Đề Xuất 3/2023 # Kỳ Thi B1 Preliminary (Pet) – Câu Hỏi Thường Gặp (Faqs) – Aspect # Top 7 Like | Maubvietnam.com

Đề Xuất 3/2023 # Kỳ Thi B1 Preliminary (Pet) – Câu Hỏi Thường Gặp (Faqs) – Aspect # Top 7 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Kỳ Thi B1 Preliminary (Pet) – Câu Hỏi Thường Gặp (Faqs) – Aspect mới nhất trên website Maubvietnam.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

KỲ THI B1 PRELIMINARY (PET) – CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

Tôi có phải vượt qua từng phần thi để vượt qua bài kiểm tra hay không?

Không. Xếp loại của bạn dựa trên tổng điểm trung bình của tất cả phần thi.

PHẦN THI ĐỌC VÀ VIẾT – READING AND WRITING

NÊN

Xem qua đề mẫu để nắm được cấu trúc của các phần thi.

Đọc thật nhiều các đoạn văn để rèn luyện kỹ năng đọc, đặc biệt là các đoạn văn được dùng trong bài thi Cambridge English: Preliminary.

Luôn có một quyển sổ để ghi từ vựng mới và ghi chú về cách dùng từ.

Đọc và xem các ví dụ một cách kỹ càng, cẩn thận.

Phải chắc chắn rằng bạn có kỹ năng Skim và Scan (khả năng đọc lướt văn bản để hiểu nội dung chính hoặc tìm các chi tiết quan trọng một cách nhanh chóng).

Kiểm tra lại các câu trả lời của bạn và chắc chắn rằng bạn đã viết đúng vị trí trên phiếu trả lời

Đảm bảo rằng chữ viết của bạn rõ ràng và dễ đọc.

Đọc từng đoạn văn thật cẩn thận trước khi đưa ra câu trả lời.

Chỉ được sử dụng bút chì trên phiếu trả lời

KHÔNG NÊN

Đừng bỏ trống đáp án ngay cả khi bạn không chắc chắn về câu trả lời của mình.

Đừng lo lắng nếu gặp phải những từ mà bạn không biết, hãy cố đoán nghĩa của chúng.

Đừng viết nháp cả đoạn văn ở phần 2 và 3 của phần thi Viết, hãy chỉ ghi ra những ý chí cần thiết cho bài viết của bạn.

Đừng quá lo lắng về lỗi ngữ pháp ở phần 2 và 3 của phần thi Viết. Quan trọng là khả năng truyền đạt của bạn trong bài viết.

Liệu tôi có bị trừ điểm nếu viết hơn 100 từ ở phần 3 thi Viết?

Bạn nên viết khoảng 100 từ theo hướng dẫn. Mặc dù bạn sẽ không bị trừ điểm cho việc viết hơn 100 từ, bạn có thể viết lan man, lạc đề và điều này có thể gây ra ảnh hưởng không tốt cho người đọc, nên bạn có thể mất điểm vì lý do này. Trường hợp bạn viết không đủ 100 từ, kết quả của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi bạn không sử dụng hết khả năng ngôn ngữ hoặc viết thiếu ý theo yêu cầu đề bài.

Liệu tôi có thể học thuộc đáp án cho phần 3 thi Viết không?

Không. Bạn phải viết một bức thư cho bạn bè hay một câu chuyện mà đáp ứng được yêu cầu cho sẵn của đề bài. Bạn cũng phải đảm bảo bài viết của bạn là một bức thư rõ ràng hay một câu chuyện mạch lạc tùy thuộc vào đề bài mà bạn chọn.

Cách thức chấm điểm bài thi Viết như thế nào?

Giảm khảo sẽ sử dụng thang điểm khảo thí dựa trên Khung trình độ chung về năng lực ngoại ngữ châu Âu (CEFR), thang điểm được sử dụng trong bài thi viết của Cambridge English General and Business được chia làm 4 tiêu chí:

Nội dung: khả năng đáp ứng yêu cầu đề bài của bài viết, bạn có hoàn thành được những gì được yêu cầu hay không?

Yêu cầu giao tiếp, truyền đạt: cách viết của bạn có phù hợp với yêu cầu đề bài, bạn có hướng đến đúng đối tượng hay không?

Cấu trúc: bài viết của bạn có mạch lạc, hợp lý hay không?

Ngôn ngữ: ngữ pháp và từ vựng của bài viết sử dụng như thế nào?

