Đề Xuất 3/2023 # Kinh Nghiệm Thi Tuyển Đơn Hàng Xklđ Nhật Bản Dễ Đỗ Nhất. # Top 11 Like | Maubvietnam.com

Đề Xuất 3/2023 # Kinh Nghiệm Thi Tuyển Đơn Hàng Xklđ Nhật Bản Dễ Đỗ Nhất. # Top 11 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Kinh Nghiệm Thi Tuyển Đơn Hàng Xklđ Nhật Bản Dễ Đỗ Nhất. mới nhất trên website Maubvietnam.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Các phần thi bao gồm:

Kiểm tra IQ

Kiểm tra thể lực

Kiếm tra tay nghề

Phỏng vấn trực tiếp

I. Kiểm tra IQ

Bài kiểm tra IQ là một bài trắc nghiệm kiểm tra khả năng quan sát và tư duy nhanh nhạy như thế nào. Bài kiểm tra IQ bao gồm bài kiểm tra hình ảnh và tính toán nhanh.

1. Bài kiểm tra hình ảnh

Mỗi một câu hỏi sẽ có các hình ảnh, hình khối được sắp xếp theo một quy tắc nào đó, trong đó sẽ có một ô bị ẩn hình ảnh.

Ứng viên sẽ phải nhìn vào các hình ảnh còn lại để tìm ra quy tắc sắp xếp và lựa chọn hình ảnh tương ứng vào ô bị khuyết.

2. Bài kiểm tra tính toán

Trong một thời gian nhất định (khoảng 5~10) ứng viên sẽ làm một bài kiểm tra tính toán cộng, trừ, nhân, chia các phép toán đơn giản nhưng khá dài.

Kết quả của bài kiểm tra sẽ dựa trên 2 tiêu chí là đáp án đúng và thời gian nhanh nhất.

3. Kiểm tra kiến thức xã hội

Cũng là một bài trắc nghiệm lựa chọn đáp án đúng trong 3,4 đáp án được đưa ra. Các kiến thức xoay quanh về con người, xã hội, phong tục của Việt Nam hoặc Nhật Bản mà bạn biết.

Kinh nghiệm

II. Kiểm tra thể lực

Công việc XKLĐ Nhật Bản chủ yếu là lao động chân tay và đòi hỏi người lao động phải có sức khỏe tốt. Trong thi tuyển đơn hàng XKLĐ, ứng viên cũng cần vượt qua các bài kiểm tra thể lực như:

Vác bao cát

Chống đẩy

Chạy

Kinh nghiệm để vượt qua bài kiểm tra thể lực: Chỉ còn cách là chăm chỉ tập thể dục thể thao mỗi ngày, khi vào thi phải chú ý các hiệu lệnh của giám thị.

III. Kiếm tra tay nghề

Ngành dệt may

– May theo đường kẻ trên giấy

– Cắt vải theo đường kẻ, may theo mẫu

– May thành phẩm: áo sơ mi, áo phông, quần âu…

Ngành cơ khí, máy móc

– Thi lái máy xúc, hàn,….

Ngành xây dựng

– Thi lát gạch, trát vữa, lắp giàn giáo, buộc thép,…

Đơn hàng không yêu cầu kinh nghiệm khác

– Đối với các đơn hàng xí nghiệp Nhật không đòi hỏi kinh nghiệm hay tay nghề, TTS sẽ kiểm tra bằng 1 số bài thi tuyển kiểm tra độ khéo léo như gọt táo, gắp đậu, thắt nút dây, chia bài,…

IV. Phỏng vấn trực tiếp

1. Giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật

– Trong vòng 1 phút, bạn sẽ nói sơ lược những thông tin cá nhân như: Tên tuổi, trường, chuyên ngành, gia đình hay sở thích, điểm mạnh, điểm yếu… của bạn.

– Để vượt qua bài kiểm tra này, bạn phải chăm chỉ học tiếng Nhật trước khi thi tuyển, bạn có thể tự học ở nhà hoặc được đào tạo tại trung tâm của công ty XKLĐ.

2. Tác phong khi phỏng vấn

3. Trả lời phỏng vấn

– Những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn trực tiếp

Một bài giới thiệu bản thân sẽ bao gồm các nội dung sau:

Xin chào (lần đầu tiên).

Tôi tên là:……….

Năm nay bao nhiêu tuổi?

Đến từ đâu?

Gia đình có bao nhiêu người?

Chuyên môn?

Sở thích?

Nguyện vọng?

Cam kết.

Mong được giúp đỡ.

Bài mẫu giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật

はじめまして Hajmemashite.

Rất vui được làm quen.

2. わたしは。。。です watashi wa ….desu.

Tên tôi là…

3. ことし。。。さいです。Kotoshi… saidesu.

Năm nay tôi … tuổi.

4. まだどくしんです。Mada dokushin desu.

Tôi còn độc thân.

5. 。。。からきました。Karakimashita.

Tôi đến từ…

6. わたしのかぞくは。。。にんです。Watashi wa …. nindesu.

Gia đình tôi gồm …. người.

7. しゅみは。。。です。Watashi no shumi wa … desu.

Sở thích của tôi là….

8. にほんへ。。。です。Nihon e ….desu.

Lí do muốn đi Nhật là…

9. どんなにたいへんでもがんばります。Donnani taihen demo ganbarimasu.

Dù vất tới đâu tôi sẽ cố gắng.

10. どぞ ぞろしくおねがいしま。Dozo yoroshiku onegaishimasu.

Rất mong nhận được sự giúp đỡ.

11. ども ありがとございます!  Domo arigatogozaimasu.

Xin chân thành cảm ơn!

Câu hỏi này sẽ biết mục đích thực sự của bạn khi đi Nhật, nếu mục đích không rõ ràng, bạn sẽ dễ bị mất điểm.

Lời khuyên:

Nên trả lời các lý do sau:

– Để học hỏi kinh nghiệm.

– Để phụ giúp gia đình.

– Để học tiếng Nhật.

– Vì yêu nước Nhật, yêu văn hóa Nhật,….

Cách tiêu tiền của bạn sẽ đánh giá con người bạn. Bạn có phải là người đang nỗ lực vì bố mẹ, gia đình hay không, bạn có chí hướng rõ ràng không.

Nếu có thì bạn là người có thể chịu đựng được gian khổ ở Nhật và sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá cao.

