Cập nhật nội dung chi tiết về Hướng Dẫn Sử Dụng Từ “Thì” Trong Tiếng Việt mới nhất trên website Maubvietnam.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Hướng dẫn sử dụng từ “thì” trong tiếng Việt
Khi từ “thì” là danh từ
“thì” đồng nghĩa với “thời” (chỉ thời gian).
Ví dụ:
Thay thế bằng “thời giờ”, “thời gian” ở trường hợp này hoàn toàn được, đa số người Việt sẽ sử dụng từ “thời gian”.
“thì” chỉ thời kì phát triển mạnh, tốt nhất, bắt đầu có khả năng sinh sản
Lúc này, từ “thì” thường được gắn với “con gái” theo nghĩa độ tuổi đẹp nhất, bắt đầu có khả năng sinh sản.
Ví dụ:
Có một cô gái ngoài 30 tuổi rồi mà vẫn chưa lấy chồng sinh con, mẹ cô ấy có thể sẽ tâm sự với con gái mình : “Quá lứa lỡ thì rồi khó kiếm được tấm chồng tử tế lắm con ạ.”
So sánh
Quá lứa lỡ thời rồi khó kiếm được tấm chồng tử tế lắm con ạ. Quá lứa lỡ thì rồi khó kiếm được tấm chồng tử tế lắm con ạ.
“thì” chỉ thời điểm chính xác, tốt nhất để làm gì đó
Nghĩa này thường sử dụng khi nói về nông nghiệp, dùng trong văn chương.
Ví dụ:
+ Ơn trời mưa nắng phải thì / Nơi thì bừa cạn, nơi thì cày sâu.
“mưa nắng phải thì” tức là thời tiết thích hợp, mưa nắng đúng lúc. Đây là cách nói của văn chương.
Lưu ý: Trong trường hợp người nói dùng cụm “phải khi phải thì” thì ý nghĩa lại ngược lại.
Ví dụ:
Cha mẹ dạy con phải tiết kiệm tiền, người cha nói với con: “Phải có tiền tiết kiệm nhỡ phải khi phải thì con ạ.”
Trong trường hợp này, “phải thì” được hiểu là gặp giai đoạn khó khăn, xui xẻo, tai ương.
“thì” được hiểu là từng phần của một động tác, một thao tác kĩ thuật hay một chu trình vận động
Nghĩa này thường dùng trong ngành kĩ thuật, giáo dục thể chất, y tế, không thường dùng trong đời sống.
Ví dụ:
+ Động cơ bốn thì
+ Hai thì hít vào và thở ra của động tác thở
Khi từ “thì” là quan hệ từ
Khi là quan hệ từ, có thể sử dụng từ “thì” để biểu thị mối quan hệ đẳng lập hoặc mối quan hệ chính phụ.
Trong văn nói, từ “thì” với ý nghĩa quan hệ từ được dùng rất phổ biến.
“thì” biểu thị điều sắp nêu là kết quả của nguyên nhân, điều kiện hay giả thuyết được nói đến trước nó
Các cặp quan hệ từ thường xuất hiện cùng nhau là nếu – thì, hễ – thì, giá – thì, giá mà – thì, giá như – thì,…
Ví dụ:
+ Khi muốn mặc cả giá tiền một chiếc nón, có thể nói với người bán hàng: “Bác nói thách như thế thì cháu không mua nữa đâu.”
Trong trường hợp này, việc người bán hàng “nói thách” giá cao là nguyên nhân, kết quả là “cháu không mua nữa”.
So sánh
Vì bác nói thách như thế nên cháu không mua nữa đâu. Bác nói thách như thế thì cháu không mua nữa đâu.
+ Khi muốn khuyên người bạn của mình chăm học tiếng Việt: “Lisa mà không chăm chỉ thì cô ấy đã không giỏi tiếng Việt như thế.”
“thì” biểu thị mối quan hệ nối tiếp
Ví dụ:
+ Khi kể với đồng nghiệp chuyện mình phải đi cách ly sau khi nhập cảnh vì phòng tránh dịch bệnh COVID, có thể nói: “Mình vừa xuống sân bay thì người ta yêu cầu phải đi cách ly.”
Trong trường hợp này, kết hợp với từ “vừa”, cặp vừa – thì biểu thị hai hành động diễn ra liên tiếp, hoàn toàn không có khoảng thời gian chờ ở giữa.
Từ “rồi” cũng thể hiện mối quan hệ nối tiếp, nhưng giữa các hành động có thể có khoảng thời gian chờ.
So sánh
Mình vừa xuống sân bay thì người ta yêu cầu phải đi cách ly. Mình xuống sân bay rồi người ta yêu cầu phải đi cách ly.
