Đề Xuất 3/2023 # Một Số Điều Cần Biết Khi Vào Quốc Tịch Đức # Top 8 Like | Maubvietnam.com

Đề Xuất 3/2023 # Một Số Điều Cần Biết Khi Vào Quốc Tịch Đức # Top 8 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Một Số Điều Cần Biết Khi Vào Quốc Tịch Đức mới nhất trên website Maubvietnam.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Về việc xin vào quốc tịch Đức thì trước đây tôi đã từng viết về đề tài này một lần và cũng có một số người đã vào quốc tịch Đức vài năm gần đây ,họ cũng chia sẻ về một số kinh nghiệm của họ khi làm giấy tờ xin vào quốc tịch.

Nếu bạn nào có đủ điều kiện theo luật định thì có thể làm đơn ngay từ bây giờ , vì trong quá trình từ lúc đặt đơn và thời gian chờ đợi để xét đơn cũng như xin từ bỏ quốc tịch Đức là cả một khoảng thời gian cũng khá dài.

1) Đáp ứng về thời gian cư trú ở Đức 

@ Phải sống ở Đức hợp pháp 8 năm liên tục trở lên và sở hữu thẻ định cư dài hạn (Niederlassungerlaunis) . Có nhiều người ở Đức hơn 10 năm nhưng sống ở nước ngoài nhiều hơn ở Đức hay sống bất hợp pháp một thời gian dài rồi mới đóng giấy tờ được vài năm, thì cũng coi như không đủ tiêu chuẩn đáp ứng về thời gian cư trú ở Đức .

@ Nếu ai đã học qua khóa hội nhập (Intergrationkurs) thì thời gian sẽ được rút ngắn còn 7 năm . 

Có nhiều người hỏi khóa hội nhập là gì ? Có bắt buộc phải học và đăng ký ở đâu ? 

Thật ra khóa hội nhập là khóa học dành cho người nhập cư , sở dĩ ai cũng phải học qua là chính phủ Đức muốn để cho họ hiểu thêm về đất nước, con người , cuộc sống và lịch sử nước Đức. Trừ những người là sinh viên , học sinh , đang học nghề hay đang học khóa tiếng Đức cao hơn thì không cần phải học qua khóa hội nhập này .Còn không thì bắt buộc phải qua khóa hội nhập nếu bạn muốn vào quốc tịch hay muốn được cấp thẻ định cư dài hạn .Còn học khóa hòa nhập ở đâu thì hãy đến VHS ( Volkshochschule) gần nơi bạn cư trú để đăng ký .

Nếu ai được BAMF( Bundesamt für Migration und Flüchtlinge) hỗ trợ về tiền học thì ngoài việc không phải đóng lệ phí thi mà còn được hoàn lại 50% học phí nếu thi đậu khóa hòa nhập .

@ Sẽ là 6 năm đối với những trường hợp sau đây :

++ Chứng minh đã hoàn thành khóa học tiếng Đức nâng cao từ B2 trở lên 

,++ Được chứng nhận đã có thời gian dài làm công tác xã hội 

++ Những người được phía Đức chấp nhận đơn tị nạn đều có thể làm đơn xin vào quốc tịch nếu muốn

Lưu ý : Trừ trường hợp đầu tiên về tiếng Đức nâng cao , còn hai trường hợp về việc làm công tác xã hội và người tị nạn xin vào quốc tịch, thì cũng còn tùy thuộc ở phía Đức sẽ xét duyệt và quyết định, nhất là về vấn đề tị nạn .