Lời khuyên:

Bạn có thể trả lời rằng: Để đầu tư, phát triển nghề đã được học, để xây nhà cho bố mẹ, lo cho gia đình, con cái…

Bạn đã có những kinh nghiệm trong công việc gì, có phù hợp với các công việc sắp tới không cũng là điều nhà tuyển dụng quan tâm.

Lời khuyên:

Nên trả lời những công việc bạn đã từng làm, dù là việc nhỏ nhặt như bồi bàn, tạp vụ,… và nhớ kèm số tháng, năm kinh nghiệm.

Ví dụ: Có 6 tháng làm partime trong nhà hàng của Nhật…

Người biết rõ điểm mạnh, điểm yếu của mình là người có thể đào tạo và phát triển được. Nhà tuyển dụng sẽ biết rõ về bạn như thế nào qua câu hỏi này.

Lời khuyên:

Trả lời về điểm mạnh thì nói những điều tích cực, tự tin “Tôi có khả năng…”, “Tôi tự tin là mình có thể…”

Trả lời về điểm yếu cũng phải thẳng thắn, trung thực. Nhận ra khuyết điểm và cách khắc phục khuyết điểm ra sao. VD: Nhược điểm của tôi là … và tôi đang cố gắng làm … để khắc phục nhược điểm này.

4. Kết thúc phỏng vấn

Khi kết thúc phỏng vấn chú ý nói cảm ơn với nhà tuyển dụng, đứng lên phải kê lại ghế

khi đi ra cửa phải nói câu “Shitsurei shimasu” (Xin thất lễ)

5. Một số lưu ý khi trả lời phỏng vấn

V. Kết

Với mỗi bài thi, kết quả quan trọng nhưng đối với người Nhật, ý thức của người tham gia thi tuyển vẫn quan trọng hơn.

Người Nhật sẽ lựa chọn người phù hợp nhất chứ chưa chắc đã chọn người có kết quả tốt nhất đâu.

Cách Trả Lời Câu Hỏi Phỏng Vấn Du Học Nhật Bản Dễ Đỗ

Thực ra các câu hỏi trong buổi phỏng vấn du học Nhật Bản thường là những câu hỏi về bản thân, lý do chọn trường, những mong muốn và nguyện vọng khi đến nước Nhật.

Các mẫu câu hỏi phỏng vấn du học Nhật thường gặp và câu trả lời

1/ Nhóm câu hỏi về bản thân

Đây là nhóm câu hỏi cực kì thông dụng mà bất cứ cuộc phỏng vấn nào cũng đều có. Để hiểu rõ về bản thân bạn, các nhà phỏng vấn sẽ đặt một số câu hỏi như sau:

Tên bạn là gì? Bạn bao nhiêu tuổi? Sở thích của bạn là gì?

Hiện tại, bạn đang theo học trường nào? Chuyên ngành học là gì?

Bạn thường làm gì vào thời gian rảnh rỗi?

Bạn đã có những bằng cấp nào? Công việc hiện tại của bạn là gì?

Cách trả lời: Với nhóm câu hỏi về bản thân, bạn nên trả lời thành thật, đưa ra những thông tin khớp với hồ sơ du học của bạn.

2/ Nhóm câu hỏi về gia đình

Cách trả lời: Hãy trình bày mạch lạc theo tuần tự và trùng khớp với những gì bạn đã viết trong hồ sơ du học.

Lưu ý: Với câu hỏi gia đình, người thân của bạn có ai hiện đang sinh sống ở Nhật không thì tốt nhất hãy trả lời là không. Bởi họ sợ sang đó, bạn sẽ trốn ra làm ngoài cùng bạn bè hay người thân.

3/ Nhóm câu hỏi về học tập tại Việt Nam

Điều kiện để đi du học Nhật là du học sinh phải tốt nghiệp cấp 3 và có điểm trung bình các môn từ 6.5 trở lên.

Cách trả lời: Hãy khéo léo để chứng minh thấy bạn có thành tích học tập tốt, luôn năng nổ, tham gia các hoạt động ở trường,….

Nếu như điểm trung bình học tập ở Việt Nam của bạn quá thấp thì người phỏng vấn sẽ nghi ngờ về mục đích chọn đi du học Nhật của bạn.

4/ Nhóm câu hỏi về thông tin trường và ngành học

Để tiếp tục buổi phỏng vấn của bạn, họ sẽ hỏi bạn về thông tin trường và ngành học mà bạn lựa chọn khi sang Nhật Bản.

Cách trả lời: Để trả lời được tốt câu hỏi này thì trước hết bạn phải có sự tìm hiểu kỹ về trường cũng như ngành học mà mình dự định đăng ký.

Bên cạnh đó, cần tổng hợp các thông tin chính xác về những chế độ của trường như: Ký túc xá, học bổng, các ngành nghề,…

Hãy trình bày dễ hiểu, ngắn gọn để họ thấy được sự chân thành và mong muốn theo đuổi ước mơ du học của bạn.

Lưu ý: Với câu hỏi: Bạn dự định học ngành gì sau khi sang Nhật? Vì sao lại lựa chọn ngành đó thì hãy trả lời đúng theo cách trình bày trong bản kế hoạch học tập mà công ty du học đã hướng dẫn bạn làm.

5/ Nhóm câu hỏi về kế hoạch học tập tại Nhật Bản

Đây là phần quan trọng nhất trong buổi phỏng vấn do đó bạn cần trả lời tốt nhất, trôi chảy nhất.

Theo các chuyên gia, những câu hỏi phỏng vấn du học sinh Nhật này có tính xác thực được mục đích sang Nhật của bạn có tốt không từ đó đánh giá đến kết quả trượt hoặc đỗ.

Mục đích du học Nhật Bản của bạn là gì?

Tại sao bạn lại chọn du học Nhật Bản mà không phải là các nước khác?

Bạn sẽ sống ở đâu khi nhập học?

Bạn có ý định làm thêm hay không?

Cách trả lời: Hãy đưa ra các luận điểm về việc học tập tại Nhật Bản có nhiều ưu điểm hơn Việt Nam cũng như các quốc gia khác.

Ví dụ như Nhật có hệ thống giáo dục tiên tiến, chất lượng, môi trường phát triển tốt hơn… …

Còn đối với việc làm thêm, hãy tự tin trả lời rằng, bạn phải cố gắng học tiếng Nhật thật tốt đã, sau đó sẽ đi làm thêm.

Bên cạnh đó, cần trả lời rằng bạn sẽ tuân thủ theo đúng quy định luật pháp tại Nhật dành cho du học sinh quốc tế và mục đích chính của làm thêm là va chạm thực tế để lấy thêm kinh nghiệm cho cuộc sống sau này.

