Cập nhật nội dung chi tiết về Kiếm Việc Làm Ở Mỹ Như Thế Nào Với Người Mới Định Cư ? mới nhất trên website Maubvietnam.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Hôm nay, tôi lại tiếp tục chia sẻ với quý vị về vấn đề mà ai cũng quan tâm, đó là: Tìm việc làm khi qua Mỹ định cư.
Bởi lẽ có thể khi còn ở Việt Nam, quý vị có thể là kĩ sư, bác sĩ, công chức nhà nước hay thậm chí ông chủ, nhưng khi chuẩn bị qua Mỹ bắt đầu một cuộc sống mới, chắc hẳn ai cũng quan tâm tới vấn đề việc làm. ‘Liệu cuộc sống bên đó có thoải mái như Việt Nam không ? Liệu mình có thể dễ dàng kiếm sống hay không ?’ là những câu hỏi mà ai cũng mong muốn tìm được câu trả lời. Nhưng tin tôi đi, nếu mà quý vị có đem băn khoăn đó đi hỏi người thân đã định cư ở Mỹ, tôi tin chắc rằng rất ít trong số họ dám trả lời thực cho quý vị bởi nó có thể làm nhụt chí hay khiến quý vị không muốn qua nữa.
Họ sẽ chỉ đáp lại quý vị một cách rất chung chung như: ‘Ừ thì cứ qua rồi biết’ hay là ‘Chuyện đó cứ qua là hiểu chứ cũng không nói ra hết được’.
Khi qua đây, nếu những người có ý chí, nghị lực thì họ sẽ tìm được một công việc mới rất nhanh và sớm vượt qua khó khăn ban đầu để vươn lên thành công. Nhưng với người không có ý chí, sẽ hụt hẫng đâm ra oán hận, quay về Việt Nam với sự thất vọng tột cùng. Thực sự khi mới qua Mỹ định cư, ai cũng phải trở qua một khoảng thời gian cực khổ mà sau này nhìn lại thì chỉ biết thốt lên rằng ‘Quá hãi hùng’. Bản thân tôi cũng là người đã phải trải qua thời kì khó khăn như vậy nên tôi sẽ đem những tâm sự thật lòng để giúp quý vị mới qua không quá bỡ ngỡ với cuộc sống bên này.
Đầu tiên, quý vị phải hiểu người may mắn bên này thì ít, kém may mắn thì nhiều, ai cũng sẽ có quãng thời gian mệt mỏi vất vả 6-7 tháng đầu khi mới qua. Đó là lúc mà chúng ta còn chưa biết tiếng, đường xá đi lại thì không rành, công việc thì chưa kiếm, cứ nằm ườn cả ngày ở nhà, đôi khi bị người thân nói ‘móc mỉa’ thì cũng thấy chạnh lòng rồi sinh chán nản.
Khi mới qua, cuộc sống sẽ chỉ vui nhất 1-2 tháng đầu, khi mà gia đình còn không khí đoàn tụ nhưng sau khi quý vị có thẻ xanh thì quý vị đã có 1 cuộc sống mới, phải tự lo cho bản thân mình. Nhưng khi mới qua, đâu phải muốn là tìm được công việc như ý, mọi người đa phần đều phải trải qua công việc lao động nặng nhọc. Bản thân tôi là 1 kỹ sư cũng đã phải đi làm nhân viên rửa chén trong nhà hàng. Đây được xem là nghề trả lương bèo nhất, chỉ khoảng 6-7,5$/1 giờ. Mà không chỉ rửa chén, tôi còn bị sai vặt như culi, đi đổ rác, thái thịt, tóm lại là tất cả công việc không có ai làm thì sẽ đều đến tay mình.
Rồi sau này tôi có 1 người chị giúp đỡ tận tình và chị giới thiệu cho tôi đi làm nails. Đây là công việc nếu làm quý vị sẽ có nhiều thời gian rảnh hơn, có tiền tips mà còn được cải thiện ngôn ngữ giao tiếp thường xuyên. Nhờ 1 năm làm nails tôi cảm thấy bản thân đã cải thiện được tiếng Mỹ rất nhiều, con người cũng cảm thấy tự tin giao tiếp với người Mỹ hơn.
Tóm lại, cuộc sống xứ Mỹ, dù nghề nào thì cũng phải cố gắng hết sức mới có thể trụ vững được. Quý vị hãy nhớ, muốn qua Mỹ và đặc biệt là hội nhập được cuộc sống Mỹ, phải luôn ghi nhớ 3 vấn đề sau:
Thứ nhất tự đứng trên đôi chân của mình, đừng bao giờ hy vọng sẽ nhờ vả được ai vì bên đây ai cũng có cuộc sống tự lập của riêng mình và họ sẽ rất coi thường những kẻ hay ỷ lại vào người khác.