Trong giờ làm bài, nếu tôi không hiểu một từ trong phần thi, tôi có thể hỏi nghĩa của từ đó hay không?

Không. Bạn chỉ có thể hỏi nếu bạn không hiểu rõ yêu cầu của phần thi hay điền đáp án vào phiếu trả lời như thế nào, và những thứ tương tự. Ngoài ra, bạn không được hỏi bất kỳ điều gì khác như nghĩa của một từ trong đoạn văn. Nếu bạn không biết nghĩa của từ, hãy thử đoán nghĩa của từ đó (ví dụ như dựa vào ngữ cảnh,…). Hãy luôn nhớ rằng, bạn có thể không cần phải biết nghĩa của từ này để trả lời được câu hỏi.

Tôi có được thêm thời gian để ghi đáp án vào phiếu trả lời?

Không. Bạn phải hoàn thành phiếu trả lời của mình trước khi hết 1 tiếng 30 phút.

PHẦN THI NGHE

NÊN

Đọc kỹ hướng dẫn từng phần thi

Xem trước các câu hỏi, đoạn văn và tranh ảnh để dự đoán xem thông tin mà bạn sắp phải nghe là gì.

Nghe và xem kỹ phần ví dụ.

Cố gắng trả lời nhiều nhất có thể trong lần nghe đầu tiên.

Kiểm tra lại đáp án đã làm và bổ sung đáp án chưa trả lời trong lần nghe thứ hai.

Trả lời tất cả câu hỏi ngay cả khi bạn không chắc chắn về đáp án của mình – bạn hiểu nhiều hơn là bạn nghĩ nên đôi khi dự đoán của bạn có thể là đáp án chính xác (và điều này luôn tốt hơn là để trống đáp án).

Chỉ chép đáp án sang phiếu trả lời khi được yêu cầu, khi kết thúc phần thi Nghe.

Chép đáp án sang phiếu trả lời một cách cẩn thận, chính xác.

Chỉ được sử dụng bút chì trên phiếu trả lời.

KHÔNG NÊN

Đừng lo lắng nếu bạn nghe không rõ đáp án trong lần đầu. Bạn sẽ được nghe 2 lần.

Đừng sợ nếu bạn không hiểu mọi thứ trong đề bài – có thể bạn sẽ không cần phải hiểu hết toàn bộ để có được câu trả lời.

Đừng thay đổi đáp án khi bạn đang chép chúng sang phiếu trả lời.

Tôi có tật về thính giác, liệu tôi có bị mất điểm vì điều đó không?

Không. Bạn và giáo viên của bạn phải liên hệ với trung tâm Cambridge English để được sắp xếp hỗ trợ đặc biệt..

Những kỹ năng nghe nào sẽ được kiểm tra ở phần thi Nghe?

Bạn sẽ được kiểm tra khả năng nghe được ý chính, nghe thông tin chi tiết và nhận diện được thái độ của người nói. Bạn sẽ phải nghe một cá nhân nói (độc thoại) và hai người nói chuyện với nhau (đối thoại).

Có vấn đề gì không nếu tôi viết sai chính tả?

Không, miễn là từ sai đó vẫn có thể nhận diện được, trừ trường hợp các từ quá phổ biến, thông dụng (ví dụ như Monday), hay trường hợp từ đó đã được đánh vần ra.

Liệu tôi có thể sử dụng tai nghe trong phần thi Nghe?

Điều này tùy thuộc vào hội đồng thi cho phép bạn có thể được sử dụng tai nghe hay không? Tại TpHCM, tính đến năm 2019,  đối với hình thức làm bài thi trên giấy, bạn sẽ được nghe loa chung.

PHẦN THI NÓI – SPEAKING

NÊN

Tổng quan

Luyện tập kỹ năng nói càng nhiều càng tốt, thông qua các hoạt động trên lớp cũng như ngoại khóa.

Lắng nghe kỹ hướng dẫn của giảm khảo.

Hãy hỏi giảm khảo nếu bạn không hiểu bạn phải làm gì.

Nói to rõ để cả hai giám khảo và bạn cùng thi có thể nghe được bạn.

Hãy luôn nhớ ràng cả hai giảm khảo đều mong muốn bạn có thể hoàn thành tốt phần thi của mình.

Phần 1

Nói với giám khảo chứ không phải bạn cùng thi.

Đảm bảo có thể đánh vần tên mình một cách to rõ.

Cố gắng trả lời với nhiều hơn 1 từ.