Ngoài những nhóm câu hỏi phố biến trên thì họ cũng sẽ hỏi bạn một số câu hỏi “nhạy cảm” như sau:

Đây là nhóm câu hỏi nhạy cảm và khá quan trọng, do đó bạn cần chuẩn bị thật tốt để tránh lúng túng khi phỏng vấn.

Với câu hỏi dự định sau khi học, bạn không nên trả lời mơ hồ hoặc trả lời rằng mình chưa có định hướng gì.

Bên cạnh đó, với câu hỏi: Sau khi tốt nghiệp bạn có sẵn sàng trở về Việt Nam làm việc không? Đây được xem là câu hỏi khiến nhiều bạn lúng túng nhất.

Nhiều bạn sẽ bị bất ngờ và không khẳng định được mình sẽ về nước khi hoàn thành khóa học.

Do đó, lời khuyên cho bạn khi gặp câu hỏi này là hãy thật khôn khéo, tránh gây ra những nghi ngờ về cư trú bất hợp pháp của bạn sau này khi ở Nhật Bản với Đại sứ quán.

Bí quyết hữu ích khi phỏng vấn du học Nhật qua Skype

Bên cạnh việc phỏng vấn trực tiếp thì hiện nay, nhiều trường học lựa chọn phỏng vấn tuyển sinh qua Skype.

Đặt vị trí camera ngang tầm mắt

Nếu bạn sử dụng laptop thì camera luôn ngang với tầm mắt, tuy nhiên nên lưu ý rằng khoảng cách cần thiết giữa bạn và màn hình máy tính là một cánh tay.

Trường hợp nếu dùng điện thoại, bạn nên đặt camera ngang với tầm mắt, không nên cầm điện thoại ở tay mà nên đặt cố định để màn hình không rung lắc.

Thay bằng ảnh phỏng vấn du học sinh TH qua Skype

Bạn có thể kê điện thoại lên giá đỡ hoắc sách để điều chỉnh camera ngang với tầm mắt để họ dễ thấy và dễ dàng lắng nghe được câu trả lời từ bạn.

Lựa chọn nơi có ánh sáng tốt

Để cuộc phỏng vấn tốt nhất, bạn tránh ngồi quay lưng với cửa số hoặc ngồi ngay dưới ánh đèn.

Lựa chọn địa điểm phỏng vấn yên tĩnh

Tiếng ồn là điều cấm kị khi phỏng vấn du học Nhật thông qua Skype. Việc phải lặp lại một câu hỏi hay câu trả lời nhiều lần sẽ khiến cho cả người phỏng vấn và cả bạn đều không thoải mái.

Do đó, hãy lựa chọn nơi yên tĩnh, không có tiếng ồn đặc biệt là nên thông báo với những người xung quanh để tránh bị làm phiền khi đang phỏng vấn.

Những lưu ý trước khi phỏng vấn du học Nhật

Ăn mặc lịch sự, đầu tóc gọn gàng, đặc biệt không nhuộm tóc màu quá nổi bật. Đối với các bạn nam không nên cắt tóc quá ngắn hay để tóc dài che mắt. Tốt nhất nên mặc áo trắng, quần đen.

Đến sớm hơn giờ hẹn phỏng vấn tầm 15 phút để không bị vội vàng. Người Nhật đánh giá rất cao việc đúng giờ cũng như tác phong nhanh nhẹn.

Xem lại kỹ thông tin về bản thân và gia đình trước khi vào phỏn vấn để tránh thông tin bạn trả lời sai lệch với thông tin bạn đã cung cấp trên hồ sơ.

Đừng quên gõ cửa trước khi vào và cúi đầu chào hỏi thầy cô. Đây là tác phong và lễ nghi rất được người Nhật ưa chuộng.

Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn du học Nhật Bản dễ ĐỖ

Kinh Nghiệm Nộp Học Bổng (Đỗ Erasmus Mundus &Amp; Chevening)

Mình viết bài này, để chia sẻ một chút những gì đã trải qua trong quá trình làm hồ sơ xin học bổng. Bản thân mình cũng không phải quá xuất sắc trong chuyện này, nên đơn thuần đây chỉ là chia sẻ những chuyện đã trải qua, không phải là bí quyết, hay lời khuyên gì. Mong là từ đó các bạn cần lời khuyên hay bí quyết có thể có được chút trải nghiệm thực tế.

Notes: Đây hoàn toàn là cảm nhận cá nhân rút ra từ quá trình xin học bổng của mình hoặc hỏi han các anh chị đi trước mà thấy hợp lý/đúng. Hoàn toàn không có tính xác thực hay được kiểm chứng. Chuyện mình gặp bạn chưa chắc đã gặp hoặc ngược lại.

Mỗi người một ngành một nghề, mình không biết quá nhiều về các ngành khác, nên mình không thể tư vấn việc nên chọn học ngành gì hay ở nước nào được. Mình nghĩ đây là vấn đề cá nhân mỗi người phải tự tìm ra. Ít nhất bạn cũng nên biết điểm đến, thì mới có thể đảm bảo đi tới nơi.Bài viết khá dài (hơn 7 trang Word) nhưng mình không cắt thành các phần nhỏ. Khuyến cáo nên đọc lúc rảnh rỗi không có việc gì làm, tinh thần tỉnh táo hay đang mất ngủ

Những học bổng đã nộp và kết quả:

Học bổng của Leiden University (2014) – trượt.

Endeavour (2014) – trượt. Năm 2016 đang định nộp lại thì có kết quả Erasmus nên thôi.

VYLA (2014) – trượt, được feedback là còn thiếu kinh nghiệm.

Chevening (2015-2016) – đậu

Erasmus Mundus (2015-2016) – lúc đầu chỉ được nhận học và trượt học bổng, sau chương trình được thêm funding cho 7 cháu nữa nên được vớt lên nhận học bổng.

