Cập nhật nội dung chi tiết về Kinh Nghiệm Xin Học Bổng Fulbright Của Fulbrighter Vĩnh Khang ” Amec mới nhất trên website Maubvietnam.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Khi mình xin Nay nhân dịp học bổng Fulbright 2015-2016, mình đã nhận được khá nhiều sự giúp đỡ từ các Fulbrighter đi trước. Số mình cũng thuộc dạng may, vì mình có một số bạn bè Fulbrighters, hoặc không phải Fulbright thì cũng grantee của một số học bổng dạng merit-based như vậy, nên những sự giúp đỡ nhận được đúng kiểu “cây nhà lá vườn”, kiểu thân tình – dễ vào, dễ thấm. học bổng du học Mỹ Fulbright 2017 chính thức khởi động, mình sẽ viết một bài để chia sẻ cho các bạn đi sau, mong sẽ giúp ích được gì đó.
1. Bạn chưa biết bắt đầu phải đi từ đâu?
Các bạn nên bắt đầu bằng việc tìm hiểu tiêu chí của Fulbright, xem các bạn có những điểm gì, chưa có những điểm gì – “Biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng”, google những bài chia sẻ kinh nghiệm của những người đi trước.Tiếp đến là thi tiếng Anh, note tất cả những ý tưởng cho bài luận ra giấy, ra điện thoại – chờ đến ngày đặt bút viết.Nếu có thời gian, liên lạc với 1 số Fulbrighters đi trước, mời họ cà phê, trò chuyện. Hỏi về kinh nghiệm chỉ là 1 phần, mà bạn nên để ý quan sát con người họ, như tính cách, cách nói chuyện, quan điểm trong các vấn đề…, điều này còn giúp ích các bạn rất nhiều ở vòng phỏng vấn. Theo quan sát của mình khi tìm hiểu về các Fulbrighters, có một điều mình rút ra từ các người đi trước – khi họ học xong – quay về Việt Nam, họ có thể thành công hoặc không, hoặc chưa làm được những việc như kì vọng, nhưng họ có một điểm chung: không NHẠT.Lời khuyên nữa cho các bạn là Start early. Mình chuẩn bị hồ sơ học bổng Fullbright trước cả 1 năm, nên chuẩn bị sớm phần nào là bí quyết thành công của mình.
2. Tại sao mình chọn học bổng Fulbright, không phải các học bổng khác?
Thực sự thì khi lên kế hoạch xin học bổng du học, mình cũng có ngắm nghía tham khảo một số học bổng du học các nước khác. Có một số cái cũng nộp hồ sơ, có cái cũng vào được đến vòng phỏng vấn, nhưng chắc không hợp tiêu chí với họ và cả mình cũng tự cảm thấy, mình đến với các học bổng đó khá hời hợt, nên thôi – thua. Các bạn thấy đó, chính bản thân bạn cũng phải interest và máu với học bổng đó thì động lực mới cao.Riêng học bổng Fulbright, khi mình tham khảo nó, thì mình có cảm nhận rất rõ, đây là học bổng dành cho mình. Theo mình, mỗi học bổng đều có những tiêu chí riêng, bạn không hợp với cái này, nhưng lại hợp với cái khác, nên dốc sức cái nào phù hợp với mình thôi, đừng rải hồ sơ – mất thời gian. Với học bổng Fulbright, mình hoàn toàn phù hợp với các tiêu chí của nó, từ ngành nghề, kế hoạch cho tương lai và cả yếu tố con người nữa. Mình luôn tự tin, mình đủ “quái” để Fulbright committee để ý đến.
3. Báo chí văn hoá mà vẫn xin được học bổng Fulbright. Thật vậy sao?
Câu hỏi này mình được một bạn inbox hỏi cách đây khá lâu. Thực tế, học bổng Fulbright không phân biệt nghề nghiệp hay lĩnh vực nào cả, vấn đề là bạn phải thuyết phục được những người chấm hồ sơ và những gì bạn trình bày trong vòng phỏng vấn để chứng tỏ bạn xứng đáng được học bổng danh giá này.Nếu trong đầu bạn chưa có một ý niệm cụ thể gì về công việc mình làm, và công việc của bạn đóng vai trò gì trong xã hội thì dù bạn có làm lĩnh vực gì cũng vậy thôi, không nên xin học bổng du học làm gì. Không riêng gì học bổng Fulbright, mà các học bổng du học khác cũng vậy, nó là một “con đường” dài và rất nhiều người nản chí dọc đường. Đừng phí thời chúng tôi lại với lĩnh vực của mình, mình đã xây dựng một kế hoạch (short term và long term vision) dựa trên chuyên môn của mình, gắn liền với đơn vị mình công tác và cả những hoạt động cá nhân nữa. Một kế hoạch chặt chẽ, khả thi và có sức ảnh hưởng xã hội sẽ thuyết phục được hội đồng xét duyệt học bổng Fulbright .
4. Điểm tiếng Anh có quan trọng không?
