Cập nhật nội dung chi tiết về Học Bổng Trường Đại Học Oxford Từ Tổ Chức Weidenfeld mới nhất trên website Maubvietnam.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Nếu bạn đang mong muốn một suất học bổng giá trị cao vào một ngôi trường đại học hàng đầu của Anh thì học bổng trường đại học Oxford từ tổ chức Weidenfeld – Hoffmann Trust chắc chắn sẽ là lựa chọn không thể bỏ qua.
Giới thiệu chung về trường đại học Oxford
Trường Đại học Oxford là trường đại học lâu đời nhất ở Vương quốc Anh. Trường cũng là một trung tâm lừng danh thế giới về việc dạy học và nghiên cứu
Đại học Oxford đã thu hút được rất nhiều sinh viên và các học giả từ khắp nơi trên thế giới. Hiện tại trường có khoảng 18.000 sinh viên quốc tế từ hơn 130 quốc gia. Oxford là trường đại học có tới 39 trường cao đẳng thành viên tự do hoạt động.
Điều làm nên danh tiếng của trường Đại học Oxford trước hết là chương trình đào tạo. Hơn nữa, chất lượng sinh viên đầu ra của trường luôn nằm trong top đầu thế giới:
Có ít nhất 30 nhà lãnh đạo trên thế giới đã thụ hưởng nền giáo dục tại Oxford.
Ba Thủ tướng Úc: John Gorton, Malcolm Fraser và Bob Hawke
Hai Thủ tướng Canada: Lester B. Pearson, và John Turner
Năm Thủ tướng Pakistan: Liaquat Ali Khan, Huseyn Shaheed Suhrawardy, Sir Feroz Khan Noon, Zulfiqar Ali Bhutto, và Benazir Bhutto
Norman Washington Manley của Jamaica
Eric Williams (Thủ tướng Trinidad và Tobago)
Álvaro Uribe (Cựu Tổng thống Colombia)
Abhisit Vejjajiva (cựu Thủ tướng Thái Lan)
Bill Clinton (Tổng thống Mỹ đầu tiên từng theo học ở Oxford; ông được Học bổng Rhodes)
Oxford cũng là nơi xuất thân của ít nhất 12 vị thánh, và 20 Tổng Giám mục Canterbury. Trong đó có thể kể đến Tổng Giám mục Canterbury đương nhiệm Rowan Williams (ông học tại Wadham College rồi trở thành Giáo sư tại Christ Church)
Các chuyên ngành đào tạo của trường
Trong đó, các chuyên ngành nổi bật của trường là Science, Medicine, Law, the Arts & Humanities, Social Sciences
Học bổng trường đại học Oxford từ tổ chức Weidenfeld – Hoffmann Trust
Các chuyên ngành đào tạo được nhận học bổng
Đây là học bổng thường niên với khoảng 20 suất được trao mỗi năm. Mỗi suất học bổng bao gồm:
100% học phí khi học tập tại đại học Oxford
Trợ cấp sinh hoạt với giá trị tối thiểu là 14.777 bảng Anh
Học bổng có giá trị xuyên suốt khoảng thời gian sinh viên học tập theo khóa học được nhận học bổng
Học bổng trường đại học Oxford từ tổ chức Weidenfeld-Hoffmann Trust là dành cho sinh viên đăng kí chương trình sau đại học và hạn nộp đơn là ngày 11 hoặc 25/01/2019 (nếu chọn hạn nộp muộn hơn bạn phải chứng minh được lý do của minh)
Đến ngay với công ty tư vấn du học New Ocean để săn ngay những suất học bổng du học Anh hấp dẫn.
Học Bổng Danh Giá Của Trường Đại Học Oxford
1. Đôi nét về trường đại học Oxford
Đại học Oxford bắt đầu mở cửa giảng dạy từ rất sớm, phải từ những năm 1096 và sau đó phát triển nhanh chóng trong thế kỷ 12. Cho tới hiện nay thì trường đã được công nhận là một trong những đại học hàng đầu không chỉ của Vương quốc Anh mà còn của Châu Âu. Đặc biệt, cơ sở vật chất của trường được trang bị đầy đủ và hiện đại, nhất là thư viện Bodleian – thư viện lớn thứ hai nước Anh với vô vàn các đầu sách từ mọi lĩnh vực khác nhau cho sinh viên nghiên cứu.