“thì” biểu thị điều nêu phía trước nó là đề tài của mệnh đề phía sau nó
Trong ngữ pháp, “thì” được sử dụng như một từ đánh dấu thành phần khởi ngữ trong câu.
Ví dụ:
+ Giới thiệu về Việt Nam với bạn bè: “Đẹp thì Việt Nam đẹp lắm, con người lại dễ mến.”
+ Giới thiệu về quê hương mình với bạn bè Việt Nam: “Nhưng yêu thì mình vẫn yêu nhất quê hương mình, vì đó là nơi mình sinh ra và lớn lên.”
Cặp “nếu – thì” biểu thị mối quan hệ tương ứng hai mặt của một hiện tượng, một sự vật
Trong trường hợp này, nếu – thì không phải cặp quan hệ từ điển hình chỉ mối quan hệ điều kiện – kết quả nữa.
Ví dụ:
+ Khi muốn nhận xét về một đồng nghiệp: “Nếu ông ấy có hơi thẳng thắn quá thì ông ấy lại rất tốt bụng, nên mọi người vẫn quý.”
Ở đây, có thể thấy, cặp nếu – thì đồng nghĩa với với cặp tuy – nhưng. Cách sử dụng từ “thì” này thích hợp với văn nói.
Lưu ý:
Từ “thì” có thể xuất hiện ở đầu câu, đặc biệt là trong văn nói, với ý nghĩa nhấn mạnh hoặc như một cách để người nói kết nối nội dung của người phát ngôn trước với lời đáp của mình.
Ví dụ:
+ Lisa: “Ở Việt Nam bây giờ ra đường phải đeo khẩu trang và thường xuyên rửa tay bằng xà phòng.”
Chen: “Tại sao vậy?”
Lisa: “Thì phải chống dịch Covid mà.”
Trong trường hợp này, hoàn toàn có thể không dùng từ “thì”, cách diễn đạt vẫn tự nhiên. Tuy nhiên, trong khi nói người Việt vẫn thường sử dụng từ “thì” ở đầu câu để kết nối ý.
+ Hai người bạn tâm sự với nhau về kế hoạch đi du lịch sau giãn cách xã hội.
Lisa: “Dịch bệnh vẫn chưa hết, người ta khuyến cáo là nên hạn chế du lịch.”
Chen: “Thì biết thế. Nhưng mình muốn đi chơi lắm rồi.”
Lisa: “Thôi, ở nhà chống dịch cậu ạ.”
So sánh
Thì biết thế. Nhưng mình muốn đi chơi lắm rồi. Biết thế. Nhưng mình muốn đi chơi lắm rồi.
Khi từ “thì” là phó từ
Lúc này, từ “thì” thường đi kèm với tính từ để nhấn mạnh và tạo sắc thái mỉa mai, châm biếm. Cách sử dụng từ “thì” như một phó từ thường xuất hiện trong văn nói.
Ví dụ:
James khen ngợi một đồng nghiệp nữ ở chỗ làm, bạn gái anh thấy như vậy liền cảm thấy ghen tị: “Vâng, cô ấy thì đẹp, thì giỏi hơn em.”
Trong trường hợp này, sử dụng các phó từ khác như rất, quá, cực kì… đều không tự nhiên.
We on social : Facebook
Hướng Dẫn Cách Sử Dụng Hàm If Trong Excel Dễ Hiểu Nhất
Cú pháp hàm IF trong Excel và cách dùng
Cú pháp hàm IF
Hàm IF là một hàm logic cho phép người dùng đánh giá một điều kiện nhất định và trả về giá trị đã chỉ định nếu điều kiện là TRUE và sẽ trả về một giá trị khác nếu điều kiện là FALSE. Vì vậy, một câu lệnh IF có thể sẽ có hai kết quả. Kết quả đầu tiên đó là nếu so sánh của bạn là True, kết quả thứ hai là nếu so sánh là False.
Công thức của hàm IF như sau:
=IF (logical_test, [value_if_true], [value_if_false])
Trong đó logical_test là biểu thức điều kiện bắt buộc phải có. Đối với tham số này, bạn có thể chỉ rõ đó là ký tự, ngày tháng, con số hay bất cứ biểu thức so sánh nào.
Value_if_true: Là giá trị mà hàm sẽ trả về nếu biểu điều kiện Đúng (cho giá trị TRUE) hay nói cách khác là thỏa mãn điều kiện .Không bắt buộc phải có giá trị này.
Value_if_false: là giá trị mà hàm sẽ trả về nếu biểu điều kiện Sai (cho giá trị FALSE) hay là điều kiện không thỏa mãn. Không bắt buộc phải có giá trị này.