@ Những ai có chồng hoặc vợ có quốc tịch Đức thì thời gian là ba năm , nhưng với điều kiện là người chồng /vợ phải có B1 và có ít nhất hai năm sống chung hợp pháp

2) Chứng minh về thu nhập và tài chính 

@ Đủ diện tích nhà ở 

@ Không ăn xã hội quá lâu 

@ Thu nhập ít nhất 1800 cầm tay trở lên thì việc xét đơn vào quốc tịch Đức sẽ dễ dàng và suông sẻ hơn

@ Còn việc nộp đơn vào quốc tịch Đức mà trong lúc lãnh tiền thất nghiệp , tiền trợ cấp nhà cửa .v..v thì có thể trước đây không có gì trở ngại , nhưng bây giờ có lẽ không còn thuận lợi như trước vì đơn xin vào quốc tịch có thể bị xét duyệt lâu hơn hoặc bị từ chối tùy trường hợp

3) Chứng minh khả năng tiếng Đức

@ Có chứng chỉ B1 hoặc thi đậu trắc nghiệm tiếng Đức (Sprachtest)

@ Nếu là sinh viên, học sinh , học nghề ..v..v thì phải hoàn thành khóa học ở Đức và trường của Đức . Cho nên có một số người sang Đức du học nhưng chỉ muốn vào trường dạy bằng tiếng Anh ( vì không biết tiếng Đức) thì sau này muốn vào quốc tịch Đức sẽ gặp nhiều khó khăn hơn những người khác

@ Đã học qua 4 năm ở trường học được giảng dạy bằng tiếng Đức

4) Không phạm tội ở Đức và ở nước ngoài 

Nếu ai phạm những tội nghiêm trọng sau đây như : Giết người , lạm dụng tình dục trẻ em , tham gia băng đảng , buôn bán vũ khí và hàng cấm, giết người hàng loạt , đánh người bị thương nhiều lần, phá hoại kinh tế Đức , trộm cắp thường xuyên , tội phạm chiến tranh ..v. đều bị bác đơn xin vào quốc tịch

5)Thi đậu trắc nghiệm quốc tịch ( Einbürgerungstest)

Theo luật mới về quốc tịch được chính thức áp dụng từ ngày 1.09.2008 , những ai muốn trở thành công dân Đức đều phải thi đậu trắc nghiệm quốc tịch , trong 33 câu hỏi , nếu đúng 17 câu trở lên thì coi như thành công .

Còn nếu ai muốn được miễn thi trắc nghiệm thì phải rơi vào những trường hợp như sau :

++ Sinh viên , học sinh …đã tốt nghiệp hoặc đang học ở những trường công hoặc tư nhân mà được chính phủ Đức công nhận 

++ Những người già đã trên 60 , người bị mắc bệnh nan y hoặc tàn tật …..Tất cả đều phải có giấy chứng nhận về sức khỏe và % thương tật của bác sỹ ….thì mới được miễn thi trắc nghiệm quốc tịch

6)Từ bỏ quốc tịch đang có (Verlust , Aufgabe der ausländischen Staatsangehörigkeit ) 

Luật về quốc tịch ở Đức vẫn không chấp nhận hai quốc tịch , nhưng vẫn có ngoại lệ đối với một số trường hợp sau:

@ Có một số quốc gia không cho phép công dân từ bỏ quốc tịch của mình ( một số nước ở Nam Mỹ )

@ Tiền chi trả cho việc từ bỏ quốc tịch quá cao

@ Đơn xin từ bỏ quốc tịch quá 2 năm không được giải quyết

@ Trẻ em sinh trên nước Đức từ năm 2000 trở lên

7) Thời gian xét đơn là bao lâu?

Thời gian xét duyệt đơn xin vào quốc tịch thì cũng tùy thuộc vào từng trường hợp , nếu không có vấn đề gì thì thời gian chờ chỉ từ 3 tới 6 tháng . Còn nếu hồ sơ đã từng có vết đen dù chỉ là nhỏ hoặc cần phải kiểm tra thêm thì có thể bị kéo dài đến 2 năm 

Năm ngoái , có một trường hợp được coi là được xét đơn nhanh nhất , đó là một thanh niên 29 tuổi đến từ Đông Âu , từ lúc nộp đơn đến khi được chấp nhận đơn chỉ hơn hai tháng rưỡi ( vì anh này là bác sỹ) , còn tất cả những trường hợp khác phải chờ đợi từ 3 tới 6 tháng .