Thứ 2 bản thân hãy rèn luyện đức tính thành thật, có tính chịu đựng tốt. Hãy cứ có sao nói vậy, đừg có giấu dốt, không chịu học hỏi, nếu cứ như vậy bản thân sẽ ngày càng trì trệ, không thể phát triển được. Và đặc biệt, phải chịu đựng tốt, ai cũng biết khi qua bên này cuộc sống ban đầu sẽ rất khó khăn không chỉ về vật chất mà cả tinh thần, biết là sẽ bị người ta nói mỉa, soi mói hay nói những câu đụng chạm lòng tự ái, nhưng không được vì vậy mà nản chí hay buồn chán.
Cuối cùng, trước khi qua Mỹ định cư, hãy tự có được chút vốn riêng để phòng thân qua bên này, đó là điều thực sự cần thiết khi bắt đầu cuộc sống mới. Tôi tin rằng nếu quý vị cố gắng thì quý vị có thể dễ dàng thành công hơn những người đi trước rất nhiều bởi lẽ ngày nay công nghệ đã phát triển, quý vị có thể tìm kiếm nhiều sự giúp đỡ hơn trước kia. Và bản thân tôi, với kinh nghiệm thực của bản thân, luôn sẵn sàng chia sẻ với quý vị về cuộc sống bên này, như là 1 cách tôi tri ân lại những người đã giúp đỡ khi tôi vừa ‘chân ướt chân ráo’ qua đây.
Biên tập: Ngọc Ánh/Tinnuocmy.com
Làm Việc Ở Thụy Sĩ Như Thế Nào?
Thị trường việc làm – Cơ hội công việc của bạn là gì?
Ở Thụy Sĩ, người ngoại quốc thường làm thời vụ trong ngành du lịch. Hoặc trong các lĩnh vực như công nghệ thông tin và dịch vụ tài chính đòi hỏi phải có tay nghề cao.
Các nhà tuyển dụng Thụy Sĩ thường tìm kiếm những sinh viên tốt nghiệp có bằng nghề thích hợp. Vì vậy sinh viên tốt nghiệp nghệ thuật, và khoa học xã hội có thể cảm thấy khó khăn hơn những người khác khi tìm việc làm sau khi tốt nghiệp.
Một khả năng khác để đảm bảo việc làm là nộp đơn vào các công ty đa quốc gia ở Vương quốc Anh mà có văn phòng tại Thụy Sĩ.
Thông thạo ngôn ngữ của bang mà bạn muốn làm việc thì rất hữu ích.
Tiếng Đức được sử dụng rộng rãi nhất, đặc biệt là ở trung tâm, và một số vùng phía Đông Thụy Sĩ.
Tiếng Pháp là ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi thứ hai, đặc biệt là ở phần phía Tây của đất nước, biên giới nước Pháp.
Tiếng Ý được sử dụng ở khu vực phía Nam. Tiếng Romansch, ngôn ngữ ít sử dụng nhất, thỉnh thoảng được dùng ở phía Đông Thụy Sĩ.
Tiếng Anh có thể được sử dụng bởi các công ty đa quốc gia có văn phòng hoặc trụ sở chính tại Thụy Sĩ.
Bạn có thể làm việc ở đâu?
Các ngành công nghiệp chính: ngân hàng và bảo hiểm; hóa chất và dược phẩm; máy móc và công cụ đo lường; hàng dệt; du lịch, và đồng hồ.
Các lĩnh vực phát triển gần đây: ngành công nghiệp hoá chất, và dược phẩm dự kiến sẽ phát triển, và lĩnh vực xây dựng, bất động sản, và hàng không cũng đang trên đà phát triển.
Các ngành công nghiệp suy giảm: nông nghiệp, lâm nghiệp, và thủy sản đã báo cáo tổn thất trong việc làm đáng kể.
Các công ty lớn:
Nestlé (chế biến thực phẩm),
Novartis (dược phẩm),
UBS (dịch vụ đầu tư),
Zurich Insurance Group (bảo hiểm đa loại),
Roche Holding (dược phẩm),
Credit Suisse Group (dịch vụ đầu tư),
Swiss Re (bảo hiểm đa loại),
ABB (tổ hợp doanh nghiệp),
ACE (bảo hiểm đa loại),
Holcim (vật liệu xây dựng).
Làm việc ở Thụy Sĩ sẽ như thế nào?
Giờ làm việc trung bình: 45 đến 50 giờ một tuần, tùy thuộc vào khu vực làm việc.