Học bổng chính phủ Hàn Quốc KGSP (2016) – trượt

NZAid (2016) – trượt

Fulbright (2016) – shortlisted for interview

ADB đang nghiên cứu nhưng chưa kịp nộp

Những điều nên làm:

1) CHUẨN BỊ SỚM

Không phải ngẫu nhiên mà bài chia sẻ kinh nghiệm xin học bổng nào mình đọc hầu như cũng nói đến vấn đề này. Mình cũng thấy rằng đối với một cuộc hành trình như xin học bổng, càng chuẩn bị sớm bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu. Tốt nhất bạn nên bắt đầu các công việc từ thời sinh viên, vì dù phần lớn học bổng toàn phần đòi hỏi bạn có 2 năm kinh nghiệm (một số chương trình không yêu cầu nhưng có kinh nghiệm làm việc vẫn được đánh giá cao hơn), thì 2 năm đi làm chưa chắc là dư dả để chuẩn bị.Việc chuẩn bị ở đây không chỉ là việc xin LOR, viết CV, SOP, motivation letter hay thi chứng chỉ tiếng Anh. Bạn cần chuẩn bị cả bản thân. Điển hình nhất là thành tích đại học không thể có trong một sớm một chiều. Publication hay research để tăng điểm cho hồ sơ cũng cần khá nhiều thời gian chuẩn bị.Ngoài ra, mỗi một học bổng đều có những tiêu chí tuyển chọn khác nhau. Việc bạn làm gì, tham gia những hoạt động ngoại khóa nào trong quá khứ cũng sẽ ảnh hưởng đến tổng thể hồ sơ chung, nên bắt đầu càng sớm càng tốt.Bản thân việc chuẩn bị application, mà cụ thể là viết motivation letter/SOP hay LOR cũng khá xoắn não. Mình thấy dành 1-2 tháng viết cũng không quá nhiều. Đương nhiên điều này không có nghĩa là bạn dành một ngày 8h chỉ để viết hồ sơ, đôi khi bạn không tìm được cảm hứng, hoặc không biết nên chữa phần viết sao cho hay và sẽ tốn hàng tuần, thậm chí là tháng, chỉ để tìm được cảm hứng viết hay nhờ được người đọc hộ.Vì mình đã xin học bổng từ cuối 2013, nên tính ra mình đã mất tới hơn 2 năm chuẩn bị rồi ^^.Ngoài ra chuẩn bị sớm thì nếu có trục trặc gì mình còn cấp cứu kịp thời. Lúc nộp Fulbright mình quên hoàn toàn vụ LOR cho đến trước khi submit khoảng 10 ngày, khá là hú hồn J.

2) HIỂU RÕ HỌC BỔNG BẠN MUỐN XIN

Thực ra dân săn học bổng Việt Nam mà mình biết đa phần đều rải truyền đơn đến hầu hết các chương trình. Nhưng mỗi chương trình tiêu chí lại rất khác nhau, và phần lớn mọi người đều không phải người đa nhân cách nên bạn ít nhất cũng nên chọn cho mình một chương trình đinh mà bạn thấy phù hợp và yêu thích nhất để tập trung đầu tư. Nếu chương trình nào cũng tà tà như nhau thì khả năng trượt đều là khá cao, trừ phi mặt nào của bạn cũng xuất sắc cả.

Mình từng đọc được một ý kiến (xin lỗi mình đã quên mất nguồn rồi) rất hay rằng được học bổng thực ra là một dạng may mắn, vì bạn vô tình là đúng kiểu người mà chương trình đó nhắm tới và/hoặc cùng năm bạn nộp không có ai xuất sắc hơn cũng nộp hồ sơ. Phần may mắn thứ hai phải dựa vào ý trời, nhưng phần đầu bạn hoàn toàn có thể chuẩn bị được. Nếu bạn biết chương trình học bổng nào đó nhắm đến đối tượng nào, bạn sẽ biết cách làm cho mình giống với đối tượng đó nhất. Hoặc bạn sẽ chọn được học bổng phù hợp với bản thân mình nhất trong hằng hà sa số các chương trình đang có.

Vậy làm sao để biết kiểu người mà một chương trình học bổng nhắm tới? Hãy xem thật kỹ tiêu chí của từng học bổng. Mặc dù đó mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm nhưng nó sẽ cho bạn thấy khái quát nhất đối tượng mà từng học bổng nhắm tới.

Ví dụ như Chevening rất chú trọng leadership and networking skills, mục tiêu rất rõ ràng là tìm kiếm lãnh đạo thực sự trong tương lai có thể gây ảnh hưởng đến cộng đồng. Điều này được liệt kê rõ ràng trong phần tiêu chí tuyển chọn, cũng được thể hiện rõ trong phần hồ sơ khi 2/4 câu hỏi viết luận là về leadership và networking skills. Sau này phần interview cũng hỏi khá kĩ về leadership&networking nữa.

Học bổng của ADB, theo như mình hỏi han người đi trước, có ưu tiên nhất định đối với nữ giới, người có thu nhập thấp (và gia đình có thu nhập thấp), có bằng giỏi. Nó là học bổng phát triển lại của ngân hàng trao nên có kha khá chương trình thuộc các ngành kinh tế.

Bạn phải hiểu chương trình mình apply đơn giản để làm cho đúng và hiệu quả.

Ví dụ quy trình của Erasmus Mundus nhìn chung khá đơn giản, nhưng mỗi course lại phải apply riêng, và quy trình apply cũng khác nhau. Chevening ban đầu không đòi hỏi quá nhiều, và về lý thuyết sau khi được học bổng bạn mới cần xin admission offer/thi IETLS. Nhưng từ lúc có kết quả đến khi hết hạn nộp chứng chỉ và admission offer chỉ có hơn 1 tháng, tức là bạn phải đi đăng ký thi IELTS ngay lập tức và rất khó xin offer của trường mong muốn. Mình xin offer vào lúc biết tin được vào vòng phỏng vấn, là khoảng cuối tháng 2, nhưng đã có 1/3 khóa mình chọn kín chỗ rồi. Hay Fulbright phóng vấn vào giữa tháng 8, nhưng nếu được chọn thì đầu tháng 10 phải thi lại IELTS/TOEFL và thi thêm GRE/GMAT ngay, trong khi GMAT hay GRE không hề đơn giản chút nào. Bạn gần như không thể đợi đậu rồi mới chuẩn bị.

Bạn nên tìm hiểu kĩ để tập trung đúng vào thế mạnh và tránh tình trạng chuẩn bị hồ sơ hết hơi mà bị đánh trượt vì những lý do không đâu.

3. TIẾNG ANH

Thực ra tiếng Anh không phải là tất cả. Mình thấy khá nhiều người có quan niệm rằng chỉ cần IELTS từng này từng kia là được học bổng. Hay khi nói đến chuẩn bị xin học bổng thì chỉ chú trọng làm sao điểm tiếng Anh cao. Không thể phủ nhận rằng điểm tiếng Anh cao sẽ là lợi thế cho hồ sơ. Nhưng trừ phi bạn định học ngành ngôn ngữ Anh, hay văn học hay giảng dạy tiếng Anh, còn lại tiếng Anh cũng chỉ là điều kiện cần mà thôi. Bạn còn nhiều thứ khác phải làm. Đương nhiên một số ngành xã hội yêu cầu tiếng Anh có thể sẽ cao hơn các ngành tự nhiên.