Vì Fulbright cấp học bổng cho các ngành khoa học xã hội, mà một điều dễ dàng nhận thấy khi sang đây học, đó là câu nói: “tiếng Anh chỉ là công cụ” – chắc chỉ đúng với các bạn học kĩ thuật hoặc khoa học tự nhiên, các ngành xã hội thì tiếng Anh cực cực cực quan trọng. Riêng Fulbright, các bạn cần nộp điểm tối thiểu TOEFL iBT = 79; IELTS = 6.5 là đủ điều kiện. Nếu bạn nào chưa thi tiếng Anh, thì lời khuyên dành cho các bạn là nên thi luôn TOEFL iBT vì dù bạn có nộp IELTS thì khi bạn được chọn để cấp học bổng, các bạn vẫn phải thi TOEFL chúng tôi mình, bài thi TOEFL iBT khó hơn IELTS. Ôn thi TOEFL IBT mệt hơn, căng thẳng hơn, nhưng đề thi lại smart hơn.
5. Thư giới thiệu có cần người chức càng to, càng tốt?
6. Bài luận nên viết gì và cấu trúc như thế nào?
Đây là mấu chốt của sự thành công. Mỗi người có con đường riêng đến với sự thành công, nhưng tựu chung, bài luận ý tứ phải rõ ràng, câu cú đơn giản dễ hiểu và tránh trình bày chung chung, mọi thứ cần phải cụ thể. Các bạn có thể nhờ người review và sửa lại, nhưng “có bột mới gột nên hồ” – các bạn không có ý gì trong bài luận thì ai sửa cũng vậy thôi. No way.Riêng mình, mình chọn creative writing cho bài Personal statement bằng cách viết thư dạng “xuyên không” (trendy tiểu thuyết Trung Quốc vãi). Mình từ tương lai, khi đã nhận được Fulbright, học xong rồi và thực hiện những kế hoạch của mình rồi, quay về quá khứ – nhìn mình từ những lúc mới ra trường, gặp khó khăn gì trong công việc cho đến khi quyết định xin Fulbright để nâng cao kiến thức như thế nào. Bằng cách này, mình vừa giới thiệu được background của mình mà không khô cứng như viết biography, và khoe được kế hoạch của mình – với mục đích, khiến hội đồng tò mò đọc tiếp bài luận tiếp theo (cụ thể hơn về kế hoạch tương lai), song song là khiến họ tò mò, muốn biết con người thực ngoài đời của mình.Riêng bài Objective statement, mình chọn cách viết essay: gồm Introduction, body và conclusion. Ở phần body, mình trình bày theo lối diễn giải, và theo thứ tự Firstly, Secondly, … xong đến topic sentence và supporting sentence. Ở bài luận này, nếu các bạn trình bày chung chung thì xem như “tạch” sớm. Hội đồng muốn xem các bạn hiểu thế nào về kế hoạch đề ra, nên hãy cụ thể mọi thứ.Một bài viết ở dạng creative, và 1 bài essay là cách mình balance – tránh “bay” quá – lại thành “bay đi cao quá, xa quá”.
7. Trả lời như thế nào ở vòng phỏng vấn?
Chí Nam biên tập – Tác giả: Vĩnh Khang Hoặc liên hệ Hotline:
AMEC Hà Nội (024)39411 891 – 39411890 – 39411892 hoặc 0914 863 466
AMEC Đà Nẵng (02)36 396 7776 hoặc 0916 082 128
AMEC Hồ Chí Minh (028) 6261 1177 – 6261 1188 – 6261 1199 hoặc 0909 171 388
Kinh Nghiệm Xin Học Bổng Fulbright
SSDH – “Tôi chuẩn bị hồ sơ xin học bổng Fulbright trước một năm và cho rằng đây là một phần bí quyết thành công”, nhà báo Vĩnh Khang, người giành học bổng Fulbright năm 2015-2016, viết.
Khi xin học bổng Fulbright 2015-2016, tôi nhận được nhiều sự giúp đỡ từ các Fulbrighters đi trước. Nhân dịp Fulbright 2017 khởi động, tôi xin chia sẻ một vài kinh nghiệm với những bạn trẻ quan tâm.
Nhà báo Vĩnh Khang (hàng đầu bên phải) chụp ảnh với những Fulbrighters.
1. Bạn chưa biết bắt đầu từ đâu?
Các bạn nên bắt đầu bằng việc tìm hiểu tiêu chí của Fulbright, xem mình có và chưa có gì. “Biết mình biết ta trăm trận trăm thắng”, hãy google những bài chia sẻ kinh nghiệm của những người đi trước để tham khảo.
Tiếp đến là thi tiếng Anh, bạn viết tất cả những ý tưởng cho bài luận ra giấy hay điện thoại, chờ đến ngày đặt bút viết.
Nếu có thời gian, bạn có thể liên lạc với một số Fulbrighters đi trước, mời họ cà phê, trò chuyện. Hỏi về kinh nghiệm chỉ là một phần, bạn nên quan sát con người họ, như tính cách, cách nói chuyện, quan điểm trong các vấn đề… Điều này giúp ích rất nhiều ở vòng phỏng vấn.
Theo quan sát của tôi khi tìm hiểu về các Fulbrighters, khi học xong, quay về Việt Nam, họ có thể thành công hoặc không, hay chưa làm được những việc như kỳ vọng, nhưng họ có một điểm chung: Không “nhạt”.
Lời khuyên nữa cho các bạn là chuẩn bị sớm. Tôi chuẩn bị hồ sơ trước cả một năm và cho rằng đây là một phần bí quyết thành công.