Ngày nghỉ: 4 đến 5 tuần nghỉ phép hàng năm tùy thuộc vào tuổi của nhân viên. Ngoài ra còn có bốn ngày nghỉ lễ theo luật pháp quy định (Ngày đầu năm, ngày lễ thăng thiên, ngày quốc khánh Thụy Sĩ (1 tháng 8), và ngày Giáng sinh). Việc thực hiện các ngày lễ khác tùy thuộc vào từng bang.
Mức thuế: có sự khác biệt đáng kể giữa các bang. Thuế thu nhập cá nhân thì tăng không ngừng, và bao gồm thuế của liên bang, của bang, và cộng đồng. Mức thuế có thể tăng lên tối đa là 11,5% ở cấp liên bang, và gần gấp đôi ở cấp bang. Tổng tỷ lệ thường là 20% đến 45%.
Nộp đơn xin việc
Đơn xin việc thường bao gồm CV, và thư xin việc, với một bức ảnh, các giấy chứng nhận phù hợp, và các tham khảo về công việc kèm theo. Bạn nên tạo một CV bằng một trong các ngôn ngữ chính (tiếng Đức, tiếng Pháp hoặc tiếng Ý), và không được dài hơn hai mặt giấy A4. Các công ty đa quốc gia có thể chấp nhận đơn xin việc bằng tiếng Anh nhưng hãy kiểm tra tin tuyển dụng để có thông tin.
Lựa chọn thông thường được quyết định thông qua phỏng vấn, nhưng các tổ chức lớn, và các công ty đa quốc gia có thể sử dụng nhiều phương pháp từ phỏng vấn đến các bài kiểm tra tâm lý hoặc các trung tâm đánh giá tuyển dụng.
Quá trình nộp đơn xin việc, và phỏng vấn tại Thụy Sĩ cũng tương tự như Vương quốc Anh. Cơ quan Thị trường Lao động Thụy Sĩ cũng có những lời khuyên bằng tiếng Pháp, Ý, và Đức về cách đăng ký làm việc.
Nguồn tuyển dụng – Các trang web việc làm
EURES – European Job Mobility Portal – bao gồm các vị trí tuyển dụng, điều kiện sống, và làm việ,c và thị trường lao động ở Thụy Sĩ, cũng như dịch vụ đăng CV cho người tìm việc.
Jobs.ch – bằng tiếng Đức, tiếng Pháp và tiếng Anh.
JobScout24 – bằng tiếng Đức hoặc tiếng Pháp.
Jobwinner – các vị trí tuyển dụng chủ yếu bằng tiếng Đức.
Success and Career – các vị trí tuyển dụng bằng tiếng Pháp, tiếng Đức, và tiếng Anh. Bao gồm: các lời khuyên về quản lý CV, và tìm kiếm việc làm.
Swiss Labour Market Authority – hầu hết các vị trí tuyển dụng đều bằng tiếng Đức, và tiếng Pháp.
Xpat Jobs – các vị trí tuyển dụng bằng tiếng Anh
Trang web của Cơ quan Thị trường Lao động Thụy Sỹ – Swiss Labour Market Authority VZAVG có một danh sách các cơ quan việc làm tư nhân bằng: tiếng Đức, tiếng Pháp, và tiếng Ý. Cũng có thông tin từ Liên hiệp các Cơ quan Việc làm Tư nhân Quốc tế (International Confederation of Private Employment Agencies – CIETT).
Báo
Các vị trí tuyển dụng nằm ở phần bổ sung của các trang báo hàng ngày lớn bao gồm:
Alpha-in Tages Anzeiger, SonntagsZeitung (tiếng Đức) và Corriere del Ticino (Ý).
Emploi – trong 24 heures (tiếng Pháp).
Emploi & Formation – xuất bản bởi Le Temps (tiếng Pháp).
NZZexecutive và Stellen-Anzeiger – xuất bản bởi Neue Zürcher Zeitung (NZZ) (tiếng Đức).
Stellefant – xuất bản bởi Basler Zeitung (tiếng Đức).
Stellenmarkt – xuất bản bởi Berner Zeitung (tiếng Đức).
Làm Thế Nào Để Du Học, Tìm Kiếm Việc Làm Và Định Cư Tại Canada
Hầu hết các du học sinh Canada mong muốn có con đường sau này ở lại định cư tại Canada. Còn mấy ai đi học mà chỉ tìm kiếm một khóa ngắn hạn như học tiếng anh rồi về? Tuy nhiên, trong số học sinh đi du học thì cũng có nhiều loại: du học chỉ để học, du học vì có người quen tại Canada, du học để về đổi đời, du học để định cư… Nếu các bạn hỏi là có nên hay không nên định cư tại Canada thì VISCO không thể trả lời câu hỏi này hộ các bạn được. Bởi mỗi bạn lựa chọn du học đã có một mục tiêu riêng, việc nên về hay ở là do các bạn tự quyết định.
