Đề Xuất 3/2023 # Lý Do Du Học Sinh Không Muốn Về Nước Làm Việc # Top 8 Like | Maubvietnam.com

Đề Xuất 3/2023 # Lý Do Du Học Sinh Không Muốn Về Nước Làm Việc # Top 8 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Lý Do Du Học Sinh Không Muốn Về Nước Làm Việc mới nhất trên website Maubvietnam.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Trong những năm gần đây tình trạng học sinh Việt Nam ngày càng muốn ra nước ngoài học tập, và khi học xong rồi, khá đông du học sinh ngần ngại không muốn về làm việc tại quê hương, trong đó có các bạn du học sinh Nhật Bản. Tại sao vậy?

Theo thống kê tổng số học sinh Việt Nam đăng ký du học Nhật Bản là 5107 người ( trong tổng số học sinh toàn thế giới là 17.119 người) * Học sinh Việt Nam: 4926 người đạt Visa * Hai tỉnh có số lượng học sinh quốc tế đăng ký nhiều nhất là : Tokyo: 2019 trường Nhật Ngữ Osaka: 1250 trường Nhật Ngữ * Các trường Nhật Ngữ tại các tỉnh thành phố khác là: 1657 du học sinh

ThS. Đoàn Kim Thành (Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM)

Thực tế cho thấy có một số nguyên nhân của việc chảy máu chất xám là do những người có trình độ không có môi trường để phát huy. Một cán bộ trẻ, có năng lực trình độ tốt cũng rất ít khi được sắp xếp vào vị trí quản lý trong cơ quan nhà nước bởi một lý do rất đơn giản và thuyết phục là còn thiếu kinh nghiệm.

Nghịch lý ở chỗ là kinh nghiệm chỉ có khi làm và được làm, nếu không mạnh dạn giao việc cho làm thì sẽ không có kinh nghiệm. Bên cạnh đó, trí thức trẻ thường hay đưa ra những sáng kiến có thể quá khác biệt hoặc táo bạo, điều đó đôi khi không tương thích với hệ thống đã định hình sẵn, điều này cũng mang một yếu tố khách quan vì trong tổ chức cơ quan nhà nước đã có sự phân cấp, phân quyền và các cơ chế chính sách ràng buộc, một ý tưởng dù có hay thì cũng phải nằm trong khuôn khổ của tổ chức.

Một lý do khác cũng rất thiết thực mà khiến cho nhiều trí thức trẻ rời bỏ khu vực nhà nước là thu nhập chưa tương xứng. Khi cuộc sống hàng ngày vẫn cần phải có cơm áo, gạo tiền thì một mức thu nhập quá thấp sẽ khó mà giữ chân được những người có thể tìm kiếm những cơ hội nơi khác có mức thu nhập cao hơn.

TS Nguyễn Hà Hữu – Đại học Thành Đô:

Không ít nghiên cứu sinh sau khi trở về nước đã buộc phải tạm dừng hoặc từ bỏ hoạt động nghiên cứu khoa học vì môi trường nghiên cứu không có, cơ sở vật chất nghèo nàn, thiếu thốn phòng thí nghiệm, thư viện… Đặc biệt, những vấn đề của đời sống vật chất đã khiến họ phải lao vào mưu sinh mà bỏ rơi tâm huyết nghiên cứu.

Khi nói đến vấn đề “chảy máu chất xám”, không phải chỉ vì những lưu học sinh rời bỏ đất nước, tìm đến những quốc gia phát triển, mà còn vì nguồn chất xám chất lượng cao không được phục vụ cho các mục tiêu phát triển khoa học, công nghệ.

Chưa nói đến vấn đề là ở lại các nước khoa học kỹ thuật phát triển thì các lưu học sinh có thể nhận được lương cao ít nhất là gấp 10 lần với đồng lương còi cọc mà họ nhận được ở Việt Nam và họ có thể làm việc như những nhà khoa học thực thụ, không phải lo lắng bon chen với những điều nhỏ mọn của đời thường. Cơ chế xin – cho trong nghiên cứu khoa học vẫn là những cái hố sâu, rộng để ngăn cản những ai muốn đi theo con đường khoa học thực thụ.