2. Tại sao chọn Fulbright, không phải học bổng khác?
Khi lên kế hoạch du học, tôi cũng tham khảo một số học bổng khác. Tôi nộp hồ sơ và có lần cũng vào được đến vòng phỏng vấn, nhưng có thể không hợp tiêu chí và bản thân tự cảm thấy không thực sự tha thiết nên chưa thành công.
Mỗi học bổng đều có những tiêu chí riêng, bạn nên đầu tư vào học bổng phù hợp với mình, đừng rải hồ sơ, mất thời gian. Tôi thấy phù hợp các tiêu chí của Fulbright, từ ngành nghề, kế hoạch cho tương lai và cả yếu tố con người nữa.
3. Báo chí văn hoá vẫn xin được học bổng Fulbright?
Một bạn từng hỏi tôi như vậy cách đây khá lâu. Thực tế, Fulbright không phân biệt nghề nghiệp hay lĩnh vực nào cả, vấn đề bạn phải thuyết phục được những người chấm hồ sơ và trình bày ấn tượng trong vòng phỏng vấn.
Nếu trong đầu bạn chưa có ý niệm cụ thể về công việc mình làm, nó đóng vai trò gì trong xã hội, thì dù làm lĩnh vực gì cũng vậy thôi, không nên xin học bổng. Không riêng gì Fulbright, các học bổng khác cũng là “con đường” dài và rất nhiều người nản chí dọc đường. Đừng phí thời gian.
Cá nhân tôi đã xây dựng một kế hoạch (short term và long term vision) dựa trên chuyên môn của mình, gắn liền đơn vị công tác và cả những hoạt động cá nhân. Một kế hoạch chặt chẽ, khả thi, ảnh hưởng xã hội sẽ thuyết phục được hội đồng.
4. Điểm tiếng Anh có quan trọng không?
Học bổng Fulbright cấp cho các ngành khoa học xã hội. Điều dễ dàng nhận thấy là khi học, câu nói “tiếng Anh chỉ là công cụ” chỉ đúng với người học kỹ thuật hoặc khoa học tự nhiên. Với ngành xã hội, tiếng Anh rất quan trọng.
Riêng Fulbright, các bạn cần nộp điểm tối thiểu TOEFL iBT = 79; IELTS = 6,5 là đủ điều kiện. Nếu bạn nào chưa thi tiếng Anh, lời khuyên là nên thi luôn TOEFL iBT, vì dù có nộp IELTS thì khi được chọn, bạn vẫn phải thi TOEFL iBT. Bài thi TOEFL iBT khó hơn IELTS. Ôn thi TOEFL IBT mệt hơn, căng thẳng hơn, nhưng đề lại hay hơn.
Bạn có thể chọn 3 người hiểu về mình ở 3 khía cạnh khác nhau, cũng như nhìn nhận công việc và kế hoạch của bạn ở 3 góc nhìn, quan điểm khác nhau. Như vậy, sẽ hiệu quả hơn nhiều so với 3 bức thư gần giống nhau.
Ví dụ, lĩnh vực của tôi là báo chí, tập trung mảng văn hóa nghệ thuật. Tôi chọn một tổng biên tập viết thư, một nghệ sĩ (ca sĩ Trần Thu Hà), một người trong lĩnh vực báo chí có tầm nhìn bao quát xu hướng báo chí Việt Nam và quốc tế (Nguyễn Danh Quý – Editor in Chief của ELLE Vietnam).
Bác Tổng biên tập sẽ đánh giá mình ở khía cạnh chuyên môn báo chí; ca sĩ Hà Trần đánh giá hiểu biết (có thể cả hạn chế) về nghệ thuật, anh Quý đánh giá về khả năng hiểu biết, hoà nhập xã hội, cũng như học tập của mình ở môi trường quốc tế.
6. Bài luận nên viết gì và cấu trúc thế nào?
Đây là mấu chốt của sự thành công. Mỗi người có con đường riêng đến với sự thành công, nhưng tựu trung, bài luận ý tứ phải rõ ràng, câu cú đơn giản, dễ hiểu, tránh trình bày chung chung, mọi thứ cần phải cụ thể. Các bạn có thể nhờ người sửa lại, nhưng “có bột mới gột nên hồ”. Nếu không có ý gì trong bài luận, ai sửa cũng vậy thôi.
Tôi chọn cách viết thư dạng “xuyên không”, từ tương lai, đã nhận Fulbright, học xong và thực hiện những kế hoạch, rồi quay về quá khứ – nhìn mình từ lúc mới ra trường, gặp khó khăn gì trong công việc và cuộc sống; quyết định xin học bổng Fulbright để nâng cao kiến thức như thế nào.
Bằng cách này, tôi vừa giới thiệu được kiến thức nền mà không khô cứng, cũng như khoe được kế hoạch, mục đích, khiến hội đồng tò mò đọc tiếp bài luận tiếp theo (cụ thể hơn về kế hoạch tương lai). Nó cũng khiến họ muốn biết con người thực ngoài đời của người viết.
Riêng bài Objective Statement, tôi chọn cách viết tiểu luận, gồm Introduction, Body và Conclusion. Phần Body, tôi trình bày theo lối diễn giải và theo thứ tự Firstly, Secondly…, rồi đến topic sentence và supporting sentence.
Bài luận này sẽ hỏng nếu bạn trình bày chung chung. Hội đồng muốn xem ứng viên hiểu thế nào về kế hoạch đề ra, nên hãy cụ thể mọi thứ. Một bài viết dạng creative và 1 bài essay là cách tôi cân bằng.