2. Học bổng đại học Oxford
Yêu cầu học bổng
Ứng viên phải trúng tuyển vào một trong các ngành học của trường, ngoại trừ ngành y và có năng lực học tập xuất sắc. Nhu cầu tài chính và khả năng tham gia hoạt động xã hội cũng là hai tiêu chí được đánh giá khi xét học bổng. Việc xem xét cũng sẽ ưu tiên cho những sinh viên chưa từng học bất cứ chương trình cử nhân nào trước đó.
Phương thức nộp hồ sơ
Sinh viên cần phải trúng tuyển vào trường và hoàn thành đơn ứng tuyển học bổng được cung cấp trên website chính thức của trường và nộp lại trong thời gian quy định.
Yêu cầu học bổng
Ứng viên cần có thành tích học tập xuất sắc, tốt nghiệp với bằng danh dự hạng nhất hoặc tương đương, GPA trung bình tối thiểu là 3,7. Hoặc phải có thành tích xuất sắc ở trình độ thạc sĩ. Sinh viên muốn nhận học bổng cũng cần đưa ra những thành tích đã đạt được như giải thưởng có ở trường đại học, các nghiên cứu khoa học đã xuất bản…
Ngoài ra thì năng khiếu trong việc đề xuất nghiên cứu khoa học cũng như động lực bản thân là hai yếu tố khác sẽ được xem xét. Việc này có thể đánh giá qua quá trình học tập, tiềm năng phát triển của ứng viên, bản tự đánh giá cá nhân và thư đề cử của người giới thiệu.
Theo duhoc.online tổng hợp
Đại Học Phenikaa: Lộ Trình Từ Số Không Trở Thành Tổ Chức Nghiên Cứu Uy Tín
Trong xu hướng các tập đoàn lớn đầu tư vào giáo dục đại học ở Việt Nam, ông Hồ Xuân Năng, Chủ tịch tập đoàn Phenikaa, người vừa trở thành cổ đông chi phối của Trường Đại học Phenikaa muốn làm nhiều hơn thế. Ông kỳ vọng Trường Đại học Phenikaa, với xuất phát điểm gần như là trường dạy nghề không mấy tên tuổi, sẽ trở thành đại học nghiên cứu.
Ông có thể cho biết vì sao mình lại quan tâm đến giáo dục, cụ thể là việc mua lại Trường Đại học Thành Tây (*) và chuyển sang định vị chiến lược phát triển mới cho Trường Đại học Phenikaa?Không phải là bây giờ mà trước đây gần chục năm, tôi đã ấp ủ dự định thành lập hoặc đầu tư vào một trường đại học. Tôi là dân Bách khoa (Đại học Bách khoa Hà Nội), tốt nghiệp năm 1986. Sau khi bảo vệ luận án tiến sĩ tại trường năm 1991, năm 1992 tôi ở lại làm cán bộ giảng dạy. Do gặp một số khó khăn, năm 1993 tôi không ở lại trường nữa mà chuyển sang công tác tại Viện Cơ điện nông nghiệp và chế biến nông sản – Bộ NN&PTNT, nhưng vẫn trăn trở với ước mơ muốn làm khoa học, làm giáo viên. Nhưng thực sự mà nói, cơ chế nghiên cứu lúc bấy giờ không cho phép tôi làm điều mình thực sự mong muốn. Vì vậy, tôi chuẩn bị hồ sơ và nội dung nghiên cứu định sang Châu Âu để làm post doc nhưng không xin được chỉ tiêu, học bổng. Sau hai năm, cảm thấy nghiên cứu cũng không giải quyết được gì, tôi nghĩ cần làm cái gì đó khác đi.