Vấn đề ở lại hay về sau khi ra trường phụ thuộc vào suy nghĩ và quan điểm riêng của mỗi du học sinh. Khi nền kinh tế của đất nước càng phát triển thì càng thu hút được đông đảo du học sinh trở về làm việc. Nhưng có một điểm chung trong suy nghĩ của du học sinh là nơi nào lương cao và môi trường làm việc tốt thì họ sẽ lựa chọn để đóng góp.

Thiết nghĩ cần có thêm những chế độ ưu đãi đối với du học sinh quay về nước làm việc. Trong đó, những du học sinh theo diện tự túc cũng là đối tượng đáng được quan tâm vì Nhà nước không hề mất kinh phí đào tạo nhưng lại thu về được một nguồn tiềm năng con người đầy hứa hẹn. Một khi du học sinh có được chế độ đãi ngộ xứng đáng thì việc “ra đi là để trở về” cũng sẽ là điều tất yếu.

Chị Nguyễn Thanh Hoài, nghiên cứu sinh tại Montreal (Canada)

Tôi đang học bậc tiến sĩ và nhận thấy nền giáo dục của mình khác thế giới nhiều quá. Đi du học, vấn đề khó khăn lớn nhất là bất đồng ngôn ngữ, nhưng không chỉ có thế, kiến thức mà chúng tôi được học không đủ đáp ứng với những đòi hỏi của thế giới.

Nhiều khi các kiến thức cơ bản đã được học rồi nhưng khi đụng đến lại không nhớ, phải chăng do chúng ta học gạo? Tôi vẫn còn nhớ nhiều giờ trong trường đại học, thầy giảng, trò chép, khi thi thì phải học thuộc để làm bài hoặc trả lời vấn đáp. Vượt qua mỗi kỳ thi như vậy nhẹ cả người rồi thì kiến thức cứ theo nhau rơi rụng dần.

Tôi rất thích cách học của các nước phát triển, họ không bắt ta học thuộc lòng nhiều (không nhiều nhưng có một số thứ đương nhiên phải nhớ), mà khuyến khích cách tư duy, phải nghĩ để đưa ra ý kiến riêng của mình. Có rất nhiều câu hỏi “Tại sao…”, “Bạn nghĩ như thế nào…” mà các giáo sư đặt ra trong mỗi kỳ thi chứ các câu hỏi về định nghĩa hay khái niệm rất ít thấy.

Đúng là hiện nay công tác đào tạo ĐH của chúng ta quá lạc hậu, hầu như sinh viên học xong ĐH mà không làm được gì, trong đầu rỗng tếch, hỏi cái gì cũng không biết, đi xin việc không ai dám nhận vì chưa có kinh nghiệm.. cho dù là công việc đơn giản, chính vì thế mà ngày càng nhiều bạn trẻ đi du học nước ngoài để nâng cao trình độ cũng như học hỏi kinh nghiệm các nước khác nhưng để có được lý do hợp lý cho các bạn du học sinh về nước làm việc thì đang là vấn đề nan giải mà các nhà lãnh đạo của nước ta cần phải nghiên cứu

Tuyển dụng Chuyên viên Đối ngoại Nhật Bản

nguồn: báo Lao động

Lý Giải Hiện Tượng Du Học Sinh Không Muốn Về Nước

Một sự thật hiện hữu là phần lớn du học sinh sau khi được đào tạo ở nước ngoài lại không muốn về nước cống hiến. Điển hình là cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia” đã trải qua 14 năm, đồng nghĩa là đã có 13 quán quân được đầu tư du học tại nước ngoài. Thế nhưng sau ngần ấy thời gian, chỉ một người trong số đó trở về Việt Nam lập nghiệp. Nguyên nhân của hiện tượng “chảy máu chất xám” này là do đâu?