Phần 2 và 4

Nói với bạn cùng thi chứ không phải giám khảo

Đặt câu hỏi cho bạn cùng thi

Lắng nghe bạn cùng thi khi họ đang nói và tập trung vào họ để cho thấy bạn hứng thú với những gì họ nói.

Hãy để bạn cùng thi có cơ hội được nói.

Phần 3

Cố gắng nói mọi thứ mà bạn thấy trong bức tranh, như màu sắc, quần áo, thời điểm trong ngày, thời tiết,…

Nếu bạn không biết một từ nào đó, hãy cố gắng giải thích nó bằng các từ khác tương đương.

KHÔNG NÊN

Phần chung

Đừng quá lo lắng nếu bạn mắc phải các lỗi ngữ pháp.

Đừng quá lo lắng nếu bạn không biết một từ nào đó.

Đừng lo lắng nếu bạn cùng thi nói tốt hơn hoặc kém hơn bạn, giám khảo sẽ chấm điểm theo cá nhân.

Đừng ngồi im lặng trong bài thi nói cho dù bạn có lo lắng hay sợ sệt, giám khảo sẽ không cho điểm nếu bạn không nói bất kỳ điều gì.

Phần 2 và 4

Phần 3

Đừng dừng nói nếu gặp phải một từ mà bạn không biết, hãy chuyển sang thứ khác mà bạn có thể nói.

Có những gì trong phần thi Nói?

Phần thi Nói của Cambridge English: Preliminary có 4 phần và bạn phải thi chung với một thí sinh khác. Có 2 giám khảo, một trong hai giám khảo sẽ đối thoại với thí sinh (người đối thoại) và người còn lại sẽ lắng nghe và chấm điểm (người đánh giá).

Tôi có thể thi một mình được không?

Không. Bạn phải thi theo cặp (ví dụ như 2 học sinh với nhau) với một cặp giám khảo. Tại hội đồng thi mà có số thí sinh lẻ, 3 thí sinh cuối cùng sẽ cùng thi với nhau, phần thi 3 người sẽ kéo dài hơn bình thường, Thí sinh không được phép chọn dự thi 3 người.

Tại sao lại có đến 2 giám khảo?

Một giám khảo (người đối thoại) sẽ nói chuyện với bạn, người còn lại (người đánh giá) sẽ không can thiệp vào phần thi nhưng sẽ lắng nghe và tương tác với thí sinh còn lại. Cả 2 giám khảo đều sẽ chấm điểm cho thí sinh, nhưng giám khảo đánh giá sẽ chấm chi tiết hơn giám khảo đối thoại.

Sẽ như thế nào nếu thí sinh kia không cho phép tôi được nói?

Giám khảo sẽ biết cách giải quyết tình huống này và đảm bảo cơ hội được nói của thí sinh. Để một thí sinh được nói và cho người còn lại cơ hội nói là rất quan trọng. Hãy nhớ, phần thi sẽ có thời gian cho bạn nói một mình.

Tôi phải làm sao nếu tôi không hiểu giám khảo yêu cầu tôi làm gì?

Bạn có thể yêu cầu giám khảo lặp lại câu hỏi. Tuy nhiên, hãy cố gắng nghe và hiểu câu hỏi ngay trong lần đầu tiên. Đừng lo lắng nếu bạn không hiểu một từ nào đó, bạn có thể hỏi bạn cùng thi với mình giải thích từ ở phần thi 2 và 4, tất nhiên là phải bằng tiếng Anh.

Tôi có phải vượt qua phần thi Nói để vượt qua kỳ thi Cambridge English: Preliminary không?

Không. Nếu bạn hoàn thành tốt những phần thi khác, bạn vẫn sẽ đậu.

Phần thi nói của tôi có bị so sánh với bạn cùng thi hay không?

Bạn sẽ đánh giá dựa trên phần thi của cá nhân bạn, và không so sánh với bạn cùng thi.

Câu hỏi ở phần 1 và phần 2 được giữ nguyên qua các năm hay có sự thay đổi?

Để biết thêm thông tin chi tiết về kỳ thi Cambridge English: Preliminary, bạn có thể truy cập tại đây

Học Viện Ngôn Ngữ Cambridge

Hãy gửi yêu cầu tư vấn của bạn cho chúng tôi

Các Câu Hỏi Thường Gặp (Faq)

Tôi có cần phải dịch tất cả các giấy tờ cá nhân sang tiếng Anh?