Nếu trong thời gian chờ đợi vào quốc tịch, nếu có một số thay đổi như : Ly dị , ly thân, ăn xã hội, thất nghiệp, chồng hay vợ mất đột ngột , chuyển ra nước ngoài làm việc ..v..v đều phải báo cho phía Đức biết để họ giải quyết theo từng trường hợp

Đây là toàn bộ về một số điều kiện gia nhập quốc tịch Đức dành cho những người muốn vào quốc tịch có thể tham khảo. Nếu muốn biết thêm chi tiết về thủ tục và thời gian xét duyệt, thì bạn có thể lên phòng quốc tịch hay vào trang web Hỏi Đáp về Quốc Tịch để tìm hiểu thêm ( Fragen und Antworten zur Einbürgerung)

Nguồn: Facebook An Thanh Le

Các Điều Kiện Và Cách Nhập Quốc Tịch Mỹ Cần Biết

Khi xin định cư Mỹ, có 2 khái niệm bạn cần tránh nhầm lẫn là thẻ xanh và quốc tịch.

Thẻ xanh là giấy chứng nhận thường trú hoặc giấy tờ nhập cư cho người không là công dân Mỹ. Người được cấp thẻ xanh sẽ được hưởng chế độ như thường trú nhân hợp pháp.

2. Điều kiện nhập quốc tịch Mỹ

5 điều kiện để nhập quốc tịch Mỹ cơ bản nhất như sau:

Phải là thường trú nhân tại Mỹ ít nhất 5 năm. Nếu bạn có vợ/chồng là công dân Mỹ thì thời hạn này được rút ngắn còn 3 năm.

Có mặt tại Mỹ ít nhất 30 tháng trong 5 năm vừa qua hoặc 18 tháng trong 5 năm vừa qua.

Sống ít nhất 3 tháng trước khi nộp đơn ở 1 tiểu bang hoặc đặc khu do Sở di trú Mỹ USCIS quản lý.

Không vi phạm pháp luật, nhân cách tốt, hiểu rõ và chấp hành nguyên tắc của Hiến pháp Hoa Kỳ.

Đủ điểm yêu cầu trong bài thi nhập quốc tịch Mỹ và bài phỏng vấn bằng tiếng Anh.

3. CÁCH THỨC NHẬP QUỐC TỊCH MỸ

Hiện nay có 3 cách nhập cư Mỹ an toàn mà bạn có thể tùy chọn dựa trên khả năng là định cư Mỹ diện đầu tư EB-5, xin định cư theo diện EB-3 dành cho lao động việc làm và định cư theo hình thức mối quan hệ gia đình (bảo lãnh).

Với những ưu thế vượt trội cả về thời gian, thủ tục, hồ sơ, quy định nhập cư… EB-5 được xem là cách nhanh nhất để các cá nhân cùng gia đình có thể nhập quốc tịch Mỹ.

Sau khi đã định cư và có thẻ xanh trong tay, các cá nhân cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của Sở Di trú và Nhập tịch Mỹ (USCIS) thì được mới được xét cho nhập quốc tịch Mỹ.

4. Thủ tục và quy trình xin nhập quốc tịch Mỹ

Để được chính thức nhập quốc tịch Mỹ, trước hết bạn phải hoàn tất thủ tục để được định cư tại đất nước này theo quy định và được Chính phủ Mỹ cấp cho thẻ xanh.

4.1 Thủ tục nhập tịch quốc Mỹ

Bạn cần chuẩn bị những hồ sơ và thủ tục như sau:

2 tấm hình chân dung 2 x 2 inch.

Bản sao thẻ xanh Mỹ.

Đơn xin nhập tịch N-400.

Giấy đăng ký kết hôn và bản sao chứng minh chung sống (nếu có).

Thanh toán 680 USD lệ phí thi quốc tịch Mỹ. Những người có mức thu nhập thấp có thể được miễn giảm phần lệ phí này.