Trên thực tế tấm bằng danh giá ở nước ngoài nhiều khi lại không có độ “hot” ở trong nước như nhiều du học sinh tưởng tượng. Vì vậy khi đi xin việc họ cũng khá vất vả, hoặc mức lương và chế độ đãi ngộ không như mong muốn. Thậm chí nhiều người đã về nước rồi lại đành “đắng lòng” cầm bằng quay lại môi trường cũ vì “miếng cơm manh áo”. Những ưu đãi hiện hành với “người tài” mới chỉ mang tính nhỏ lẻ, do các địa phương, các cơ quan đặt ra, tùy theo tình hình mà thực hiện, không phải một cơ chế ở tầm vĩ mô có khả năng khuyến khích những người có năng lực phấn đấu trong học tập và cống hiến theo yêu cầu ở các lĩnh vực kinh tế xã hội.

Trước tiên là chính sách quan liêu cùng kiểu làm việc “con ông cháu cha” khiến du học sinh rất khó khi xin việc. Họ không được cạnh tranh công bằng khi muốn nộp hồ sơ vào những vị trí tốt. Họ còn có một thực tế phải đối mặt khi về nước, đó là phải chạy chọt xin việc, phải va đập vào những thủ tục phức tạp, phải lo lót “đầu tiên” mà nhiều khi vẫn thất nghiệp.

Thêm nữa chúng ta vẫn phải công nhận rằng hiện nay chính sách đãi ngộ người tài trong nước chưa được cao nên nếu về nước du học sinh sẽ gặp nhiều khó khăn về tài chính. Vậy chẳng có lý do gì cùng một bằng cấp như thế, tại sao họ lại không chọn một con đường mà có thể có được một đời sống cao hơn. Tóm lại, do không có một sự đảm bảo cho cuộc sống gia đình chính bản thân của những du học sinh, họ không mặn mà với chuyện quay về Việt Nam làm việc.

2. Không có môi trường làm việc tốt

Một du học sinh chuyên ngành Công nghệ tại Nhật, 28 tuổi, sắp lấy bằng tiến sĩ cho biết: “Em không biết khi về có một môi trường tốt để làm việc không? Vấn đề không chỉ là thu nhập cao, mà là sự rút ngắn thời gian trưởng thành và cơ hội sáng tạo”.

Rõ ràng những kiến thức mà các du học sinh được trang bị ở nước ngoài lại rất khó ứng dụng khi làm việc tại Việt Nam. Sự thiếu thốn các điều kiện thực hiện, thiếu môi trường khoa học lại bị chèn ép, kèn cựa và hàng loạt những vấn đề tế nhị khác về thủ tục hành chính, về kinh phí, về con người, sự nhìn nhận thiếu công bằng đối với những trí thức trẻ… đã khiến những sinh viên giỏi không muốn trở lại môi trường làm việc ở VN sau khi tốt nghiệp. Nhiều bạn du học về lại thất nghiệp . Hoặc trong khi chờ việc lại làm thêm tại các .

Du học sinh còn e ngại vấn đề gặp các sếp thiếu tri thức sử dụng vào những việc chẳng cần đến những điều đã học. Rồi sống mòn với nếp sống sáng cắp cặp đi, tối cắp về… Họ e ngại tất cả những mơ ước, hoài bão đều dần bị thui chột.

Bên cạnh đó, gần đây, giáo sư Ngô Bảo Châu còn chỉ ra thực tế là giáo dục đại học ở nước ta không có tính thực tiễn và chỉ áp dụng lý thuyết là nhiều và từ đó tạo ra lớp cử nhân chỉ biết lý thuyết, không biết thực hành. Điều đó tạo nên “độ vênh” so với những người được đào tạo ở nước ngoài. Khi du học sinh về nước làm việc sẽ có một sự mâu thuẫn giữa sinh viên Việt Nam và sinh viên du học nên chắc chắn hai bên sẽ khó làm việc được với nhau.

3. Điều kiện sống ở nước ngoài tốt hơn

Một lý do quan trọng nữa khiến đa số du học sinh ở lại nước ngoài sau khi du học là điều kiện và môi trường sống ở nước ngoài tự do, văn minh hơn, điều kiện tự nhiên cũng dễ chịu hơn.