Ví dụ như mình, 2 đợt nộp hồ sơ chính là cuối 2013-đầu 2014 và cuối 2015-đầu 2016, điểm IELTS vẫn ổn định là 7.5, thậm chí lần sau riêng điểm Reading còn tụt mất 0.5. Các điểm thành phần của mình cũng lệch nhau rõ ràng. (Lần 1: Reading 9, Listening 8, Writing 6.5, Speaking 6; Lần 2: Reading 8.5, Listening 8, Writing 6.5, Speaking 6). Nhưng nếu đợt 2014 thất bại thảm hại thì đợt sau khá hơn nhiều. Do đó, IELTS hay điểm tiếng Anh nói chung theo mình chỉ là điều kiện cần. Điểm cao thì rất ok, điểm thấp một chút cũng không phải là hết cách. Đương nhiên thấp dưới yêu cầu của chương trình thì bạn sẽ bị đánh trượt từ vòng screening.

Mình cảm thấy lý tưởng nhất là bạn nên được từ 7.5-8, hoặc cao hơn yêu cầu cứng ít nhất từ 0.5 đến 1 điểm. Đó là khoảng an toàn, còn khoảng thuận lợi sẽ cao hơn. Ở đây mình chỉ lấy ví dụ IELTS vì cũng chỉ thi mỗi chứng chỉ IELTS. Kinh nghiệm ôn thi của mình không có gì hay ho lắm, vì cũng không cải thiện được điểm số. Tuy nhiên phương pháp luyện thi và các lớp ôn chất lượng bây giờ khá nhiều nên mình cho rằng phần này không đáng lo lắm.

4. TÍCH CỰC HỎI Ý KIẾN

Thực ra mình là đứa khá ngại và vụng giao tiếp. Vì đi hỏi xin kinh nghiệm của các anh chị đi trước mà mặt dày hơn nhiều rồi ^^. Mỗi lần đi hỏi, viết câu hỏi rõ lâu, băn khoăn lắm rồi đến lúc đã gửi đi đều cảm thấy câu hỏi rất dở hơi, chỉ sợ làm người đọc phật lòng.

Các anh chị đã được học bổng, thường là sẽ đang bận học, hoặc đã đi làm và bận làm, nên dĩ nhiên không thể có mặt 24/24 trả lời bạn được. Đôi khi bạn gửi tin nhắn đi sẽ không được hồi đáp, nhưng bù lại sẽ có những người rất nhiệt tình. Nên đừng nản lòng.

Bạn cũng nên tham gia nhiều diễn đàn, facebook group hay tìm kiếm blog của các anh chị đi trước, khá là hữu ích. Nếu bạn nào apply Chevening có thể tham khảo blog của anh Long. Các bạn apply EM có thể xem blog của chị Ngân. Đọc rồi chỉ ước giá mình biết đến họ từ khi chuẩn bị hồ sơ thôi. Cả 2 anh chị này đều vô cùng nhiệt tình hướng dẫn các em.

Chỉ lưu ý nhỏ là bạn nên tìm hiểu trước về các chương trình học bổng mình muốn xin và tận dụng cơ hội để hỏi những vấn đề ngoài những cái đã được ghi rõ ràng rành mạch. Người được hỏi sẽ chẳng vui vẻ gì khi bạn hỏi những cái hiển nhiên, được nêu đầy đủ trên website hay có thể google được trong vòng 1s như phải nộp những giấy tờ gì, xin admission offer trước hay apply học bổng trước, vv.

Tốt nhất là bạn tìm được một người đã từng xin thành công đúng học bổng và đúng ngành bạn muốn xin, vì họ có nhiều kinh nghiệm và hiểu biết về chương trình nhất. Ngoài ra cũng không nhất thiết là chỉ nên xin ý kiến của những người thành công trong việc xin học bổng, hay cùng ngành. Bạn có thể xin ý kiến tư vấn của bất kỳ ai, nhất là những người cho bạn cảm hứng. Khi viết motivation letter tớ gửi loạn xạ cho bạn bè nhờ đọc, mỗi người góp ý một kiểu, nhưng qua đó mình sẽ nhìn nhận đa chiều hơn, biết được điểm yếu của hồ sơ ở đâu để chỉnh sửa.

5. KIÊN TRÌ

Chuyện này nói dễ hơn làm nhiều lắm. Ví dụ như mình năm nay gần 25 tuổi rồi. Bạn bè xung quanh có người đã lấy chồng, sinh con (thậm chí 2 con), có người đi làm đã lên đến cấp specialist hay officer, lương tính bằng ngàn đô, nhiều người cũng học xong thạc sĩ rồi. Trong khi đó bản thân mình vẫn là nhân viên quèn, suốt ngày tìm cơ hội đi học, lắm lúc nản không cất đâu cho hết. Nếu không kiên trì, bạn rất dễ bỏ cuộc. Nhất là khi các chương trình nộp hồ sơ được thiết kế theo cách nào đó luôn làm mình cảm giác nản lòng kinh dị ^^. Những lúc đó phải cố vực dậy tinh thần. Chưa kể có những người nộp hồ sơ là thành công, nhưng có những người phải nộp đến vài năm mới được. Cũng không hiếm những người 29-30 tuổi mới đi học thạc sĩ.

Một cách khá hiệu quả là bạn nên có vài người bạn cùng tiến, cùng nộp hồ sơ, hay ít ra là cùng suy nghĩ, đang đi học. Những người đó sẽ giúp bạn cảm thấy bạn không đơn độc lắm trên đoạn đường này, dù rằng thực ra cũng đơn độc đó ^^. Khi mà xung quanh bạn toàn những người quan tâm đến vấn đề chồng con của bạn, hay những người chê bai rằng chuyện bạn xin học bổng là viển vông, hay những người cho rằng bạn thiếu chín chắn không lo ổn định thì làm sao bạn tâm bình khí hòa mà làm hồ sơ được? Bạn phải tự tạo ra một môi trường tích cực hơn. Stress dù là vì lý do gì cũng sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu quả làm việc aka chuẩn bị hồ sơ của bạn.