Giấy tờ bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt được chấp nhận và có thể không cần bản dịch. Giấy tờ bằng các ngôn ngữ khác phải được dịch sang tiếng Anh. Bản dịch tiếng Anh phải có công chứng ghi rõ 1) “Bản dịch chính xác” và 2) “người dịch đủ năng lực dịch thuật”.

Trong một số trường hợp đặc biệt, một số giấy tờ bằng tiếng Việt cũng có thể được yêu cầu dịch sang tiếng Anh.

Tôi phải xin phiếu Lý lịch Tư Pháp ở đâu?

Phiếu Lý lịch tư pháp số 2 được cấp bởi Sở Tư Pháp tỉnh/ thành phố nơi đương đơn đang sinh sống hoặc nơi đăng ký thường trú hợp pháp theo Hộ khẩu và mất khoảng 10 ngày để hoàn tất. Đương đơn phải đích thân yêu cầu phiếu Lý lịch Tư Pháp số 2 và không thể ủy quyền cho người khác thay mặt đương đơn xin phiếu này.

Nếu sống tại TP. Hồ Chí Minh, đương đơn có thể liên hệ Sở Tư Pháp tại 143 Pasteur, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.

Để biết thêm thông tin về Lý lịch tư pháp, vui lòng tham khảo trang web của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.

Làm thế nào để tôi có được Giấy khai sinh Việt Nam?

Những người sinh ra tại Việt Nam phải liên hệ với văn phòng Uỷ ban Nhân dân địa phương nơi người đó được sinh ra – nơi mẹ của đương sự đã sống theo địa chỉ trong Hộ khẩu. Ủy ban Nhân dân địa phương có thể cấp bản sao của giấy khai sinh cho đương sự dưa trên những dữ liệu của giấy khai sinh gốc.

Hoặc, văn phòng Ủy ban Nhân dân địa phương có thể cấp “Trích lục” của thông tin về việc khai sinh trên dữ liệu của họ cho đương sự. Nếu đương đơn không thể có được khai sinh vì lý do hồ sơ đã hủy hay cơ quan nhà nước không cấp, đương đơn phải nộp giấy xác nhận về việc này do phòng hộ tịch địa phương cấp và các bằng chứng khác về việc khai sinh của mình như sổ hộ khẩu cũ, học bạ, hay giấy rửa tội.

Ai có thể đi cùng tôi đến buổi phỏng vấn?

Quý khách nào không có tên trên thư mời sẽ không được vào bên trong Lãnh Sự Quán trong suốt buổi phỏng vấn trừ các trường hợp sau đây:

Người bảo lãnh

Cha, mẹ hay người bảo hộ của đương đơn dưới 17 tuổi

Cha, mẹ, hay người bảo hộ của đương đơn gặp khó khăn về tinh thần/ thể chất (bị tàn tật)

Con gái, con trai hay người chăm sóc của đương đơn lớn tuổi (trên 70 tuổi)

Nếu đương đơn có con nhỏ và không có tên trên thư mời phỏng vấn, đương đơn nên sắp xếp người chăm sóc con trong thời gian đương đơn tham dự phỏng vấn vì con của đương đơn sẽ không được vào bên trong khu vực phỏng vấn. Các thành viên khác trong gia đình, người thân hoặc bạn bè của đương đơn nếu không thuộc một trong bốn trường hợp nêu trên cũng sẽ không được vào bên trong tòa nhà Lãnh sự quán.

Tại sao hồ sơ xin thị thực của tôi bị từ chối?

Có nhiều nguyên nhân khiến Viên chức Lãnh sự từ chối cấp thị thực. Đối với thị thực diện Hôn phu/Hôn thê hoặc thị thực định cư, lý do từ chối phổ biến nhất là theo Điều khoản 221(g) của Luật Di trú và Nhập tịch (INA). Việc từ chối này có nghĩa Viên chức Lãnh sự không có đủ thông tin cần thiết để có thể xem xét và đưa đến kết luận đối với hồ sơ xin thị thực, vì thế thị thực không thể được cấp tại thời điểm đó. Khi thông tin yêu cầu được nộp trong thời hạn cho phép, hồ sơ xin cấp thị thực sẽ được tiếp tục được xem xét, kết luận về hồ sơ, và đương đơn không cần phải nộp lại hồ sơ xin thị thực.