Nếu so sánh giữa môi trường Việt Nam với các nước tiên tiến như Anh, Mỹ, Nhật thì rõ ràng các nước đó tốt hơn rất nhiều: từ khí hậu thời tiết, giao thông, an sinh xã hội… Chẳng hạn như việc mua bảo hiểm gần như là đương nhiên ở các nước này vì nếu bị bệnh hay bất cứ tai nạn nào, công dân sẽ yên tâm được chi trả đầy đủ; còn ở Việt Nam các công ty bảo hiểm khó lòng thuyết phục khách hàng khi họ thường xuyên bị lừa đảo ‘tiền mất tật mang”, bệnh nhân dùng bảo hiểm cũng bị đối xử khác với khám chữa bệnh dịch vụ. Hoặc những chi phí công như trường học, bệnh viện… đều được miễn phí, trong khi ở Việt Nam ngoài những khoản phí phải đóng, để được dạy tốt, chữa bệnh tốt, người dân còn phải tìm cách “lót tay” cho thầy giáo, thầy thuốc…

Thêm một điều nữa là vấn đề tự do ngôn luận: Ở nước ngoài người dân được sống thực với mình, dám nói điều mình nghĩ. Trong khi về nước, lại phải giấu giếm ý nghĩ của mình, hoặc phải lựa chiều nói dối, không thực lòng.

Trên thực tế đến nay, chưa có một điều tra nào về thực trạng việc làm của những du học sinh, sau khi tốt nghiệp các trường ĐH nước ngoài trở về. Đây rõ ràng là vấn đề lớn, nhưng nhiều năm qua chưa được đặt ra một cách nghiêm túc. Với những lý do nói trên, chúng ta không thể trách cứ các bạn thủ khoa Olympia hay những du học sinh không trở về cống hiến cho đất nước, áp đặt cho là họ không yêu nước, không thực hiện trách nhiệm với đất nước. Ngay cả các học sinh sinh viên tỉnh lẻ, hay miền núi sau khi tốt nghiệp tại sao lại không về “phục vụ quê hương” mà tìm mọi các trụ lại ở các thành phố lớn, trong khi đó, phải vận động trí thức lên xây dựng miền núi, vùng sâu vùng xa. Vấn đề là chúng ta phải đề ra những phương án cụ thể để giữ chân người tài, và đó là trách nhiệm của những nhà lãnh đạo, nhà quản lý đất nước phải có tầm nhìn cao hơn.

Du Học Nhật Về Nước Làm Gì? Cơ Hội Việc Làm Cho Du Học Sinh Về Nước

Du học Nhật về nước làm gì là câu hỏi không những của những bạn du học sinh sắp về nước mà còn là của những con đang có ý định sang Nhật du học. Tuy nhiên, để tìm ra một câu trả lời chi tiết nhất thì không phải ở trang nào cũng có. Hiểu được điều đó, AVT Education hôm nay sẽ viết một bài chi tiết nhất về cơ hội việc làm cho du học sinh về nước. Hy vọng sẽ giúp giải đáp hết những thắc mắc của mọi người.

Du học Nhật Bản là gì? Du học Nhật Bản là học gì?

Một điều chắc chắn phải nói đến trước tiên chính là không phải ai cũng có cơ hội du học Nhật Bản vừa học vừa làm được. Nhật Bản có nền giáo dục đứng thứ 3 thế giới. Vì thế, bằng cấp sau khi nhận được ở đây có giá trị trên toàn thế giới. Bạn có thể dùng tấm bằng ấy đến bất cứ quốc gia nào.

Nhiều người không tin về việc này. Sở dĩ như vậy vì họ thấy nhiều sinh viên Việt Nam sau du học về nước thì chỉ đơn thuần là biết tiếng Nhật chứ chẳng thấy có gì đặc biệt nổi trội. Họ thấy những người này về nước và vẫn phải lo lắng du học Nhật về nước làm gì. Đây thực ra xuất phát từ sự hiểu lầm, đại học mà về nước luôn. Chính vì vậy, những người này chỉ mới có chứng chỉ tiếng Nhật thôi. Đơn thuần là học chưa có bằng cấp nào cả. Nhiều người không biết lại hiểu sai về việc du học Nhật Bản là học gì.

