Cập nhật nội dung chi tiết về Người Nước Ngoài Muốn Sinh Sống Và Làm Việc Tại Vn, Làm Thế Nào? mới nhất trên website Maubvietnam.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
* Hỏi: Tôi có một người bạn quốc tịch Singapore. Sau một lần đến VN du lịch, người bạn ấy bảo rằng rất có hứng thú với cuộc sống nơi đây nên muốn xin tư vấn làm thế nào để có thể sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Mong Tòa soạn và Văn phòng Luật tư vấn giúp bạn tôi có thể tạm trú/ thường trú ở Việt Nam.
Để được sinh sống và làm việc lâu dài tại Việt Nam, bạn của bạn cần đăng ký tạm trú hoặc thường trú tại Việt Nam như sau:
Đầu tiên sau khi nhập cảnh vào Việt Nam, người bạn của bạn cần thực hiện thủ tục xin chứng nhận tạm trú tại Đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh, theo đó Đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh sẽ đóng dấu chứng nhận cho phép tạm trú vào hộ chiếu hoặc vào thị thực rời với thời hạn tạm trú bằng với thời hạn thị thực. Riêng trường hợp thị thực có ký hiệu ĐT, LĐ thì cấp tạm trú không quá 12 tháng và được xem xét cấp thẻ tạm trú. Để nắm thêm thông tin về thủ tục này, bạn tham khảo quy định tại Điều 31 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 (“Luật xuất nhập cảnh 2014”).
Sau khi được cấp chứng nhận tạm trú, tuỳ thuộc vào nhu cầu của người bạn của bạn mà bạn đó có thể thực hiện thêm thủ tục cấp thẻ tạm trú. Tuy nhiên, lưu ý rằng để được cấp thẻ tạm trú, bạn của bạn phải thuộc các trường hợp được nêu tại Điều 36 Luật Xuất nhập cảnh 2014. Bạn tham khảo cụ thể về các loại thị thực, thẻ tạm trú tương ứng và các trường hợp được cấp thẻ tạm trú tại Điều 8, Điều 36 Luật Xuất nhập cảnh 2014.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 36 Nghị định 21/2001 /NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam , Mục IV, Thông tư liên tịch 04/2002/TTLT-BCA-BNG ngày 29/01/2002, và Điều 37 Luật Xuất nhập cảnh 2014:
– Cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao đối với hồ sơ đề nghị cấp thẻ tạm trú ký hiệu NG3 (xem cụ thể tại Điều 8 Luật Xuất nhập cảnh 2014)
– Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an hoặc Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đối với hồ sơ đề nghị cấp thẻ tạm trú ký hiệu LV1, LV2, ĐT, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ, TT (xem cụ thể tại Điều 8 Luật Xuất nhập cảnh 2014).
gồm các loại giấy tờ sau: Hồ sơ đề nghị cấp thẻ tạm trú: (Khoản 1 Điều 37 Luật Xuất nhập cảnh 2014)
– Văn bản đề nghị của cá nhân làm thủ tục mời, bảo lãnh;
– Tờ khai đề nghị cấp thẻ tạm trú có dán ảnh;
– Hộ chiếu của người xin cấp thẻ tạm trú;
– Giấy tờ chứng minh thuộc trường hợp được cấp thẻ tạm trú như thị thực lao động, thị thực đầu tư… (Điều 36, Điều 8 Luật Xuất nhập cảnh 2014)
Để được xét cho đăng ký thường trú tại Việt Nam, bạn của bạn cần phải thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Có công lao, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam được nhà nước Việt Nam tặng huân chương hoặc danh hiệu vinh dự nhà nước;
– Là nhà khoa học, chuyên gia đang tạm trú tại Việt Nam;
– Được cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam bảo lãnh;
Và đáp ứng điều kiện:
– Có chỗ ở hợp pháp, có thu nhập ổn định đảm bảo cuộc sống tại Việt Nam;
– Nếu là nhà khoa học, chuyên gia đang tạm trú tại Việt Nam thì phải có đề nghị của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý nhà nước về lĩnh vực chuyên môn;
– Nếu được cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam bảo lãnh thì phải đã tạm trú tại Việt Nam liên tục từ 03 năm trở lên.
