đường Lê Văn Hiến, phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Học viện tài chính là trường đào tạo các chuyên ngành về kinh tế, tài chính, ngân hàng và trường nằm trong top đầu những trường Đại học tại Việt Nam có chất lượng đào tạo các khối ngành kinh tế đạt chuẩn của quốc gia. Chính bởi vậy mà số lượng thí sinh đăng ký dự tuyển vào Học viện tài chính có số lượng rất lớn.

Qua nhiều năm với những khóa sinh viên và các thế hệ sinh viên tốt nghiệp ra trường có những công việc và vị trí việc làm tốt, lương cao nhà trường đã dần dần khẳng định được vị thế và chất lượng đào tạo.

2. Trường AOF đào tạo những chuyên ngành gì

2.1. Ngành tài chính ngân hàng

Trong ngành tài chính ngân hàng sẽ gồm có 10 chuyên ngành là:

+ Ngành quản lý tài chính công: sinh viên có khả năng nhận biết và xử lý các rủi ro trong các hoạt động quản lý tài chính công, thành thạo những khâu bên trong quá trình quản trị ngân sách như lập ra ngân sách, chấp hành theo ngân sách và hạch toán được các ngân sách, sinh viên cũng sẽ học cách tự nghiên cứu và trang bị cho mình những kiến thức Pháp luật và những quy định của pháp luật về quản lý tài chính công, sẽ có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt, kỹ năng giải quyết xử lý công việc chuyên nghiệp

+ Ngành thuế: ngành thuế có 3 chức năng chủ yếu thuộc ngành đó chính là chức năng tham mưu, chức năng hành thu và chức năng giám sát

+ Ngành tài chính quốc tế: đây được coi là chuyên ngành hẹp của ngành kinh tế quốc tế, trong chương trình học bạn sẽ được tham gia về những kiến thức về đầu tư quốc tế, tín dụng thương mại quốc tế, am hiểu được những kiến thức chuyên sâu về kế toán kiểm toán, quản lý nợ, quản lý tài chính cho các tập đoàn đa quốc gia.

+ Ngành tài chính doanh nghiệp: học ngành này bạn sẽ được trang bị các kiến thức về kinh tế, tài chính và có cách quản lý rủi ro tài chính cho doanh nghiệp, những hoạt động bên trong môi trường chứng khoán.

+ Ngành tài chính bảo hiểm: chuyên ngành này sẽ trang bị cho sinh viên những kiến thức đầy đủ về kinh tế, xã hội, ngân hàng, tài chính và có những kiến thức chuyên sâu về bảo hiểm.

+ Ngành phân tích chính sách tài chính

Trong ngành kế toán sẽ có 3 chuyên ngành đó là:

+ Ngành kế toán doanh nghiệp

2.3. Ngành quản trị kinh doanh

Ngành quản trị kinh doanh đào tạo 2 chuyên ngành là quản trị doanh nghiệp và ngành marketing.

Hai chuyên ngành này đều hot và nhận được sự quan tâm của nhiều thế hệ học sinh, sinh viên bởi đầu ra của ngành có thể đảm nhiệm được những vị trí khác nhau trong một doanh nghiệp, bởi vậy nên cơ hội nghề nghiệp cao dẫn tới có nhiều thí sinh lựa chọn ứng tuyển vào hai chuyên ngành này.

2.4. Ngành hệ thống thông tin quản lý

Ngành này là khối ngành đặc biệt của trường Học viện tài chính bởi nó là một ngành chung và có thể làm việc ở nhiều môi trường cơ quan khác nhau, sau khi học ngành này bạn có thể làm vị trí quản trị hệ thống dữ liệu giúp cho các doanh nghiệp quản lý tốt những cơ sở dữ liệu góp phần vào việc vận hành công ty tốt.

Trong ngành ngôn ngữ Anh chỉ có duy nhất một chuyên ngành đó chính là chuyên ngành Tiếng Anh tài chính kế toán, chuyên ngành này phù hợp và thu hút những bạn có niềm đam mê yêu thích ngoại ngữ và có khả năng ngôn ngữ thành thạo.

Khi học ngành này bạn sẽ cần có khả năng tư duy logic tốt và có nền tảng ngôn ngữ Anh tốt bởi sẽ có một số môn học giáo trình được biên soạn hoàn toàn bằng Tiếng Anh.

Trong ngành kinh tế hiện tại đang có 3 chuyên ngành là kinh tế nguồn lực tài chính, kinh tế đầu tư tài chính và kinh tế – luật.