Du học sinh Nhật về nước trình độ đến đâu

Hằng năm, có rất nhiều du học sinh Việt Nam từ Nhật trở về. Họ kết thúc việc học và quyết định trở về nước tìm kiếm cơ hội việc làm khác. Du học Nhật về nước làm gì còn phụ thuộc vào trình độ của họ. Thực chất, trình độ của học cũng khác nhau.

Đối với những bạn chỉ kết thúc chương trình học tiếng Nhật đã về nước thì trong tay họ chỉ đang có chứng chỉ tiếng Nhật. Vốn ngoại ngữ là những gì họ sở hữu. Phần lớn du học sinh về nước trình độ tiếng Nhật đạt N3, N4.

Mặt khác, với những bạn có học lên trung cấp, cao đẳng, đại học thì trình độ của học cao hơn. Ngoài vốn tiếng, học còn có chuyên môn trong lĩnh vực mình đào tạo. Hầu hết tiếng Nhật của họ trình độ N3, số khác còn lên đến N2. Với sự nổi tiếng của nền giáo dục Nhật Bản, chuyên môn của học cũng rất cao. Vì thế nên việc tìm việc làm cũng dễ hơn.

Một điểm nữa của những du học sinh Nhật về nước chính là tác phong làm việc. Họ rèn được ý chí, tác phong nghiêm túc khi làm việc và lối sống có trách nhiệm.

Du học Nhật về nước làm gì? Cơ hội việc làm cho du học sinh về nước?

Có rất nhiều công việc mà du học sinh sau khi về nước có thể chọn lựa. Cơ hội việc làm cho du học sinh về nước cũng rất rộng mở.

Đối với những bạn chỉ có vốn tiếng Nhật sau khi về nước, những công việc bạn có thể làm là:

Kinh doanh hàng xách tay Nhật

Mở quán kinh doanh ẩm thực Nhật Bản

Làm giáo viên dạy tiếng Nhật

Phiên dịch viên tiếng Nhật

Công nhân tại các nhà máy hoặc công ty Nhật Bản

Làm tại các công ty du học hoặc xuất khẩu lao động sang Nhật Bản

Hướng dẫn viên du lịch

Việc làm du học vừa học vừa làm ở đâu tốt nhất

Công việc phong phú nên những nơi làm việc cũng rất đa dạng. Ngoài phân vân du học Nhật về nước làm gì, giờ bạn còn phải để ý xem ở đâu nữa.

Hiện nay, có rất nhiều công ty Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam. Con số này ngày càng tăng theo từng năm. Nhu cầu nhân lực ở những doanh nghiệp này cũng khá lớn. Với những gì bạn có được trong những năm ở Nhật Bản, bạn hoàn toàn có thể vào những doanh nghiệp như thế này để làm việc. Mức lương ở đây cũng khá hấp dẫn.

Ngoài ra, những công ty về biên phiên dịch hay công ty du lịch bạn cũng có thể làm. Với việc du học Nhật ngày càng thu hút nhiều sinh viên. Những công ty du học hay xuất khẩu lao động cũng xuất hiện. Bạn cũng có thể chọn một nơi uy tín và làm việc tại đó.

Với nhiều lợi thế trong tay, du học Nhật về nước làm gì thực chất cũng không quá phải lo lắng. Công việc sẽ đúng với trình độ của bạn. Vì thế những bạn du học sinh Nhật Bản nên cố gắng học tập. Cơ hội việc làm cho du học sinh về nước sẽ rộng mở đón bạn.

Lý Do Nhiều Người Việt Muốn Định Cư Ở Nước Ngoài?