7. Trả lời như thế nào ở vòng phỏng vấn?
Đây cũng là vòng rất quan trọng. Mỗi ứng viên có cách trả lời phỏng vấn khác nhau. Sau khi tham khảo vài người nhằm chuẩn bị tâm lý, tôi chọn cho mình cách trả lời riêng. Nhìn lại, tôi cho rằng, mình thành công nhờ chuẩn bị tốt, phong độ tốt và hài hước.
Chuẩn bị tốt là tự “mổ xẻ” hồ sơ của mình, xem hội đồng sẽ hỏi những gì. Khi đọc một dòng, bạn sẽ tự phản biện những gì trong đó. Ví dụ, tôi từng viết rằng “sẽ tiếp tục làm báo in”, thì phải nghĩ ngay đến câu hỏi: “Thời đại công nghệ, tại sao cậu vẫn đi làm báo in?”…
Riêng về phong độ tốt thì khó nói lắm. Với cá nhân tôi, ăn đều, ngủ khoẻ, tập gym không sót ngày nào, là có phong độ tốt ngay.
Hài hước? Khi vào phỏng vấn, nếu không phải chính mình, bạn sẽ thiếu thoải mái và mất tập trung. Thế nên, bạn hãy hài hước nếu là người hài hước.
Tôi từng bảo với hội đồng hãy đọc báo in vì nó chứa đựng những lời vàng ngọc của những người sắp chết. Nói chung, có nhiều câu “bá đạo” nữa và tôi thấy hội đồng mấy lần cười nghiêng ngả.
Thái độ trong phòng phỏng vấn cũng rất quan trọng, bạn nên tập trung, vui vẻ, chân thành và cầu thị.
Nhà báo Vĩnh Khang từng nhận học bổng Fulbright 2015 – 2016, nghiên cứu thạc sĩ ngành Báo chí. Hiện, anh công tác tại báo Nông Nghiệp Việt Nam.
Vĩnh Khang học tại Newhouse School and Public Communication (Syracuse University, New York, Mỹ). Đây là trường được xếp hạng tư trong danh sách các trường đào tạo Báo chí tốt nhất nước Mỹ năm 2015.
Anh cũng tham gia cộng tác với nhiều tờ báo như ELLE, Người Đẹp, 2!, Tiền Phong, VietNamNet.. và có một số bài đăng trên báo Mỹ.
Kinh Nghiệm Xin Thư Giới Thiệu Học Bổng Fulbright
Một trong những yếu tố quyết định sự thành công của hồ sơ du học chính là thư giới thiệu, đặc biệt khi bạn xin học bổng danh giá của chính phủ như Fulbright. Hotcourses đã tổng hợp một số kinh nghiệm xin thư giới thiệu của những sinh viên đã giành được học bổng Fulbright trong bài viết này.
Xu hướng chung khi viết thư giới thiệu là nhờ những người có chức vụ quan trọng. Tuy nhiên, các trường đại học Mỹ nói chung và cả chương trình học bổng Fulbright rất coi trọng về độ chi tiết và nội dung thư giới thiệu. Những người đảm nhận chức vụ quan trọng thường bận rộn và có rất ít thời gian để viết thư giới thiệu về bạn một cách chi tiết. Hơn nữa, dù thư giới thiệu của bạn được viết bởi một người có chức vụ hay một giáo sư danh tiếng tại Việt Nam, bức thư cũng chỉ có giá trị tương đối bởi chưa chắc bộ phận tuyển sinh bên Mỹ đã biết về những người này.
Theo Lan Hương, Fulbrighter ngành báo chí năm 2009- 2011: Quan trọng là người viết thư trực tiếp làm việc và hiểu điểm mạnh của mình. Những người càng gần gũi với mình, càng hiểu mình thì giới thiệu sẽ dễ hơn. Khi bạn nhờ thầy cô hoặc sếp viết thư, nhớ nói rõ với họ về chương trình Fulbright để nội dung bức thư phù hợp với tiêu chí học bổng. Kinh nghiệm của Hương là nhờ sếp gạch các ý chính bằng tiếng Việt rồi tự mình dịch sang tiếng Anh và biên tập lại, sau đó đem cho sếp duyệt và ký. “Tớ thấy như thế rất hay vì mình vẫn dùng ý của sếp nhưng được diễn đạt theo cách có lợi nhất cho mình”.
Thông thường, các trường yêu cầu ít nhất 2 bức thư giới thiệu. Thư giới thiệu nên có 1 bức thư về học thuật (academic), do giảng viên, giáo sư trường đại học viết. Bức thư còn lại về chuyên môn (Professional) do cấp trên hoặc đồng nghiệp cùng làm với bạn viết. Trong bài viết trên Vietnamnet, Đại diện trường đại học Northumbria, Ông John Hartwright cho biết: “Chúng tôi luôn mong đợi trong thư giới thiệu nêu bật được những tố chất đặc biệt trong học thuật cũng như những phẩm chất nghề nghiệp cần thiết của sinh viên”.