(Điều 39, Điều 40 Luật Xuất nhập cảnh 2014)
Hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm: (Điều 41 Luật Xuất nhập cảnh 2014)
– Đơn xin thường trú;
– Lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp;
– Công hàm của cơ quan đại diện của nước mà người đó là công dân đề nghị Việt Nam giải quyết cho người đó thường trú;
– Bản sao hộ chiếu có chứng thực;
– Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện được xét cho thường trú;
– Giấy bảo lãnh đối với trường hợp được cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam bảo lãnh.
Trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, quyết định cho thường trú; trường hợp xét thấy cần phải thẩm tra bổ sung thì có thể kéo dài thêm nhưng không quá 02 tháng. Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm thông báo bằng văn bản kết quả giải quyết cho người xin thường trú và Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi người nước ngoài xin thường trú.
Trong thời hạn 03 tháng kể từ khi nhận được thông báo giải quyết cho thường trú, bạn của bạn phải đến Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi xin thường trú để nhận thẻ thường trú.
Văn phòng Luật sư NHQuang và Cộng sựB23, Khu Biệt thự Trung Hòa – Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội
Người Nước Ngoài Muốn Cư Trú Tại Việt Nam Thì Phải Làm Gì?
Câu hỏi: Tôi là người Việt Nam. Chồng tôi là người Ba Lan. Chúng tôi vừa mới đăng ký kết hôn. Bây giờ chồng tôi muốn cư trú tại Việt Nam. Xin cho tôi biết tôi cần làm gì để chồng tôi có thể cư trú ở Việt Nam?
Trả lời:
Do vợ chồng bạn đã hoàn thành thủ tục đăng ký kết hôn nên chồng bạn có thể thực hiện thủ tục xin cấp thẻ tạm trú tại Việt Nam, để được sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Nhưng bạn cần lưu ý, nếu bạn đăng ký kết hôn ở nước ngoài thì bạn phải thực hiện thủ tục ghi chú kết hôn tại Việt Nam trước khi thực hiện thủ tục đăng ký tạm trú (Điều 34, 35 và 36 của Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch).
Sau khi bạn thực hiện thủ tục tạm trú cho chồng và thực tế chồng bạn đã tạm trú được 03 năm tại Việt Nam thì chồng bạn có thể xin cấp thẻ thường trú tại Việt Nam.
Do bạn là công dân Việt Nam nên chồng của bạn thuộc trường hợp được cấp thẻ tạm trú tại Việt Nam. Thời hạn của thẻ cư trú, tạm trú cấp cho người nước ngoài có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam: không quá 03 năm và thời hạn này phải ngắn hơn thời hạn còn lại của hộ chiếu ít nhất 30 ngày (Khoản 1 và 3 Điều 38 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014).
Hồ sơ xin cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài có vợ hoặc chồng là người Việt Nam bao gồm:
– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn tại Việt Nam hoặc Ghi chú kết hôn tại Việt Nam đối với trường hợp đăng ký kết hôn ở nước ngoài;
– Đơn xin bảo lãnh và cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam [Theo mẫu NA7 của Thông tư 31/2015/TT-BCA Hướng dẫn một số nội dung về cấp thị thực, cấp thẻ tạm trú, cấp giấy phép xuất nhập cảnh, giải quyết thường trú cho người nước ngoài tại Việt Nam (“Thông tư 31/2015/TT-BCA”)];
– Tờ khai đề nghị cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam có dán ảnh ( Mẫu NA8 Thông tư 31/2015/TT-BCA);
– Hộ chiếu bản gốc và thị thực gốc;
– Ảnh 2cmx3cm: Kèm theo 02 chiếc;
– Sổ hộ khẩu Việt Nam của vợ là công dân Việt Nam;
– CMND của vợ là công dân Việt Nam.