3. Điểm chuẩn của trường AOF năm 2019

+ Ngành ngôn ngữ Anh có mã ngành 7220201 có mức điểm là 29,82 và chỉ nhận tổ hợp môn khối D (Toán, Văn, Anh)

+ Ngành kinh tế có mã ngành 7310101 có mức điểm là 21,65 và nhận những khối thi là A1 (Toán, Vật lý, Anh) và D1 (Toán, Văn, Anh)

+ Ngành quản trị kinh doanh có mã ngành 7340101 có mức điểm là 25,55 và nhận những khối thi là A (Toán, Lý, Hóa), A1 (Toán, Lý, Anh) và D1 (Toán, Văn, Anh)

+ Ngành tài chính ngân hàng có mã ngành 7340201 có mức điểm là 21,45 và nhận những khối thi là A (Toán, Lý, Hóa), A1 (Toán, Lý, Anh) và D1 (Toán, Văn, Anh)

+ Ngành tài chính ngân hàng có mã ngành 7340201D có mức điểm là 22 và chỉ nhận tổ hợp môn khối D (Toán, Văn, Anh)

+ Ngành kế toán có mã ngành 7340301 có mức điểm là 23,3 và nhận những khối thi là A (Toán, Lý, Hóa) và A1 (Toán, Lý, Anh)

+ Ngành kế toán có mã ngành 7340301D có mức điểm là 23 và chỉ nhận tổ hợp môn khối D (Toán, Văn, Anh)

+ Ngành hệ thống thông tin quản lý có mã ngành 7340405 có mức điểm là 21,25 và nhận những khối thi là A (Toán, Lý, Hóa), A1 (Toán, Lý, Anh) và D1 (Toán, Văn, Anh)

Theo như những thông tin ở bên trên bạn có thể thấy đó là số điểm để thi vào các ngành thuộc Học viện Tài Chính có số điểm rất cao lên tới gần tối đa 30 điểm, và tất cả các ngành đều lấy trên 21 điểm. Điều này có thể kết luận được rằng bạn nếu xác định thi vào trường này cần phải có nền tảng học tập tốt và có khả năng kiến thức vững vàng ở một trong các khối thi là A, A1, D1 để có thể trung bình mỗi môn thi được 7 điểm mới có khả năng đỗ vào các ngành của trường.

4. Học phí của trường AOF có cao không

Ngoài chất lượng đào tạo và điểm chuẩn ra thì vấn đề về học phí cũng là một yếu tố quan trọng dành cho ai muốn thi vào trường bởi trường không đào tạo những chuyên ngành sư phạm được miễn học phí mà đây còn là trường về kinh tế nên khả năng cao là học phí sẽ đắt đỏ đi kèm với chất lượng tốt, vậy cho nên học phí cũng là một yếu tố quan trọng cho các sĩ tử chuẩn bị hành trang đi học Đại học.

Theo như thống kê báo cáo của Nhà trường trong năm 2017 và 2018 thì học chương trình đại trà thì tổng cộng tiền học phí trong 4 năm học là 34.200.000 đồng và mỗi học kỳ các bạn sinh viên sẽ cần phải đóng số tiền là 4.275.000 đồng. Nếu bạn quyết định học chương trình chất lượng cao thì học phí tổng của 4 năm là 144.000.000 đồng và mỗi kỳ học bạn sẽ phải đóng 18.000.000 đồng.

Chương trình liên kết đào tạo mỗi bên cấp một bằng của trường Học viện tài chính kết hợp với trường đại học Greenwich (ở nước Vương quốc anh) thì học phí của 4 năm đại học sẽ được tính là nếu bạn học 4 năm trong nước thì 260.000.000 đồng nghĩa là mỗi năm sẽ đóng 65.000.000 đồng còn nếu bạn học 3 năm trong nước 1 năm tại Vương quốc anh thì bạn sẽ đóng 660.000.000 đồng nghĩa là mỗi năm sẽ đóng 165.000.000 đồng.

Tuy rằng học phí cũng không thấp nhưng bạn hãy có động lực rằng điểm đầu vào của trường cao tạo điều kiện cho bạn có một môi trường học tập tốt, gặp những người bạn giỏi giang và có ý thức học tập tốt, hơn nữa việc đóng học phí cao giúp cho bạn có cơ sở vật chất tốt để học tập và làm việc. Vậy thì còn chần chừ gì nữa nào mà không chọn ngay Học viện tài chính.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Review 4 Trường Quốc Tế Ở Việt Nam trên website Maubvietnam.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!