Trong gần bốn năm, kể từ năm 1995, tôi đi làm cho Tập đoàn ô tô Ford tại Việt Nam, nhưng vẫn tham gia đào tạo nghiên cứu sinh. Sau đó, tôi làm trợ lí Chủ tịch hội đồng quản trị của Vinaconex trong vòng năm năm, cho đến khi nhà máy đá ốp lát cao cấp của công ty trên Hòa Lạc ở bên bờ vực phá sản. Lúc đó, tôi chuyển sang làm giám đốc nhà máy với sứ mệnh nặng nề là bằng mọi giá phải cứu được nó để Vinaconex không bị ảnh hưởng; vì lúc đó vốn sở hữu của Vinaconex chỉ có 99 tỉ, trong khi nguyên dự án đó tính ra tiền Việt là hơn ba trăm tỉ.
Năm 2008- 2009, khi công ty rất phát triển, tôi dự định đầu tư vào một trường Đại học, nhưng lúc đó khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra, công ty lại đang đầu tư vào thị trường Mỹ, nên tôi đành gác lại dự định này. Năm 2015-2016, tôi mới quay trở lại để thực hiện ước mơ đó, nhưng mới chỉ mua được 35% cổ phần của Trường Đại học Phenikaa. Đến cuối năm 2017 tôi mới kiểm soát hoàn toàn được Trường Đại học Phenikaa.
Làm thế nào để ông có thể thu hút những người tài năng về các viện, trường của mình?
Cho đến bây giờ, bộ khung đội ngũ lãnh đạo của trường mới đạt được 70%. Bộ máy nghiên cứu tuy còn rất khiêm tốn, nhưng thành công bước đầu là trong thời gian ba tháng, chúng tôi đã thu hút được một số nhà khoa học có uy tín, là hạt giống để nhân tiếp. Từ giờ đến cuối năm, đội ngũ này sẽ có thêm khoảng ba mươi nhà khoa học từ nước ngoài trở về.
Đối với các cơ sở đào tạo và nghiên cứu tư thục ở Việt Nam, việc xác định mục đích “vì lợi nhuận” hay “không vì lợi nhuận” vẫn còn mơ hồ và gây nhiều tranh cãi vì những mâu thuẫn thường trực giữa hội đồng trường và rất nhiều cổ đông góp vốn. Vậy ông đặt ra và triển khai định hướng tổ chức của mình như thế nào?
Đầu tư vào giáo dục đại học có hai mặt. Nếu đầu tư vào giáo dục đại học chỉ vì lợi nhuận trước mắt, đa phần người chủ sẽ không chú trọng đầu tư nhiều cho trường, cho chất lượng học, mà chỉ cốt tuyển sinh cho nhiều để thu học phí. Thực sự phải nói như vậy là ít có trách nhiệm với giáo dục… Nếu đầu tư cho giáo dục một cách thực chất thì chưa chắc đã có lợi nhuận. Người ta sẽ bảo là mình viển vông, làm không có lợi nhuận thì làm làm gì.
Khi đầu tư vào đại học, điều quan trọng là mình phải xác định mình muốn cái gì trong tương lai. Nếu chỉ nghĩ từ ba đến năm năm để có nguồn thu, thì tôi thừa sức làm được. Nhưng tạo ra một trường đại học có tầm vóc là một chuyện khác, đòi hỏi nguồn lực rất lớn. Và bài toán tài chính không phải là vấn đề lớn đối với Tập đoàn Phenikaa.
Như ông đã biết, hoạt động nghiên cứu và giáo dục đại học không trực tiếp phục vụ cho lợi ích doanh nghiệp, hơn nữa lại rủi ro và rất có thể là không có lợi nhuận. Điều chúng tôi rất quan tâm là ông làm thế nào để dung hòa giữa hai thái cực này, tạo không gian và sự tự do cho nhà khoa học?