Các ứng viên làm hồ sơ Fulbright thường xin giới thiệu từ các giáo viên đã dạy mình. Tuy nhiên theo kinh nghiệm của một Fulbrighter chia sẻ trên TTVOL, các trường ở Mỹ lại rất coi trọng kinh nghiệm làm việc và quá trình phát triển, những tiến bộ bản thân bạn đạt được trong học tập và công việc. Điều này rất quan trọng với một bức thư giới thiệu đi học thạc sĩ quản trị kinh doanh. Vì vậy, đừng nên chỉ xin thư giới thiệu từ thầy cô giáo, hãy tìm đến cấp trên hoặc đồng nghiệp, những người đã làm cùng và thân thiết với bạn để xin thư giới thiệu.
Theo một chia sẻ trên Knowledge link group, thư giới thiệu có thể viết Online. Chẳng hạn nếu bạn xin thư giới thiệu từ những giảng viên đang làm việc và sinh sống tại nước ngoài, nhờ viết thư giới thiệu từ xa có thể tiết kiệm thời gian và chi phí cho bạn. Tuy nhiên một số ý kiến cho rằng thư giới thiệu phải ở dạng viết tay và đặt trong phong bì dán kín, có dấu/ chữ ký của người viết ở mép thư. Yêu cầu về thư giới thiệu có thể thay đổi bởi chương trình Fulbright, hoặc phụ thuộc vào trường bạn định xin học, vì vậy Hotcourses khuyên bạn nên liên hệ trực tiếp với chương trình Fulbright để được tư vấn và giải đáp.
Quá trình xin học bổng du học (di chuột vào hình ảnh để khám phá thêm)
Kinh Nghiệm Viết Luận Học Bổng Fulbright
(Nếu em là Fulbrighter, em sẽ trở thành Fulbrighter. Nếu không thì không.)
Câu này đầu tiên là anh Châu nói với mình. Về sau, mình cũng thường nghe thấy những biến thể khác nhau nhưng tựu lại cũng cùng một hàm ý. Nghe thì có vẻ như là có chút gì kỳ bí, định mệnh ở đây. Nhưng thật ra theo mình, đó là bởi vì Fulbright rất rõ ràng trong việc Fulbright tìm kiếm điều gì ở ứng viên, tạm gọi là “Fulbright DNA”. 🙂 Bạn không cần là người giỏi nhất. Quan trọng là bạn đáp ứng những tiêu chí Fulbright tìm kiếm. Nếu bạn có “Fulbright DNA”, bạn sẽ thành công với Fulbright.
Bởi vậy trong bài viết này, mình sẽ không có những tips, những “chiêu” để viết bài luận theo “công nghệ Fulbright”. Điều duy nhất mình có để chia sẻ là một số kinh nghiệm để giúp bạn thể hiện tốt chính bản thân mình trong 2000 từ: chân thực (authentic) và thích hợp (relevant).
Hy vọng đến đây, bạn đang đặt ra câu hỏi, vậy “Fulbright DNA” là gì? Fulbright tìm kiếm điều gì? Tôi phải thể hiện ra điều gì? Theo mình, việc đặt ra và tìm câu trả lời cho những câu hỏi này chính là bước đầu tiên để viết được bài luận tốt.
Câu trả lời không khó tìm, năm ngoái mình cũng tìm thấy ở ngay đây, trên website của Fulbright, phần Selection Criteria:
Sau khi được học bổng rồi thì mình thấy đúng là không một ý nào trong số các gạch đầu dòng này là “viết cho hay”, “viết cho có”, và không có gạch đầu dòng nào là cliché cả. Fulbright thực lòng quan tâm đến mỗi điều trong danh sách này. Nếu bạn mở tiêu chí này ra đọc và thấy “oh, this is exactly who I am” thì mình chúc mừng bạn, vấn đề chỉ còn là làm thế nào để thể hiện ra được con người bạn mà thôi.
Nếu bạn đã thử “vật vã” với bài luận, thì mình đoán chắc hẳn bạn đang thắc mắc: “Có quá nhiều thứ để nói và muốn nói mà có 2000 từ, vậy nên chọn nói cái gì?” Đây là một câu hỏi rất hay. Tìm hiểu xem Fulbright muốn gì (bước bên trên) mới chỉ là một nửa. Xác định xem bạn muốn chính bạn là con người như thế nào là một nửa quan trọng không kém còn lại. Câu hỏi này mình không thể trả lời giúp bạn. Kinh nghiệm của mình là không ngừng tự hỏi mình muốn được biết đến và nhớ đến là một con người như thế nào. Những giá trị cốt lõi đó của bản thân bạn sẽ giúp bạn quyết định bạn muốn nói đến điều gì trong hai bài luận.
Một câu chuyện thật là sau khi đã chuẩn bị kỹ càng hết cả và viết xong bản nháp đầu tiên của bài personal statement, mình đưa cho anh bạn thân đọc thử thì bạn nói: “Hải viết rất hay, nhưng L thấy không nói lên điều gì cả.” Lúc đấy mình hơi…phật lòng. Bạn nói tiếp: “Sau khi đọc bài này xong, L chỉ đọng lại được một điều là đây là một bạn rất giỏi, dù có gặp nghịch cảnh gì thì cũng luôn perform rất tốt.” Khi bạn nói đến đây và suy nghĩ lại bài viết của mình một cách khách quan thì mình hiểu ra vấn đề và thấy bạn nói đúng thật. Đó không phải là thông điệp mình muốn truyền tải đến người đọc. Vì vậy sau đó, mình đã sửa lại cách kể câu chuyện sao cho mình có thể truyền tải được đúng thông điệp mà mình mong muốn.