Ngoài ra còn có một số trường hợp không hội đủ tiêu chuẩn được cấp thị thực, những trường hợp này có thể dẫn đến việc thị thực bị từ chối hoặc không được cấp. Những hành vi khác, chẳng hạn như tham nhũng, cũng có thể là nguyên dân dẫn đến việc bị tự chối cấp thị thực.

Ngày, giờ, và địa điểm diễn ra việc đề nghị hối lộ;

Bất cứ bằng chứng nào khác có thể giúp ích cho việc điều tra sự việc.

Chúng tôi sẽ điều tra tất cả các sự việc Quý vị tố cáo. Xin cám ơn Quý vị đã cung cấp thông tin.

Điều gì xảy ra nếu người bảo lãnh vừa nhập tịch?

Đối với con độc thân dưới 21 tuổi, nếu quý vị chỉ nộp một hồ sơ bảo lãnh thị thực F2A (Vợ/chồng hoặc con của Thường Trú Nhân) cho cả vợ/chồng và con quý vị, thì giờ đây khi đã nhập tịch, quý vị cần phải nộp thêm hồ sơ bảo lãnh I-130 riêng cho người con này với lọai thị thực IR2 (Con độc thân dưới 21 tuổi của công dân Hoa Kỳ) với Sở Di Trú Hoa Kỳ. Vui lòng liên hệ Sở Di Trú để biết thêm thông tin.

Đối với con độc thân trên 21 tuổi, thời gian chờ hồ sơ đến lượt giải quyết cho loại thị thực F2B (Con độc thân trên 21 tuổi của Thường Trú Nhân) đôi khi ít hơn thời gian chờ dành cho loại thị thực F1 (Con độc thân trên 21 tuổi của công dân Hoa Kỳ). Vì vậy, người con này có thể chọn “bỏ qua” việc chuyển loại thị thực thành F1 do việc nhập tịch của quý vị, và vẫn giữ lại loại thị thực F2B. Vui lòng kiểm tra Bản tin thị thực để biết thêm thông tin.

Con quý vị được sinh ra sau ngày quý vị nhập tịch có thể hội đủ điều kiện để nhận quốc tịch Hoa Kỳ.

Để biết thêm thông tin, vui lòng đọc trang web này của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.

Đơn xin thị thực của tôi bị trả về Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ , bây giờ tôi có thể làm gì?

Ngay cả khi bị trả về Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ, hồ sơ cũng không tự động bị hủy bỏ. Người bảo lãnh sẽ có cơ hội chứng minh với Sở Di trú khi Sở Di trú xem xét hồ sơ. Sở Di trú có quyền tái chấp thuận hồ sơ bảo lãnh. Nếu muốn khiếu nại hồ sơ bị từ chối, người bảo lãnh có thể liên hệ Sở Di trú nơi mở hồ sơ trước đây. Xin lưu ý có thể phải mất vài tháng để Sở Di trú mới nhận được hồ sơ trả về từ Lãnh sự quán. Chúng tôi cam đoan hồ sơ xin thị thực và các thông tin bổ sung đều được xem xét theo đúng luật pháp Hoa Kỳ ở văn phòng chúng tôi cũng như ở Sở Di trú.

Đây là khoản phí người nhập cư vào Hoa Kỳ phải đóng. Chúng tôi khuyên quý vị nên thanh toán Lệ phí Nhập cư USCIS trước khi khởi hành đến Hoa Kỳ, nhưng vui lòng chờ ít nhất 5 ngày sau khi được cấp thị thực để thanh toán lệ phí này. Sở Di Trú và Nhập Tịch Hoa Kỳ (USCIS) sẽ không cấp thẻ xanh cho Quý vị nếu chưa nhận được khoản phí này. Tuy nhiên, trong trường hợp quý vị chưa đóng khoản phí này, các viên chức Cục Hải Quan và Biên Phòng Hoa Kỳ (CBP) vẫn sẽ cho phép quý vị nhập cảnh nếu quý vị hội đủ điều kiện nhập cảnh.

Tất cả các đương đơn được cấp thị thực định cư đều phải đóng khoản phí này, ngoại trừ các trường hợp sau :

Trẻ em được nhận làm con nuôi theo diện Trẻ mồ côi (IR-3/IR-4).

Thị thực diện Công ước La Hague (IH-3/IH-4).

Công dân Iraq và Afghanistan định cư theo diện thị thực đặc biệt dành cho nhân viên thuộc biên chế Chính phủ Hoa Kỳ.

Thường trú nhân xin tái nhập cảnh Hoa Kỳ (SB-1).