(Theo Khoản 1 Điều 38 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 và Điều 4 Thông tư 31/2015/TT-BCA)
Nơi nộp hồ sơ xin cấp thẻ tạm trú: Bạn sẽ bảo lãnh cho chồng để thực hiện các thủ tục tại Cục quản lý xuất nhập cảnh hoặc Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi bạn cư trú.
Thời gian theo quy định để cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài là 05 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ tại Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh.
Sau thời hạn 3 năm kể từ khi được cấp Thẻ tạm trú, chồng bạn có thể thực hiện tiếp thủ tục xin cấp thẻ thường trú tại Việt Nam.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 39 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 thì chồng bạn thuộc một trong các trường hợp được xét cho thường trú tại Việt Nam: “Người nước ngoài được cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam bảo lãnh”.
Điều kiện được xét thường trú tại Việt Nam (Điều 40 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014):
– Chứng minh được mình có chỗ ở hợp pháp và có thu nhập ổn định nhằm đảm bảo cuộc sống tại Việt Nam;
– Đã tạm trú tại Việt Nam 03 năm liên tục trở lên.
Hồ sơ đề nghị cho thường trú được quy định tại Điều 41 Luật này như sau:
– Đơn xin thường trú;
– Lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp;
– Công hàm của cơ quan đại diện của nước mà người đó là công dân đề nghị Việt Nam giải quyết cho người đó thường trú;
– Bản sao hộ chiếu có chứng thực;
– Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện được xét cho thường trú quy định tại Điều 40 của Luật này;
– Giấy bảo lãnh của vợ đối với chồng là người nước ngoài.
Trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, quyết định cho thường trú; trường hợp xét thấy cần phải thẩm tra bổ sung thì có thể kéo dài thêm nhưng không quá 02 tháng.
Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm thông báo bằng văn bản kết quả giải quyết cho người xin thường trú và Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi người nước ngoài xin thường trú.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi người nước ngoài xin thường trú thông báo cho người nước ngoài được giải quyết cho thường trú.
Trong thời hạn 03 tháng kể từ khi nhận được thông báo giải quyết cho thường trú, người nước ngoài phải đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi xin thường trú để nhận thẻ thường trú. (Khoản 2,3,4,5 Điều 41 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014).
Làm Thế Nào Để Du Học, Tìm Kiếm Việc Làm Và Định Cư Tại Canada
Hầu hết các du học sinh Canada mong muốn có con đường sau này ở lại định cư tại Canada. Còn mấy ai đi học mà chỉ tìm kiếm một khóa ngắn hạn như học tiếng anh rồi về? Tuy nhiên, trong số học sinh đi du học thì cũng có nhiều loại: du học chỉ để học, du học vì có người quen tại Canada, du học để về đổi đời, du học để định cư… Nếu các bạn hỏi là có nên hay không nên định cư tại Canada thì VISCO không thể trả lời câu hỏi này hộ các bạn được. Bởi mỗi bạn lựa chọn du học đã có một mục tiêu riêng, việc nên về hay ở là do các bạn tự quyết định.
Trong số đi du học thì có những bạn phải tự mình lo tiền chi phí trang trải ăn và thuê nhà, đây cũng là một thử thách để các em bước vào đời kiếm đồng tiền do chính mình làm ra, được gọi là “giá trị” dù bạn bê phở hay quét nhà vệ sinh thì mình nghĩ điều này rất tự hào, không có thứ lao động nào không đáng trân trọng khi mà mình đổ mồ hôi nước mắt ra và tới ngày nhận được tiền lương thì cảm giác đó chắc chắn rất thích.
Bằng diploma hoặc cao hơn về chuyên ngành Computer Systems Technology (Công nghệ hệ thống máy tính)
Có kinh nghiệm làm việc với Salesforce, LAN/Network Administration, Cisco, Microsoft Servers, Office 365, Linux
Biết Ruby on Rails là 1 lợi thế
Có khả năng đánh giá và bảo trì hệ thống bảo mật
Trong 4 năm đi học, ít nhất bạn nên có 1 năm đi làm (volunteer, intership) để tích lũy kinh nghiệm chuyên môn. Nếu không khả năng xin việc sẽ khó khăn, và 3 năm trôi đi rất nhanh nếu bạn không có hợp đồng full time trong 3 năm thì khả năng quay về Việt Nam là sẽ xảy ra.