Tóm tắt lại, thì đầu tiên, trước khi đặt bút viết, bạn hãy xác định bạn muốn 2000 từ của mình truyền tải thông điệp gì. Thông điệp nó nên là một sự tổng hòa của 2 điều: tố chất Fulbright tìm kiếm, và sự tự nhận sức về chính con người bạn.
Sau khi đã xác định được điều mà bạn muốn thể hiện trong bài luận của mình (một lần nữa, đó là những điểm mà Fulbright kiếm và bạn có), thì với mỗi điều này, bạn có thể liệt kê ra một vài ý kiến, tình huống thực tế, trải nghiệm cá nhân, dự định của bản thân,… chứng tỏ được bạn đáp ứng tiêu chí này. Có được dàn ý này là đã có nền móng tốt rồi.
Tiếp theo, bạn thử hình dung chính mình phải đọc vài trăm bài luận. Và năm trước bạn cũng đã đọc vài trăm bài luận. Năm trước nữa và trước nữa và trước nữa… bạn cũng đã đọc vài trăm bài luận, giống như hai bài luận mà bạn đang viết đây. Năm ngoái khi mình thử hình dung như thế thì mình chợt nhận ra là, “ah thế thì hơi bị dễ mệt và chán đấy”. Từ đó mình đi tới kết luận là mình phải viết cái gì dễ đọc và thú vị một tí mới được. Và kinh nghiệm viết báo cáo mấy năm ở công việc cũ cho mình biết là sử dụng lối kể chuyện thì bao giờ cũng hẳn là dễ chịu cho người đọc hơn phong cách văn nghị luận rất nhiều. Thế nên, mình cần phải có một câu chuyện.
Do vậy, sau khi liệt kê ra những suy nghĩ, câu chuyện, trải nghiệm,… về những điều mình có ở bước trên xong, thì việc tiếp theo mà mình làm là tìm cách xâu chuỗi những mẩu thông tin này lại thành một câu chuyện xuyên suốt, thống nhất, và mạch lạc.
Tuy bước 2 này nghe rất hiển nhiên như vậy, nhưng khâu thực hiện thì đối với mình lại không êm xuôi và giản đơn chút nào. Cả một quãng đường phấn đấu bao nhiêu năm, mình biết bắt đầu kể từ đâu, đâu là những cột mốc lớn, đâu là những sự kiện thực sự định hình nên con người và định hướng của mình, cái gì là tiểu tiết (và cái gì là… “đại tiết” haha), cái gì nói lên đúng nhất quyết định của mình,… Đây là những câu hỏi mà mình gặp phải khi loay hoay trong mấy ngày tìm câu chuyện.
Nếu bạn cũng đang loay hoay với bước này thì bạn có thể áp dụng thử cách của mình. Mình liên tục tự hỏi bản thân và (hình dung) giải thích cho bạn bè của mình mình muốn học cái gì và tại sao mình muốn đi học, nhất là hình dung kể cho những đứa bạn thân mà lâu rồi chưa gặp gỡ, nói chuyện. Có một cái hay là ngành mình học nhìn theo một góc cạnh thì gần mà nhìn theo một góc cạnh khác thì lại rất xa với lịch sử công việc, kỹ năng, và tính cách của mình, nên thực tế là khi mình nói mình muốn học ngành này, thì phần lớn bạn bè đều rất tò mò hỏi: “sao lại học ngành đấy thế?” Từ đầu mình đưa ra những câu trả lời rất lê thê dài dòng, dần dần cứ trả lời đi, trả lời lại cùng một câu hỏi này, mỗi lần (thấy cứ phải nhắc lại chán quá đi) mình lại lược bớt một số thông tin – đó chính là những thông tin thừa. Và cuối cùng, cái mình có được là một câu trả lời cô đọng. Quá trình này giống như là đãi cát tìm vàng vậy. 🙂
Việc tự hỏi bản thân và giải thích cho người khác như vậy cũng rất hữu ích cho vòng phỏng vấn, vì về sau khi vào đến vòng phỏng vấn, thì bạn cũng gặp lại chính xác câu hỏi này, và bạn phải thuyết phục được ban giám khảo qua giao tiếp trực tiếp, không khác gì như khi bạn giải thích cho bạn bè của chính mình.
Và trong quá trình viết bài luận của mình thì mình dành 4 – 5 ngày chỉ để suy nghĩ, lên ý tưởng, sau đó mới bắt tay vào viết. Nhưng suốt trong thời gian mình dành để ôn TOEFL trước đó thì lúc nào rảnh trong đầu mình lúc nào cũng suy nghĩ về cách trả lời những câu hỏi bên trên.
Một lưu ý cho bài Study Objectives:
Tuy trong application, phần trường lớp là phần optional, bạn không cần điền, và trong đề bài luận cũng nói rõ là bạn không specify trường bạn muốn học, nhưng việc hiểu rõ về trường và chương trình học là rất quan trọng. Do your homework và tìm hiểu càng cụ thể về ngành học và chương trình học của bạn càng tốt.
Trong buổi Fulbright Information Session ở Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội vào tháng 3, chị Hạnh có nói một trong những tiêu chí quan trọng nhất nhất để thành công với Fulbright là đáp viên biết rất rõ mình muốn học gì. Và thử nghĩ xem, nếu ai đó nói với bạn là bạn đó muốn học MBA chẳng hạn, nhưng bạn đó lại không biết một chương trình MBA dạy cái gì, và bạn đó sẽ học được gì từ một chương trình MBA, thì bạn có thấy thuyết phục không?