Năm năm đầu là thời điểm chúng tôi xây dựng cơ sở vật chất, thu hút nguồn nhân lực và đầu tư các trang thiết bị nghiên cứu cho các nhà khoa học làm việc. Với một nhà nghiên cứu lý thuyết thì họ không cần nhiều, họ chỉ cần một nơi làm việc, một cái máy tính, một cái server để họ lưu trữ dữ liệu, kinh phí dành cho họ chủ yếu là để trả lương. Còn với những nhà nghiên cứu có định hướng ứng dụng như khoa học vật liệu chẳng hạn, thì chi phí trang thiết bị thí nghiệm cho mỗi người sẽ vào khoảng 200-300 nghìn USD. Tuy nhiên, những thiết bị đó không chỉ phục vụ cho riêng nhà khoa học, mà cho cả sinh viên, nghiên cứu sinh nên thực chất số tiền đầu tư đó không phải là nhiều.
Đầu tư nhiều nhất phải kể đến trang thiết bị cho sinh viên thực hành. Ví dụ, đào tạo ngành kĩ thuật ô tô phải đầu tư khoảng 4-5 triệu USD vào cơ sở vật chất, thì mới có thể thu hút được người học. Tuy nhiên, ở trong ngành nên tôi biết, nếu khai thác tốt các thiết bị đó, vẫn có thể đủ tiền để trả lương, thưởng và nghiên cứu khoa học.
Được biết, tại Phenikaa Group có hai viện nghiên cứu ứng dụng trực thuộc Phenika là PRATI và viện nghiên cứu cơ bản TIAS trực thuộc Trường Đại học Phenikaa. Hai đơn vị này sẽ vận hành như thế nào và hỗ trợ Trường Đại học Phenikaa ra sao?
Viện PRATI được thành lập trên cơ sở Trung tâm R&D của Tập đoàn, do đó sẽ tiếp tục nghiên cứu ứng dụng, sẽ nghiên cứu những gì có thể ra được patent, từ đó tập đoàn sẵn sàng đầu tư triển khai. Kinh nghiệm về ảnh hưởng của R&D đối với Tập đoàn Phenikaa là rất rõ nét và đã được phản ánh thông qua hiệu quả hoạt động của Tập đoàn, trong những năm vừa qua đã giúp tiết kiệm hàng trăm tỉ đồng chi phí.
Mục tiêu quan trọng khác của PRATI là hợp tác với Trường Đại học Phenikaa cả về nghiên cứu và đào tạo. PRATI sẽ là nơi các sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh của Đại học Thành Tây đến thực tập, nghiên cứu và thử nghiệm công nghệ; những công trình nghiên cứu, bài báo công bố của PRATI vì vậy cũng sẽ là kết quả của Trường Đại học Phenikaa. Còn viện TIAS thuộc Trường Đại học Phenikaa thì nghiêng về nghiên cứu cơ bản, kết hợp với PRATI sẽ hỗ trợ tích cực để Trường Đại học Phenikaa hướng đến mục tiêu trở thành một trong những trường đại học đa ngành hàng đầu của Việt Nam dựa trên nền tảng nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và thực hành. Bây giờ nhóm nghiên cứu nào trở về từ nước ngoài mà chưa kịp đăng ký đề tài, thì Phenikaa Group sẽ cấp tiền cho họ làm. Chúng tôi định hướng Trường Đại học Phenikaa, trong vòng một thập niên nữa phải là một đại học có hàm lượng nghiên cứu cơ bản và ứng dụng cao.
Tiêu chí của Đại học Phenikaa khi mở ra các ngành học là gì? Căn cứ vào nhu cầu đang thịnh hành của thị trường hay đặt mục tiêu vì sự phát triển học thuật ban đầu? GS. Pierre Darriulat đã từng viết nhiều trên báo Tia Sáng rằng, lĩnh vực vật lý thiên văn là lĩnh vực chiếm nhiều giải Nobel nhất và năng động nhất trong ngành vật lý. Hơn nữa, nó cũng không đòi hỏi quá nhiều cơ sở vật chất tốn kém vì có thể dùng dữ liệu mở từ đài thiên văn quốc tế. Nhưng Việt Nam chưa hề có ngành này, nghiên cứu sinh từ ngành này bảo vệ ra cũng không được cấp mã ngành.