6. VIẾT HỒ SƠ

Mình từng đọc được ở đâu đó, mà không nhớ chính xác, đại khái rằng hồ sơ của mình tốt nhất nên là từng miếng ghép lại tạo thành bức tranh hoàn chỉnh. Đầu tiên bạn nên vạch sẵn nhưng điểm nổi trội của bản thân mà bạn muốn thể hiện trong hồ sơ, và quyết định sơ lược ở phần nào bạn muốn viết gì. Thay vì nhắc đi nhắc lại một loạt ưu điểm ở mọi loại giấy tờ, bạn nên phân bổ ra để khi đọc hồ sơ người ta cảm nhận được từng phần của bạn một cách thuyết phục hơn là nghe đi nghe lại một số tính từ bóng bẩy. Những điểm mạnh có thể nhắc lại nhưng không nên nhai đi nhai lại.

CV: Cái này bạn sẽ dễ dàng tìm được mẫu phù hợp với mình trên mạng. Nhìn chung nó giống một cái khung liệt kê thành tích cá nhân của bạn, và sau đó bạn sẽ dùng phần thịt là SOP, motivation letter, thậm chí cả LOR để làm nó thành bức tranh hoàn hảo. Vì vậy, bạn nên chọn mẫu CV nào rõ ràng, mạch lạc mà vẫn nêu đủ những gì bạn muốn. Dài dòng quá thì không nên nhưng nếu sơ lược quá thì sẽ thành sơ sài mất. Có một lưu ý nhỏ là các chương trình của châu Âu có vẻ chuộng mẫu CV Europass. Thú thực lúc mới nhìn mẫu này tớ hơi… Nó thực sự khá là kì cục so với thẩm mĩ thông thường, nhưng bạn nên biết để làm cho chuẩn.

Nhìn chung bạn phải cố gắng thể hiện được rõ nét hai phần: con người và dự định.

Về bản thân, bạn phải thể hiện mình có những thế mạnh, những đặc trưng phù hợp với tiêu chí của chương trình, và xuất sắc hơn những người khác. Tóm lại là chứng minh “you’re the one”. Cái này tùy mỗi chương trình sẽ khác nhau, và mỗi người đều có câu chuyện riêng để kể. Khá nhiều lời khuyên rằng hãy viết SOP như kể một câu chuyện cuộc đời. Nhưng thực ra đôi khi câu chuyện cuộc đời bạn sẽ không nêu đủ những gì chương trình yêu cầu, nên hãy xem kĩ yêu cầu và cố gắng viết thật cụ thể, rõ nét, giống như bạn phải làm mình hiển hiện trước mắt giám khảo vậy.

Dự định tương lai theo mình lại càng quan trọng hơn. Một trong số những điểm cộng đối với hồ sơ là bạn có kế hoạch sự nghiệp rõ ràng. Điều này thể hiện một phần ở sự nhất quán trong kinh nghiệm làm việc và ngành học (đã học và muốn học). Về mặt này mình có điểm yếu là học một ngành (QHQT) nhưng lại làm một ngành khác (báo chí). Thế nên khi viết hồ sơ mình phải cố gắng thể hiện rành mạch bước chuyển đổi của mình. Nhìn lại thì hồi 2014 mình chẳng có kế hoạch gì rõ ràng cả, nhưng đến đợt sau mình đã vạch future plan chi tiết hơn, sau khi học xong sẽ làm gì, sau 5 năm sẽ làm gì. Khi bạn có một kế hoạch cụ thể, mọi chuyện có vẻ sáng tỏ hơn rất nhiều. Đặc biệt khi bạn tham gia các chương trình học bổng chính phủ, các chương trình nhằm mục tiêu phát triển, thường sẽ nhắm vào việc giúp phát triển nước bạn, kế hoạch rõ ràng sẽ thể hiện đầy đủ nhất sự phù hợp của bạn với chương trình.

Mình tốn rất nhiều thời gian cho phần này, mới đầu thì chẳng biết viết gì cho được một nửa (thậm chí là một phần ba) số từ quy định, sau đấy lảm nhảm đủ thứ hầm bà lằng, vật vã sắp xếp cho mạch lạc, đủ ý, hấp dẫn, rồi lại quằn quại cắt bớt cho vừa số từ quy định. Thông thường các chuyên viên cấp thấp của chương trình sẽ đọc và lọc hồ sơ đầu tiên. Sau đó nếu hồ sơ đáp ứng một số tiêu chí sẽ được chuyển cho chuyên viên cấp cao hơn đọc để đánh giá, cho điểm. Mình nghe nói rằng tính trung bình với mỗi hồ sơ người đọc chỉ được trả lương vài đô/euro nên bạn không thể kì vọng người ta đọc kĩ, đọc lâu, hiểu cả những cái bạn chưa diễn đạt rõ ràng nếu bạn không viết đủ tốt. Ít ra phải đảm bảo hồ sơ qua được vòng 1 đã rồi mới kì vọng nó được những người cấp cao đọc. Thực ra những phần này mình viết cũng không quá hay, nhưng mình luôn cố gắng nói đủ những nội dung đã vạch ra từ trước, đồng thời đảm bảo tiêu chí khoe nhưng không lố. Không khoe thì không thể hiện bạn đủ xuất sắc để đạt học bổng, nhưng khoe quá đà luôn gây phản cảm, ít nhất với tớ là thế.

Túm váy lại, phần này, giống bạn mình nói, chính là “write your heart out”.

LOR: Thư giới thiệu có khi là phần quan trọng trong hồ sơ nhưng không đến mức hoàn toàn quyết định việc bạn được đánh giá ra sao. Có những chương trình khá coi trọng LOR nhưng cũng có những chương trình không đánh giá cao lắm. Ví dụ như Chevening đòi hỏi LOR phải ghi rõ gửi cho British Embassy/High Commission kèm thêm vài yêu cầu về nội dung, EM cũng có yêu cầu nội dung LOR (dù nghe nói điểm cho LOR của EM cũng khá thấp so với các hạng mục hồ sơ khác), KGSP yêu cầu thư được cho vào phong bì dán kín và ký giáp lai. Nhưng bù lại NZaid lại không đòi hỏi thư giới thiệu, Fulbright thì yêu cầu loằng ngoằng về mặt kỹ thuật (gửi mail có chứa link đăng nhập hệ thống để referee tự điền vào form điện tử).