Quay về Việt Nam cũng không tệ phải không? Dù sao mấy năm du học cho ta trải nghiệm và biết đâu khi trở về cho bạn những ý tưởng để bắt đầu cuộc sống nơi mình sinh ra, và biết đâu bạn lại là những nhà sáng lập công ty. Mình có một bạn người Nhật nói thế này: “Tao muốn trở về Nhật làm, dù biết áp lực công việc rất cao, nhưng bù lại lương cao không phải đóng thuế cao và điều quan trọng là được sống gần gia đình”.
Tìm được vị trí Volunteer hay Internship quả là không dễ chút nào tuy nhiên vấn đề này là do chính nỗ lực bản thân bạn.
Kinh Nghiệm Sinh Sống, Làm Việc Và Du Học Tại Vancouver
Bạn đang có ý định đến Canada định cư và bạn muốn tìm hiểu: Cuộc sống ở Vancouver Canada như thế nào? Để có được sự chuẩn bị tâm lý, sức khỏe, tài chính… kỹ lưỡng.
Những thông tin ở đây để giúp bạn trả lời một số câu hỏi quan trọng về cuộc sống người việt ở Canada tại thành phố Vancouver, trước khi bạn nghiên cứu thêm về thành phố mà bạn có ý định sinh sống.
Học phí
Về học phí Capilano là một trong những trường công lâu đời nhất Canada, tọa lạc tại phía Bắc Vancouver. Tại đây có hơn 1,100 sinh viên đến từ 74 quốc gia trên thế giới hiện đang theo học. Quy mô lớp học nhỏ chỉ với 26 sinh viên. Điều này giúp người học dễ dàng tiếp thu kiến thức cũng như tăng cơ hội tương tác với nhau.
Các chương trình đào tạo ở đây vô cùng đa dạng, bạn có thể tùy chọn ngành và môn học theo ý muốn của mình. Về học phí tại đa số các trường Đại học ở Vancouver trong khoảng từ $17.000 – $19.000 CAD/năm.
Lựa chọn ngành học khi du học tại Vancouver
1. Học Ngành Kinh tế, kinh doanh tại Vancouver
Vancouver vốn là trung tâm công nghiệp lớn nhất của Canada, với hệ thống đường sắt và đường cao tốc xuyên lục địa. Metro Vancouver là một trong những bang đa dạng và lớn nhất nước và là đầu mối giao thương với 160 nền kinh tế khác. Đây là trụ sở của hàng trăm công ty lớn, đặc biệt là các công ty luật, kế toán, khai thác mỏ, lâm sản, các tập đoàn đa quốc gia, 5 ngân hàng lớn nhất Canada và các ngân hàng lớn quốc tế. Nhu cầu nhân lực cho ngành kinh tế, kinh doanh, kế toán, phân tích tài chính, hoạch định chiến lược, luật doanh nghiệp,…luôn là rất lớn.
Tuy nhiên, để vào được trường đại học này không phải là dễ, một số trường khác cho bạn lựa chọn: Cao đẳng Douglas, Đại học Simon Fraser…
2. Ngành Khoa học ứng dụng
Ngành nghề được đào tạo rất tốt tại Vancouver là các ngành về khoa học ứng dụng. Môi trường học tập và nghiên cứu tuyệt vời tại những trường đại học lý tưởng nơi này đã sản sinh ra một đội ngũ những nhà khoa học lỗi lạc, với 7 giải Nobel, 10 đề cử giải Nobel, hàng trăm học giả Rhodes..
3. Ngành Kỹ sư tại Vancouver
Chuyên ngành kỹ sư tại các trường đại học ở Vancouver mang tính thực tiễn rất cao. Sinh viên được thực hành và cọ xát sát nhiều, nên các văn bằng kỹ sư dù ở bậc cao đẳng hay đại học đều được các nhà tuyển dụng ưa chuộng. Hơn nữa, các chương trình kỹ sư của cao đẳng, đại học ở Vancouver đều được chứng nhận của Hội đồng kiểm định kỹ thuật Canada (CEAB).