Thị thực diện Hôn phu/ Hôn thê (K-1).

Bí Quyết Làm Phần Thi Speaking Bài Thi B1 Preliminary (Pet)

Một số thông tin về phần thi Nói – Speaking của B1 Preliminary (PET) phiên bản 2020

Một số lưu ý chung khi làm phần thi Speaking

Định dạng chuẩn của phần thi Nói là 2 thí sinh và 2 giám khảo.

1 giám khảo là người trực tiếp nói chuyện với thí sinh. Người này đưa ra nhiệm vụ và hướng dẫn thí sinh. Người còn lại đảm nhiệm vai trò đánh giá và không thông gia vào cuộc hội thoại.

Thí sinh thường được đánh giá theo cặp, trừ khi số lượng thí sinh bị lẻ. Trong trường hợp này, nhóm kiểm tra nói cuối cùng sẽ gồm 3 thí sinh. Đây là trường hợp duy nhất thí sinh được đánh giá theo nhóm 3.

Thực hành nói tiếng Anh trong các ngữ cảnh, với những người khác nhau, càng nhiều càng tốt.

Thí sinh có thể xem video bài thi nói mẫu và thực hiện tương tự để làm quen với định dạng phần thi.

Nếu gặp bất cứ khó khăn nào trong việc hiểu hướng dẫn của giám khảo, họ nên đề nghị giám khảo hoặc bạn cùng thi nhắc lại. Việc này không làm thí sinh bị mất điểm.

Thực hành nói về một bức tranh/ảnh trong vòng 1 phút. Có thể ghi âm bài nói của mình và nghe lại để xem mình làm được gì, cần cải thiện gì. Thí sinh cần đảm bảo mình có thể mô tả mọi thứ một cách trơn tru, rành rọt.

Hướng dẫn chi tiết cách làm từng phần thi Speaking

Phần 1

Nhiệm vụ:

Giám khảo dẫn dắt cuộc hội thoại chung với từng thí sinh.

Giám khảo hỏi về thông tin cá nhân, lịch sinh hoạt thường ngày, sở thích/ghét của thí sinh…

Giám khảo lần lượt nói chuyện với từng thí sinh.

Thí sinh trả lời trực tiếp cho giám khảo – trong phần này, thí sinh không nói chuyện với nhau.

Phần 1 Nói kiểm tra khả năng tham gia của thí sinh vào những tình huống giao tiếp tự phát trong bối cảnh thường ngày.

Cách làm:

Bắt đầu buổi thi nói, việc cảm thấy lo lắng, căng thẳng là bình thường. Cuộc trò chuyện đầu tiên sử dụng ngôn ngữ hàng ngày, đơn giản và được thiết kế để giúp thí sinh bình tâm trở lại.

Thí sinh nên nghe kỹ câu hỏi của giám khảo và đưa ra câu trả lời tương ứng.

Nên tránh trả lời bằng 1 từ. Cố gắng mở rộng câu trả lời bằng các lý do, ví dụ minh hoạ bất cứ khi nào có thể. Tuy nhiên, thí sinh không được yêu cầu phải đưa ra những câu trả lời rất dài ở giai đoạn này.

Phần 2

Nhiệm vụ:

Giám khảo lần lượt hướng dẫn từng thí sinh.

Thí sinh lần lượt nói trong khoảng 1 phút.

Thí sinh mô tả những gì mình quan sát được từ bức ảnh.

Khi kết thúc, thí sinh đưa trả ảnh cho giám khảo.

Cách làm:

Thí sinh nên đảm bảo phần mô tả của mình đơn giản, không nên dự đoán về ngữ cảnh hay nói về bất cứ vấn đề nào rộng lớn hơn mà bức ảnh khơi gợi lên.

Thí sinh nên tận dụng phần thi này để thể hiện vốn từ vựng phong phú của mình.

Thí sinh nên mô tả người và hoạt động trong ảnh một cách đầy đủ nhất có thể. Thí sinh nên tưởng tượng mình đang tả lại bức ảnh cho một người không thể nhìn thấy. Cụ thể, thí sinh cần gọi tên các vật thể, mô tả màu sắc, quần áo, thời gian, thời tiết…

Thí sinh nên thể hiện khả năng tổ chức ngôn ngữ của mình bằng cách sử dụng các từ nối đơn giản.

Nếu không thể nhớ ra một từ nào đó, thí sinh sẽ được cho điểm nếu có thể tìm cách diễn tả khác hoặc các phương pháp khác để đề cập tới từ mà mình không nhớ/không biết.