4.2 Quy trình nhập tịch Mỹ

Đầu tiên, bạn cần điền đầy đủ thông tin vào tờ đơn N-400 và nộp cho USCIS.

Chuyên viên của Sở Di trú sẻ phỏng vấn trực tiếp bạn về thông tin cá nhân, lịch sử và chính trị Mỹ. Bạn phải trả lời đúng 6/10 câu thì mới đạt yêu cầu. Đối với phần thi ngôn ngữ, bạn sẽ đọc to, viết 3 câu và trả lời phỏng vấn bằng tiếng Anh.

Cuối cùng, bạn đợi nhận thông báo và tham gia buổi Tuyên thệ Trung thành Oath of Allegiance.

5.2 Xin miễn thi bằng tiếng Anh

Thường trú nhân trên 50 tuổi, đã sinh sống tại Hoa Kỳ ít nhất 20 năm.

Thường trú nhân trên 55 tuổi, đã sinh sống tại Hoa Kỳ ít nhất 15 năm.

Thường trú nhân trên 65 tuổi, đã sinh sống tại Hoa Kỳ ít nhất 20 năm. Diện này sẽ được xem xét đặc biệt trong phần thi lịch sử và chính trị Mỹ.

Sống và làm việc vô hạn ở Mỹ.

Được nộp đơn xin nhập quốc tịch sau 5 năm sinh sống với điều kiện lưu trú ít nhất 6 tháng/năm.

Được bảo lãnh người thân sang Mỹ.

Xuất nhập cảnh tự do và không cần đến visa.

Học sinh quốc tế có thẻ xanh được miễn giảm học phí đối đến bậc trung học và chỉ đóng ⅓ học phí đối với bậc đại học, cao học.

Xin hưởng tiền an sinh xã hội, tiền phụ cấp bệnh tật và tiền trợ cấp chăm sóc y tế khi đủ điều kiện…

Một Số Điều Du Học Sinh Cần Biết Nếu Như Muốn Định Cư Tại Canada

Canada mệnh danh là vùng đất đáng sống nhất, một môi trường thích hợp để bạn có thể thử sức du học, khi đã kết thúc quá trình du học điều vui mừng nhất mà Canada giành cho bạn chính là có thể bạn sẽ được định cư ngay sau khi kết thúc du học, và điều kiện đòi hỏi học sinh sinh viên vô cùng đơn giản như sau đây !!!!

Chính sách định cư Canada bang Ontario

Áp dụng cấp Thường trú dân Canada khi nộp hồ sơ xin định cư Canada tại Ontario cho sinh viên khi đạt 1 trong các điều kiện. Đối với sinh viên quốc tế:

Đã có việc làm toàn thời gian

Đã hoàn thành ít nhất 1/2 chương trình học

Theo học tại các trường Cao đẳng hoặc Đại học công lập

Đang theo học chương trình 2 năm hoặc chương trình Post Graduates trở lên

Đối với sinh viên quốc tế theo học chương trình Thạc sĩ

Đã tốt nghiệp một trường thuộc hệ thóng các ttrường Đại học công lập tại Canada

Nộp hồ sơ trong vòng 2 năm sau khi tốt nghiệp

Không vi phạm luật pháp Canada

Chính sách định cư Canada bang British Columbia

Áp dụng cấp Thường trú dân Canada khi nộp hồ sơ xin định cư Canada tại British Columbia khi sinh viên đạt 1 trong các yêu cầu sau:

Sinh viên quốc tế đang theo học chương trình Post Graduates: Nộp đơn xin chính sách định cư Canada không cần Job Offer

Có bằng Thạc sĩ hoặc Tiến sĩ

Thời gian học tối thiểu nhất 2 năm

Làm việc trong các lĩnh vực: Tự nhiên; Khoa học ứng dụng và Sức khoẻ

Có ý định sinh sống và làm việc lâu dài tại British Columbia

Sinh viên quốc tế đã tốt nghiệp:

Có bằng đại học/ cao đẳng/ chứng chỉ

Thời gian học tối thiểu 8 tháng

Có việc làm tại British Columbia

Có ý định sinh sống và làm việc tại Canada (ngoại trừ Quebec)

Chính sách định cư bang Quebec

Quecbec có chính sách định cư Canada cấp tốc PEQ (Quebec Experience Program) cho phép sinh viên quốc tế nộp đơn xin định cư Canada tại bang 6 tháng trước khi tốt nghiệp và sẽ được duyệt trong vòng 1 – 3 tháng với điều kiện:

Học tập từ 2 năm trở lên tại trường ĐH của bang và đủ điều kiện tốt nghiệp

Trình độ tiếng Pháp từ trung cao cấp trở lên (Đối với du học sinh chưa biết tiếng Pháp, có thể theo học 5 lớp tiếng Pháp tại trường theo chỉ định để đạt yêu cầu định cư Canada

Còn hàng nghìn những địa điểm nổi tiếng giúp bạn có thể định cư tại Canada, chỉ cần là ở đâu có trường đại học, chỉ cần là bạn là du học sinh, thì điều kiện giúp bạn có thể định cư tại vùng đất xinh đẹp này là vô cùng đơn giản.

Nhập Quốc Tịch Đức Cần Những Thủ Tục Gì?

Mình viết dựa trên kinh nghiệm cá nhân, nên có thể sẽ có chút khác biệt so với vùng các bạn đang ở.

Điều kiện nhập quốc tịch:

từ 16 tuổi trở lên, các bạn có thể tự đặt đơn xin thôi quốc tịch. Trẻ em dưới 16 tuổi có thể đặt kèm theo bố mẹ hoặc bố mẹ đứng ra đặt đơn cho con.

unbefristetes Aufenthalt (cũng có bạn nói ở Berlin ko cần Un, nhưng chỗ mình là bắt buộc)

phải cứ trú ở Đức từ 8 năm trở lên, nếu là học sinh/sinh viên và những người đã tham gia Intergrationkurs thì đc rút ngắn còn 7 năm. Những người có chồng/vợ là người Đức thì phải ở Đức đc 4 năm và kết hôn ít nhất 2 năm.

Bằng tiếng Đức B1 hoặc Schulabschluss, bằng Abitur…

Einbürgerungstest, bài thi 33 câu hỏi. Ở khoản này học sinh/sinh viên được miễn thi

Ko phạm tội

Có thu nhập, đảm bảo được cuộc sống (Sicherung des Lebensunterhalts)

Có bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm hưu trí

Có những ngoại lệ khác nữa mà mình ko rõ lắm, nhưng điều kiện cơ bản nhìn chung là như vậy. Để chắc chắn các bạn nên ra sở ngoại kiều (SNK) hỏi xem mình đủ điều kiện chưa nhé!

Cần những thủ tục:

Đầu tiên các bạn đến Staatsangehörigkeitsamt (SA) nơi các bạn sống để xin Antrag auf Einbürgerung. Người ta sẽ hướng dẫn cụ thể cho các bạn những giấy tờ cần nộp kèm cũng như thông báo về chi phí (Gebühr). Người lớn là 255€, trẻ em là 51€

Sau khi nộp lại Antrag các bạn chờ vài tháng đến 1 năm (tùy nơi mà nhanh hay chậm), người ta sẽ gửi giấy Einbürgerungszusicherung (EZ) về (có nơi phải tự đến tận nơi để lấy). Từ lúc nhận đc EZ các bạn có thời gian là 2 năm để từ bỏ quốc tịch Vn của mình. Để làm thủ tục thôi quốc tịch Vn các bạn có thể qua dịch vụ cho khỏe, đỡ công đi lại và hơn hết đỡ lằng nhằng chuyện chuyển tiền vì ĐSQ VN ko có Konto :v nên phải chuyển tiền qua đường bưu điện. Lệ phí thôi Quốc tịch là khoảng 400€ (nếu qua dịch vụ thì tầm 500€ trọn gói).