Ví dụ 2: Điền giá trị cho cột ” Kết Quả” nếu điểm trung bình của học sinh lớn hơn 5 là đậu không thì “Trượt”.
Hàm IF cơ bản dùng để chọn 1 trong 2 lựa chọn. Trong trường hợp có nhiều lựa chọn để sử dụng hàm IF sẽ phải lồng các hàm này với nhau. Với cú pháp như sau:
=IF(logical_test_1,”Value_IF_TRUE_1″,IF(logical_test_2,”Value_IF_TRUE_2″,”Value_IF_FALSE_3″))
Ta có thể hiểu có thể hiểu biểu thức như sau:
Nếu điều kiện 1 thỏa mãn thì trả về giá trị 1, nếu không thì xét tiếp điều kiện 2.
Nếu điều kiện thỏa mãn 2 thì trả về giá trị 2, nếu không thì trả về giá trị 3.
Lưu ý: Có thể lồng tới tối đa 64 hàm IF với chúng tôi nhiên bạn có thể thay thế bằng các hàm khác để tối ưu các điều kiện một cách nhanh nhất.
Mặc dù hai biến cuối “value_if_true” và “value_if_false” trong hàm IF là không bắt buộc nhưng công thức có thể trả về những kết quả không mong đợi nếu bạn không nắm rõ quy tắc cơ bản.
Nếu như value_if_true bị bỏ qua
Nếu giá trị value_if_true bị bỏ qua trong công thức IF (ví dụ chỉ có dấu phẩy sau logical_test), thì hàm IF sẽ trả về kết quả là 0 nếu thỏa mãn điều kiện.
Nếu không quan tâm đến điều gì sẽ xảy ra khi điều kiện không được thỏa mãn, bạn có thể bỏ qua biến thứ 3 trong công thức, điều này sẽ cho kết quả sau.
Nếu biểu thức logic không thỏa mãn(được cho là FALSE) và thông số value_if_false bị bỏ qua. Thì hàm IF sẽ trả về giá trị FALSE.
Nếu bạn đặt dấu phẩy(,) sau giá trị value_if_true thì hàm IF sẽ trả về giá trị bằng 0, điều này có hiểu rằng giá trị trả về không tương thích với công thức
Nếu đặt “” trong tham số thứ ba value_if_false là bạn sẽ nhận giá trị rỗng nếu điều kiện không đáp ứng
Nếu như bạn hàm IF trả về giá trị logic như TRUE hoặc FALSE khi điều kiện nhất định được đáp ứng thì bạn gõ TRUE trong ô tham số value_if_true, gõ FALSE vào ô value_if_false hoặc có thể bỏ trống. có thể điền vào là FALSE hoặc để trống.
Nếu bạn muốn hàm IF trả về giá trị TRUE và FALSE như một giá trị logic mà công thức excel khác có thể nhận dạng được thì bạn không đặt chúng trong dấu ngoặc kép như minh họa.
Nếu muốn giá trị “TRUE” và “FALSE” là ký tự thì đặt chúng trong dấu ngoặc kép. Trường hợp này, giá trị trả về sẽ nằm bên trái và được định dạng là dạng “General”. Không công thức Excel nào nhận dạng “TRUE” và “FALSE” là giá trị logic cả.
Hi vọng những kiến thức trên về hàm if trong excel sẽ giúp bạn làm việc dễ dàng hơn trên excel, đơn giản hóa và rút ngắn thời gian làm việc cũng như không còn “lo sợ” mỗi khi đụng đến excel.
Hướng Dẫn Du Học Sinh Tại Úc Sử Dụng Tàu Điện Ở Melbourne “Chuẩn Chỉnh” Nhất!
Bạn có thể mua thẻ Myki ở bất kỳ trạm tàu nào. Chúng thường có giá 6$ và bạn cần phải nạp tiền vào nó trước khi sử dụng trên tàu, tàu điện hoặc xe buýt. Ngoài ra tại các ga tàu, các cửa hàng 7-Eleven và một số trạm tàu điện, có những máy Myki mà bạn có thể dùng để nạp thêm tiền.
Có rất nhiều du học sinh không biết nhấn thẻ Myki ở chỗ nào trên tàu điện. Một vài tàu điện cũ không chỉ rõ bạn phải nhấn ở đâu. Bạn cần phải nhấn thẻ vào ô hình chữ nhật màu xanh bên dưới màn hình máy nhấn. Máy nhấn thường sẽ nằm ở tay cầm dọc gần cửa và thường có màu xanh.
Nếu bạn đang đi ở khu vực tàu điện miễn phí, bạn không cần phải nhấn gì cả. Nếu bạn đang đi ngoài khu miễn phí, bạn chỉ cần nhấn một lần duy nhất, lúc bạn lên tàu. Bạn không cần phải nhấn xuống tàu.