Nếu một nhà khoa học rất giỏi như bác Pierre Darriulat có mong muốn mở và đào tạo ngành thiên văn tại trường, dù Bộ chưa có mã ngành thì chúng tôi cũng sẵn sàng tiên phong. Cũng như ngành trí tuệ nhân tạo, chúng tôi đang gửi hồ sơ cho Bộ GD&ĐT để được mở ngành đào tạo này ở trường. Vì đây là một ngành cực “hot” trong những năm tới, các nước trên thế giới đã đào tạo rất nhiều rồi, mà Việt Nam vẫn chưa có mã ngành đó.
Với một ngành mới, chúng tôi sẵn sàng mở nếu đạt được hai điều: 1) nếu nó đang là một ngành “hot”, một xu hướng ở Việt Nam 2) Nếu nó không là ngành “hot” nhưng nó góp phần khai phá nền khoa học Việt Nam, tạo nền móng để thu hút các nhà khoa học tài năng và sau này tạo ra lớp sinh viên mới, hội nhập với thế giới thì chúng tôi sẽ làm. Có tốn kém chúng tôi cũng sẵn sàng làm. Cái chính là cần có đội ngũ nhân sự các nhà khoa học chuyên ngành có năng lực và đạo đức để phát triển những ngành đào tạo mới đó.
Có hai vấn đề khiến cho nhiều viện nghiên cứu, trường đại học của Việt Nam trở nên bảo thủ và thiên kiến, thứ nhất là họ không có đánh giá độc lập, tự mình khen mình và thứ hai là tình trạng “cận huyết” – chỉ tuyển những người do chính cơ sở đó đào tạo về làm việc, ít giao lưu, luân chuyển với các cơ sở bên ngoài. Vậy ông làm thế nào để tránh được những nguy cơ này?
Ở hai viện nghiên cứu và Trường Đại học Phenikaa, mỗi nơi chúng tôi đều có ba hội đồng đánh giá. Một là hội đồng tư vấn quốc tế độc lập với đội ngũ nhân sự hoàn toàn riêng rẽ, không giữ chức vụ cụ thể gì trong viện, trường. Mỗi viện PRATI và TIAS đều có từ 10-12 giáo sư trong hội đồng tư vấn quốc tế độc lập, một vài trong số họ cũng có mặt trong hội đồng tư vấn quốc tế của trường. Riêng viện PRATI, trong hội đồng tư vấn quốc tế độc lập còn có những CEO và lãnh đạo của các tập đoàn công nghệ lớn đến từ Pháp, Đài Loan, Hàn Quốc. Còn lại là hai hội đồng tư vấn và khoa học của viện, bao gồm cả những cán bộ cơ hữu trong viện và những cộng tác viên bên ngoài, thường xuyên xem xét những hoạt động khoa học và quản lý khoa học của viện.
Với việc hợp tác, luân chuyển, Trường Đại học Phenikaa có cách làm như thế này: Chúng tôi sẽ thiết lập các trung tâm hợp tác giữa trường với các trung tâm nghiên cứu trên thế giới. Hiện nay chúng tôi đã có trung tâm như vậy đặt tại Mỹ, tiến tới có thể sẽ có ở Hà Lan, Nhật, Hàn Quốc và một nước Châu Âu. Các trung tâm này sẽ có hai cơ sở, một ở Phenikaa Uni, một ở đơn vị nước ngoài. Sau này, kết quả nghiên cứu của hai bên sẽ chia sẻ với nhau, nhân viên, cán bộ nghiên cứu sẽ đi lại, trao đổi, hợp tác theo các chương trình kéo dài 3-6 tháng chẳng hạn. Điều này đòi hỏi chúng tôi phải trang bị đầy đủ tất cả các phòng thí nghiệm, sao cho người nước ngoài sang đây làm việc cũng được đảm bảo điều kiện y như nhà khoa học của mình sang bên đó. Song song với việc này, chúng tôi cũng sẽ thành lập một tạp chí khoa học của Thành Tây, với mục tiêu hướng tới được xếp hạng trong các cơ sở dữ liệu của thế giới như ISI, Scopus. Nếu làm được cả hai việc, trong vòng 10 năm nữa, mục tiêu để Phenikaa lọt vào top 10 trường đại học trong nghiên cứu khoa học của Việt Nam là không khó.