Dù qua dịch vụ hay ko thì các bạn vẫn phải gửi đến ĐSQ/dịch vụ: 1) Copy hộ chiếu + Aufenthalt 2) Quyển hộ chiếu cũ có Visum lần đầu tiên đc xuất cảnh sang Đức. Nếu quyển này ko còn thì các bạn phải ra Meldeamt xin Meldebescheinigung từ lúc các bạn sang Đức đến giờ 3) Giấy khai sinh 4) GIẤY GỐC Einbürgerungszusicherung 5) 2 ảnh thẻ 6) 3 bộ hồ sơ bao gồm: (là 3 bộ lận ý nhá)

– Đơn xin thôi qt VN (download ở links dưới) http://www.vietnambotschaft.org/…/2012/10/Thoi-quoc-tich.pdf – Tờ khai lý lịch http://www.vietnambotschaft.org/…/uploa…/2014/06/Ly-lich.pdf – Danh sách đề nghị giải quyết hồ sơ http://www.vietnambotschaft.org/…/Danh-sach-giai-quyet-ho-s… – 3 phong bì dán tem 0,70 cent, ghi sẵn tên, địa chỉ (:3 rất là buồn cười) nếu không qua dịch vụ thì phải gửi kèm theo 200€ trong phong bì, nếu không các bạn sẽ “được” ĐSQ gọi điện về tận nhà đòi 😀

Sau khi nộp đủ các giấy tờ trên các bạn sẽ nhận đc giấy chứng nhận đã nhận hồ sơ của ĐSQ, trên đó sẽ có mã số Aktenzeichen. Sau này nếu muốn hỏi thăm thì các bạn phải đọc được mã số này. Việc tiếp theo là phải tiếp tục chờ, chờ và chờ hơi lâu cho đến khi nhận đc giấy đồng ý cho thôi quốc tịch (Entlassung aus der vietnamesischen Staatsangehörigkeit). Để nhận được Entlassung các bạn phải nộp lại hộ chiếu VN và chứng minh nhân dân…

Các bạn mang tờ giấy Entlassung quay trở lại SA để nộp cho họ và đồng thời lấy Termin để chính thức einbürgern và nhận Einbürgerungsurkunde.

Hôm einbürgern các bạn sẽ phải ký vài mẫu đơn trước mặt người ta. 1 là Loyalitätserklärung, còn lại tự dưng mình quên mất rồi: nhưng mà các bạn chỉ/phải ký tên thôi.

Sau đó phải đọc tuyên thệ (Einbürgerungseid), người ta đọc trước, các bạn nghe và lặp lại y hệt, ko đc bỏ sót (dĩ nhiên là ko đc nhìn giấy đọc đâu nhé, nên các bạn luyện trước ở nhà đi để nói cho trôi chảy). Mình còn nhớ đoạn ấy là như thế này: “Ich schwöre, dass ich das Grundgesetz und die Gesetze der Bundesrepublik Deutschland achten und alles unterlassen werde, was ihr schaden könnte.”

Sau khi tuyên thệ xong, bạn phải kí tên dưới giấy tuyên thệ. Sau đấy người ta sẽ trao cho bạn tờ Urkunde. Lúc này bạn đã chính thức trở thành người Đức!

Nhận được Urkunde rồi những vẫn chưa được mang về đâu ạ, phải đi trả tiền Gebühr trước đã.

Sau khi xong xuôi, bạn mang Urkunde + thư người ta đưa kèm ra Meldeamt (hoặc nơi tương tự của vùng bạn ở) để làm Ausweis và Passport. Gebühr cho 2 em này cũng ngót nghét 70€ 😀

Đầy đủ giấy tờ, bạn đã chính thức chuẩn người Đức với hộ chiếu màu đỏ thần thánh.

Tác giả bài viết: Trương Hoàng Hải Yến – Nguồn: Yenchen’s Blog

Bạn đang đọc nội dung bài viết Một Số Điều Cần Biết Khi Vào Quốc Tịch Đức trên website Maubvietnam.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!