Phần 3

Nhiệm vụ:

Giám khảo đưa ra nhiệm vụ nhưng không tham gia vào cuộc hội thoại của thí sinh.

Giám khảo đọc hướng dẫn 1 lần, đưa ra tình huống trong lúc thí sinh quan sát gợi ý. Gợi ý này là một tập hình ảnh được thiết kế để khơi dậy ý tưởng của thí sinh về một tình huống tưởng tượng.

Thí sinh có thể trình bày ý tưởng của riêng mình và nên thay phiên làm rõ ý tưởng của nhau.

Nếu tương tác bị gián đoạn, giám khảo sẽ trợ giúp để cuộc trò chuyện tiếp tục nhưng không tham gia.

Cách làm:

Thí sinh nên tập trung hoàn toàn vào cuộc hội thoại thay vì chỉ chăm chăm nói cho xong. Giám khảo sẽ đánh giá thí sinh dựa trên khả năng sử dụng ngôn ngữ thích hợp, khả năng tương tác, chứ không phải chất lượng ý tưởng.

Thí sinh nên bày tỏ cảm xúc, ý kiến của mình về ý tưởng của bạn cùng thi bằng cách đặt câu hỏi làm rõ.

Thí sinh không nên lo lắng nếu giám khảo yêu cầu dừng lại trước khi có thể đưa ra kết luận. Đó là bởi thí sinh đã sử dụng hết thời gian cho phép. Giám khảo không đánh giá họ việc có hoàn thành nhiệm vụ hay không.

Phần 4

Nhiệm vụ:

Các câu hỏi tập trung vào sở thích/sở ghét, thói quen, quan điểm của thí sinh.

Các câu hỏi được đưa cho 1 hoặc cả 2 thí sinh theo thứ tự hoặc đồng thời.

Thí sinh trả lời theo hướng tương tác với nhau hoặc tự nói một mình.

Cách làm:

Thí sinh nên nghe kỹ câu hỏi và đưa ra câu trả lời của mình.

Thí sinh nên nói về kinh nghiệm cá nhân, diễn tả sở thích/sở ghét của mình và chia sẻ quan điểm cá nhân trong phần thi nói này.

Thí sinh nên đưa ra câu trả lời đầy đủ cho mỗi câu hỏi. Có thể thực hiện việc này bằng cách nghĩ tới những từ để hỏi hữu ích, như Why? chẳng hạn. Nó sẽ cho phép thí sinh đưa ra phản hồi trọn vẹn hơn, thuyết phục hơn. Nếu thí sinh chỉ đưa ra câu trả lời ngắn gọn tối thiểu, chính giám khảo sẽ đặt câu hỏi Why?

Thí sinh nên nhớ rằng, không có câu trả lời đúng cho các câu hỏi. Ý tưởng, quan điểm của thí sinh không được đánh giá mà thứ được giám khảo tập trung nhận xét chính là cách thí sinh sử dụng ngôn ngữ.

Cấu trúc và tài liệu ôn luyện bài thi đánh giá năng lực tiếng Anh B1 Preliminary (PET)

Cấu trúc bài thi Cambridge B1 PET từ năm 2020 thay đổi như thế nào so với trước?

Các chứng chỉ Cambridge KET, PET, FCE, CAE (trình độ A2, B1, B1, C1) cho học sinh THCS, THPT, sinh viên

Tổng quan về kỳ thi English Cambridge YLE (Cambridge Starters, Movers, Flyers)

Cần ôn luyện kiến thức, kỹ năng gì để làm tốt các bài thi tiếng Anh Cambridge?

7 Chủ Đề Thi Nói Tiếng Anh B1 Thường Gặp

Các câu hỏi Part 1 thường gặp

1. What’s your job?

I’m a (teacher, doctor, engineer, office-worker, nurse, lawyer …). I have been passionate about it since I was a kid.

2. How long have you had it?

I have worked my job for a long time ( ten, six, thirteen years)

3. Is there anything you don’t like about your job?

The thing that I don’t like about my job is salary and working conditions. Because I work at a public place which is related to the government, and I would like to receive more salary.

I am now working as an English teacher at the private secondary school in my hometown – Binh Phuoc. Teacher has been my dream for such a long time. I really like my job because I am able to apply the knowledge and skills of the field I studied in my work. Moreover, I can study valuable experience from my colleagues not only about work but also about life. Normally, I start my working day at 6:30 am and finish it at 5 pm. Now every day is a wonderful day with me.