(*) Đại học Thành Tây: Từ ngày 21/11/2018 Đại học Thành Tây được đổi tên thành Đại học Phenikaa theo Quyết định số 1609/QĐ-TTg ngày 21/11/2018 của Thủ tướng Chính phủ.
Theo Hảo Linh – Tạp chí Tia Sáng
Trường Đhnt Tổ Chức Livestream Tư Vấn Tuyển Sinh Trực Tuyến
Trước diễn biến phức tạp của virus COVID – 19, Trường Đại học Ngoại thương chính thức có thông báo về việc tổ chức Livestream Tư vấn tuyển sinh trực tuyến đầu tiên trong công tác tuyển sinh năm 2020. Thường niên được tổ chức vào thời gian tháng 05 hằng năm, tuy nhiên, với diễn biến năm 2020 khi mà dịch bệnh COVID – 19 đang cản trở những hoạt động tư vấn tuyển sinh offline trực tiếp, nhà trường điều chỉnh thời gian tổ chức để kịp thời giải đáp những thắc mắc của các em học sinh, các bậc phụ huynh về phương án tuyển sinh cũng như chương trình đào tạo chính quy của nhà trường năm 2020. Tham gia chương trình tư vấn tuyển sinh trực tuyến bao gồm Lãnh đạo nhà trường, Phòng Quản lý đào tạo và các Viện/Khoa chuyên môn, các chuyên gia tư vấn tuyển sinh có kinh nghiệm trong đội ngũ nhà trường.
Livestream tư vấn tuyển sinh sẽ diễn ra từ 9h00 – 11h00 trên kênh duy nhất Fanpage Diễn đàn sinh viên Trường Đại học Ngoại thương FTU FORUM (Link). Buổi livestream hướng tới mục tiêu cập nhật những thông tin mới nhất và chính xác nhất về các phương thức tuyển sinh của nhà trường, thông tin về các khoa ngành, chương trình đào tạo cũng cơ hội nghề nghiệp sau khi ra trường,.. qua việc giải đáp những thắc mắc trực tuyến của các em học sinh và phụ huynh. Bên cạnh đó, buổi tư vấn còn giúp các em học sinh và phụ huynh có cái nhìn toàn diện hơn về các hoạt động ngoại khóa và môi trường học tập tại nơi mà các em sẽ gắn bó trong thời gian sắp tới.
Livestream tư vấn tuyển sinh trường Đại học Ngoại thương năm 2019
Ngoài ra, phụ huynh và thí sinh quan tâm có thể đặt câu hỏi trực tuyến thông qua các fanpage của nhà trường, thông qua hệ thống tư vấn tuyển sinh online tại website của Phòng Quản lý đào tạo hoặc gọi điện thoại trực tiếp đến các hotline tư vấn tuyển sinh của Phòng Quản lý đào tạo.
Trân trọng kính mời các em học sinh và các vị phụ huynh đón xem!
Theo dõi và cập nhật các thông tin chi tiết tại:Website nhà trường: http://ftu.edu.vn Website Phòng Quản lý đào tạo: http://qldt.ftu.edu.vnFanpage FTU FORUM: https://www.facebook.com/ForumFTUGroup K59 – Ride the waves!: https://www.facebook.com/groups/803232383434753
Bạn đang đọc nội dung bài viết Học Bổng Trường Đại Học Oxford Từ Tổ Chức Weidenfeld trên website Maubvietnam.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!