Khi mình gặp các bạn Fulbrighter khác cùng khóa năm nay thì mình cũng thấy có một điểm chung là nhiều bạn không chỉ biết mình muốn học ngành gì mà còn có định hướng rõ ràng tới mức đã biết rõ mình muốn đi trường nào từ trước khi apply học bổng Fulbright. Bản thân mình thì may mắn là tuy mình nghĩ đến Fulbright khá muộn, chỉ chưa đầy 1 tháng trước khi hết hạn nộp hồ sơ, nhưng tình cờ là ngay trước đó mình đã dành 2 tuần liên tục để đọc gần như tất cả mọi thứ mình có thể tìm được về ngành học của mình cũng như đã xác định được top 3 trường mà mình muốn vào. Nếu không có 2 tuần này thì mình đã không thể làm được 1 chuyện là hoàn thành bài Study Objectives trong 1 ngày rưỡi đồng thời cũng không thuyết phục được ban giám khảo trong buổi phỏng vấn chung cuộc sau này.
Sau khi có câu chuyện để kể rồi thì giờ bắt tay vào viết thôi. 🙂 Phần này mình không có gì nhiều để chia sẻ ngoài hai chuyện là văn phong và tiếng Anh.
Giọng điệu và văn phong:
Nếu lấy trang phục ra làm ví dụ tương ứng, thì mình sẽ nói giọng điệu trong bài luận của mình là kiểu “business casual” – không quá suồng sã thân mật, nhưng cũng không quá long trọng nghiêm nghị. Nói chung là làm sao để giọng văn chân thành và lịch sự, tự tin nhưng khiêm tốn.
Có một lỗi mà chính mình mắc phải khi viết bản nháp đầu tiên của bài personal statement là do quá xúc động mà viết thành…rất sến haha. (May nhờ có bạn bè đọc và phản hồi chân thành mà mình đã sửa lại được về giọng điệu tỉnh táo thường ngày.) Hôm trước mình có khuyên bạn mình là nếu có viết theo kiểu xúc động, thì cũng hãy chọn kiểu xúc động phim Mỹ, đừng chọn kiểu xúc động phim Hàn. Và thậm chí nhiều khi ngay đến kiểu xúc động của phim Mỹ cũng là hơi…quá. Đừng lấy nước mắt của ban giám khảo bạn ạ. Và dù trải nghiệm thực tế đối với bạn xúc động đến mấy, hãy cố gắng có một cái nhìn khách quan và điềm tĩnh (level-headed) hơn khi kể lại trải nghiệm này.
Tiếng Anh:
Càng chuẩn càng tốt…
Bạn nhìn vào một bài viết mà lỗi từ vựng, lỗi ngữ pháp khắp nơi, hẳn bạn sẽ thấy khó chịu. Vì vậy hãy cố gắng để hạn chế tối đa lỗi sai trong bài viết của mình.
…nhưng không cần đến mức phải hoàn hảo.
Đối với chúng ta thì rốt cục tiếng Anh vẫn là ngôn ngữ thứ hai, ít ai có thể sử dụng tiếng Anh một cách hoàn hảo cả. Mình tâm niệm như vậy, nên quan trọng sự “đúng là mình” và cái hồn hơn là sự chuẩn xác về mặt từ vựng và ngữ pháp.
Mình có một điều may mắn là có một bà bạn người Mỹ không những cực kỳ yêu quý mình mà còn là người giỏi về writing (đã có mấy bài đăng trên Chicken soup for the soul) đọc soát và sửa bài luận cho mình. Bà sửa kỹ đến từng câu từng chữ. Có những chỗ mà bà sửa xong là mình thấy như được đũa thần gõ vào, câu cú sáng lên hẳn. Nhưng cũng có những câu mình đọc xong thấy về mặt ngôn ngữ thì quả là rất đúng rất hay, nhưng mình lại không thấy giọng điệu và “cái hồn” của mình trong đó, nên mình cảm ơn bà, song vẫn giữ lại nguyên cách viết của mình. Tuy nó không chuẩn xịn 100% về tiếng Anh nhưng bù lại nó chuẩn xịn 100% là chính mình.
Mình biết có những bạn viết một lần là “êm xuôi”. Và có những bạn không cần có nhiều người đọc bài luận giúp. Hôm trước mình nghe chị Hạnh kể chuyện một bạn Fulbrighter cùng khóa mình năm nay kể bạn viết bài luận xong mới đọc cho mẹ nghe, mẹ khen: “Hay con ạ” và “thế là mình đi nộp luôn.”
Bản thân mình thì bài luận phải trải qua khá nhiều thay đổi (bản cuối bài personal statement gần như thay đổi hoàn toàn so với bản nháp ban đầu). Và mình có rất nhiều bạn bè, anh chị, người thân giúp đỡ trong quá trình hoàn thành bài luận. Đó là một điều mình thấy rất may mắn và biết ơn.