Khi bạn lên tàu điện, bạn cần phải có những phép lịch sự tối thiểu. Khi ở trên tàu, nếu bạn đứng thì nên tránh đứng gần cửa ra vào. Nếu bạn làm vậy thì bạn sẽ vô tình làm cản trở những người muốn lên tàu.
Bạn cũng nên để ý những khu vực nào dành riêng cho người khuyết tật (và đương nhiên tránh đứng/ngồi lên những chỗ này). Kể cả khi bạn ngồi ở ghế không dành riêng, đừng ngại nhường ghế cho người già, người khuyết tật hay phụ nữ có thai nếu tàu điện hết chỗ.
Bạn cũng nên hạn chế nói to hoặc cười đùa quá lố. Chúng ta nên tôn trọng những người khác và không nên làm phiền chuyến đi của họ. Bạn có thể ăn hoặc uống trên tàu điện, nhưng đừng xả rác bừa bãi và dọn dẹp sạch sẽ khi bạn ra khỏi tàu.
Sự an toàn của người đi bộ là rất quan trọng, cho nên bạn cần phải làm theo những biện pháp an toàn sau đây. Bạn nên để người trong tàu đi ra trước khi lên tàu, đặc biệt là vào giờ cao điểm. Nếu mọi người không tuân theo quy tắc này, những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.
Bạn cũng cần phải nhường đường cho tàu điện qua trước. Trước khi tàu di chuyển, nó sẽ phát ra tiếng chuông, và trong thời điểm này bạn cần phải đợi đằng sau vạch vàng. Tránh đợi tàu trên đường xe đạp hoặc lòng đường để tránh những tai nạn không đáng có.
Bên ngoài khu tàu điện miễn phí, tàu sẽ không dừng nếu không có ai đợi ở các trạm. Bạn sẽ phải nhấn nút trắng hoặc xanh ở trên tay cầm ngay cửa để dừng ở trạm tiếp theo. Trên các tàu điện cũ hơn, bạn sẽ phải kéo dây màu xanh gần cửa.
Việc bạn nắm rõ các quy tắc này trước khi sử dụng tàu điện là rất quan trọng để tránh những trường hợp không đáng có; như là bị phạt tiền hay bị thương.
Người dịch: Quốc Kỳ (SSDH)
Bài Tập Hàm If Kết Hợp Nhiều Hàm If Trong Excel, Sử Dụng Hàm
1. Link Download bài tập hàm if kết hợp nhiều hàm if (hàm if lồng) trong excel
Like để download bài tập hàm if kết hợp hàm if trong excel
Link download
Bài viết mà Trường đã dành rất nhiều tâm huyết với hàng chục lần cập nhật. Đảm bảo bạn sẽ hiểu rõ bản chất của hàm Nếu – Thì. Bên cạnh đó là biết cách vận dụng hàm để kết hợp với các hàm khác, ví dụ: Left, Right, Mid…
Nếu bạn thấy mình nắm khá vững kiến thức rồi thì hãy làm bài tập luôn.
Khi thấy vướng ở đâu thì xem bài giải ở phần 2.
Lưu ý: Chưa xem bài giải khi chưa dành đủ thời gian để tự giải bài tập
2. Bài giải hàm if kết hợp hàm if trong excel
2.1. Tính cột lương tháng.
Để tính phần này rất đơn giản: ta chỉ cần lấy [lương ngày] * [số ngày công] là sẽ tính được lương tháng.
Ta nhập công thức vào ô F3 với công thức như sau: = D3 * E3
Với công thức là địa chỉ ô như trên ta đang ra lệnh cho excel tính lương của nhân viên ở dòng số 3 (Cao văn cốt) với lương ngày công là 50.000/ ngày và số ngày công trong tháng là 26 ngày.
Sau đó copy công thức ở ô F3 xuống cho các ô còn lại là xong cột lương tháng.
Vì công thức được tính bằng địa chỉ tương đối của 2 ô thuộc 2 cột ngày công và lương ngày, do đó khi copy công thức xuống các dòng phía dưới thì địa chỉ ô cũng thay đổi theo và giá trị dùng để tính lương cũng thay đổi theo.
2.2. Tính thưởng – Kết hợp nhiều hàm if lồng nhau là đây 🙂
Điều kiện tính thưởng như sau:
Nếu số ngày công <22: Thưởng = 0
Công thức if được sử dụng để tính thưởng trong trường hợp này:
Bạn đang đọc nội dung bài viết Hướng Dẫn Sử Dụng Từ “Thì” Trong Tiếng Việt trên website Maubvietnam.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!