Trong số đi du học thì có những bạn phải tự mình lo tiền chi phí trang trải ăn và thuê nhà, đây cũng là một thử thách để các em bước vào đời kiếm đồng tiền do chính mình làm ra, được gọi là “giá trị” dù bạn bê phở hay quét nhà vệ sinh thì mình nghĩ điều này rất tự hào, không có thứ lao động nào không đáng trân trọng khi mà mình đổ mồ hôi nước mắt ra và tới ngày nhận được tiền lương thì cảm giác đó chắc chắn rất thích.
Bằng diploma hoặc cao hơn về chuyên ngành Computer Systems Technology (Công nghệ hệ thống máy tính)
Có kinh nghiệm làm việc với Salesforce, LAN/Network Administration, Cisco, Microsoft Servers, Office 365, Linux
Biết Ruby on Rails là 1 lợi thế
Có khả năng đánh giá và bảo trì hệ thống bảo mật
Trong 4 năm đi học, ít nhất bạn nên có 1 năm đi làm (volunteer, intership) để tích lũy kinh nghiệm chuyên môn. Nếu không khả năng xin việc sẽ khó khăn, và 3 năm trôi đi rất nhanh nếu bạn không có hợp đồng full time trong 3 năm thì khả năng quay về Việt Nam là sẽ xảy ra.
Quay về Việt Nam cũng không tệ phải không? Dù sao mấy năm du học cho ta trải nghiệm và biết đâu khi trở về cho bạn những ý tưởng để bắt đầu cuộc sống nơi mình sinh ra, và biết đâu bạn lại là những nhà sáng lập công ty. Mình có một bạn người Nhật nói thế này: “Tao muốn trở về Nhật làm, dù biết áp lực công việc rất cao, nhưng bù lại lương cao không phải đóng thuế cao và điều quan trọng là được sống gần gia đình”.
Tìm được vị trí Volunteer hay Internship quả là không dễ chút nào tuy nhiên vấn đề này là do chính nỗ lực bản thân bạn.
Tìm Kiếm Việc Làm Khi Định Cư Canada Bằng Cách Nào?
Tìm việc làm qua Internet
Với sự phát triển của mạng Internet hiện nay, các thông tin của mọi lĩnh vực được chia sẻ rất nhiều. Việc tìm kiếm việc làm thông qua Internet là cách phổ biến nhất được nhiều người lựa chọn. Các công ty hoặc đơn vị đang cần tuyển dụng, họ sẽ đăng tải các thông tin tuyển dụng lên các trang web để cho những người có nhu cầu có thể biết và ứng tuyển. Một số những website cung cấp thông tin tuyển dụng chính tại Canada như: chúng tôi chúng tôi hotjobs.ca.
Thông qua những trang web này bạn có thể tìm kiếm các cơ hội việc làm, so sánh giữa các công ty với nhau và lựa chọn cho mình một công ty phù hợp nhất để nộp hồ sơ. Khi đăng ký thông tin tại các trang web bạn có thể đính kèm hồ sơ xin việc và điền tất cả những thông tin cần thiết, vì số lượng hồ sơ ứng tuyển không phải là một con số nhỏ nên bạn cần phải trình bày tốt và đẹp mắt hồ sơ của mình để tăng cơ hội được nhà tuyển dụng chú ý đến.
Bên cạnh đó, bạn còn có thể tìm kiếm việc làm thông qua hội chợ việc làm, nơi tập trung khá nhiều các nhà tuyển dụng. Đây là cơ hội để bạn có thể tìm kiếm được một công việc phù hợp tại một đơn vị có chính sách ưu đãi tốt và đảm bảo được quyền lợi cho bạn.
Trao đổi với bạn bè, người thân
Để tìm việc làm khi định cư ở Canada, bạn có thể nói chuyện hoặc trao đổi với bạn bè, người thân đang sinh sống tại Canada, có thể với kinh nghiệm của bản thân, họ sẽ biết được cách tìm việc làm đơn giản và tốt nhất hoặc có thể họ sẽ biết nơi nào hoặc đơn vị nào đang cần người làm. Ngoài ra, bạn có thể tham gia các câu lạc bộ xã hội tại nơi mình đang cư trú để có thêm cơ hội tìm kiếm việc làm thông qua những mối quan hệ.
Đây là một số cách tìm kiếm công việc khi định cư và sinh sống tại Canada ma bạn có thể tham khảo, áp dụng khi có nhu cầu.
+ Định cư Mỹ chương trình EB5
+ Định cư Canada
Bạn đang đọc nội dung bài viết Kiếm Việc Làm Ở Mỹ Như Thế Nào Với Người Mới Định Cư ? trên website Maubvietnam.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!