Các câu hỏi Part 1 thường gặp

1. What do you enjoy doing in your free time?

In my free time, I often/usually (play badminton, listen to music, watch movies, read books, hang out with my friends …). I feel very comfortable doing that.

2. How do you spend time doing it?

I will spend all of my free time doing the things that I like.

3. Who do you usually do it with?

I usually do it with my family.

Talk about your hobbies.

Most people like playing games or chatting on computer social networks. Unlike them, I like reading best. I spend most of my free-time reading books. When I am reading books, our minds are free to picture and link the information, it feels like I am experiencing the situation and seeing what’s going on. Those are very real feelings that are hard to bring to me. I have a small library in my house for reading but sometimes I use the computer to find some interesting stories that I don’t have.

Các câu hỏi Part 1 thường gặp

1. What kind of weather do you like?

I like cool and warm weather. That is the reason why I like summer very much.

2. Do you pay attention to the climate changes in your area in the past few years?

Yes, I do. In recent years, climate change has changed the temperature in my areas. The weather is hotter and hotter. The sea level is increasing so it affects the farms in my hometown. I really worry about that.

3. Do you think weather can affect people’s mood?

Yes, I do. Rainy days really can get me down. And sunny or cool days can make me happy.

Các câu hỏi Part 1 thường gặp

1. Do you think it is easy to learn English?

Yes, I do. I think English is very easy to learn.

2. Which skill in English are you good at?

I am good at Listening and Speaking skills in English. That’s why I have a lot of foreign friends thanks to communication

3. Which skill do you think is the most difficult one?

I think Reading skill is the most difficult. Because my vocabulary is not good, I think it is difficult to read a long article

Các câu hỏi Part 1 thường gặp

1. Do you like enjoying watching sports or playing sports?

Yes, I do. I like watching sports so much.

2. Which is your favourite sport? Why?

My favourite sport is swimming. Because I really like the feel when I soak and swim like fish in the water.

3. Do you think playing sports is important for your health?

Yes, I do. I think playing sports is important for my health.

There are many types of sports such as swimming, running, cycling, tennis, badminton, golf and football, etc. My favorite sport is basketball. For me, basketball is a good way to help me reduce the pressure after a long day’s work and pursue a healthy lifestyle. I usually play basketball on the weekends with my teams.

Các câu hỏi Part 1 thường gặp

1. Can you tell me something about your high school? What do you like most about it?

My high school in memory is a rather spacious school and there I have a lot of friends. I like the most that I can share three years of study with my friends in a class at the high school.

2. Do you often visit your high school? What has changed since your graduation?

Yes, I do. I often visit my high school every year. I’ve seen since I graduated, the school’s made a lot of changes like a lot of new teachers, built more football fields for students.

3. Which subject do you like best at high school?

When I went to high school, I liked Math best because I can learn with numbers and know how to calculate fast.

Talk about your school’s life

My school starts at 7 o’clock in the morning and ends at 5 o’clock in the afternoon. At school, I meet my friends, my teachers and I also learn many subjects such as Math, Science, literature, Physics, Technology, Geography, History,… but I like Math best because I can learn with numbers and know how to calculate fast. I have a thirty-minute break in the morning and a twenty-minute break in the afternoon.

Các câu hỏi Part 1 thường gặp

1. Can you cook?

Oh yes, I love to cook. It is one of my favourite hobbies.

2. Who does the cooking for your family?

My mom does. Sometimes my older sister cooks for dinner. On weekends, I sometimes cook, too.

3. What kind of food do you like?

The kind of food I like is Pho. It is one of the traditional foods in Vietnam. Pho is really tasty and great.

4. What food is good for your health?

Some foods which are good for my health are: vegetables, fruits, and dairy products like cheese, milk,…

5. How often do you eat out?

I often eat out once a week. Usually at the weekend with my family. We often go to the restaurant to enjoy food together.

Do you prefer eating at home or in a restaurant?

I like eating at home. The reason being you can actually be whatever you want to, wear whatever you want to and while eating if you get a homely feeling I think it makes food more delicious.

MS.KATE MASTER – VSTEP TRONG TẦM TAY

Bạn đang đọc nội dung bài viết Kỳ Thi B1 Preliminary (Pet) – Câu Hỏi Thường Gặp (Faqs) – Aspect trên website Maubvietnam.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!