“Tại sao trí thức giỏi không về nước làm việc, doanh nhân giỏi muốn bỏ nước ra đi? Tại sao cán bộ về hưu hay đương chức tìm cách cho mình hay con cháu mình ra định cư ở nước ngoài?” – Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa đặt câu hỏi trên diễn đàn Quốc hội Khóa XIII, kỳ họp thứ 11 : “Tại sao trí thức giỏi không về nước làm việc, doanh nhân giỏi muốn bỏ nước ra đi? Tại sao cán bộ về hưu hay đương chức tìm cách cho mình hay con cháu mình ra định cư ở nước ngoài?”. Câu nói này là câu hỏi xoáy sâu vào tâm trí những người Việt có lương tri. Và cũng đặt ra cho chúng ta nhiều suy ngẫm, làm sao để người Việt yêu nước hơn, muốn cống hiến hơn cho tổ quốc, những người đi du học muốn về nước, con em những người có học, có tiền, có chức bớt tìm cách định cư ở nước ngoài.

Để lý giải cho những trăn trở đó, PV Infonet đã có cuộc phỏng vấn Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm UB Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội về vấn đề này.

Vì sao người có tiền, người có học lại muốn định cư ở nước ngoài?

Thưa giáo sư, với câu hỏi của đại biểu QH Trương Trọng Nghĩa mà nhiều báo đưa tin, ông đánh giá thế nào về hiện tượng quan chức tìm cách cho con em đi du học và định cư ở nước ngoài đang diễn ra?

Thưa giáo sư, hiện tượng nhiều thanh niên đi du học không trở về nước hay nhiều bậc phụ huynh tìm cách đầu tư gần triệu đô vào các dự án ở nước ngoài với mục đích kiếm “thẻ xanh” để con cái được định cư tại nước ngoài cũng đang là một xu hướng mới?

GS Nguyễn Minh Thuyết: Cách đây 7, 8 năm, trong một lần làm việc với tôi, Giáo sư Thomas Vallely, Trưởng nhóm nghiên cứu về đại học Việt Nam của Đại học Harvard (Hoa Kỳ), đã đề cập đến hiện tượng nhiều du học sinh Việt Nam không trở về nước. Ông tỏ ý lấy làm tiếc vì Việt Nam đang rất cần nhân lực có trình độ cao mà không thu hút được du học sinh trở về, và khuyên chúng ta đổi mới mạnh mẽ chính sách sử dụng nhân lực để thay đổi tình hình này.

Tới nay lại thêm hiện tượng bố mẹ quyết bỏ tiền đầu tư lấy cho được cái ” thẻ xanh ” để cả nhà, trước hết là con cái, được định cư ở nước ngoài nữa thì đúng là phải mổ xẻ nguyên nhân của tình trạng “du canh du cư” này rồi.

Giáo sư có thể lý giải vì sao những người có học, có tiền lại muốn định cư ở nước ngoài?

GS Nguyễn Minh Thuyết: Chẳng riêng người có trình độ cao hay có tiền đâu, mà lao động phổ thông cũng muốn định cư ở nước ngoài nếu họ tìm được công ăn việc làm.

Về nguyên nhân thì GS Thomas Vallely cũng đã đề cập một phần: Đó là do chính sách sử dụng nhân lực. Ví dụ, các em đi học ở nước ngoài quay trở về nước liệu có xin được việc không? Xin việc phải chạy mất bao nhiêu tiền? Giả sử chi tiền để có việc làm rồi thì có cơ hội thăng tiến không hay lại phải chi tiền tiếp? Nếu không xin việc ở khu vực công mà tự lập nghiệp thì cơ hội lập nghiệp, tiếp cận vốn thế nào? Làm ăn có thuận lợi không hay lúc nào cũng phải lo “vái tứ phương”?