Nhờ ai đọc:
Lúc đầu mình không hoạch định là phải có người này, người kia góp ý, nhưng sau khi được rất nhiều người nhiệt tình giúp đỡ và nhận được góp ý của mỗi người, mình nhận ra là sẽ rất hữu ích nếu có 5 nhóm supporters giúp đọc bài luận như sau:
Em/mình xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến An, Bingo, Dale, Hiếu Linh, Lâm, chị Huyền, Mandy, Keane vì những sự giúp đỡ to lớn cho hai bài luận của em/mình.
(1) Bạn bè, đồng nghiệp thân thiết: là những người có nhiều tiếp xúc với mình, hiểu mình, và appreciate mình. Đây là những người có thể nói cho bạn biết liệu bài luận mà bạn viết đã phản ánh được con người bạn, tính cách của bạn, đã thể hiện được hết thế mạnh của bạn hay chưa, họ có thể nhìn thấy bạn trong bài luận mà bạn viết hay không. Đây là một yếu tố vô cùng quan trọng, đặc biệt là trong bài personal statement. Hội đồng tuyển chọn khi gặp bạn sẽ muốn nhìn thấy một con người thực sự bước ra từ bài luận mà họ đã đọc.
Ngày áp chót deadline, mình gần như hoàn thành bài personal statement, gửi qua cho mọi người khác đọc thì hầu như mọi người đều nói ổn rồi, không còn gì để chê nữa cả. Song chị Huyền, sếp cũ mà mình coi như chị gái ruột, lúc đó nói: “Chị thấy bài này đúng là một con người phù hợp với ngành mà em chọn học. But Hai I know is a sweeter and more interesting girl than this.” Mình nhận ra đây đúng là lý do vì sao mọi người đều nói ổn rồi mà mình vẫn cảm thấy có gì đó còn thiếu sót, còn gì đó “hơi sai”. Nhờ câu nói của chị mà mình đã có nguồn cảm hứng sửa lại đoạn mở đầu của bài luận, và sau đó cảm thấy rất vui vì cuối cùng mình cũng có thể nhìn vào bài luận và nói “đây là mình”.
(3) Bạn bè được những học bổng khác: Mình rất hên là có một bạn được Eramus, một bạn được New Zealand Scholarship, cả hai bạn đều thân thiết và rất tâm huyết giúp đỡ mình. Hai bạn vừa đủ thân thiết để sẵn sàng dành nhiều thời gian đọc bài luận rất kỹ lại vừa có “common sense” và kinh nghiệm về cách thức viết một bài luận học bổng nói chung. Ví dụ một feedback mình nhận được từ một trong hai bạn sau khi đọc bản nháp đầu tiên bài personal statement của mình là: “Bài này hơi trẻ con, kiểu mấy trường bậc đại học thì chắc là thích.”
(4) Bạn bè người bản xứ: nếu giỏi writing thì càng tốt, để có thể đọc soát và chỉnh sửa về mặt ngôn ngữ của bài luận.
Hồi đó thì mình không có nhóm (5) – thật ra là có bạn nhưng vì bạn bận quá nên cũng không đọc kịp essay. Nếu có thể, thì bạn nên có nhóm này:
Và nhờ như thế nào:
Cuối cùng là một số kinh nghiệm thực tế của mình trong quá trình chỉnh sửa hoàn thiện bài viết:
Có một tip mà mình thấy rất hữu dụng đó là sử dụng google doc trong quá trình chỉnh sửa bài luận. Đây là cách cực kỳ tiện dụng để cập nhật nội dung với những bạn bè, người thân giúp bạn đọc bài, nhất là khi bạn muốn nhờ nhiều người đọc. Nếu dùng email, mỗi khi thay đổi, bạn lại phải email cho rất nhiều người, và mọi người cũng phải nhận quá nhiều email của bạn. Thay vì gửi file đính kèm qua email, mình chuyển sang gửi cho mọi người đường link tới bài luận của mình. Vậy là mỗi khi mọi người mở ra là đều thấy bản đã cập nhật mới nhất của bài luận rồi, không phải tốn công đọc và feedback lại những điều người khác đã feedback rồi nữa.
Dựa vào bản thân mình là chính: hầu hết bạn bè giúp mình bằng cách đưa ra một hai dòng nhận xét ngắn gọn tổng quan về bài luận để mở hướng cho mình tiếp tục phát triển và chau truốt bài luận hơn.
Giữ vững quan điểm của bản thân: Ý này mình cũng đã đề cập rải rác bên trên song mình vẫn muốn nhấn mạnh lại ở đây. Mỗi người đọc bài luận sẽ cho bạn một phản hồi theo một góc nhìn khác nhau. Mỗi phản hồi đều là hữu ích. (Thậm chí nếu bạn nhận được phản hồi của ai đó khiến bạn nghĩ người đó đã hiểu sai ý của bạn rồi, thì đó chính là dấu hiệu của việc bạn đang chưa diễn đạt ý mình một cách hiệu quả.) Mặt khác, đồng thời, mỗi phản hồi cũng chỉ nên được xem là một nguồn tham khảo. Quyết định cuối cùng vẫn là chính bản thân bạn. Mục đích của việc chỉnh sửa bài luân là giúp bạn diễn đạt chính bạn tốt hơn, chứ không phải để trở thành một ai đó khác. Vì vậy, hãy lắng nghe một cách chọn lọc, biết ơn, nhưng tỉnh táo và giữ vững lập trường của mình.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Kinh Nghiệm Xin Học Bổng Fulbright Của Fulbrighter Vĩnh Khang ” Amec trên website Maubvietnam.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!