Ngày xưa chuẩn bị ra trường mình cũng đã xin một loạt LOR nhưng rồi nhận ra chuyện này khá là vô dụng. Vì khi bạn bắt đầu apply bạn sẽ thấy 1 mẫu LOR duy nhất không thể đáp ứng được những yêu cầu khác biệt của các chương trình. Nên nếu bạn nào có dự định này thì từ bỏ luôn cũng được.

Tuyệt nhất là referee của bạn sẽ đủ thân quen, nhiệt tình, và không quá bận để viết cho bạn được khoảng 500-1000 từ đánh giá khách quan, sâu sắc mà lại giúp tô đẹp CV của bạn. Hơn nữa referee còn có thể viết LOR theo yêu cầu cụ thể của phía chương trình và của bạn. Và không chỉ một lần ^^. Mình đã gặp thầy trưởng khoa xin thư nhiều đến nỗi cứ thấy mình gọi điện là thầy đã hỏi luôn thầy cần làm gì rồi ấy Nhưng trường hợp lý tưởng này sẽ khá hiếm, thường ở VN bạn sẽ phải tự viết để referee ký tên, hoặc ít nhất là viết draft để referee chỉnh sửa, chữa lại. Việc này khá khó khăn vì bạn phải xoay sở sao cho các bức thư không có văn phong giống nhau và giống các phần khác mà bạn viết, nhưng cũng có cái lợi là bạn hoàn toàn chủ động đưa thông tin như thế nào vào LOR. Nếu chuyện viết theo nhiều văn phong khó quá thì ít nhất hãy đảm bảo nội dung các bức thư khác nhau. Dù sao thì LOR của giảng viên cũ và sếp hiện tại mà lại đánh giá bạn y xì nhau nghe cũng không logic chút nào mà.

Việc tự viết LOR này có lợi là bạn sẽ chủ động được nội dung bức thư, đưa được những “mảng màu” mà bạn muốn vào LOR để hoàn thiện bức tranh hồ sơ chung. Ngoài ra nếu xét đến việc referee của bạn có chức vụ, hoặc là trưởng khoa, thì chuyện có rất nhiều người xin LOR là dễ hiểu, trừ phi bạn đủ xuất sắc để người ta nhớ đến mình, còn không thì referee cũng sẽ chẳng biết nhận xét gì về bạn cho chân thực và hiệu quả cả. Mình đã gặp trường hợp referee muốn sử dụng nguyên một mẫu LOR của người khác và thay bằng tên mình. Cuối cùng mình đành thôi không xin LOR của người này vì có lẽ nó sẽ không giúp ích nhiều cho hồ sơ mà còn có thể gây bất lợi nữa. Do đó mình cảm thấy để mình tự viết LOR ít ra còn tốt hơn là xin được LOR đề tên mình mà lại mô tả một con người chính mình cũng không nhận ra.

Cũng không thể không nhắc tới, đôi khi những điều trên là không cần thiết, nếu bạn có a mighty referee. Ví dụ đó là người cực kì có tiếng tăm trong nước, thậm chí là ở nước ngoài trong lĩnh vực của bạn. Then, it is the referee that counts, not the letter. Và lúc ấy thậm chí LOR của bạn còn bù đắp được cả thiếu sót ở các phần khác trong hồ sơ nữa, nhất là đối với các chương trình coi trọng LOR.

Cuối cùng bạn phải cực kì cẩn thận, đừng bỏ sót các guidance package của chương trình. Lúc nộp hồ sơ cho NZAid mình không tài nào lập được account chỉ vì bỏ luôn mục check eligibility do tưởng rằng nó chỉ là mục thông tin và tự tin rằng mình đọc kĩ phần giới thiệu rồi mà không biết nó là bước bắt buộc để hệ thống kích hoạt account. Hay chương trình Fulbright năm nay, trong hệ thống chỉ yêu cầu submit academic transcript thôi nhưng phần guidance có hướng dẫn phải đính kèm cả bachelor degree. Ai thiếu đều bị coi là uneligible hết cả.

7. HỌC BỔNG DU HỌC KHÔNG PHẢI LÀ TẤT CẢ

Được học bổng thì có thể bạn giỏi hơn, hay may mắn hơn nhiều người, nhưng như thế cũng không có nghĩa là người không được học bổng kém hơn bạn, hay bạn sẽ thành đạt hơn người khác. Được một học bổng dù danh giá đến đâu cũng không có nghĩa là bạn đã bước vào giới tinh hoa để cả xã hội phải ngưỡng vọng. Nhà tuyển dụng cũng không chọn bạn chỉ vì bạn được một học bổng nào đó.

Vì thế, mình cảm thấy điều đầu tiên cần làm khi định chuẩn bị xin học bổng (mặc dù nói cuối cùng) là bạn phải xác định xem mình có thực sự cần học bổng này hay không. Bạn có sẵn sàng bỏ thời gian công sức vào việc chuẩn bị hồ sơ, thay vì dành vào việc phát triển sự nghiệp, kiếm tiền làm giàu không? Bạn có thấy việc bỏ 2 năm đi học, tách khỏi môi trường làm việc sẽ đem lại nhiều lợi ích hơn việc bạn phấn đấu trong văn phòng hay không?

Nhiều người cảm thấy xin học bổng cũng như thi đại học, cả thiên hạ đều làm thì cớ gì mình không thử. Nhiều người cho rằng cái mác học bổng có thể đưa mình lên một tầm cao mới. Nhưng thực ra, xin học bổng khắc nghiệt mệt mỏi hơn, quá trình du học cũng nhiều thử thách, và cũng như thi đại học, đỗ được trường ngon chưa chắc sau này bạn sẽ thành đạt. Thế nên, việc đầu tiên, thiết yếu nhất của bất cứ thợ săn học bổng nào, là nghĩ kĩ xem bạn có thực sự cần và muốn có học bổng du học hay không.

Tổng kết lại, apply học bổng chẳng dễ chút nào, và không đơn thuần là đi thi, điểm cao thì được vào. Mà để đi thi đạt điểm cao, không phải lúc nào cũng dựa vào trí tuệ thông minh mà ^^. Nó khá giống quá trình xin việc, tìm việc. Bạn sẽ tìm được phần xứng đáng với nỗ lực mình bỏ ra.

Hình ảnh thành phố Copenhagen, Đan Mạch trong bài được down từ nguồn ảnh miễn phí của Unsplash.