Một nguyên nhân quan trọng nữa khiến du học sinh ngại trở về là môi trường sống thiếu sự điều tiết nghiêm minh của pháp luật và văn hóa. Người dân, nhất là người từ các nước phát triển trở về, cảm thấy bị ức chế từ những việc rất đơn giản, như giao thông lộn xộn, thiếu an toàn; trật tự vệ sinh không đảm bảo; an toàn thực phẩm kém; làm bất cứ giấy tờ gì đều gặp phiền hà v.v… Nhiều khi có những việc là quyền con người, quyền công dân đã được quy định trong Hiến pháp, pháp luật, nhưng người dân cũng không được hưởng. Tôi cứ nói một vài việc đơn giản như bạn đang đi trên hè phố bỗng dưng bị một xô nước bẩn hắt vào người hay bỗng dưng bị chửi mắng, xúc phạm thì ai giải quyết cho bạn? Trong khi đó, sống ở các nước phát triển, làm việc tuy vất vả nhưng người ta được đảm bảo một cuộc sống an lành; nếu quyền con người, quyền công dân bị vi phạm sẽ có pháp luật bảo vệ.

Cho nên, muốn giữ chân được nhà đầu tư, nhà khoa học và thu hút được con em chúng ta du học trở về phục vụ đất nước thì phải cải thiện môi trường sống. Không cần đòi hỏi gì nhiều, chỉ cần chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật. Pháp luật mà không được thi hành nghiêm thì cơ quan nhà nước, người đứng đầu cơ quan nhà nước hữu quan phải chịu trách nhiệm.

“Nếu GS Ngô Bảo Châu ở lại trong nước thì rất phí” Thưa giáo sư, có nhiều ý kiến đổ lỗi cho giáo dục và y tế chưa đảm bảo, giáo sư có lý giải như thế nào?

GS Nguyễn Minh Thuyết: Giáo dục và y tế là hai ngành bị chê nhiều, nhưng ta hãy thử đặt câu hỏi: Có ngành nào khá hơn hai ngành đó không? Tôi nghĩ là không. Thậm chí, so với những ngành khác, hai ngành này còn khá hơn. Nhưng vì bức xúc mà không dễ trút vào đâu, người ta cứ trút vào hai “anh” “thấp cổ bé họng” này, mặc dù nhiều điều nói về hai “anh” này đâu có đúng.

Nói riêng về giáo dục thì đòi hỏi của người dân rất cao, nhất là khi giáo dục được tặng cho danh hiệu “quốc sách hàng đầu”. Nhưng với điều kiện như hiện nay thì không thể đỏi hỏi chất lượng giáo dục như các nước phát triển được. Đường lối của Đảng Nhà nước coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, nhưng từ địa phương đến trung ương thực hiện quan điểm ấy như thế nào?

Cứ thử hỏi “Mỗi tháng, mỗi năm, cấp ủy và chính quyền dành được bao nhiêu thời gian cho giáo dục? Mỗi năm dành bao nhiêu đất để làm trường; bao nhiêu đất làm sân gôn, nhà hàng, khách sạn?” là biết ngay giáo dục đứng ở vị trí nào.

Năm 1999, tôi sang tìm hiểu giáo dục ở Vương quốc Anh, có hỏi cán bộ quản lý ở đó: “Lương của giáo viên tiểu học là bao nhiêu”. Họ trả lời: 26.000 bảng Anh/năm. Tính ra, theo tỉ giá bây giờ đã tương đương 65 triệu đồng Việt Nam/tháng. Mà ở các trường tiểu học tôi đến thăm, mỗi lớp chừng 20 – 25 học sinh, có 2 cô giáo – một cô dạy chính, một cô trợ giảng. Giáo viên của ta, một cô giáo phụ trách tới 50 học sinh, mà lương được bao nhiêu? Có được 6 triệu đồng/tháng không?

Ta cứ bảo nhà trường phải tổ chức cho học sinh đi tham quan, thực tế, nhưng một lớp 20 cháu còn quản được, chứ đến 50 cháu thì đâu có dễ. Tiền ở đâu để đưa các cháu đi? Một cô có đảm nhiệm được 50 cháu mà không xảy ra tai nạn không? Nếu tôi là giáo viên, tôi cũng không dám đưa các cháu đi như thế.