4. Ngành Nghệ thuật phim ảnh, truyền hình
Vancouver còn được mệnh danh là Hollywood ở phía Bắc. Đây được xem là nhà sản xuất phim lớn thứ ba ở Bắc Mỹ và cũng là nhà sản xuất chương trình truyền hình lớn thứ 2 ở Bắc Mỹ. Ngành điện ảnh, nghệ thuật và truyền hình được đánh giá bậc nhất Canada và có tiếng trên thế giới.
Ngoài ra, nơi đây còn là bối cảnh quay của gần 10% các bộ phim Hollywood. Và nếu bạn lựa chọn Vancouver là nơi học tập ngành điện ảnh thì chắc chắn sẽ là lựa chọn lý tưởng. Bằng cấp về ngành phim ảnh, truyền hình của các trường đại học này tại Vancouver được các nhà tuyển dụng ưu ái.
5. Nhà hàng, khách sạn
Vancouver có hệ thống resort Whistler Blackcomb cực lớn ở phía Bắc Vancouver thừa sức cho du khách trên toàn thế giới. Vancouver cũng là địa điểm thường xuyên làm nơi tổ chức Festival và các lễ hội lớn tại Canada. Du lịch phát triển kéo theo sự phát triển của ngành nhà hàng khách sạn. Bạn có thể học ngành này tại Cao đẳng cộng đồng Vancouver, hoặc Đại học Capilano, nơi đây đào tạo ngành này khá tốt, đầu vào dễ và ra trường cũng dễ xin việc làm.
Việc làm tại Vancouver
Ngoài việc là một thành phố xinh đẹp nhất tại Canada, Vancouver cũng là một trong những điểm sẽ mang đến nhiều cơ hội việc làm thêm cho du học sinh. Đây là thành phố sở hữu hệ thống cảng biển lớn thứ 2 ở khu vực Bắc Mĩ (chỉ sau New York). Vì vậy thành phố này mang vai trò là trung tâm huyết mạch trong nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa giữa Châu Mĩ và Châu Á, giữa Châu Mỹ và cả Thái Bình Dương.
Hầu hết du học sinh Việt trước khi đi du học đều đã có ý định là qua Canada phải kiếm được việc làm thêm. Bởi vì thực tế nền kinh tế của Việt Nam còn kém xa với nước ngoài do đó nếu chỉ mang chi phí ở Việt Nam qua để du học thì chắc chắn là sẽ gặp không ít khó khăn. Tất nhiên cũng có trường hợp các bạn giành được học bổng hoặc gia đình có kinh tế rất vững chắc nên gánh nặng về tìm kiếm việc làm thêm sẽ ít hơn hoặc không có.
Tuy nhiên, rất nhiều bạn lầm tưởng rằng qua đây là được đi làm thêm ngay. Thực tế không phải như vậy vì muốn có được việc làm thêm hợp pháp bạn cần đáp ứng đủ điều kiện của trường và tỉnh bang bạn đang theo học đề ra. Và quan trọng nhất là phải dựa vào năng lực của chính bạn.
Chi phí sinh hoạt tại Vancouver
Vào năm 2018, Vancouver xếp thứ 6 trong cuộc bình chọn những thành phố đáng sống nhất toàn cầu dựa trên nhiều tiêu chí như văn hóa và giáo dục. Vì được mệnh danh là viên ngọc của bờ biển phía Tây nên không quá ngỡ ngàng khi đây là thành phố có chi phí sinh hoạt đắt nhất Canada.
Tiền thuê nhà một tháng tại Vancouver có thể lên tới 2.700 CAD tại nội thành, cao hơn mức chi phí trung bình của sinh viên quốc tế nếu du học tại Anh và Mỹ. Ngoài ra, du học sinh cần trả thêm khoảng 350 CAD cho các dịch vụ tiện ích và 100 CAD tiền Internet.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Người Nước Ngoài Muốn Sinh Sống Và Làm Việc Tại Vn, Làm Thế Nào? trên website Maubvietnam.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!