Visa Du Học Hàn Quốc: Kinh Nghiệm Xin Chắc Đỗ

Visa du học Hàn Quốc là tấm vé thông hành mà bất cứ ai cũng nhất định phải có mới mong đặt chân được lên đất nước xinh đẹp này để thực hiện ước mơ du học Hàn Quốc. Kinh nghiệm xin visa du học chắc chắn đỗ luôn là những thông tin được các bạn trẻ săn tìm đón đọc và trầm trồ ngưỡng mộ. Nhưng nếu bạn chưa có kinh nghiệm, thành tích cũng không quá xuất sắc thì làm sao để chắc đỗ?

1/ Phân biệt visa du học Hàn phỏng vấn và Visa thẳng du học Hàn Quốc

Tìm hiểu về các loại visa du học tại Hàn Quốc, nhất định bạn đã nghe nói về visa thông thường và visa thẳng. Trong visa thông thường lại chia làm các loại theo chương trình du học cụ thể của mỗi học viên. Vậy bản chất các loại visa này phân biệt nhau như thế nào?

Visa du học trong quy trình xét duyệt và cấp sẽ thường phải trải qua một giai đoạn phỏng vấn visa. Đây chính là bước quyết định mà nhiều học sinh lo sợ trượt bởi sự chặt chẽ, đòi hỏi cao của nó. Chính vì vậy, nhiều người gọi visa du học thông thường này là visa du học phỏng vấn. Visa du học Hàn được xem là đa dạng chủng loại nhất vì ứng với mỗi chương trình du học sẽ có 1 loại thị thực xuất nhập cảnh với thời hạn khác nhau. Đó là visa du học tiếng Hàn tại Hàn Quốc, Visa du học Hàn hệ Cao đẳng, đại học, Visa du học Hàn hệ thạc sĩ, tiến sĩ; Visa du học Hàn hệ trao đổi giữa 2 trường…

Visa du học thẳng Hàn Quốc là gì?

Người ta còn gọi visa du học Hàn Quốc là visa phỏng vấn để phân biệt với visa thẳng du học Hàn Quốc là visa miễn phỏng vấn. Visa thẳng du học Hàn Quốc là chương trình áp dụng cho những sinh viên Quốc tế nộp hồ sơ tại đại sứ quán Hàn Quốc khi đã có giấy mời nhập học của một trường đại học thuộc TOP 1%, tức là có tỷ lệ sinh viên bỏ trốn dưới 1%.

So với visa du học thông thường, nhiều học viên đề ra mục tiêu xin visa thẳng nhằm tiết kiệm thời gian, công sức làm hồ sơ và quan trọng nhất là chắc chắn đỗ visa du học đến Hàn Quốc.

2/ Chuẩn bị tốt nhất điều kiện xin visa du học Hàn quốc

Kinh nghiệm xin visa du học chắc chắn đỗ chính là sự chuẩn bị chu đáo nhất về điều kiện trước khi làm thủ tục. Nói về điều kiện xin visa bạn cần tính đến đáp ứng được điều kiện chung về du học Hàn quốc, điều kiện về giấy tờ, hồ sơ, điều kiện về chi phí và tài chính…

Điều kiện chung du học Hàn Quốc hệ đại học, cao đẳng

Một cách chung nhất, bạn phải nằm trong độ tuổi cho phép là từ 18 đến dưới 30 tuổi, tốt nghiệp từ THPT trở lên và không có quá 3 năm trống tính từ thời điểm tốt nghiệp đến lúc đi du học. Bạn phải có thành tích học tập từ trung bình khá trở lên, cụ thể điểm TB học tập 3 năm THPT là từ 6.0 trở lên. Nếu bạn xin vào các trường 1% thì điểm số yêu cầu có thể lên 7.0.

Xét về điều kiện chung này, bạn càng trẻ trong khung độ tuổi cho phép thì bạn càng dễ trúng tuyển, còn khi bạn đã ngoài 20 tuổi thì tốt nhất bạn nên có một bằng trung cấp, cao đẳng, đại học, trung cấp nghề thì sẽ dễ dàng hơn. Ngoài ra, để đi du học thì bạn cũng cần đáp ứng các điều kiện về sức khỏe, nhân thân, không mắc các bệnh trong nhóm 13 bệnh cấm và cùng không có tiền án tiền sự gì.

Điều kiện xin visa về chi phí và tài chính

Để đảm bảo đủ điều kiện và chắc chắn đỗ visa du học Hàn Quốc thì bạn phải chuẩn bị điều kiện về tài chính tốt nhất và một hồ sơ chứng minh nó rất thuyết phục. Đương nhiên bạn cần lưu ý hơn vấn đề này nếu bạn đi du học Hàn Quốc tự túc. Còn nếu bạn du học theo diện học bổng thì bạn sẽ không phải để tâm nhiều.

3/ Lựa chọn trung tâm du học Hàn Quốc uy tín

Một trong những kinh nghiệm xin visa du học Hàn Quốc chắc chắn đỗ là việc bạn lựa chọn trung tâm du học Hàn Quốc phải thật sự uy tín. Trung tâm du học Hàn Quốc uy tín là trung tâm có chuyên môn cao và tư cách pháp lý chuẩn để đảm bảo tỷ lệ đỗ visa cho bạn cao hơn.

Thực tế thì những trung tâm du học Hàn Quốc uy tín cũng được đánh giá ở tỷ lệ đỗ visa của học viên như là một thước đo. Những trung tâm này có chuyên môn cao trong việc tư vấn, xử lý hồ sơ và đã có nhiều uy tín với đại sứ quán và các trường Hàn Quốc rồi. Chính vì vậy nếu được các công ty này đứng ra tư vấn làm hồ sơ thì tỷ lệ đỗ visa của bạn cũng cao hơn. Hơn nữa, lựa chọn các trung tâm này bạn sẽ yên tâm hơn về chất lượng và cả chi phí.

Xin visa du học Hàn Quốc hiện nay được đánh giá là phức tạp với nhiều quy định, thủ tục phức tạp, đặc biệt là khâu chứng minh khả năng tài chính của học viên và gia đình. Chính vì vậy, cùng với việc tìm hiểu về du học Hàn QUốc, bạn cũng cần tìm hiểu sâu về các quy định mới trong việc xin và cấp visa du học Hàn. Bạn cũng không nên vì thế mà cố gắng đến cùng xin bằng được visa thẳng du học Hàn Quốc vì đây chưa bao giờ là cách tối ưu độ rủi ro khi du học Hàn Quốc.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Kinh Nghiệm Thi Tuyển Đơn Hàng Xklđ Nhật Bản Dễ Đỗ Nhất. trên website Maubvietnam.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!