Đại học của ta, tính cả phần đầu tư của Nhà nước và học phí, bình quân chỉ 200 USD/sinh viên/năm. Trong khi đó, ở Mỹ, riêng học phí đại học trung bình 30-40 nghìn USD/năm. Các trường đại học quốc tế tại Việt Nam (như RMIT ở TP HCM) học phí cũng cỡ 15.000 USD/năm. Phải nói rằng, giáo dục của ta làm việc trong hoàn cảnh hết sức khó khăn.

Môi trường xã hội hiện nay cũng là một yếu tố hạn chế kết quả giáo dục. Trong một môi trường văn hóa, đạo đức xuống cấp nghiêm trọng như thế này, khó có thể giáo dục con em thật ngoan, thật giỏi. Học sinh học ở trường chỉ 5 tiếng/ ngày, ở với bố mẹ và xã hội là 19 tiếng/ngày. Nhà trường, thầy cô dạy học sinh những điều tốt đẹp, lý tưởng. Nhưng ra đến cổng trường, các em đã mắt thấy tai nghe những điều ngược lại với lời dạy của thầy cô rồi. Người ta thông thường dễ nhiễm tính xấu hơn tính tốt. Giống như đôi giày ta đi, muốn giữ sạch khó hơn là để bẩn. Nhà trường có cố dạy học sinh ngoan cũng không được.

“Không thể bắt người ta kiễng chân cả đời” Còn y tế thì sao, thưa giáo sư?

GS Nguyễn Minh Thuyết: Y tế Việt Nam hiện nay thực hiện được nhiều kỹ thuật hiện đại của thế giới như ghép gan, ghép thận, mổ công nghệ cao, … Vấn đề của ngành y tế là điều kiện khám, chữa bệnh quá kém, lương thầy thuốc quá thấp. Người học ngành y, thi vào đã khó, học mất đến 6 năm, ra trường lương cũng chỉ như cử nhân ngành khác học 4 năm thôi.

Đặc biệt, trách nhiệm của thầy thuốc rất lớn. Một thầy giáo hết sức quan trọng, nhưng hôm nay thầy giảng bài có chỗ chưa chính xác, ngày mai thầy có thể đính chính. Còn bác sĩ không thể đính chính được. Một sĩ quan công an, quân đội làm việc như một công chức tại Hà Nội, TP HCM hay các thành phố cũng được trả lương lương gấp đôi người bình thường như người ở biên giới, hải đảo. Ông bác sĩ có trách nhiệm lớn như vậy, sao không được trả lương gấp đôi người bình thường?

Về điều kiện làm việc của ngành y, chúng ta đang cố gắng đảm bảo nguyên tắc rất sách vở về công bằng xã hội. Thu viện phí rất thấp, không bù được chi phí thực. Bảo hiểm y tế thu cũng thấp nên cấp thuốc rất tượng trưng. Tại sao ta không đổi mới cách nghĩ để thay đổi tình trạng này?

Tôi nghĩ, có thể áp dụng mô hình y tế như thời Pháp, có bệnh viện công chữa cho người nghèo và các đối tượng ưu tiên, Nhà nước lo; phần còn lại là dịch vụ đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của những người thu nhập từ trung bình khá trở lên. Như vậy thì cả người bệnh lẫn thầy thuốc đều được đảm bảo quyền lợi.

Ta hay kêu ca về thái độ của một số thầy thuốc. Ngành y phải có trách nhiệm sửa chữa khuyết điểm này. Nhưng nói cho công bằng, làm việc căng thẳng, khám chữa bệnh cho hàng trăm người bệnh/ngày mà lương thấp thì người ta dễ sinh ra cáu gắt. Mà cửa hẹp thì sẽ sinh cửa quyền. Theo tôi, thu nhập, trình độ và trách nhiệm phải tương xứng. Không thể bắt người ta kiễng chân cả đời được.

Xin chân thành cảm ơn giáo sư!

Nguồn: infonet

Bạn đang đọc nội dung bài viết Lý Do Du Học Sinh Không Muốn Về Nước Làm Việc trên website Maubvietnam.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!